intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật lao động năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với thực tiễn thi hành, tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật lao động năm 2019

  1. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 Đào Vũ Quang Huy1 Tóm tắt: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lần đầu tiên được thừa nhận trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, chính thức ghi nhận ngoài tổ chức Công đoàn, trong các doanh nghiệp sẽ có các tổ chức đại diện người lao động khác thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động. Bài viết nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với thực tiễn thi hành, tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động, Tổ chức đại diện người lao động. Nhận bài: 16/12/2022. Hoàn thành biên tập: 30/2/2022. Duyệt đăng: 05/01/2023. Abstract: For the first time, grassroots workers’representative organization was admitted in the Labor Code 2019, officially recognized besides the trade union organization. In enterprises, there will be other employee representative organizations that perform the function of representing and protecting the legitimate rights and interests of employees in labor relations.The article aims to point out the limitations and inadequacies as well as make some recommendations to improve the law on grassroots workers’ representative organizations in line with practical implementation, compatible with international commitments to which Vietnam is a member in the current international integration period. Keywords: Labor Code 2019, Employee, Employee representative organization. Date of receipt: 16/12/2022. Date of revision: 30/12/2022. Date of approval: 05/01/2023. 1. Khái quát về tổ chức đại diện người lao về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể của động tại cơ sở tổ chức lao động quốc tế (ILO). Ngoài ra, Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức quyền tự do liên kết đã được nêu trong Tuyên có vị trí quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. lao động năm 1998 của ILO. Theo Tuyên bố Quyền tự do hiệp hội (hay còn gọi là quyền tự 1998, quyền tự do liên kết là một trong các do liên kết) của người lao động là một trong tiêu chuẩn cơ bản trong quan hệ lao động, các những quyền cơ bản trong phạm trù quyền con thành viên trong tổ chức, dù đã phê chuẩn hay người, có giá trị lịch sử lâu đời trong pháp luật chưa phê chuẩn các công ước của ILO về tự quốc tế2. Quyền tự do hiệp hội được quy định do hiệp hội đều phải tôn trọng, thúc đẩy, thực trong các văn bản quốc tế như tại Tuyên ngôn hiện một cách thiện chí các tiêu chuẩn lao quốc tế về quyền con người năm 1948 (Điều động cơ bản3 nói chung, quyền tự do hiệp hội 2); công ước về quyền dân sự và chính trị năm nói riêng. 1966 (Điều 22); công ước về các quyền kinh BLLĐ năm 1994 ra đời quy định tổ chức tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (Điều 8); được đại diện người lao động duy nhất và chính thức thể hiện cụ thể tại công ước 87 về tự do liên là Công đoàn cơ sở sẽ thực hiện chức năng đại kết và bảo vệ quyền tổ chức, công ước số 98 diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 1 Học viên Cao học, Khóa 29 Luật Kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Trần Thị Thúy Lâm, Đỗ Thị Dung (2021), Bình luận về những điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.237. 3 Tổ chức Lao động quốc tế, Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động 1998, Mục 2. 36
  2. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm người lao động. Trường hợp chưa có Công diện người lao động và sự bảo đảm hoạt động đoàn cơ sở thì chậm nhất 06 tháng, Liên đoàn của tổ chức đại diện người lao động. Có thể nói, cấp tỉnh phải thành lập tổ chức công đoàn lâm các quy định mới của BLLĐ năm 2019 về tổ thời tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền chức đại diện người lao động đã có sự đổi mới và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập cơ bản, bám sát thực tiễn, khắc phục được thể lao động4. những bất cập, hạn chế của BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2012 tiếp tục thừa nhận Công phù hợp với các quy định của Liên Hợp quốc, đoàn cơ sở là tổ chức đại diện chính thức và duy Tổ chức lao động quốc tế, thể chế hóa quan nhất của người lao động. Người lao động dù điểm chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương muốn hay không, họ không có sự lựa chọn trong Đảng tại Nghị quyết số 06/NQ-TW, ngày càng việc thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người đảm bảo quyền tự do liên kết của người lao lao động vì chỉ có duy nhất một tổ chức đại diện động vốn dĩ là một bên có vị thế yếu hơn so với chính là Công đoàn. người lao động trong quan hệ lao động. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập 2. Một số bất cập, hạn chế của các quy quốc tế sâu rộng, khi Việt Nam đã là thành viên định về tổ chức đại diện người lao động tại của Tổ chức lao động quốc tế ILO; đàm phán và cơ sở theo Bộ luật Lao động năm 2019 tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ Các quy định về tổ chức đại diện người lao mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ động tại cơ sở trong BLLĐ năm 2019 được xuyên thái bình dương (CPTPP), Hiệp định đánh giá là một trong những điểm mới nổi bật, thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Các đột phá, thay đổi nhận thức của các bên về tổ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này đều chức đại diện người lao động, phù hợp với thực ghi nhận các quốc gia thành viên phải thông qua tiễn trong quan hệ lao động, tương thích với và duy trì các tiêu chuẩn lao động quốc tế theo các Công ước quốc tế của ILO và các Hiệp Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết của ILO năm 1998, trong đó có quyền tự do liên tham gia. Tuy nhiên, BLLĐ năm 2019 dù đã có kết và thỏa ước lao động tập thể. Điều này buộc hiệu lực nhưng các quy định về tổ chức đại Việt Nam phải có định hướng sửa đổi, bổ sung diện người lao động vẫn chưa thể triển khai thi các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy hành trên thực tế do một số những bất cập, hạn định về tổ chức đại diện người lao động theo chế sau: hướng mở rộng, đảm bảo quyền tự do liên kết, Thứ nhất, về phạm vi của tổ chức đại diện thúc đẩy thương lượng tập thể nhằm đảm bảo người lao động tại cơ sở. quyền và lợi ích của người lao động trong quan Hiện nay, người lao động có quyền thành hệ lao động. lập, gia nhập và hoạt động theo tổ chức Công BLLĐ năm 2019 ra đời đã có những quy đoàn truyền thống hoặc người lao động tại định mới về tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và cơ sở mang tính đột phá, thay đổi nhận thức của hoạt động theo tổ chức đại diện người lao động các nhà lập pháp về tổ chức đại diện người lao tại doanh nghiệp. Tuy nhiên phạm vi mà người động. Theo đó, ngoài tổ chức Công đoàn, trong lao động được quyền thành lập tổ chức đại diện doanh nghiệp có thể có những tổ chức đại diện người lao động bị giới hạn trong một doanh người lao động độc lập, thực hiện chức năng đại nghiệp mà chưa được mở rộng phạm vi như cấp diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngành hay các cơ quan, tổ chức khác ngoài người lao động tại cơ sở. Để tạo cơ sở pháp lý doanh nghiệp. Tại các cơ quan, tổ chức này, cho tổ chức đại diện người lao động được thành người sử dụng lao động vẫn thực hiện hoạt động lập và hoạt động hợp pháp, BLLĐ năm 2019 ở thuê mướn, tuyển dụng người lao động nhưng Chương XIII, từ Điều 170 đến Điều 178 đã có người lao động không được thực hiện quyền tự những quy định về các vấn đề như: thành lập, do liên kết của mình. Đối với tổ chức đại diện gia nhập, hoạt động của tổ chức đại diện người cấp ngành hay tại các cơ quan, tổ chức khác lao động; quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại ngoài doanh nghiệp, chủ thể đại diện, bảo vệ cho 4 Điều 153 Bộ luật Lao động năm 1994. 37
  3. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn Quy định về tổ chức đại diện người lao động là tổ chức Công đoàn. Việc giới hạn phạm vi tại cơ sở là quy định mới, liên quan đến đường thành lập này không đảm quyền tự do liên kết lối, chính sách của Đảng, đến nhiều văn bản quy giữa người lao động làm việc tại các doanh phạm pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Luật nghiệp với người lao động làm việc trong các Công đoàn, Luật Doanh nghiệp... nên nếu không cơ quan, tổ chức khác, dẫn đến các quy định quy định chi tiết rõ ràng và đồng bộ có thể dẫn của BLLĐ năm 2019 chưa có sự tương thích đến mẫu thuẫn, chồng chéo các quy định, giảm hoàn toàn với các quy định về quyền tự do hiệu quả áp dụng trong quá trình thực hiện. Đó liên kết của ILO tại Công ước số 87. Điều này là các nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng mâu thuẫn với lý luận về tự do liên kết vì bản ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi chất họ không có sự lựa chọn tổ chức nào sẽ đăng ký; số lượng thành viên tối thiểu là người đại diện cho mình mà phải chấp nhận một tổ lao động làm việc tại doanh nghiệp phải có tại chức sẽ thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ thời điểm đăng ký của tổ chức đại diện người quyền và lợi ích hợp pháp cho mình là tổ chức lao động; Nội dung phải có của Điều lệ của tổ Công đoàn. chức đại diện người lao động; thời gian tối thiểu Thứ hai, về đối tượng tham gia. mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ BLLĐ năm 2019 đã ghi nhận người lao thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ gia nhập và hoạt động tổ chức đại diện người của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành lao động tại doanh nghiệp. Dù vậy, quy định viên của tổ chức các nội dung này được giao cho vẫn còn điểm hạn chế, đó là chưa bao quát được Chính phủ hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, hiện hết quyền tự do liên kết của người lao động, đặc nay Chính phủ vẫn chưa ban hành văn bản biệt là người lao động làm việc trong các đơn vị hướng dẫn các nội dung trên do đó các quy định sự nghiệp, đơn vị công như cán bộ, công chức, này vẫn chưa được triển khai vì chưa có cơ sở viên chức, những người làm việc không có pháp lý thực hiện. quan hệ lao động. Những người lao động nói Không chỉ thừa nhận tư cách pháp lý, BLLĐ trên không thể lựa chọn thành lập, tham gia tổ năm 2019 còn quy định tổ chức đại diện người chức đại diện người lao động khác mà chỉ có sự lao động được thành lập hợp pháp sẽ bình đẳng lựa chọn thành lập, gia nhập tổ chức Công về các quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức Công đoàn. Ủy ban về Tự do hiệp hội cho rằng không đoàn, đặc biệt là trong việc đối thoại, thương chỉ người lao động làm việc trong khu vực tư lượng tập thể với người sử dụng lao động, đại nhân của nền kinh tế mà gồm cả công chức và diện cho người lao động trong quá tình giải người làm việc trong khu vực công nói chung5 quyết tranh chấp lao động tập thể; tổ chức và đều được đảm bảo quyền tự do hiệp hội, không lãnh đạo đình công theo quy định. Có thể thấy, có sự phân biệt đối xử nào khi thực hiện quyền khi được thành lập và hoạt động hợp pháp, với này. Việc giới hạn đối tượng thực hiện quyền những chức năng, quyền hạn được pháp luật cho thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao phép, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở động đã thể hiện sự không phù hợp với tinh sẽ thật sự là một bên đại diện, bảo vệ quyền và thần của Công ước 87 về quyền tự do liên kết, lợi ích hợp pháp cho người lao động trong quan chưa đảm bảo bình đẳng về quyền thành lập, hệ lao động. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại vẫn gia nhập tổ chức đại diện giữa người lao động chưa có một tổ chức đại diện người lao động tại xác lập quan hệ lao động tại doanh nghiệp với cơ sở nào được thành lập với lý do chưa có văn người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ bản hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục thành chức ngoài doanh nghiệp. lập. Hiện nay tổ chức đại diện người lao động Thứ ba, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể chủ yếu trong các cấp cơ sở vẫn là các tổ chức về việc thành lập tổ chức đại diện người lao Công đoàn truyền thống. Từ đó có thể thấy rằng, động tại cơ sở. quyền tự do thành lập, gia nhập tổ chức đại diện 5 Tổ chức lao động quốc tế (2017), Bộ tổng tập về các nguyên tắc và quyết định của Ủy ban ILO về Tự do hiệp hội, tái bản lần thứ năm, đoạn 209. 38
  4. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm người lao động của người lao động vẫn chưa dụng lao động, khiến cho thị trường lao động có thực sự được bảo đảm, chưa tương thích với các sự biến động, không ổn định, không những vậy cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. việc giải quyết một số lượng lớn yêu cầu giải Một trong những hạn chế, bất cập của tổ quyết tranh chấp lao động cũng là một áp lực chức đại diện người lao động tại cơ sở thể hiện nặng nề đối với cơ quan giải quyết tranh chấp. trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động tập Nguyên nhân của việc này đến từ sự thiếu vắng thể. Điểm b khoản 1 Điều 179 BLLĐ năm 2019 các quy định hướng dẫn thành lập tổ chức đại quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp diện người lao động khiến cho cơ quan Nhà về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các nước không có cơ sở pháp lý để tiếp nhận hồ sơ, bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấp thuận một tổ chức đại diện người lao động chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa tại cơ sở được thành lập hợp pháp mặc dù tập các tổ chức đại diện người lao động với nhau; thể người lao động có mong muốn, nguyện vọng tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan thành lập ra một tổ chức đại diện để có thể thay trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh mặt mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:… b) Tranh chấp lao chấp lao động. Điều này dẫn đến hệ quả trong động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một một doanh nghiệp khi không có tổ chức Công hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với đoàn, không có tổ chức đại diện người lao động người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ tại cơ sở với lý do chưa thể thành lập sẽ không chức của người sử dụng lao động”. Theo quy đảm bảo về yếu tố chủ thể trong quá trình giải định trên, tranh chấp lao động tập thể về quyền quyết tranh chấp lao động tập thể với mục đích sẽ là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại đại diện tập thể lao động, bảo vệ các quyền, lợi diện người lao động với người sử dụng lao động ích hợp pháp của người lao động trước người sử hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng dụng lao động. Có thể thấy việc chưa ban hành lao động phát sinh trong các trường hợp pháp văn bản hướng dẫn chi tiết của Chính phủ đặc luật quy định. Các bên tranh chấp trong tranh biệt là hướng dẫn về thành lập, hoạt động của tổ chấp lao động tập thể được xác định là một hoặc chức đại diện người lao động tại cơ sở đã làm nhiều tổ chức đại diện người lao động với một cho việc thành lập của tổ chức này không được bên là người sử dụng lao động hoặc một hoặc thực thi trong thực tế, chưa thực sự bảo vệ nhiều tổ chức đại diện người sử dụng lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ngoài hai chủ thể này không có một chủ thể nào trong quan hệ lao động và đặc biệt chưa đảm khác có thể là một bên tranh chấp lao động tập bảo quyền tự do liên kết của người lao động – thể. Như vậy, trường hợp một doanh nghiệp một trong những quyền cơ bản mà ILO đã công không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ nhận trong Tuyên bố năm 1998 về các nguyên sở, người lao động không thành lập tổ chức tắc và quyền cơ bản trong lao động. Công đoàn cơ sở nhưng khi tập thể người lao Thứ tư, quy mô của tổ chức đại diện người động có những mâu thuẫn, xích mích với người lao động mới chỉ giới hạn tại cấp cơ sở. sử dụng lao động thì sẽ không có cơ sở pháp lý Theo quy định của Luật Công đoàn và Điều để xác định đây có phải là tranh chấp lao động lệ Công đoàn, hệ thống tổ chức Công đoàn bao tập thể hay không. Trong trường hợp này, tập gồm: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp trên cơ sở thể người lao động sẽ phải giải quyết tranh chấp trực tiếp và các cấp cơ sở. Có thể thấy, hệ thống lao động với người sử dụng lao động theo cơ tổ chức Công đoàn đã được thiết lập đồng bộ từ chế từng cá nhân người lao động khởi kiện trung ương đến địa phương và ở các cấp cơ sở người sử dụng lao động thành từng vụ việc riêng tạo thành mạng lưới thống nhất trong tổ chức và lẻ để bảo vệ quyền và lợi ích của từng người lao hoạt động. So sánh với tổ chức đại diện người động mặc dù đây là tranh chấp giữa một tập thể lao động tại cơ sở, có thể thấy tổ chức Công người lao động cùng hướng đến một mục tiêu đoàn có hệ thống đồng bộ, quy mô phạm vi rộng đòi hỏi quyền lợi của mình với người sử dụng hơn rất nhiều còn tổ chức đại diện người lao lao động. Điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian, động tại cơ sở chỉ được quy định trong quy mô chi phí của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp doanh nghiệp mà không thể thành lập cấp trên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử cấp cơ sở. Đây là sự bất bình đẳng giữa hai tổ 39
  5. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP chức này và nếu không giải quyết được sẽ khiến doanh nghiệp. Khi những người lao động tại cho tổ chức đại diện người lao động mang tính đơn vị sử dụng lao động này được đảm bảo hình thức, khó có thể phát huy tối đa vai trò của quyền tự do liên kết sẽ tạo nên sự bình đẳng tổ chức này trong việc cải thiện vị thế, tiếng nói giữa họ với người lao động làm việc tại doanh của người lao động trước người sử dụng lao nghiệp, phát huy được vai trò, vị thế của tổ động, đặc biệt là trong vấn đề đối thoại, thương chức đại diện người lao động. Khi các tổ chức lượng tập thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp đại diện người lao động được mở rộng ra ở cấp pháp của người lao động. ngành, với đặc thù là tập thể người lao động Thứ năm, chưa có quy định cụ thể hướng làm việc trong cùng ngành nghề, cùng chuyên dẫn trường hợp tổ chức đại diện người lao động môn lao động sẽ giúp cho việc thúc đẩy thương tại cơ sở có thể gia nhập Tổng liên đoàn Lao lượng tập thể được thực chất, nâng cao tiếng động Việt Nam. nói của người lao động nhằm cải thiện điều Theo khoản 3 Điều 172 BLLĐ năm 2019, kiện làm việc, nâng cao lợi ích, bảo vệ người tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể lao động. được thành lập một cách độc lập thực hiện Thứ hai, bổ sung thêm những đối tượng chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích khác như cán bộ, công chức, viên chức, những hợp pháp của người lao động trong doanh người lao động không có quan hệ lao động được nghiệp hoặc có thể tiến hành gia nhập Tổng hưởng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các tổ chức đại diện người lao động. Theo Công nay vẫn chưa có những quy định cụ thể, chi tiết ước 87 của ILO, cán bộ, công chức, viên chức về thủ tục, trình tự gia nhập Tổng Liên đoàn và người lao động không có quan hệ lao động Lao động Việt Nam. Do chưa có những quy được xác định là những người lao động và được định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục gia nhập quyền thành lập, gia nhập các tổ chức đại diện nên hiện nay các quy định về việc gia nhập của người lao động ngoài tổ chức Công đoàn. Do tổ chức đại diện người lao động vào Tổng Liên đó, pháp luật lao động cần sửa đổi, bổ sung đoàn Lao động Việt Nam chưa được thực hiện, không chỉ những người lao động tại doanh ảnh hưởng đến quyền tự do liên kết của chính nghiệp được quyền thành lập, gia nhập tổ chức tổ chức đại diện đó. đại diện tại cơ sở mà cả cán bộ, công chức, viên 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chức được thực hiện quyền đó ngay tại các cơ về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quan, tổ chức, người lao động không có quan hệ Các quy định về tổ chức đại diện người lao lao động có thể lựa chọn một tổ chức đại diện động trong BLLĐ năm 2019 được coi là những người lao động tại cơ sở phù hợp với nhu cầu, điểm mới đột phá trong việc củng cố quyền tự trên cơ sở tự nguyện để tham gia. do liên kết, đảm bảo quyền và lợi ích của người Thứ ba, nhanh chóng ban hành văn bản lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, qua hướng dẫn của Chính phủ về tổ chức đại diện quá trình rà soát, nghiên cứu cả về lý luận và người lao động. Hiện nay Chính phủ vẫn chưa thực tiễn, các quy định này đã bộc lộ một số bất ban hành văn bản hướng dẫn các quy định trong cập, hạn chế như đã phân tích, để có thể hoàn BLLĐ năm 2019 về tổ chức đại diện người lao thiện pháp luật lao động về tổ chức đại diện động nên thực tế chưa thể thi hành. Do đó, để có người lao động, tác giả đề xuất một số kiến nghị cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ chức đại diện như sau: người lao động được thực chất, tránh hình Thứ nhất, quy định người lao động có thể thức, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành thành lập, gia nhập và hoạt động các tổ chức Nghị định hướng dẫn, đặc biệt là các quy định đại diện người lao động tại cơ sở ngoài phạm vi hướng dẫn về việc thành lập, hoạt động của tổ doanh nghiệp, mở rộng ra cả cấp ngành, cấp chức đại diện người lao động. Chỉ khi có cơ sở nhiều doanh nghiệp. Pháp luật lao động cần có pháp lý cho việc thành lập tổ chức đại diện sự sửa đổi theo hướng quy định mở rộng quyền người lao động tại cơ sở thì tổ chức này mới ra tự do liên kết của người lao động được áp dụng đời hợp pháp, có tư cách pháp lý, đảm bảo ở cả cấp ngành và tại các cơ quan, tổ chức, hợp được quyền năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi tác xã, cá nhân có sử dụng lao động ngoài ích hợp pháp của người lao động, đặc biệt tổ 40
  6. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ chính nghiên cứu, xem xét, đánh giá về tính khả thi thức là một bên trong tranh chấp lao động tập và có lộ trình cụ thể vì tổ chức đại diện người thể nhằm giải quyết tranh chấp lao động với lao động là vấn đề mới, sự nhận thức của người sử dụng lao động, thực hiện quyền lãnh người lao động và các chủ thể khác cần có thời đạo và tổ chức đình công, từ đó giúp ổn định gian tiếp nhận, tránh đột ngột sẽ làm giảm hiệu quan hệ lao động, xứng đáng là tổ chức của quả của các quy định về hệ thống tổ chức đại người lao động và vì người lao động. diện người lao động cũng như có sự can thiệp Thứ tư, pháp luật cần quy định số lượng từ các chủ thể khác nhằm làm suy yếu hoặc thành viên tối thiểu để đủ điều kiện thành lập định hướng hoạt động của tổ chức đại diện tổ chức đại diện người lao động. Hiện nay, người lao động không theo đúng chức năng theo quy định, phạm vi thành lập tổ chức đại của mình. diện của người lao động chủ yếu trong doanh Thứ sáu, bổ sung các quy định về nguyên nghiệp. Căn cứ vào thực tiễn quy mô doanh tắc, trình tự, thủ tục tổ chức đại diện người lao nghiệp Việt Nam hiện nay có thể thấy chủ yếu động gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt các doanh nghiệp ở nước ta là doanh nghiệp Nam nếu có nhu cầu. Hiện nay, Luật Công nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, với mong muốn thúc đoàn năm 2012 không có quy định về thủ tục đẩy quyền tự do liên kết, đảm bảo các quyền, gia nhập của tổ chức đại diện người lao động lợi ích hợp pháp cho người lao động làm việc tại cơ sở vào Công đoàn Việt Nam. Điều này đã trong các doanh nghiệp này, tác giả đề xuất số dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong các quy định lượng thành viên tối thiểu để thành lập tổ chức của BLLĐ năm 2019 với Luật Công đoàn về đại diện người lao động tại cơ sở là từ 05 thành sự gia nhập của tổ chức đại diện người lao viên trở lên, có nguyện vọng tham gia, tán động tại cơ sở. Luật Công đoàn năm 2012 đang thành điều lệ của tổ chức đại diện. Quy định số tiến hành sửa đổi các quy định để phù hợp hơn lượng như trên là hợp lý, phù hợp với quy mô với thực tiễn cũng như khắc phục sự thiếu đồng doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như có sự đồng bộ này. Theo tác giả, khi sửa đổi quy định về bộ, thống nhất với Luật Công đoàn nhằm đảm quyền gia nhập thành lập, gia nhập công đoàn bảo sự bình đẳng về thành viên giữa tổ chức cần quy định như sau: “Tổ chức đại diện người công đoàn với tổ chức đại diện người lao động lao động tại cơ sở được thành lập hợp pháp, tại cơ sở. tự nguyện tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Thứ năm, quy định tổ chức đại diện người Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt lao động tại cơ sở có thể thành lập các tổ chức Nam và trở thành công đoàn cơ sở. Tổng Liên đại diện cấp trên cấp cơ sở. Hiện nay quy mô đoàn Lao động Việt Nam quy định trình tự, thủ của tổ chức đại diện người lao động đang bị tục tổ chức đại diện người lao động gia nhập giới hạn ở cấp cơ sở, chưa được mở rộng ra Công đoàn Việt Nam”./. các cấp cao hơn như đối với tổ chức Công TÀI LIỆU THAM KHẢO đoàn. Do đó, pháp luật lao động cần phải sửa 1. Tổ chức lao động quốc tế (1948), Công ước đổi, bổ sung các quy định về việc tổ chức đại số 87 về Tự do liên kết và Bảo vệ Quyền tổ chức. diện người lao động ngoài quy mô cấp cơ sở 2. Tổ chức lao động quốc tế (1949), Công có thể thành lập các tổ chức đại diện người lao ước số 98 về Quyền tổ chức và Thương lượng động cấp trên cơ sở. Từ đó, hệ thống tổ chức tập thể. đại diện có thể mở rộng, mang tính cấp bậc, 3. Tổ chức lao động quốc tế (1998), Tuyên thuận tiện trong việc quản lý, điều hành các tổ bố của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên chức đại diện, cải thiện tiếng nói của người lao tắc và Quyền cơ bản trong lao động. động, nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức đại 4. Tổ chức lao động quốc tế (2017), Bộ tổng diện người lao động, tiến tới bình đẳng với tổ tập về các Nguyên tắc và quyết định của Ủy ban chức công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ ILO về Tự do hiệp hội, tái bản lần thứ năm. quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. 5. Trần Thị Thúy Lâm, Đỗ Thị Dung (2021), Tuy nhiên, khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bình luận về những điểm mới của Bộ luật Lao quy định về vấn đề này, Nhà nước cần có sự động năm 2019, NXB Lao động, Hà Nội. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2