Mô hình năm nguồn lực của Michael Porter
lượt xem 37
download
Mô hình 5 nguồn lực của Michael Porter Đầu những năm 1990, với vai trò là một nhân sự cấp cao tại trường đại học, tôi có tham gia một khóa học bắt buộc về Chiến lược doanh nghiệp. Tôi rất nhớ khóa học này, về vị giáo sư - một cha sứ có giọng nói lôi cuốn mà sau này là chủ trì đám cưới và đỡ đầu cho con tôi - hơn là về chủ đề của môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình năm nguồn lực của Michael Porter
- Mô hình 5 nguồn lực của Michael Porter Đầu những năm 1990, với vai trò là một nhân sự cấp cao tại trường đại học, tôi có tham gia một khóa học bắt buộc về Chiến lược doanh nghiệp. Tôi rất nhớ khóa học này, về vị giáo sư - một cha sứ có giọng nói lôi cuốn mà sau này là chủ trì đám cưới và đỡ đầu cho con tôi - hơn là về chủ đề của môn học. Nhưng tôi cũng thích những ý tưởng mà chúng tôi đã nghiên cứu. Tất nhiên là những ý tưởng này cũng bao gồm mô hình 5 nguồn lực của Michael Porter - một loạt những bài giảng đã trở thành quan trọng đối với việc nghiên cứu kinh doanh như những học thuyết của Newton đối với vật lý học. Kể từ khi làm việc tại Harvard Business Review tháng trước, tôi đã được nghe tên Porter vài lần trong ngày: xung quanh mọi người đều coi những bài viết về chiến lược trong ba thập kỷ của ông là cẩm nang bí quyết của họ. Vì vậy tôi cố gắng nhớ lại chính xác
- những gì đã được học về điều này trước đây. Trong lớp học chiến lược, tôi nhớ có chép vào trong vở bản vẽ minh họa với những mũi tên nhỏ đại diện cho những nguồn lực khác nhau định hình chiến lược của một công ty. Nhưng khi tôi cố gắng gọi tên 5 yếu tố đó thì tôi lại không nhớ được. Tôi biết "Nhà cung cấp" là một trong số chúng. Tôi nhớ điều gì đó về "rào cản đối với sự thâm nhập". Và tôi khá chắc chắn rằng "Chính phủ" là một yếu tố khác. Nhưng nếu đây là một chương trình trò chơi truyền hình, ngay lúc này tôi sẽ lựa chọn giải pháp gọi điện thoại hỗ trợ từ người thân.
- Michael Porter... Vai trò của chính phủ là một nguồn lực trong việc định hình chiến lược là điều tôi đã nghĩ đến rất nhiều khi đọc cuốn sách mới của Daniel Okrent có tựa đề là "Last Call: The Rise and Fall of Prohibition," phát hành trong tuần này bởi nhà xuất bản Scribner. Mặc dù về bản chất đó không phải là một cuốn sách kinh doanh trong 100 trang đầu- tôi mới đọc đến đó- nó đưa ra một biên niên sử sống động về sự phát triển của một ngành công nghiệp: làm thế nào sự thưởng thức rượu của người Mỹ tạo đường cho sự ưa thích bia, những người ủ rượu như Adolphus Busch ban đầu đã tạo ra những mối liên kết dọc như thế nào
- bằng việc mua những nhà máy sản xuất ly cốc và những xưởng đá và hỗ trợ cho việc tạo ra hàng nghìn quán rượu như thế nào, và làm thế nào một liên minh kỳ cục (người tán thành mở rộng quyền bầu cử, những nhà đạo đức học, những người chủ nghĩa dân tộc học) lại tìm ra những đòn bẩy về chính trị để cấm những sản phẩm của cái mà sau này trở thành ngành công nghiệp lớn thứ 5 cả nước. Lệnh cấm là một ví dụ rõ rệt về việc làm thế nào một quyết định của chính phủ có ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp - một điều củng cố lại trí nhớ không rõ ràng của tôi về việc "Chính phủ" là một trong 5 nguồn lực trong mô hình của Porter. Để kiểm tra trí nhớ đó tôi lần lại và đọc lại bài đăng trên HBR vào năm 1979 của Porter. Ít nhất tôi cũng nhớ đúng một phần: "Quyền thương lượng của nhà cung cấp" là một trong 5 nguồn lực theo mô hình của Porter và "Mối đe dọa với những người mới vào nghề" cũng vậy (Nếu đây là một cuộc
- thi, tôi có thể lập luận rằng "những rào cản đối với sự thâm nhập" thì cũng gần đúng để được công nhận). Tuy vậy, Chính phủ rõ rằng không phải là một trong số năm nguồn lực (động não nhanh một chút: bạn có thể kể tên ba nhân tố còn lại không?) ... và mô hình 5 nguồn lực. Porter liệt kê chính phủ là một "Nhân tố", chứ không phải là một nguồn lực, cùng với những biến số phụ thuộc khác như tỷ lệ tăng trưởng của ngành, dịch vụ và sản phẩm bổ sung. "Tốt nhất không nên hiểu Chính phủ là nguồn lực thứ sáu bởi sự tham gia của chính phủ vốn không hoàn toàn tốt hay xấu cho lợi ích của ngành" Porter viết "Cách tốt nhất để hiểu ảnh
- hưởng của chính phủ lên cạnh tranh là phân tích xem các chính sách cụ thể của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào đến 5 nguồn lực mang tính cạnh tranh. Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp tạo rào cản cho việc thâm nhập, thúc đẩy tiềm năng lợi nhuận của ngành. Ngược lại các chính sách của chính phủ hỗ trợ các liên hiệp có thể tăng quyền lực của nhà cung cấp và làm mất đi tiềm năng lợi nhuận... Chính phủ hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau và thông qua nhiều chính sách khác nhau, mỗi một trong số những chính sách đó sẽ ảnh hưởng đến kết cấu theo những cách khác nhau." Tôi hiểu luận điểm này của Porter: 5 nguồn lực là cơ bản giống như trọng lực trong khi đó chính sách của chính phủ tốt hơn hết nên được nhìn nhận là cái gì đó nhất thời giống như gió to. Tuy vậy trong suốt hơn một thập kỷ qua hoặc khoảng chừng đó nghiên cứu về kinh doanh, điều làm tôi chú ý chính là rất nhiều thời gian và công sức mà các nhà lãnh đạo kinh
- doanh bỏ ra để lo lắng về - và cố gắng gây ảnh hưởng đến - chính sách của chính phủ. Rất nhiều trong số là về các tin tức chính trị những ngày gần đây từ các khoản viện trợ ngành công nghiệp đến cải cách y tế đến quy định dịch vụ tài chính sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới tiềm năng lợi nhuận của một số công ty lớn nhất Mỹ. Các quy định của chính phủ trong thế kỷ 21 có thể không ảnh hưởng đến các công ty nhiều như lệnh cấm ảnh hưởng đến Anheuser-Busch - công ty sản xuất rượu của Bỉ hoặc những người nấu rượu canada (những người này cung cấp một hàng hóa thay thế (bất hợp pháp)). Tuy vậy rất nhiều CEO lại lo lắng về điều này nhiều hơn là về Mối đe dọa của sản phẩm thay thế (một trong số năm nguồn lực trong mô hình của Porter). Tôi sẽ lặp lại lời của Porter rằng Chính phủ là một nhân tố, không phải nguồn lực thứ sáu. Nhưng ngày nay, dường như nó là một nhân tố vô cùng to lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
20 p | 361 | 64
-
Lý thuyết nguồn lực: Áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
8 p | 370 | 24
-
Bài giảng Vai trò của nguồn nhân lực Diploma - Nguyễn Khắc Thành
20 p | 192 | 18
-
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu thực chứng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
12 p | 196 | 13
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hiền
17 p | 108 | 12
-
Thực trạng nguồn lực logistics tại Việt Nam và giải pháp phát triển logistics xanh hướng tới kinh tế bền vững
12 p | 160 | 10
-
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong khởi sự kinh doanh của doanh nhân Việt Nam
10 p | 16 | 9
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Vũ Hoàng Nam
31 p | 74 | 8
-
Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may trong xu hướng hội nhập WTO
6 p | 113 | 7
-
Tác động của chất lượng nguồn lực đến năng suất tổng hợp của doanh nghiệp Việt Nam
12 p | 69 | 6
-
Tác động của vốn con người đến tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam
7 p | 120 | 6
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
10 p | 9 | 5
-
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân sự tại các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam
14 p | 66 | 4
-
Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 58 | 4
-
Dựa vào mô hình ISM - phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
15 p | 42 | 3
-
Ảnh hưởng của cơ hội nghề nghiệp đối với động lực của người lao động tại Công ty Vinalines Logistic
12 p | 10 | 3
-
Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viko Solution
8 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn