Thiếu Máu đỏ
lượt xem 4
download
Nói về thiếu máu đỏ, vậy thì một con số đáng để ý là khi truyền cho bnhân một đơn vị máu (one unit of PRBC's - Packed Red Blood cells) thì Hct sẽ tăng (increment) khoảng 3.5 - 4%. Dĩ nhiên dùng Hemoglobin chính xác hơn, vì Hematocrit sẽ bị tình trạng nhiều hay ít nước của cơ thể (hydration) ảnh hưởng (tức là hemoconcentration - "máu "đặc " hơn hay hemodilution - máu "loãng" hơn) (Chớ lầm việc này với erythrocytosis: vì erythrocytosis không muốn nói đến volume, mà chỉ nói đến con số cuả tế bào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiếu Máu đỏ
- Thiếu Máu đỏ Nói về thiếu máu đỏ, vậy thì một con số đáng để ý là khi truyền cho bnhân một đơn vị máu (one unit of PRBC's - Packed Red Blood cells) thì Hct sẽ tăng (increment) khoảng 3.5 - 4%. Dĩ nhiên dùng Hemoglobin chính xác hơn, vì Hematocrit sẽ bị tình trạng nhiều hay ít nước của cơ thể (hydration) ảnh hưởng (tức là hemoconcentration - "máu "đặc " hơn hay hemodilution - máu "loãng" hơn) (Chớ lầm việc này với erythrocytosis: vì erythrocytosis không muốn nói đến volume, mà chỉ nói đến con số cuả tế bào máu đỏ mà cũng như đã nói trong bài truớc, erythrocytosis có thể chỉ do phản ứng - reaction - chẳng hạn thấy ở người hút thuốc lá - hoặc nó đích thực biểu hiệu ung thư máu - a myeloproliferative disorder). Ghi chú: chữ "myeloproliferative" disorders là một chữ đã cũ, nhưng không có chữ gì khá hơn, thì cứ dùng, thế thôi . Chữ này để phân biệt với "lymphoproliferative" disorders - Khi nói lymphoprolif. disorders tức là muốn nói tới ung thư máu có dính líu đến lymphocytes - chẳng hạn CLL (chronic lymphocytic leukemia hay ALL Acute lynphocytic - hoặc
- lymphoblastic - leukemia - Dĩ nhiên chữ này (lymphoproliferative disorder ) muốn ám chỉ một tiến trình ung thư (a neoplastic process - thế cho nên các loại lymphomas cũng gọi là lymphoproliferative disorder). Những ung thư máu còn lại (ngoài lynmphocytes ra), vì ngờ rằng tất cả đều từ một phân nhánh chung với nhau: cho nên gom lại với nhau, gọi là "a myeloproliferative disorder: tức là ung thư CML - chronic myelogenous leukemia - AML - acute myelogenous leukemia - AMML - Acute myelogenous monocytic leukemia, Essential thrombocytosis hoặc essential thrombocythemia - Polycythemia vera, ung thư tế bào máu đỏ: erythroleukemia). Vậy thì trở lại tế bào máu đỏ, cứ nhớ con số 4% tương đương với một đơn vị máu (một bịch máu) cho dễ tính, dễ nói chuyện. Trở lại câu hỏi: thiếu máu đến mức nào thì cho là trầm trọng? Câu hỏi này rất quan trọng: vì gồm trong đó hai câu hỏi: (1) tầm mức thấp (thấp đến con số nào?) (2) cần bao lâu thì mới xuống tới mức thấp đó?
- Nói đến câu hỏi (2) trước: Thiếu máu cũng như thiếu tiền: nếu một gia đình trung bình tại HKỳ kiếm được 30 nghìn đô la môt. năm. Nếu ngày mai đưa họ xuống 5 nghìn một năm, họ sẽ than phiền tức thì - nhưng nếu mỗi năm cứ chỉ giảm 5 nghìn đô la, thì họ sẽ tìm cách giật gấu vá vai, sống tằn tiện đi, và họ sẽ không than phiền lắm ... Thiếu máu cũng thế: nếu Hct (bình thường đàn ông 42 %, bị xuống ngay 22% (xuống 20% = mất 5 bịch máu), thì cơ thể sẽ phản ứng tức thì: áp mạch xuống, tim đập nhanh, bệnh nhân có thể bất tỉnh (presyncope hay syncope) (chảy máu cấp tính vì tai nạn chẳng hạn). Tuy nhiên nếu Hct xuống 22% TỪ TỪ tháng này qua tháng khác, thì bnhân sẽ "thích ứng" với tình trạng thiếu oxygen: họ sẽ không có nhiều triệu chứng (symptoms), không than phiền lắm, và sẽ ít có dấu chứng (signs) của thiếu máu nặng. Vì thế, nếu nhìn hồ sơ thấy Hct 33% suốt 1-2 năm qua, mà bệnh nhân bảo "tôi khó thở" thì khó thở này có thể do lý do khác nữa (chẳng hạn tim, phổi), chứ không phải chỉ do thiếu máu mà thôi. Thiếu máu trong trường hợp này chỉ làm cho triệu chứng hiện ra một cách rõ ràng hơn (aggravating) mà thôi ...
- Nói cách khác: trong trường hợp này, ngoài việc tìm lý do thiếu máu, y sĩ phải "work up" (đi tìm bệnh ở tim (heart failure), phổi (emphysema, fibrosis etc), thận (CRF: chronic renal failure), gan (liver), nội tiết (hypothyroidism, đái đường ), tâm linh (depression) ... nữa ... Đây là một câu hỏi thường thấy trong practice cũng như trong consultations: và hematologists nên giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân, cũng như nên nhìn vấn đề thật rộng, khiến không thể "sót" những bệnh khác được. Vì thế hematologists phải "nhúng mũi" vào tất cả các khía cạnh khác cuả bnhân. Còn câu hỏi (1) tức là xuống thấp đến mức nào thì cho là thiếu máu trầm trọng? Đây sẽ cần một câu trả lời khá dài dòng, phản ảnh lịch sử và thực hành máu - practice of hematology - trên dưới hai mươi năm qua, vì thế xin hẹn kỳ tới. Note: loạt bài này, tôi nghĩ thế nào, viết thế, không xem sách, không soạn bài, mà cũng không giữ lại; vị nào cần tham khảo: xin vào các textbooks của hematology (sẽ giới thiệu sau nếu cần).
- Cái khó là đi tìm những tin tức này rất mất nhiều thì giờ, cho nên có kinh nghiệm có khi cũng đỡ. Tuy nhiên các học giả luôn luôn nhớ rằng "hai mươi năm kinh nghiệm", có khi chỉ là sự lập đi lập lại hai mươi LẦN của MỘT năm kinh nghiệm hồi 20 năm trước đây. Cho nên chỉ có kinh nghiệm mà thôi, không cập nhật, thức thời; kiến văn hoá sẽ sớm hủ nát, "soi gương mặt mũi đáng ghét, nói năng nhạt nhẽo khó nghe" ... chả có gì đáng nói, đáng viết. Máu đỏ (bài 16) Bây giờ khoảng 4 giờ sáng thứ bảy 22 tháng 12/ 2007. Sáng nay thức dậy lúc 2 giờ sáng, ra ngoài trời nhìn cái đo nóng lạnh thấy có 14 độ F (Hàn Thử Biểu : Hàn : lạnh, thử: nóng). Tuyết trong mấy trận bão vừa qua hiện còn ngập tới đầu gối ...mà mới có tháng 12. .. Nay nói tiếp về thiếu máu đỏ ... Thiếu máu đỏ (Anemia) là vấn đề thường thấy. Con số Hematocrit bình thường đã nêu trong bài truớc: đàn ông Hematocrit duới 42%, đàn bà duới 38% thì gọi là thiếu máu. Có hai yếu tố chính khi "nhìn" một b.nhân thiếu máu: (1) thiếu máu trong bao lâu? (2) thiếu máu nặng nhẹ như thế nào (mức độ trầm trọng).
- (1) thiếu máu cấp tính (nhanh) hay trì tính (đã thiếu máu từ lâu): đã viết trong bài trước. (2) nay chỉ nói đến mức độ trầm trọng: nghĩa là Hematocrit (hay Hemoglobin) xuống đến mức nào thì đáng lo ngại, tức là ở mức nào (cut off) thì nên tìm nguyên nhân (của thiếu máu) và rồi sẽ quyết định chữa. Tìm nguyên nhân và rồi sẽ chữa là hai việc hoàn toàn khác nhau: vì có thể nay phải cố tìm ra nguyên nhân rồi để đấy (biết để mà biết), không cần chữa vội. Hoặc có trường hợp phải chữa ngay. Vậy thì mức độ nào gây nên lo ngại, (và phải chữa). Chẳng hạn gần đây các hiệp hội Máu tại xứ này đã ra tuyên bố, thông cáo về ý kiến cuả họ trong việc dùng thuốc (Procrit, Epogen) để "đưa" Hematocrit lên, trong môt. số trường hợp. Sở dĩ có việc này vì các thuốc này khá đắt (Bnhân cho thấy hoá đơn: gần 1000 US dollars một mũi thuốc - có khi ra chỉ thị chích hàng tuần - hoặc tuần vài lần - sẽ nói v/v này sau). Vì phải xuất tiền ra trả, mới "đau", cho nên một số hãng insurances, và chính phủ, đã bắt đầu "gây khó khăn" cho y sĩ v/v dùng các thuốc này. Thêm nữa, dĩ nhiên có những tin tức gần đây cho thấy những thuốc này có thể có những hiệu ứng phụ nguy hiểm (cũng sẽ nói sau).
- Khoảng năm 1982, bệnh HIV/AIDS bùng nổ (sau này mới biết là do siêu vi), mọi người bắt đầu lo ngại: không muốn truyền máu một cách "dễ dàng" như ngày xưa (vì sợ truyền virus, cũng như risks trong việc hepatitis B, C trong khi truyền máu). Y sĩ bắt đầu nghĩ lại trước khi quyết định truyền máu cho b.nhân ... Thế nên một câu hỏi khá quan trọng được nêu ra ở thời điểm đó: Hematocrit ở mức nào thì phải nghĩ đến việc truyền máu cho bnhân (chẳng hạn khi đi mổ)... Cho đến thời điểm ấy, theo lối thực hành (practice) thường lệ (common practice): truyền máu cho bnhân khi Hct xuống dưới 30%... Nhưng con số 30% ở đâu ra, bằng chứng ở đâu, sách vở nào... Việc khủng hoảng về bệnh AIDS khiến mọi người thắc mắc về con số đó ...Ôn lại sách vở báo chí của hematology đến thờ i điểm đó hoá ra không có một bằng chứng gì rõ rệt để bảo là con số ấy đúng, nó chỉ là "common practice" mà thôi ...Và y khoa không thể chấp nhận được việc gì không có bằng chứng, cho nên y sĩ các sub-specialties phải khá cẩn thận: họ luôn luôn phải trả lời cho chuyên viên các ngành khác: anesthesiology; luật gia, các hãng insurances, bnhân đòi kiện ... Để trả lời câu hỏi đó, thì từ đó đến nay, hơn 20 năm qua, lại trong "common practice": ta đưa mức Hct đó từ 30% xuống 28%. Mức này (28%) gọi là "chấp nhận được" (acceptable) để "phải"
- truyền máu. Nhưng đây chỉ là cái mốc tổng quát (a general guide line) mà thôi, rồi gia giảm tùy y sĩ: chẳng hạn bnhân đang đi vào suy tim (heart failure) hoặc đang thiếu máu cơ tim (angina) thì hematologist, cardiologist có thể vẫn cho truyền máu dù Hct vẫn còn trên 28%... Ngược lại, hàng ngày trong clinic có những bnhân thiếu máu kinh niên (myelodysplasia chẳng hạn), Hct xuống đến 22%, hematologist vẫn để nguyên, không truyền máu. Vì thế, còn tùy: chính vì vậy trong y khoa không thể nằm kềnh đọc sách mà chữa bnhân nhân được, không thể dùng computer hay rô bô để chữa bệnh, và ông tổ Hip pô crat mới than "Ars longa, vita brevis" (nghệ thuật dài, mà đời người ngắn). (còn tiếp) Máu đỏ (bài 17) - Đọc Đếm Máu Trong việc định bệnh máu, y sĩ và chuyên viên Máu đều nhìn hình thái của máu (morphology). Phết máu này là một phết máu mỏng, và nhìn dưới kính hiển vi dưới ống dầu, phóng lớn 1000 lần. Ở Mỹ, ta thường gọi phết máu này là "blood smear." Không nhìn phết máu cẩn thận thì không thể đến một định bệnh về máu đầy đủ được. Tuy nhiên vấn đề này ngoài tầm của bài viết này.
- Hiện nay có rất nhiều sách in hình màu về hình thái cuả tế bào máu (các sách này chuyên môn về hình thái cuả máu) - Các sách tiêu chuẩn (standard textbooks) về hematology tuy hơn 2000, 3000 trang, c ũng không nói đủ về vấn đề này - vì không đủ chỗ. Việc học cách đọc một mẫu máu vẫn cần thầy chứ không thể chỉ đọc sách mà "biết" được: một hematologist dạy cho học viên: hai nguời cùng nhìn mẫu máu dưới kính hiển vi. Độc giả nào cần tựa các sách tham khảo, xin viết cho tác giả thư này, sẽ xin giới thiệu riêng. Hoặc các độc giả có thể vào website của New England Journal Med (www.nejm.org) tìm bài sau đây: "Diagnosis from the blood smear" của Barbara Bain (tác giả này từ England), Vol 353:498-507, August 4, 2005. Bài này cũng có hình màu, và là một bài review về hình thái máu đỏ tương đối đủ. Note: Ở Mỹ, ta thường gọi phết máu là "blood smear" - tuy nhiên một trong các giáo sư máu - của tôi - không đồng ý - ông ta cũng là giáo sư Máu từ England- và ông ta cho rằng chữ "blood film" đúng hơn. Nghĩ cho cùng, về tiếng English, ông ấy đúng, nhưng lỗi lầm nay đã thành thói quen khắp thế giới nói tiếng Anh! Bs Nguyễn Tài Mai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh thiếu máu và cách điều trị
19 p | 570 | 110
-
Món ăn bài thuốc trị thiếu máu
2 p | 412 | 106
-
Thực phẩm và vitamin trị bệnh thiếu máu
6 p | 209 | 75
-
Hội chứng thiếu máu (Kỳ 3)
5 p | 208 | 36
-
5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu
7 p | 169 | 28
-
Dùng thuốc gì khi thiếu máu?
5 p | 171 | 20
-
Nguyên nhân và cách phòng thiếu máu
5 p | 146 | 15
-
Bài giảng Thiếu máu do bệnh mạn tính - Nguyễn Công Khanh
20 p | 105 | 13
-
Điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu
8 p | 130 | 13
-
Bổ sung sắt vào ngũ cốc để giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ
5 p | 136 | 12
-
Cách nhận biết và phòng bệnh thiếu máu
8 p | 115 | 9
-
Nguy cơ thiếu máu ... vì uống chè
4 p | 84 | 8
-
Thiếu sắt thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết
5 p | 107 | 7
-
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
7 p | 122 | 7
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 11: Thiếu máu thiếu sắt
3 p | 45 | 5
-
Bài giảng Thiếu máu do bệnh mãn tính - Võ Thị Kim Thoa
2 p | 82 | 4
-
Bài giảng Hội chứng thiếu máu (44 trang)
44 p | 3 | 1
-
Bài giảng Cập nhật điều trị chống kết tập tiểu cầu trong đột quỵ thiếu máu - PGS.TS Cao Phi Phong
57 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn