intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa theo phân tích steiner ở nhóm người Việt tuổi 18 - 25

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

157
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả một số chỉ số sọ - mặt trên phim kỹ thuật số sọ nghiêng từ xa theo phân tích Steiner. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 521 sinh viên người Việt có độ tuổi từ 18 - 25 (232 nam và 289 nữ).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa theo phân tích steiner ở nhóm người Việt tuổi 18 - 25

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA<br /> THEO PHÂN TÍCH STEINER Ở NHÓM NGƢỜI VIỆT<br /> TUỔI 18 - 25<br /> Nguyễn Phương Huyền*; Nguyễn Thị Thu Phương**; Hoàng Tuấn Linh***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả một số chỉ số sọ - mặt trên phim kỹ thuật số sọ nghiêng từ xa theo phân<br /> tích Steiner. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 521 sinh viên người Việt có<br /> 0<br /> 0<br /> độ tuổi từ 18 - 25 (232 nam và 289 nữ). Kết quả: SNA: 82,52 ± 3,36 ; SNB: 79,16 ± 3,57 ; ANB:<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 3,36 ± 2,41 ; U1/L1: 122,78 ± 10,4 ; U1/NA: 24,04 ± 7,51 ; L1/NB: 29,64 ± 6,82 . Kết luận: mối<br /> tương quan xương-răng của nhóm nghiên cứu khác biệt rõ rệt với người Caucasian, nhưng<br /> không khác biệt nhiều giữa nam và nữ người Việt Nam.<br /> * Từ khóa: Chỉ số sọ - mặt; Phân tích Steiner; Phim sọ nghiêng; Người trưởng thành.<br /> <br /> Some Craniofacial Indicators on Cephalometric Films using the Steiner<br /> Analysis of Vietnamese Aged 18 - 25<br /> Summary<br /> Objectives: To describe some indexes of craniofacial indicators on cephalometric films using<br /> the Steiner analysis. Subjects and methods: The cross-sectional descriptive study on 521 students<br /> 0<br /> 0<br /> aged from 18 to 25 years (232 males, 289 females). Results: SNA: 82.52 ± 3.36 . SNB: 79.16 ± 3.57 .<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> ANB: 3.36 ± 2.41 . U1/L1: 122.78 ± 10.4 ; U1/NA: 24.04 ± 7.51 ; L1/NB: 29.64 ± 6.82 . Conclusions:<br /> Bone-tooth correlation in the study group was significantly different from Caucasian’s correlation,<br /> as well as from different ethnic groups, but there was no difference between Vietnamese men<br /> and women.<br /> * Keywords: Craniofacial indicators; Steiner analysis; Cephalometric film; Adults.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,<br /> nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt ngày càng<br /> được quan tâm hơn. Tuy nhiên, quan niệm<br /> về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian,<br /> <br /> có sự khác biệt giữa các chủng tộc. Do vậy,<br /> để đưa ra tiêu chuẩn cho một khuôn<br /> mặt đẹp vẫn là thách thức không chỉ với<br /> Ngành Răng Hàm Mặt mà còn với các<br /> ngành khác như phẫu thuật chỉnh hình,<br /> thẩm mỹ...<br /> <br /> * Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội<br /> ** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> *** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phương Huyền (emerald.1987@yhoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017<br /> <br /> 489<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Phim X quang sọ nghiêng từ xa lần<br /> đầu tiên được Broadbent (Mỹ) giới thiệu<br /> vào năm 1931. Từ đó đến nay, phim sọ<br /> nghiêng được sử dụng rộng rãi trong nghiên<br /> cứu phân tích phát triển của sọ mặt, trong<br /> chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị chỉnh hình<br /> răng mặt. Sau này, có rất nhiều tác giả trên<br /> thế giới đã tiến hành nghiên cứu, phân<br /> tích phim và đưa ra các chỉ số sọ - mặt<br /> trung bình và chuẩn như: Down, Ricketts,<br /> Tweed, Steiner… [4]. Tuy nhiên, phân tích<br /> của Steiner thường được nhà chỉnh nha<br /> lâm sàng và các phẫu thuật viên sử dụng<br /> rộng rãi do kỹ thuật đơn giản, dễ sử dụng<br /> trong đánh giá tương quan giữa xương<br /> hàm trên và xương hàm dưới theo chiều<br /> trước sau, đồng thời đánh giá được từng<br /> phần tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt, bao<br /> gồm xương, răng và mô mềm [5, 6].<br /> Cho đến nay, không chỉ riêng người<br /> Caucasian mà nhiều quốc gia và dân tộc<br /> đã nghiên cứu các chỉ số sọ - mặt dựa trên<br /> cơ sở phim X quang sọ nghiêng từ xa với<br /> phân tích Steiner và đưa ra các tiêu chí<br /> đại điện riêng [7, 8]. Nhưng ở Việt Nam,<br /> vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các chỉ<br /> số này. Do đó, đề tài nghiên cứu này được<br /> tiến hành nhằm: Mô tả một số chỉ số sọ mặt trên phim kỹ thuật số sọ nghiêng từ<br /> xa theo phân tích Steiner của một nhóm<br /> người tuổi 18 - 25.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 521 sinh viên người Việt tuổi từ 18 - 25<br /> (232 nam và 289 nữ), đang học tại Học<br /> viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam,<br /> Trường Cao đẳng Y Hà Nội, thuộc một<br /> 490<br /> <br /> phần nhỏ trong một nhành của Đề tài Nhà<br /> nước “Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của<br /> người Việt Nam để ứng dụng trong y học”.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> + Từ 18 - 25 tuổi, có bố mẹ, ông bà là<br /> người Việt.<br /> + Đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể răng<br /> hàm lớn thứ ba) không có tổn thương mất<br /> tổ chức cứng gây giảm chiều dài cung răng.<br /> + Đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên<br /> cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + Bị dị dạng hàm mặt,<br /> + Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc phẫu<br /> thuật vùng hàm mặt.<br /> + Phim sọ nghiêng không đạt chuẩn.<br /> * Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br /> nghiên cứu tiến hành từ tháng 11 - 2016<br /> đến tháng 08 - 2017 tại Viện Đào tạo<br /> Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Các bước tiến hành.<br /> - Thăm khám sơ bộ: lập danh sách và<br /> lựa chọn đối tượng nghiên cứu, khám trong<br /> miệng để xác định khớp cắn<br /> - Chụp phim X quang: tất cả đối tượng<br /> nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng<br /> bằng máy X quang kỹ thuật số Orthophos<br /> XG5 tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng<br /> nghiên cứu được mặc áo chì đứng thẳng,<br /> đầu tư thế chuẩn, môi nghỉ tự nhiên,<br /> răng ở tư thế lồng múi tối đa. Phim được<br /> căn chỉnh lấy tỷ lệ 1:1 lưu trữ vào ổ cứng<br /> máy tính.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> - Phân tích phim: đánh dấu điểm mốc<br /> giải phẫu trên phim và được đo bằng phần<br /> mềm VNCeph.<br /> * Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng<br /> cần xác định và chỉ số nghiên cứu:<br /> - Điểm khớp trán mũi (Nasion - N):<br /> điểm trước nhất trên đường khớp tránmũi theo mặt phẳng dọc giữa.<br /> - Điểm tâm hố yên (Sella Turcica - S):<br /> điểm giữa của hố yên xương bướm.<br /> - Điểm A (Subspinale): điểm sau nhất<br /> của xương ổ răng hàm trên.<br /> - Điểm B (Submental): điểm sau nhất<br /> của xương ổ răng xương hàm dưới.<br /> - Điểm I: điểm trước nhất thân răng cửa<br /> giữa hàm trên.<br /> - Điểm i: điểm trước nhất thân răng cửa<br /> giữa hàm dưới.<br /> - Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm trên.<br /> - Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm<br /> dưới.<br /> <br /> - Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa<br /> hàm trên.<br /> - Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa<br /> hàm dưới.<br /> * Các chỉ số nghiên cứu: tương quan<br /> khớp cắn theo xương và theo răng. Các<br /> góc đánh giá mối tương quan của xương:<br /> góc SNA, góc SNB và góc ANB. Các góc<br /> đánh giá mối tương quan giữa xương và<br /> răng: góc U1/NA và góc L1/NB. Góc đánh<br /> giá mối tương quan giữa răng và răng:<br /> góc liên răng cửa (U1/L1)<br /> * Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần<br /> mềm SPSS 20.0 với các thuật toán thống<br /> kê y học đảm bảo độ chính xác và tin cậy.<br /> * Đạo đức trong nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu tuân thủ các quy định về<br /> đạo đức trong nghiên cứu y học. Nghiên<br /> cứu đã Hội đồng Đạo đức Y sinh học cấp<br /> cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội phê duyệt,<br /> mã số IRB - VN01001.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ tương quan khớp cắn theo xương và theo răng.<br /> Tỷ lệ khớp cắn loại III theo xương thấp hơn theo răng, tỷ lệ khớp cắn loại II theo<br /> xương cao hơn theo răng (p < 0,05, χ2 test).<br /> 491<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Bảng 1: Phân bố sai lệch khớp cắn do xương trên phim sọ nghiêng theo giới.<br /> Giới<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tƣơng quang xƣơng<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Loại I<br /> <br /> 104<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> 150<br /> <br /> 51,9<br /> <br /> 254<br /> <br /> 48,8<br /> <br /> Loại II<br /> <br /> 105<br /> <br /> 45,3<br /> <br /> 117<br /> <br /> 40,5<br /> <br /> 222<br /> <br /> 42,6<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> 23<br /> <br /> 9,9<br /> <br /> 22<br /> <br /> 7,6<br /> <br /> 45<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> 232<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 289<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 521<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Không có sự khác biệt về tỷ lệ sai lệch khớp cắn do xương giữa nam và nữ<br /> (p > 0,05, χ2 test).<br /> Bảng 2: Các chỉ số sọ - mặt theo giới.<br /> Giới<br /> <br /> Nam (n = 232)<br /> <br /> Nữ (n = 289)<br /> p<br /> <br /> Chỉ số<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> SNA°<br /> <br /> 82,88<br /> <br /> 3,43<br /> <br /> 82,23<br /> <br /> 3,28<br /> <br /> < 0,05*<br /> <br /> SNB°<br /> <br /> 79,41<br /> <br /> 3,66<br /> <br /> 78,96<br /> <br /> 3,51<br /> <br /> > 0,05*<br /> <br /> ANB°<br /> <br /> 3,48<br /> <br /> 2,45<br /> <br /> 3,27<br /> <br /> 2,38<br /> <br /> > 0,05*<br /> <br /> U1/L1°<br /> <br /> 122,82<br /> <br /> 9,65<br /> <br /> 122,74<br /> <br /> 10,98<br /> <br /> > 0,05*<br /> <br /> U1/NA°<br /> <br /> 24,38<br /> <br /> 6,82<br /> <br /> 23,76<br /> <br /> 8,02<br /> <br /> > 0,05*<br /> <br /> L1/NB°<br /> <br /> 29,33<br /> <br /> 6,49<br /> <br /> 29,88<br /> <br /> 7,07<br /> <br /> > 0,05*<br /> <br /> (*Kiểm định t-test, **Kiểm định Mann - Whitney test)<br /> Hầu hết các góc đo trên xương không khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05), chỉ trừ<br /> chỉ số SNA.<br /> Bảng 3: Các chỉ số sọ - mặt trên xương theo tương quan xương.<br /> Tƣơng quan<br /> xƣơng<br /> Chỉ số<br /> <br /> Loại I (n = 254)<br /> <br /> Loại II (n = 222)<br /> <br /> Loại III (n = 45)<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> p*<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 0<br /> <br /> 82,00<br /> <br /> 3,24<br /> <br /> 83,42<br /> <br /> 3,29<br /> <br /> 81,04<br /> <br /> 3,31<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 79,63<br /> <br /> 3,15<br /> <br /> 77,93<br /> <br /> 3,45<br /> <br /> 82,58<br /> <br /> 3,69<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 2,37<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> 5,48<br /> <br /> 1,24<br /> <br /> -1,53<br /> <br /> 1,48<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> SNA<br /> SNB<br /> <br /> 0<br /> <br /> ANB<br /> <br /> U1/L1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 123,72<br /> <br /> 10,10<br /> <br /> 120,73<br /> <br /> 10,03<br /> <br /> 127,54<br /> <br /> 11,75<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 25,58<br /> <br /> 6,44<br /> <br /> 20,7<br /> <br /> 6,99<br /> <br /> 31,75<br /> <br /> 7,17<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 6,40<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 5,02<br /> <br /> 1,95<br /> <br /> 7,75<br /> <br /> 2,93<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> U1/NA<br /> L1/NB<br /> <br /> (*Kiểm định Kruskal-Wallis test)<br /> Phần lớn các chỉ số về khoảng cách và góc đo trên xương khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê giữa các loại khớp cắn theo xương (p < 0,01).<br /> 492<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> BÀN LUẬN<br /> Ngày nay, các chỉ số sọ mặt là yếu tố<br /> không thể thiếu trong nghiên cứu chỉnh nha.<br /> Phân tích chỉ số mô cứng là mục đích<br /> đầu tiên, quan trọng nhất trong phân tích<br /> phim sọ nghiêng. Phương pháp phân tích<br /> Steiner giúp đánh giá mối tương quan giữa<br /> 2 xương hàm, xương-răng, răng-răng trên<br /> phim sọ mặt nghiêng. Đây là công cụ hữu<br /> ích cho giúp bác sỹ lâm sàng theo dõi,<br /> lập kế hoạch điều trị cho người bệnh.<br /> Trong nghiên cứu, tất cả đối tượng<br /> đều cùng một lứa tuổi từ 18 - 25, có môi<br /> trường sống và học tập tương đương nhau,<br /> phù hợp với yêu cầu nghiên cứu nhân<br /> trắc học và có thể đại diện cho người<br /> trường thành, vì phần lớn các nghiên cứu<br /> đều cho rằng phức hợp sọ - mặt đều<br /> trưởng thành trước 16 tuổi [6]. Kết quả<br /> cho thấy phân bố theo loại sai lệch khớp<br /> cắn trên xương chiếm 48,0% ở loại I,<br /> 42,6% loại II, loại III ít gặp (chỉ chiếm 8,6%)<br /> (biểu đồ 1). So sánh với tương quan khớp<br /> cắn theo răng, tỷ lệ khớp cắn loại I cao<br /> nhất, tiếp đến loại II và thấp nhất loại III.<br /> Tuy nhiên, tỷ lệ khớp cắn loại III theo<br /> xương (8,6%) thấp hơn theo răng (18,0%),<br /> ngược lại, tỷ lệ khớp cắn loại II theo<br /> xương (42,6%) cao hơn theo răng (33,0%).<br /> Điều này cho thấy tương quan khớp cắn<br /> theo xương theo răng không thể thay thế<br /> <br /> thay thế được cho nhau. Vì vậy, bác sỹ<br /> trong quá trình khám chữa bệnh cần<br /> đánh giá cả hai loại tương quan xương,<br /> tương quan răng để đưa ra kế hoạch và<br /> phác đồ điều trị chính xác.<br /> Về phân bố sai lệch khớp cắn: do xương<br /> trên phim sọ nghiêng theo giới, tỷ lệ đối<br /> tượng có khớp cắn loại I ở nam (44,8%)<br /> thấp hơn nữ (51,9%). Ngược lại, tỷ lệ có<br /> khớp cắn loại II và loại III ở nam cao hơn nữ<br /> (bảng 1). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ<br /> sai lệch khớp cắn do xương giữa nam và<br /> nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Chúng tôi nhận thấy kết quả này có sự<br /> tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị<br /> Thu Loan [1], Võ Trương Như Ngọc [2]<br /> trước đó.<br /> Ở bảng 2, phần lớn các chỉ số về<br /> khoảng cách và góc đo trên xương không<br /> khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05),<br /> chỉ trừ góc SNA của nam cao hơn có ý<br /> nghĩa thống kê so với nữ (82,88 ± 3,43<br /> và 82,23 ± 3,28). Tuy nhiên, giữa các loại<br /> khớp cắn theo xương, kết quả nghiên<br /> cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê về các chỉ số sọ - mặt (bảng 3),<br /> phù hợp với nghiên cứu của Võ Trương<br /> Như Ngọc [2]. Điều này có thể lý giải, do<br /> giữa hai nghiên cứu có sự khác biệt về<br /> đối tượng lựa chọn nghiên cứu.<br /> <br /> Bảng 4: So sánh với giá trị trung bình trong các nghiên cứu nước ngoài [4, 5].<br /> Nhóm ngƣời Việt<br /> nghiên cứu<br /> ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm ngƣời<br /> Caucasian<br /> ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm ngƣời<br /> Ấn Độ<br /> ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm ngƣời<br /> Hàn Quốc<br /> ( X ± SD)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 82,52 ± 3,36<br /> <br /> 82,0 ± 2,0<br /> <br /> 84,1<br /> <br /> 81,2<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 79,16 ± 3,58<br /> <br /> 80,0 ± 2,0<br /> <br /> 81,9<br /> <br /> 78,7<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,36 ± 2,41<br /> <br /> 2,0 ± 2,0<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> Chỉ số<br /> SNA<br /> SNB<br /> ANB<br /> <br /> p(t.test)<br /> <br /> 493<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0