Một số chỉ định truyền máu và chế phẩm máu thường gặp
lượt xem 5
download
Máu toàn phần Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần của máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Phần lớn tiểu cầu và bạch cầu trong đơn vị máu toàn phần sẽ không còn tồn tại sau vài ngày lưu trữ. Một đơn vị máu toàn phần có khoảng 250-350ml máu. Máu toàn phần giúp làm tăng khả năng vận chuyển ôxy, đồng thời góp phần tăng thể tích tuần hoàn. Vì vậy máu toàn phần được chỉ định điều trị tình trạng suy giảm khả năng vận chuyển ô...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số chỉ định truyền máu và chế phẩm máu thường gặp
- Một số chỉ định truyền máu và chế phẩm máu thường gặp 1. Máu toàn phần Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần của máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Phần lớn tiểu cầu và bạch cầu trong đơn vị máu toàn phần sẽ không còn tồn tại sau vài ngày lưu trữ. Một đơn vị máu toàn phần có khoảng 250-350ml máu. Máu toàn phần giúp làm tăng khả năng vận chuyển ôxy, đồng thời góp phần tăng thể tích tuần hoàn. Vì vậy máu toàn phần được chỉ định điều trị tình trạng suy giảm khả năng vận chuyển ô xy kèm với các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc giảm thể tích máu, mà hay gặp nhất là tình trạng mất máu cấp trong ngoại khoa và sản khoa. Theo tiêu chuẩn quốc tế, người lớn thể tích máu = 70ml/kg cân nặng, trẻ em = 80ml/kg cân nặng. Kinh nghiệm của tác giả nước ngoài cho thấy:
- - Nếu mất >20% (khoảng 1000ml): truyền cấp cứu các dung dịch trọng l ượng phân tử cao kết hợp với truyền máu toàn phần. Máu toàn phần còn được sử dụng trong quy trình truyền thay máu (exchange transfusion). Không nên truyền máu toàn phần khi chỉ định truyền máu chỉ với một mục đích chống thiếu máu, nhất là khi có thể sử dụng các phương pháp điều trị thiếu máu khác như thuốc vitamin B12, sắt hoặc erythropoietin, đồng thời tình trạng lâm sàng bệnh nhân cho phép chờ đợi các phương pháp này phát huy tác dụng. Truyền máu toàn phần cũng không nên chỉ định chỉ với mục đích làm tăng thể tích tuần hoàn hoặc làm tăng áp lực thẩm thấu tuần hoàn. Máu toàn phần cũng không có giá trị khi mục địch điều trị là điều chỉnh các rối loạn đông máu. 2. Khối hồng cầu Khối HC được sản xuất bằng phương pháp tách chiết huyết tương ra khỏi máu toàn phần. Thể tích một đơn vị khối HC khoảng 150-200ml với hematocrit khoảng 55-65%. Truyền khối HC được chỉ định với mục đích l àm tăng khả năng vận chuyển ô xy của máu, tức là làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Mỗi đơn vị khối HC chuẩn có khả năng làm tăng nồng độ Hb lên thêm 10g/l hoặc tăng Hct lên thêm 3%.
- Các tài liệu hướng dẫn truyền máu :truyền khối HC đều dựa nồng độ Hb nh ư một tiêu chuẩn để chỉ định truyền khối HC. Tuy nhiên chỉ định truyền khối HC còn phụ thuộc vào một yếu tố khác như nguyên nhân của thiếu máu, thiếu máu cấp tính hay mãn tính, khả năng bù trừ của bệnh nhân đối với tình trạng thiếu máu. Việc đánh giá một cách chính xác tình trạng lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu đóng vai trò quan trọng trong chỉ định truyền khối HC. Cùng với các nguyên tắc chung cần nắm vững khi chỉ định truyền máu, chỉ định truyền khối HC còn có một số các nguyên tắc khác như sau: - Phải xác định được nguyên nhân thiếu máu - Không có một mức Hb chuẩn cho chỉ định truyền khối HC cho tất cả các BN thiếu máu. Bên cạnh thông số về nồng độ Hb, việc đánh giá t ình trạng lâm sàng BN đóng vai trò quyết định trong chỉ định truyền khối HC. - Điều kiện tại chỗ đóng vai trò quan trọng: có thể sử dụng khối HC nhóm O để truyền khi không có nhóm phù hợp. Thực tế lâm sàng cho thấy, cơ thể được cung cấp đầy đủ ôxy khi lượng Hb < 70g/l, vậy nên khối HC được chỉ định khi Hb < 70g/L (hoặc 65 tuổi), BN có bệnh tim mạch hoặc hô hấp, hoặc BN điều trị hoá chất có thể chỉ định truyền khối HC khi lượng Hb < 80 hoặc 1,5 thể tích máu của cơ thể) trong một thời gian ngắn.
- 3. Khối tiểu cầu Liều lượng: 4-6 đv TC có khả năng số lượng TC lên thêm 20-40 G/L đối với một người nặng 60-70kg. Đối với trẻ em: liều lượng thường 1đv/10kg cân nặng. Đối với khối TC gạn từ một người cho bằng máy tách tế bào: khối TC loại này tương đương với 4-5 đv TC thường. Chỉ định truyền khối TC "máy" khi BN không đáp ứng với khối TC lấy từ nhiều người (thường do bất đồng miễn dịch hệ HLA). Kết qủa được đánh giá bằng công thức đánh giá kết qủa truyền khối TC (CCI = Corrected Count Incremant): CCI = P1 - P0/BSA x n P0 = số lượng TC trước truyền (G/L) P1 = số lượng TC sau truyền (G/L) (trong vòng 1h) BSA = diện tích da cơ thể người nhận n = số lượng TC được truyền Khi CCI >= 5000: truyền có kết quả. Khối TC phải được kiểm tra cẩn thận trước khi truyền và cần được truyền ngay trong vòng 4 giờ sau khi lĩnh về phòng bệnh.
- 4. Khối bạch cầu Cũng như khối TC, khối BC được sản xuất từ 4-5 đv máu toàn phần hoặc từ một người cho nhờ phương pháp gạn BC bằng máy tách tế bào. Một số tác giả cho người sử dụng thuốc kích thích sinh BC nh ư G-CSF (Neupogen) trước khi gạn BC. Khối BC thường còn chứa số lượng tương đối TC và HC. BC có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Truyền khối BC giúp cơ thể tăng sức đề kháng đối với tình trạng nhiễm trùng. Truyền khối BC không có khả năng làm tăng số lượng BC. Khối BC được chỉ định cho các BN giảm BC trung tính (10đv trong 24h) gây rối loạn đông máu-chảy máu. Không chỉ định truyền HTTĐL khi các rối loạn đông máu có thể điều trị hiệu qủa hơn bằng các phương pháp điều trị đặc hiệu như vitamin K, tủa lạnh yếu tố VIII, dung dịch cô đặc yếu tố VIII, IX... Không dùng HTTĐL với mục đích chống tình trạng giảm thể tích tuần hoàn khi có các dung dịch truyền khác dạng crystalloid hoặc colliod. Lượng HTTĐL được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, và có thể điều chỉnh theo kết qủa của các xét nghiệm đông máu nh ư tỷ lệ prothrombin hoặc APTT. Liều khởi đầu có thể khoảng 12-15ml/kg cân nặng. Đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, lượng HTTĐL cần truyền có thể lên tới 3L/24 giờ.
- HTTĐL sau khi làm tan đông ở nhiệt độ 30-370C cần được truyền càng sớm càng tốt. Tuy nhiên có thể bảo quản ở nhiệt độ 1-60C trong vòng 6-8 giờ. Bên cạnh HTTĐL, còn có một loại chế phẩm khác tương tự là HTT đã loại tủa. Chế phẩm này chỉ khác HTTĐL ở một điểm là nó không có yếu tố VIII, V và fibrinogen. Vì vậy HTT đã loại tủa không có giá trị trong điều trị các trường hợp thiếu yếu tố đông máu - yếu tố VIII (bệnh hemophilia A, bệnh Willebrand) hoặc yếu tố V hoặc fibrinogen. 5. Tủa lạnh (yếu tố VIII) Tủa lạnh được sản xuất từ HTTĐL được làm tan đông ở 4-60C, lấy lại phần tủa. Mỗi đơn vị tủa lạnh yếu tố VIII (15-20ml) chứa 150-200mg fibrinogen, 80-120UI yếu tố VIII, 40-70% yếu tố VIII và 20-40% yếu tố XIII, fibronectin. Tủa lạnh yếu tố VIII được chỉ định điều trị: - Các bệnh hemophili A, bệnh Willebrand khi không có các dung dịch cô đặc các yếu tố này. - Các trường hợp thiếu hụt sợi huyết như tình trạng tiêu sợi huyết, đông máu rải rác trong lòng mạch? - Bệnh thiếu hụt yếu tố XIII
- Liều lượng tủa lạnh yếu tố VIII đối với bệnh nhân hemophili A, Willebrand đ ược tính theo công thức sau: Số đv tủa lạnh cần truyền = Vht x lượng VIII cần tăng (%)/Lượng VIII trung bình trong mỗi đv tủa lạnh Vht = thể tích HT của cơ thể (ml) = 4% x trọng lượng cơ thể x 1000 Lượng VIII cần tăng = Lượng VIII dự định đạt tới - lượng VIII ban đầu Tủa lạnh yếu tố VIII đ ược làm tan ở nhiệt độ 30-370C và cần được truyền càng sớm càng tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
kỹ thuật xét nghiệm huyết học - truyền máu: phần 1
51 p | 315 | 43
-
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai tại một số xã huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 2012
5 p | 116 | 17
-
Bài giảng Dịch truyền sử dụng trong lâm sàng - BS. Trương Quang Anh Vũ
14 p | 151 | 16
-
Quá trình để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt Châu Âu (EU-GMP) sản phẩm huyết tương tại Ngân hàng máu - Bệnh viện Truyền máu Huyết học
9 p | 80 | 7
-
Đánh giá chất lượng ý dĩ ở một số cơ sở cung ứng và sử dụng trên địa bàn Hà Nội
8 p | 65 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp thừa cân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng
5 p | 50 | 4
-
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm một số tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy giai đoạn từ 2017 đến 2021
6 p | 24 | 3
-
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến truyền máu trong đẻ đường âm đạo tại khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017
4 p | 49 | 3
-
Nghiên cứu xác định hàm lượng cadimi và chì trong một số bài thuốc y học cổ truyền
13 p | 54 | 3
-
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới sự xuất hiện các phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện tại Thái Nguyên
5 p | 76 | 3
-
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện những phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh năm 2010
6 p | 66 | 3
-
Xác định tần suất kháng nguyên một số nhóm máu hệ hồng cầu ở những bệnh nhân nhận máu phenotype tại Bệnh viện Chợ Rẫy
4 p | 43 | 3
-
Bước đầu đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen CYP2C19 và độ ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại một số bệnh viện ở Hà Nội
7 p | 61 | 2
-
Mối tương quan giữa nồng độ beta-2 microglobulin và một số chỉ số dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
6 p | 6 | 2
-
Thời gian cung ứng chế phẩm máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2022
6 p | 8 | 2
-
Khảo sát kháng nguyên hồng cầu tại Trung tâm Huyết học Truyền máu Thái nguyên
5 p | 56 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học và tình hình truyền máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 p | 98 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn