TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ - MẶT TRÊN PHIM<br />
SỌ - MẶT NGHIÊNG TỪ XA VỚI HÌNH THÁI MỌC RĂNG KHÔN<br />
HÀM DƢỚI Ở NGƢỜI VIỆT TRƢỞNG THÀNH<br />
Ngô Đức Mạnh*; Nguyễn Phú Thắng*<br />
Võ Trương Như Ngọc*; Trương Mạnh Dũng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá mối liên quan một số chỉ số sọ - mặt với hình thái mọc răng khôn hàm<br />
dưới (RKHD) trên phim sọ mặt nghiêng từ xa ở người Việt trưởng thành. Đối tượng và phương<br />
pháp: 285 đối tượng tuổi từ 18 - 25, có RKHD được thăm khám lâm sàng và chụp phim kiểm<br />
tra để đánh giá triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Sử dụng thống kê toán học để phân tích<br />
số liệu thu thập được. Kết quả: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 19,8 ± 1 tuổi, tương<br />
đồng ở nam và nữ. Tỷ lệ đối tượng có RKHD mọc lệch, ngầm (72,6%) cao hơn tỷ lệ thẳng (27,4%).<br />
Hình thái mọc ngầm cao nhất (89 đối tượng = 43,0%), sau đó là lệch gần (82 đối tượng = 39,6%).<br />
Giá trị D-Xi ở đối tượng có RKHD mọc lệch, ngầm (19,8 ± 2,6 mm) nhỏ hơn ở đối tượng có<br />
răng mọc thẳng (21,9 ± 2,3 mm). Giá trị D-Xi ở nam cao hơn ở nữ trong mọi hình thái mọc lệch,<br />
ngầm. Kết luận: RKHD là nguyên nhân gây nhiều biến chứng, đặc biệt những răng khôn mọc lệch,<br />
ngầm. Tiên lượng và chẩn đoán sớm RKHD mọc lệch, ngầm và có phương án điều trị thích hợp sẽ<br />
tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân.<br />
* Từ khóa: Răng khôn hàm dưới; Phim sọ mặt nghiêng; Người Việt trưởng thành.<br />
<br />
Relationship between some Indexes on the Cephalometric and the<br />
Eryption Morphology of Lower Third Molar of Vietnamese Adults<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the relationship between some indexes on the cephalometric and the<br />
morphology of lower third molar of Vietnamese adults. Subjects and methods: A sample of 285 lower<br />
third molar patients aged 18 - 25 years old was selected and assessed by clinical examination<br />
and radiographs. Descriptive statistics were used to analyze the data. Results: The mean age of<br />
the subjects was 19.8 ± 1. Group of angulated lower third molars (72.6%) was significantly<br />
higher than in normal orientation group (27.4%). The highest percentage was implicit type<br />
(43.0% = 89 subjects), followed by the close deviation (39.6% = 82 subjects). The D-Xi value<br />
in subjects with deviation of wisdom teeth (19.8 ± 2.6 mm) were significantly less than those in<br />
the normal group (21.9 ± 2.3 mm). The D-Xi value in male was always higher than D-Xi in<br />
female in all deviation types. Conclusion: Lower third molars are considered to be one of the<br />
most significant dental anomalies which may cause complications. Early prognosis and diagnosis<br />
are important to prevent or minimize complications.<br />
* Keywords: Lower third molars; Cephalometric film; Vietnamese adults.<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Đức Mạnh (drngoducmanh@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017<br />
<br />
545<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Răng khôn hàm dưới là răng có thời<br />
gian hình thành, phát triển và mọc cuối<br />
cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng<br />
thành từ 18 - 25 tuổi. Đây là răng gây<br />
nhiều tranh cãi nhất vì chức năng của nó<br />
không rõ ràng, nhưng phiền toái nó mang<br />
lại rất phổ biến. Trên thế giới, hầu hết các<br />
nghiên cứu thấy RKHD mọc lệch, ngầm có<br />
nhiều cơ chế phức tạp. Theo nghiên cứu<br />
của Richardson (1997), có thể tiên lượng<br />
sự phát triển và trục RKHD vào khoảng<br />
16 tuổi. Theo Tweed, có thể kết luận răng<br />
mọc được hay không ở khoảng 17 tuổi đối<br />
với nam và 15 tuổi đối với nữ. Theo Ricketts<br />
(1970) [1], đánh giá khả năng mọc RKHD<br />
dựa trên khoảng D-Xi trên phim sọ mặt.<br />
Hình thái và vị trí mọc RKHD có liên<br />
quan chặt chẽ với biến chứng của nó.<br />
Những biến chứng thường gặp: viêm mô<br />
tế bào, sâu mặt xa và tiêu xương răng<br />
hàm lớn thứ hai, sâu răng khôn, ngoài ra<br />
có thể gây đau dây thần kinh vùng đầu<br />
lan tỏa hoặc khu trú, nặng hơn nữa có thể<br />
gặp viêm tấy lan tỏa (phlegmon) gây nguy<br />
hiểm tới tính mạng [1]. Do đó, nếu chúng<br />
ta dự đoán, tiên lượng sớm sự phát triển<br />
của RKHD, sẽ tránh được những khó chịu<br />
và biến chứng nguy hiểm nói trên. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
mục tiêu: Đánh giá một số chỉ số có liên<br />
quan tới hình thái mọc RKHD trên phim<br />
sọ mặt nghiêng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Lựa chọn 285 đối tượng theo tiêu<br />
chuẩn: người Việt Nam từ 18 - 25 tuổi có<br />
RKHD. Loại trừ người mất răng hàm lớn<br />
546<br />
<br />
số hai hàm dưới cùng bên, người đang<br />
có thai, người không hợp tác.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm các<br />
bước:<br />
- Bước 1: hỏi bệnh và thăm khám lâm<br />
sàng đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn của<br />
nghiên cứu để thu thập thông tin hành<br />
chính và nội dung phiếu nghiên cứu.<br />
- Bước 2: chụp phim sọ nghiêng, đo và<br />
đánh giá đặc điểm trên phim theo mẫu phiếu<br />
nghiên cứu.<br />
- Bước 3: nhập và xử lý số liệu.<br />
- Bước 4: tổng hợp số liệu và viết báo<br />
cáo.<br />
* Các kích thước đo đạc:<br />
- D-Xi: khoảng cách từ điểm Xi đến<br />
điểm xa mặt nhai răng hàm lớn thứ hai<br />
hàm dưới dọc theo mặt phẳng nhai;<br />
- MDW: chiều rộng thân RKHD.<br />
- RMS: khoảng từ điểm xa của mặt nhai<br />
răng hàm lớn thứ hai tới bờ trước cành<br />
lên xương hàm dưới theo mặt phẳng cắn.<br />
* Xử lý số liệu: tất cả bệnh án nghiên<br />
cứu sau khi kiểm tra, mã hóa, nhập và<br />
phân tích số liệu theo phần mềm thống kê<br />
SPSS 16.0 và Epidata 3.0.<br />
* Vấn về đạo đức trong nghiên cứu:<br />
Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng<br />
tự nguyện tham gia nghiên cứu. Toàn bộ<br />
thông tin thu thập chỉ phục vụ mục đích<br />
nghiên cứu, không phục vụ bất cứ mục<br />
đích nào khác. Trong quá trình thăm khám,<br />
đối tượng nghiên cứu được tư vấn tình trạng<br />
bệnh lý răng miệng (nếu có). Nghiên cứu<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
nằm trong đề tài cấp nhà nước số<br />
ĐTĐL.CN.27/16 được Hội đồng Đạo đức<br />
trong nghiên cứu y sinh học, Trường Đại<br />
<br />
học Y Hà Nội chấp thuận theo quyết định<br />
số 202/HĐĐĐ - ĐHYHN ngày 20 tháng 10<br />
năm 2016.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Ðặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi trung bình theo giới tính.<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam (n = 118)<br />
<br />
Nữ (n = 167)<br />
<br />
Tổng (n = 285)<br />
<br />
19,9 ± 1,2<br />
<br />
19,7 ± 0,8<br />
<br />
19,8 ± 1<br />
<br />
Thấp nhất<br />
<br />
18<br />
<br />
18<br />
<br />
18<br />
<br />
Cao nhất<br />
<br />
25<br />
<br />
23<br />
<br />
25<br />
<br />
Tuổi<br />
Trung bình ± Ðộ lệnh chuẩn<br />
<br />
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 19,8 ± 1, thấp nhất 18 tuổi, cao nhất<br />
25 tuổi. Tuổi trung bình của nam và nữ tương đương nhau.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng được lựa chọn thuộc nhóm tuổi 18 - 25,<br />
phù hợp với độ tuổi mọc RKHD thường gặp trên lâm sàng khi xương hàm đã ngừng<br />
tăng trưởng và phát triển. Giai đoạn này thường xảy ra những biến chứng do mọc<br />
RKHD nhiều nhất.<br />
2. Hình thái RKHD trên phim X quang.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ mọc răng thẳng - lệch, ngầm theo giới tính.<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
p<br />
<br />
Hình thái<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thẳng<br />
<br />
25<br />
<br />
21,2<br />
<br />
53<br />
<br />
31,7<br />
<br />
78<br />
<br />
27,4<br />
<br />
Lệch, ngầm<br />
<br />
93<br />
<br />
78,8<br />
<br />
114<br />
<br />
68,3<br />
<br />
207<br />
<br />
72,6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
118<br />
<br />
100,0<br />
<br />
167<br />
<br />
100,0<br />
<br />
285<br />
<br />
100,0<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Trong 285 đối tượng nghiên cứu, 78 đối tượng (27,4%) có hình thái RKHD mọc<br />
bình thường (thẳng); 207 đối tượng (72,6%) có RKHD mọc lệch, ngầm rất cao. Tỷ lệ đối<br />
tượng có RKHD mọc lệch, ngầm cao hơn tỷ lệ thẳng ở nam và nữ. Sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi cao hơn của Phạm Như Hải [3]: tỷ lệ<br />
đối tượng có RKHD mọc lệch, ngầm 22,8%.<br />
Bảng 3: Tỷ lệ hình thái mọc RKHD (lệch, ngầm) theo giới tính (n = 207).<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
p<br />
<br />
Hình thái<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Lệch gần<br />
<br />
45<br />
<br />
48,4<br />
<br />
37<br />
<br />
32,5<br />
<br />
82<br />
<br />
39,6<br />
<br />
Lệch lưỡi<br />
<br />
3<br />
<br />
3,2<br />
<br />
7<br />
<br />
6,1<br />
<br />
10<br />
<br />
4,8<br />
<br />
547<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Lệch má<br />
<br />
11<br />
<br />
11,8<br />
<br />
9<br />
<br />
7,9<br />
<br />
20<br />
<br />
9,7<br />
<br />
Lệch xa<br />
<br />
2<br />
<br />
2,2<br />
<br />
4<br />
<br />
3,5<br />
<br />
6<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Ngầm<br />
<br />
32<br />
<br />
34,4<br />
<br />
57<br />
<br />
50,0<br />
<br />
89<br />
<br />
43,0<br />
<br />
93<br />
<br />
100,0<br />
<br />
114<br />
<br />
100,0<br />
<br />
207<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Trong 207 đối tượng nghiên cứu có RKHD mọc lệch, ngầm, hình thái mọc ngầm<br />
cao nhất (43,0%), sau đó là lệch gần (39,6%). Các hình thái khác chiếm tỷ lệ rất thấp.<br />
Sự phân bố hình thái mọc lệch, ngầm của RKHD tương tự giữa nam và nữ. Phạm Như<br />
Hải nghiên cứu trên sinh viên, hình thái lệch gần chiếm tỷ lệ cao nhất (35%), tỷ lệ ngầm<br />
là 5% [3]. Sự khác biệt này là do chúng tôi xác định hình thái mọc RKHD thông qua<br />
khám lâm sàng trong miệng kết hợp với phim X quang.<br />
3. Giá trị D-Xi.<br />
Bảng 4: Giá trị D-Xi theo hình thái mọc RKHD.<br />
Răng mọc thẳng (n = 78)<br />
D-Xi (mm)<br />
<br />
Răng mọc lệch, ngầm (n = 207)<br />
p<br />
<br />
Thấp<br />
nhất<br />
<br />
Cao<br />
nhất<br />
<br />
Trung bình ±<br />
độ lệnh chuẩn<br />
<br />
Thấp<br />
nhất<br />
<br />
Cao<br />
nhất<br />
<br />
Trung bình ±<br />
độ lệnh chuẩn<br />
<br />
D-Xi nam<br />
<br />
19,7<br />
<br />
29,2<br />
<br />
23,3 ± 2,1<br />
<br />
15,2<br />
<br />
26,9<br />
<br />
20,9 ± 2,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
D-Xi nữ<br />
<br />
18,9<br />
<br />
29,0<br />
<br />
21,4 ± 2,1<br />
<br />
14,9<br />
<br />
24,6<br />
<br />
18,8 ± 2,0<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
D-Xi chung<br />
<br />
18,9<br />
<br />
29,2<br />
<br />
21,9 ± 2,3<br />
<br />
14,9<br />
<br />
26,9<br />
<br />
19,8 ± 2,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Giá trị D-Xi ở đối tượng có RKHD mọc lệch, ngầm nhỏ hơn ở đối tượng có RKHD<br />
mọc thẳng. Trong đó, giá trị D-Xi ở nam có răng mọc lệch, ngầm (20,9 ± 2,7 mm)<br />
cao hơn D-Xi ở nữ mọc lệch, ngầm (18,8 ± 2,0 mm). Giá trị D-Xi chung ở đối tượng có<br />
RKHD lệch, ngầm là 19,8 ± 2,6 mm. Sự khác biệt D-Xi giữa hình thái RKHD ở nam và<br />
nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Tulley và Schullhof (1959) [4] chỉ ra với D-Xi > 28 mm, sẽ có tiên lượng tốt cho việc<br />
mọc RKHD, trong khi đó với D-Xi < 19 mm, chắc chắn RKHD mọc ngầm, kẹt. Ricketts<br />
R.M (1970) [5] xác định như sau: D-Xi 21 mm là răng mọc kẹt, D-Xi 25 mm: răng mọc<br />
kẹt một phần, D-Xi 30 mm: răng có thể mọc hoàn toàn và thực hiện các chức năng.<br />
Bảng 5: Giá trị D-Xi với nhóm lệch, ngầm (n = 207).<br />
Lệch gần (82)<br />
<br />
Lệch lƣỡi (10)<br />
<br />
Lệch má (20)<br />
<br />
Lệch xa (6)<br />
<br />
Ngầm (89)<br />
<br />
p<br />
<br />
D-Xi nam<br />
<br />
21,6 ± 2,7<br />
<br />
21,7 ± 1,0<br />
<br />
21,9 ± 3,0<br />
<br />
19,4 ± 2,8<br />
<br />
19,8 ± 2,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
D-Xi nữ<br />
<br />
18,8 ± 1,9<br />
<br />
20,0 ± 1,5<br />
<br />
19,6 ± 2,6<br />
<br />
19,3 ± 3,1<br />
<br />
18,4 ± 1,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
D-Xi chung<br />
<br />
20,4 ± 2,7<br />
<br />
20,5 ± 1,5<br />
<br />
20,9 ± 2,9<br />
<br />
19,3 ± 2,7<br />
<br />
18,9 ± 2,2<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
D-Xi (mm)<br />
<br />
Giá trị D-Xi ở nam luôn cao hơn D-Xi ở nữ trong mọi hình thái lệch, ngầm. Ba hình thái<br />
(mọc lệch gần, lệch lưỡi và lệch má) có giá trị D-Xi lần lượt là 20,4 ± 2,7 mm; 20,5 ±<br />
1,5 mm và 20,9 ± 2,9 mm, cao hơn giá trị này ở nhóm lệch xa (19,3 ± 2,7 mm) và lệch,<br />
548<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
ngầm có giá trị D-Xi bé nhất (18,9 ± 2,2 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Nghiên cứu của Loredana Golovcencu, Georgeta Zegan và Gabriela Geletu (2012) [6]<br />
chỉ ra khoảng cách D-Xi có liên quan tới mọc lệch, ngầm của RKHD. D-Xi > 28 mm:<br />
78,8% bệnh nhân sẽ mọc RKHD bình thường và D-Xi < 20 mm: 66,7% mọc răng bình<br />
thường. Mốii tương quan với R2 = 0,439.<br />
Bảng 6: Giá trị chiều rộng thân RKHD và khoảng rộng xương từ mặt xa răng hàm<br />
lớn số hai hàm dưới đến bờ trước cành lên XHD.<br />
<br />
Giá trị MDW (mm)<br />
<br />
Giá trị RMS (mm)<br />
<br />
Răng mọc thẳng<br />
(n = 78)<br />
<br />
Răng mọc lệch, ngầm<br />
(n = 207)<br />
<br />
p<br />
<br />
MDW nam<br />
<br />
10,1 ± 0,9<br />
<br />
11,2 ± 0,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
MDW nữ<br />
<br />
10,1 ± 0,8<br />
<br />
10,5 ± 0,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
MDW chung<br />
<br />
10,1 ± 0,8<br />
<br />
10,8 ± 0,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
RMS nam<br />
<br />
10,4 ± 0,8<br />
<br />
6,7 ± 2,5<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
RMS nữ<br />
<br />
10,8 ± 1,2<br />
<br />
6,2 ± 2,2<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
RMS chung<br />
<br />
10,7 ± 1,1<br />
<br />
6,4 ± 2,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Khoảng rộng xương từ mặt xa răng<br />
hàm lớn số hai hàm dưới tới bờ trước<br />
cành lên XHD ở nhóm răng mọc thẳng<br />
luôn cao hơn giá trị chiều rộng thân RKHD.<br />
RMS trung bình của nhóm răng mọc thẳng<br />
10,7 ± 1,1 mm; MDW chung của nhóm này<br />
10,1 ± 0,8 mm.<br />
Tuy nhiên, giá trị RMS ở nhóm răng<br />
mọc lệch, ngầm luôn nhỏ hơn giá trị MDW<br />
ở nhóm này. Cụ thể, RMS chung là 6,4 ±<br />
2,4 mm, trong khi MDW chung là 10,8 ±<br />
0,9 mm.<br />
Giá trị MDW ở nhóm răng mọc lệch,<br />
ngầm luôn cao hơn ở nhóm mọc thẳng.<br />
Giá trị RMS ở nhóm răng mọc lệch,<br />
ngầm luôn nhỏ hơn ở nhóm răng mọc<br />
thẳng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0,05. Giá trị này khá quan trọng<br />
trong phẫu thuật lấy bỏ RKHD, giúp bác<br />
sỹ tiên lượng độ khó để nhổ răng. Kết<br />
<br />
quả của chúng tôi thấp hơn so với Rickne<br />
C Scheid, Gabriela Weiss (2011) [7] khi<br />
nghiên cứu trên 262 RKHD. Chiều rộng<br />
thân răng của RKHD trung bình 11,3 mm<br />
và khoảng dao động của 262 răng 8,5 14,2 mm.<br />
Khác biệt về giá trị trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi so với các tác giả trên thế<br />
giới thể hiện sự khác nhau về chủng tộc,<br />
xảy ra sai số có thể do lựa chọn ngẫu<br />
nhiên.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên<br />
cứu 19,8 ± 1, tương đồng ở nam và nữ.<br />
- Tỷ lệ đối tượng có RKHD mọc lệch,<br />
ngầm cao hơn nhiều so với tỷ lệ RKHD<br />
mọc thẳng. Trong đó, hình thái răng mọc<br />
ngầm chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là răng<br />
mọc lệch gần. Các hình thái khác chiếm<br />
549<br />
<br />