intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số chỉ số hình thái khuôn mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa của trẻ em 7 tuổi tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Hà Nội

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả một số chỉ số hình thái khuôn mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa của trẻ em 7 tuổi tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số chỉ số hình thái khuôn mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa của trẻ em 7 tuổi tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Hà Nội

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> <br /> MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI KHUÔN MẶT<br /> TRÊN ẢNH NGHIÊNG CHUẨN HÓA CỦA TRẺ EM 7 TUỔI<br /> TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC LIÊN NINH, HÀ NỘI<br /> Nguyễn Vinh Quang*; Lê Hoàng Anh*; Hoàng Kim Loan*; Nguyễn Phú Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả một số chỉ số hình thái khuôn mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa của trẻ em<br /> 7 tuổi tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu chụp ảnh<br /> mặt nghiêng bên trái của 213 đối tượng trẻ 7 tuổi, các điểm mốc giải phẫu, kích thước và góc<br /> độ xác định trên ảnh số hoá bằng phần mềm VNCeph. Các đối tượng được phân thành nhóm<br /> giới tính và phân loại theo khớp cắn Angle. So sánh bằng phân tích khác biệt hai chiều.<br /> Kết quả: kích thước các tầng mặt ở nam: Gl-Sn = 60,04 ± 0,43; Sn-Me = 55,97 ± 0,41; N-Gn =<br /> 92,73 ± 0,59. Nữ: Gn-Sn = 58,49 ± 0,41; Sn-Me = 53,44 ± 0,46; N-Gm = 90,48 ± 0,52.<br /> Kết luận: có khác biệt về kích thước các tầng mặt giữa hai giới, nhưng không khác biệt giữa<br /> các loại khớp cắn. Sự khác biệt về kích thước theo giới có ý nghĩa thống kê. Khớp cắn đóng vai<br /> trò quan trọng trong hình thành thẩm mỹ khuôn mặt, thay đổi khớp cắn trong chỉnh hình răng<br /> mặt ảnh hưởng lớn mô mềm vùng mặt.<br /> * Từ khóa: Hình thái khuôn mặt; Tầng mặt; Ảnh nghiêng chuẩn hóa; Trẻ em 7 tuổi.<br /> <br /> Photographic Soft-Tissue Profile in Children Aged 7 Years in<br /> Lienninh School - Hanoi<br /> Summary<br /> Objectives: Profile photographs can be a valuable, noninvasive tool for early orthodontic<br /> diagnosis and treatment planning. Subjects and methods: Left-side profile photographs were<br /> obtained on 213 normal, healthy children aged 7 years. Standardized landmarks were digitized<br /> on the photographs and several linear and angular measurements were VNCeph. The children<br /> were divided according to dental class and sex. Comparisons were made by two-way analyses<br /> of variance. Results: Boy’s facial heights: Gl-Sn = 60.04 ± 0.43; Sn-Me = 55.97 ± 0.41; N-Gn =<br /> 92.73 ± 0.59. Girl’s facial heights: Gn-Sn = 58.49 ± 0.41; Sn-Me = 53.44 ± 0.46; N-Gm = 90.48 ± 0.52.<br /> Conclusion: Facial height made significant difference between the sexes but was the same<br /> between dental class. The relationship of dental class is of great value in orthodontic diagnosis<br /> and treatment. Dental class plays an important role in facial esthetics and orthodontic procedures.<br /> The changes in dental occlusion might cause important repercussions to facial soft tissues.<br /> * Keywords: Facial morphology; Facial height; Profile photographs; Children aged 7 years.<br /> * Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Vinh Quang (qmaz.nvq@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/08/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017<br /> <br /> 348<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong nắn chỉnh răng, phân tích yếu<br /> tố về mô mềm trước điều trị giúp đạt<br /> được thẩm mỹ cho khuôn mặt. Phim sọ<br /> mặt nghiêng không những giúp chẩn<br /> đoán nguyên nhân, hướng điều trị mà<br /> còn đưa ra nhiều chỉ số liên quan đến<br /> thẩm mỹ mô mềm đã được đề ra trong<br /> các phương pháp phân tích X quang<br /> khác nhau. Để theo dõi quá trình điều trị<br /> này, phim sọ nghiêng từ xa đã sử dụng<br /> nhiều năm. Gần đây, ảnh số hoá cũng<br /> được dùng để theo dõi thay đổi về mô<br /> mềm một cách thuận tiện và không xâm<br /> lấn: Dylewski L, Antoszewska J (2012)<br /> [3], Kook M.S, Jung S, Park H.J và CS<br /> (2014) [4], Võ Trương Như Ngọc (2014)<br /> [1]. Tuy vậy, đánh giá kích thước khuôn<br /> mặt trẻ em khó hơn ở người lớn do<br /> xương vùng đầu mặt tăng trưởng không<br /> ngừng. 7 tuổi là tuổi quá sớm để điều<br /> trị, nhưng hiểu được thay đổi mô mềm<br /> từ lúc bộ răng hỗn hợp và răng vĩnh<br /> viễn bắt đầu rất có giá trị trong việc tiên<br /> đoán và chẩn đoán khi nắn chỉnh răng<br /> và sọ mặt sau này. Tại Việt Nam, chưa<br /> có nhiều nghiên cứu thống kê kích<br /> thước khuôn mặt của trẻ 7 tuổi. Vì vậy,<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> nhằm: Phát triển phương pháp đơn giản<br /> và nhanh trong xác định kích thước<br /> khuôn mặt dựa trên ảnh mặt nghiêng,<br /> mô tả giá trị trung bình các kích thước<br /> của trẻ 7 tuổi và mối liên quan với khớp<br /> cắn.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Đối tượng lấy toàn bộ từ đề tài<br /> “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt<br /> người Việt Nam” với cỡ mẫu tối đa. Trong<br /> bài báo này, chúng tôi lựa chọn học sinh<br /> khối lớp 2 tại Trường Tiểu học Liên Ninh<br /> Hà Nội (sinh năm 2010) (213 học sinh với<br /> 111 nam và 102 nữ).<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: học sinh có bố<br /> mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt (người<br /> Kinh). Chưa từng điều trị nắn chỉnh răng.<br /> Tính đến ngày chụp, trẻ 7 tuổi ± 6 tháng<br /> (tính theo ngày sinh nhật). Học sinh hợp<br /> tác nghiên cứu. Ghi nhận tương quan<br /> răng hàm lớn hàm thứ nhất hai bên, đã<br /> mọc hết các răng hàm lớn thứ nhất đến<br /> mặt phẳng cắn, không có tổn thương tổ<br /> chức cứng núm ngoài gần cửa răng hàm<br /> trên và mặt ngoài hàm dưới, không bị mất<br /> răng sớm. Còn đủ răng hàm lớn thứ hai<br /> sữa trong bộ răng hỗn hợp.<br /> * Tiêu chuẩn chọn ảnh:<br /> Ảnh phải rõ nét, đủ sáng, các điểm<br /> mốc thấy rõ ràng, không nhầm lẫn. Tư thế<br /> đầu tự nhiên. Mặt bình thường, không<br /> nhăn nhó khóc, cười, môi khép nhẹ.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> Có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt; tiền<br /> sử chấn thương vùng hàm mặt; mắc các<br /> bệnh liên quan đến vùng hàm mặt (như<br /> các khối u lành tính hay ác tính vùng hàm<br /> mặt, các viêm nhiễm, áp xe ở vùng hàm<br /> mặt…).<br /> 349<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> - Thời gian nghiên cứu: tháng 4 - 2017<br /> tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Thanh Trì,<br /> Hà Nội.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Trẻ được chụp ảnh mặt nghiêng bên<br /> trái với máy ảnh Nikon D700, ống kính<br /> tiêu cự cố định 105 mm, khoảng cách 1,5 m:<br /> đầu ở tư thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng vào<br /> tấm gương kích thước 20 x 20 mm đặt<br /> trước mắt.<br /> Ảnh được số hoá và mã hoá theo số<br /> thứ tự. Ảnh chuẩn hoá kích thước và<br /> đánh dấu các điểm:<br /> - Điểm Glabella (Gl): điểm nhô ra trước<br /> nhất của xương trán, nằm trên mặt phẳng<br /> đứng dọc giữa.<br /> - Điểm Nasion (N): điểm Nasion trên<br /> phần mềm, là điểm nằm trên đường giữa,<br /> ở vị trí trũng nhất giữa trán và mũi.<br /> - Điểm Sellion (S): điểm nằm sau nhất<br /> của đường cong phần mềm trán mũi trên<br /> đường giữa, nền của gốc mũi.<br /> - Điểm Pronasal (Pn): điểm nhô nhất,<br /> nằm trước nhất của mũi.<br /> - Điểm Columella (Cm): điểm cao nhất<br /> của lỗ mũi.<br /> - Điểm Subnasal (Sn): điểm vách ngăn<br /> mũi bắt đầu nhập vào môi trên, nằm trên<br /> mặt phẳng đứng dọc giữa.<br /> - Điểm Lip superior (Ls): điểm nằm<br /> trên đường viền của môi trên, thông<br /> thường ở vị trí nhô nhất của môi trên.<br /> - Điểm Stomion (Sto): điểm chạm của<br /> môi trên và môi dưới. Nếu ở tư thế nghỉ,<br /> 350<br /> <br /> hai môi không chạm nhau, có điểm<br /> stomion superius (sto_s), stomion inferius<br /> (sto_i). Stomion superius: là điểm thấp<br /> nhất môi trên. Stomion inferius: điểm cao<br /> nhất môi dưới. Khi đó điểm Sto là trung<br /> điểm của khoảng cách môi trên và môi<br /> dưới.<br /> - Điểm Lip inferior (Li): điểm nhô nhất<br /> của môi dưới, nằm trên đường viền môi.<br /> - Điểm Supramental (B): điểm trũng<br /> nhất của cằm, nằm trên mặt phẳng đứng<br /> dọc giữa.<br /> - Điểm Pogonion (Pog): điểm nhô nhất<br /> của cằm.<br /> - Điểm Menton (Me): điểm thấp nhất<br /> của cằm.<br /> - Điểm Cervical (C): điểm bắt đầu phần<br /> mềm cổ.<br /> * Các chỉ số đánh giá:<br /> - Chiều cao tầng mặt giữa (Gl-Sn),<br /> chiều cao tầng mặt dưới (Sn-Me), chiều<br /> cao mặt hình thái (N-Gn) tính bằng mm.<br /> - Góc hai môi (Ls-Sn/Li-Pg), góc lồi<br /> mặt II (N-Sn-Pg) tính bằng độ.<br /> Các chỉ số được đo trên phần mềm<br /> VNCeph và xử lý số liệu bằng SPSS 16.<br /> * Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu này<br /> tuân thủ đầy đủ nguyên tắc đạo đức của<br /> đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc<br /> đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng<br /> trong y học” được chấp thuận bởi Hội<br /> đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh<br /> học, mã số 202/HĐĐĐĐHYHN do Hội<br /> đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh<br /> học, Trường Đại học Y Hà Nội ngày<br /> 20/10/2016 cung cấp.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu bao gồm 213 trẻ, trong đó 102 trẻ gái và 111 trẻ trai, khác biệt về giới<br /> không có ý nghĩa thống kê.<br /> Bảng 1: Phân bố các loại khớp cắn theo giới.<br /> Khớp cắn<br /> loại I<br /> Giới<br /> tính<br /> <br /> Khớp cắn<br /> loại II<br /> <br /> Khớp cắn<br /> loại III<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 52<br /> <br /> 46,85<br /> <br /> 49<br /> <br /> 44,14<br /> <br /> 10<br /> <br /> 9,01<br /> <br /> 111<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 46<br /> <br /> 45,10<br /> <br /> 49<br /> <br /> 48,04<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6,86<br /> <br /> 102<br /> <br /> 98<br /> <br /> 46,01<br /> <br /> 98<br /> <br /> 46,01<br /> <br /> 17<br /> <br /> 7,98<br /> <br /> 213<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,772<br /> <br /> (*p sử dụng khi bình phương test (chi-square))<br /> Khớp cắn loại 1 chiếm đa số (46,01%), cao nhất ở trẻ nam, khớp cắn loại 2 ở nữ<br /> cao nhất. Tỷ lệ khớp cắn loại 3 luôn thấp nhất (7,98%).<br /> Bảng 2: Giá trị của các kích thước (mm) các góc (độ) theo giới.<br /> Nam (n = 111)<br /> <br /> Nữ (n = 102)<br /> <br /> p (t-test)<br /> <br /> Gl-Sn<br /> <br /> 60,04 ± 0,43<br /> <br /> 58,49 ± 0,41<br /> <br /> 0,0099<br /> <br /> Sn-Me<br /> <br /> 55,97 ± 0,50<br /> <br /> 53,44 ± 0,46<br /> <br /> 0,0003<br /> <br /> N-Gn<br /> <br /> 92,73 ± 0,59<br /> <br /> 90,48 ± 0,52<br /> <br /> 0,0048<br /> <br /> Ls-Sn/Li-Pg<br /> <br /> 130,88 ± 1,26<br /> <br /> 133,72 ± 0,61<br /> <br /> 0,1386<br /> <br /> N-Sn-Pg<br /> <br /> 166,67 ± 0,61<br /> <br /> 166,31 ±0,59<br /> <br /> 0,6812<br /> <br /> Kích thước các tầng mặt (giữa, dưới và hình thái) ở trẻ nam lớn hơn trẻ nữ. Khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có sự khác biệt về góc lồi mặt và góc giữa<br /> hai môi ở hai giới (p > 0,05 ).<br /> Bảng 3: Giá trị của biến theo khớp cắn ( n = 213).<br /> Khớp cắn loại I<br /> (n = 109)<br /> <br /> Khớp cắn loại II<br /> (n = 56)<br /> <br /> Khớp cắn loại III<br /> (n = 49)<br /> <br /> X±SD<br /> <br /> X±SD<br /> <br /> X±SD<br /> <br /> Gl-Sn<br /> <br /> 59,40 ± 4,02<br /> <br /> 59,02 ± 4,67<br /> <br /> 60,37 ± 5,04<br /> <br /> 0,241<br /> <br /> Sn-Me<br /> <br /> 55,22 ± 5,49<br /> <br /> 54,41 ± 4,98<br /> <br /> 54,05 ± 3,65<br /> <br /> 0,131<br /> <br /> N-Gn<br /> <br /> 91,71 ± 5,84<br /> <br /> 91,31 ± 5,69<br /> <br /> 93,27 ± 6,92<br /> <br /> 0,561<br /> <br /> Ls-Sn/Li-Pg<br /> <br /> 131,04 ± 14,13<br /> <br /> 133,5 ± 14,23<br /> <br /> 131,89 ± 11,06<br /> <br /> 0,455<br /> <br /> N-Sn-Pg<br /> <br /> 166,73 ± 6,21<br /> <br /> 165,84 ± 6,24<br /> <br /> 168,92 ± 5,72<br /> <br /> 0,905<br /> <br /> p<br /> (ANOVA test)<br /> <br /> Giá trị trung bình Gl- Sn lớn nhất ở khớp cắn loại 3, Sn-Me lớn nhất ở khớp cắn loại<br /> 1, N-Gn lớn nhất ở khớp cắn loại 3, nhưng khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê<br /> (p > 0,05).<br /> <br /> 351<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> BÀN LUẬN<br /> - Có sự khác biệt trong chiều cao các<br /> tầng mặt giữa hai giới với kích thước ở<br /> trẻ trai lớn hơn trẻ gái. Không có sự khác<br /> biệt về góc hai môi và góc lồi mặt về giới.<br /> Sự tăng trưởng đầu mặt bao gồm<br /> nhiều yếu tố, với nhóm trẻ cùng độ tuổi,<br /> môi trường, các yếu tố dẫn đến khác biệt<br /> bao gồm chủng tộc, di truyền, chức năng,<br /> trong đó có cả yếu tố về giới. Năm 2000,<br /> Trần Thuý Nga thực hiện nghiên cứu dọc<br /> trên phim sọ nghiêng trẻ từ 3 - 5 tuổi cho<br /> thấy hướng tăng trưởng sọ mặt ở nam<br /> xuống dưới nhiều hơn và nữ ra trước<br /> nhiều hơn. Trong nghiên cứu của Hồ Thị<br /> Thuỳ Trang và Hoàng Tử Hùng [7] về<br /> kích thước chiều cao các tầng mặt theo<br /> tuổi của đốt sống cổ, kích thước của nam<br /> lớn hơn nữ ở cả 5 giai đoạn tuổi xương<br /> CVBA I đến CVBA V. Vì vậy, yếu tố về<br /> giới rất quan trọng nhằm xác định khuynh<br /> hướng phát triển sọ mặt trong giai đoạn<br /> tăng trưởng.<br /> - Không có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê về kích thước tầng mặt giữa,<br /> dưới và chiều cao mặt hình thái giữa ba<br /> loại khớp cắn. Răng hàm lớn thứ nhất<br /> mọc vào thời điểm 6 tuổi và quá trình mọc<br /> tiền chức năng đến thời điểm chạm mặt<br /> phẳng cắn cùng với hướng phát triển ra<br /> trước và xuống dưới tại thời điểm 7 tuổi<br /> chưa làm thay đổi kích thước dọc của<br /> tầng mặt dưới. Tại thời điểm 7 tuổi, phát<br /> triển theo chiều rộng là xu hướng mạnh<br /> nhất. Ngoài sự phát triển phức hợp nền<br /> sọ - hàm mặt còn thay thế bộ răng sữa<br /> bằng bằng bộ răng hỗn hợp, nên chiều<br /> trên dưới còn phát triển đến độ tuổi<br /> trưởng thành. So sánh kích thước trung<br /> 352<br /> <br /> bình của tầng mặt giữa lớn hơn tầng mặt<br /> dưới có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) cho<br /> thấy kích thước tầng mặt dưới của trẻ<br /> 7 tuổi chưa phát triển so với tiêu chuẩn<br /> tân cổ điển: tỷ lệ tầng mặt giữa và dưới là<br /> 1:1 ở người trưởng thành. Điều này cho<br /> thấy hàm dưới phát triển trong tương lai<br /> với thời gian dài hơn sẽ thay đổi so với<br /> thời điểm 7 tuổi.<br /> - Góc giữa hai môi và góc lồi mặt giữa<br /> hai giới và giữa các loại khớp cắn không<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên<br /> giá trị trung bình các biến trong khớp cắn<br /> loại 3 có giá trị trung bình lớn hơn 2 loại,<br /> có xu hướng phát triển ra trước và xuống<br /> dưới của hàm dưới.<br /> - Do nghiên cứu chỉ thực hiện trên ảnh<br /> chụp nghiêng, cần kết hợp cùng phim sọ<br /> nghiêng để đánh giá vị trí ra trước của<br /> xương hàm dưới và tìm ra mối liên hệ,<br /> qua đó tiên lượng khuynh hướng phát<br /> triển của xương hàm dưới.<br /> - Các giá trị chiều đứng cho thấy:<br /> không có sự khác biệt giữa các loại khớp<br /> cắn. Hàm trên và hàm dưới phía trước<br /> phát triển tại thời điểm 7 tuổi chưa tạo<br /> nên khác biệt của tầng mặt giữa, dưới<br /> cũng như chiều dài mặt hình thái.<br /> KẾT LUẬN<br /> Các giá trị kích thước tại thời điểm<br /> 7 tuổi cho thấy không có nhiều khác biệt<br /> về kích thước dọc của tầng mặt giữa các<br /> loại khớp cắn với nhau. Đây là mốc để<br /> bắt đầu theo dõi hàm trên và hàm dưới<br /> phát triển riêng biệt qua quá trình phát<br /> triển của bộ răng hỗn hợp và bộ răng vĩnh<br /> viễn sau này. Phát triển của hai hàm với<br /> tốc độ, thời gian khác nhau tạo nên sự đa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2