intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sọ - mặt của trẻ em 12 tuổi người Kinh theo phân tích down trên phim sọ nghiêng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhằm đánh giá một số chỉ số sọ - mặt trên phim nghiêng ở trẻ em 12 tuổi người Kinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sọ - mặt của trẻ em 12 tuổi người Kinh theo phân tích down trên phim sọ nghiêng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT CỦA TRẺ EM 12 TUỔI NGƢỜI KINH<br /> THEO PHÂN TÍCH DOWN TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG<br /> Vũ Thị Xuân*; Nguyễn Thị Thu Phương*; Đỗ Hải Vân*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở trẻ 12 tuổi người Kinh theo<br /> phương pháp Down. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 267 trẻ<br /> 12 tuổi gồm 144 nam và 123 nữ. Tiêu chí lựa chọn là khớp cắn loại I xương, không có bất<br /> thường xương, không điều trị chỉnh nha trước đó. Xác định và phân tích tất cả điểm mốc theo<br /> phương pháp Down. Kết quả: FH/N-Pg: 86,99 ± 3,30, Y- Angle: 61,28 ± 3,49, FH/Go-Me: 27,17<br /> ± 3,79, i-MP: 5,47 ± 5,79, I/i: 119,72 ± 8,24. Có sự khác biệt giữa hai giới (p < 0,05). Kết luận:<br /> có sự khác biệt về một số đặc điểm hình thái sọ - mặt giữa trẻ nam với nữ cùng lứa tuổi. Ở trẻ<br /> nam, góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới nhỏ hơn trẻ nữ, góc trục Y lớn hơn trẻ nữ. Góc răng<br /> cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới nhỏ hơn nữ, góc răng cửa lớn hơn nữ.<br /> * Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ nghiêng; Trẻ em 12 tuổi.<br /> <br /> Cephalomatric Evaluation of 12-Year-Old Kinh’s Children by<br /> Down’s Analysis<br /> Summary<br /> Objectives: To establish the cephalomatric indexes at 12 year-old Kinh’s ethnic children group<br /> using Down’s analysis. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study on 267<br /> standardized lateral cephalomatric radiographs including 144 males and 123 females. The criteria<br /> of selection were class I incisor relationship no skeletal abnormality, and no previous orthodontic<br /> treatment. All cephalomatric landmarks were located and determined and subsequently tracing<br /> had been done according to Down’s analysis. Results: FH/N-Pg: 86.99 ± 3.30, Y-Angle: 61.28 ±<br /> 3.49, FH/Go-Me: 27.17 ± 3.79, i-MP: 5.47 ± 5.79, I/i: 119.72 ± 8.24. There are differences<br /> between 2 genders (p < 0.05). Conclusion: There are differences between 2 genders. In male:<br /> facial angle and mandibular plane angle were smaller and Y-angle was large than in female; cant<br /> of occlusal plane was smaller, and L1 to mandibular plane was larger than in female.<br /> * Keywords: Cephalomatric features; Cephalomatric film; 12-year-old children.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Lứa tuổi 12 có nhiều thay đổi về mặt<br /> hình thái. Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu dậy<br /> thì và cơ thể có nhiều thay đổi. Trong sự<br /> phát triển chung của cơ thể, hệ thống sọ mặt có tăng tốc độ tăng trưởng. Mức độ<br /> <br /> này khác nhau giữa các chủng tộc, dân<br /> tộc, giữa nam và nữ. Lứa tuổi 12 có ý<br /> nghĩa quan trọng trong chỉnh hình hàm<br /> mặt vì thay đổi từ hệ răng hỗn hợp sang<br /> hệ răng vĩnh viễn, mặt phát triển nhanh,<br /> tốc độ tăng trưởng khác nhau của xương<br /> hàm trên và hàm dưới.<br /> <br /> * Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Xuân (xuanvu.dentist.yhp@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017<br /> <br /> 393<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Phim sọ nghiêng từ xa là công cụ không<br /> thể thiếu trong chỉnh hình hàm mặt, giúp<br /> các nhà lâm sàng, nghiên cứu có thể tính<br /> toán chính xác và thiết lập kế hoạch điều<br /> trị thích hợp. Hiện nay, nhiều phương pháp<br /> phân tích sọ mặt được áp dụng, trong đó<br /> phân tích Down là một trong những phương<br /> pháp hữu hiệu giúp các nhà lâm sàng mô<br /> phỏng nhanh dữ liệu thu thập được. Trên<br /> thế giới, nhiều tác giả sử dụng phân tích<br /> Down trong nghiên cứu và thực hành để<br /> mô tả, đánh giá đặc điểm của răng, xương,<br /> đồng thời tiên đoán sự phát triển của<br /> chúng trong tương lai gần và xa: Nasser<br /> M Al Jesser (2005) [1], Mohammad<br /> Khursheed Alam (2012) [12]….<br /> Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa<br /> có tác giả nào sử dụng phân tích Down<br /> trong nghiên cứu sọ - mặt trên phim<br /> nghiêng ở trẻ em 12 tuổi. Do đó, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh<br /> giá một số chỉ số sọ - mặt trên phim<br /> nghiêng ở trẻ em 12 tuổi người Kinh.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 267 trẻ 12 tuổi đến khám tại Viện Đào<br /> tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y<br /> <br /> Hà Nội, có ông bà nội ngoại là người Việt<br /> Nam, dân tộc Kinh.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ có khớp cắn<br /> loại I xương, không có bất thường vùng<br /> hàm mặt và không điều trị chỉnh nha<br /> trước đó. Tất cả trẻ có chụp phim sọ<br /> nghiêng đảm bảo chất lượng tốt, thấy rõ<br /> hình ảnh của mô cứng, có đầy đủ răng và<br /> mầm răng trên phim, răng ở tư thế lồng<br /> múi tối đa và môi ở vị trí thư giãn tự<br /> nhiên.<br /> - Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br /> tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội từ tháng<br /> 10 - 2016 đến 4 - 2017.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> * Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br /> Lựa chọn ngẫu nhiên 267 trẻ trong<br /> danh sách bệnh nhân 12 tuổi đủ tiêu<br /> chuẩn lựa chọn và đã chụp phim sọ<br /> nghiêng kỹ thuật số. Lập danh sách<br /> phim bệnh nhân đã lựa chọn. Sau đó,<br /> vẽ và phân tích phim theo phương pháp<br /> phân tích phim sọ nghiêng bằng phần<br /> mềm, sử dụng phân tích phim theo<br /> Down với 10 biến số (hình 1). Ghi kết<br /> quả vào phiếu khám có sẵn, sau đó xử<br /> lý số liệu.<br /> <br /> Hình 1: Các biến số trong phân tích Down [4].<br /> (1. Góc mặt; 2. Góc lồi mặt; 3. Góc mặt phẳng A-B; 4. Góc mặt phẳng hàm dưới;<br /> 5. Góc trục mặt Y; 6. Góc FH/Occ; 7. Góc U1/L1; 8. Góc L1/Occ;<br /> 9. Góc L1/ MP; 10. Độ lồi mặt)<br /> 394<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> * Các điểm mốc trên phim:<br /> - Điểm khớp mũi - trán (Nasion - Na):<br /> điểm trước nhất trên đường khớp trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa.<br /> - Điểm S (Sella turciaca): điểm trung<br /> tâm của hố yên xương bướm.<br /> - Điểm Or (Orbital): điểm thấp nhất bờ<br /> dưới hốc mắt.<br /> - Điểm Po (Porion): điểm cao nhất bờ<br /> trên ống tai ngoài.<br /> - Điểm A: điểm sau nhất của xương ổ<br /> <br /> - Mặt phẳng Frankfort: đi qua Po và<br /> Or.<br /> - Mặt phẳng hàm dưới: đi qua Go và<br /> Gn.<br /> - Mặt phẳng khớp cắn: nối răng cối lớn<br /> thứ nhất và rìa cắn răng cửa.<br /> * Xử lý số liệu: tính toán, xử lý số liệu<br /> và dữ kiện bằng phần mềm thống kê<br /> SPSS 16.0.<br /> * Đạo đức nghiên cứu:<br /> Tất cả đối tượng nghiên cứu trong đề<br /> <br /> răng hàm trên theo đường dọc giữa.<br /> <br /> tài này thuộc đối tượng nghiên cứu của<br /> <br /> - Điểm B: điểm thấp nhất của xương ổ<br /> răng hàm dưới theo đường dọc giữa.<br /> <br /> Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm<br /> <br /> - Điểm Go (Gonion): điểm dưới nhất và<br /> sau nhất của góc hàm dưới.<br /> <br /> ứng dụng trong y học”. Đề tài được Hội<br /> <br /> - Điểm Gn (Gnathion): điểm trước nhất<br /> và dưới nhất của cằm.<br /> <br /> thông qua ngày 20 tháng 10 năm 2016.<br /> <br /> - Điểm Pg (Pogonion): điểm trước nhất<br /> của cằm.<br /> <br /> nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để<br /> đồng Đạo đức số 202/HĐĐĐĐHYHN<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Kết quả nghiên cứu thu thập được<br /> <br /> - Điểm I: điểm trước nhất của thân<br /> răng cửa hàm trên.<br /> <br /> 267 trẻ 12 tuổi tại Viện Đào tạo Răng<br /> <br /> - Điểm i: điểm trước nhất của than<br /> răng cửa hàm dưới.<br /> <br /> 144 trẻ nam và 123 trẻ nữ. Các chỉ số<br /> <br /> - Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm<br /> trên.<br /> <br /> và độ lệch chuẩn. So sánh chỉ số trung<br /> <br /> - Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm<br /> dưới.<br /> - Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa<br /> hàm trên.<br /> - Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa<br /> hàm dưới.<br /> * Mặt phẳng tham chiếu:<br /> <br /> Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, gồm<br /> được tính toán giá trị trung bình, độ rộng<br /> bình giữa nam và nữ bằng test thống kê<br /> (t-test) với khoảng tin cậy 95% và<br /> ngưỡng giá trị ý nghĩa 0,05.<br /> * Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br /> giới (n = 267):<br /> Nam: 144 trẻ (54%); nữ: 123 trẻ (46%).<br /> Trong các đối tượng nghiên cứu có<br /> khớp cắn loại I, nam nhiều hơn nữ.<br /> 395<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Bảng 1: Một số chỉ số trên xương và răng theo giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> Giá trị<br /> <br /> Xương<br /> <br /> Răng<br /> <br /> p<br /> Mean<br /> <br /> SD<br /> <br /> Mean<br /> <br /> SD<br /> <br /> Góc mặt<br /> <br /> 86,16<br /> <br /> 3,62<br /> <br /> 86,72<br /> <br /> 3,18<br /> <br /> 0,067*<br /> <br /> Góc mặt phẳng hàm dưới<br /> <br /> 27,14<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> 27,56<br /> <br /> 3,03<br /> <br /> 0,227**<br /> <br /> Góc trục mặt Y<br /> <br /> 62,16<br /> <br /> 3,72<br /> <br /> 61,38<br /> <br /> 3,29<br /> <br /> 0,017**<br /> <br /> Góc trục răng cửa hàm dưới<br /> <br /> 7,24<br /> <br /> 5,98<br /> <br /> 5,87<br /> <br /> 5,71<br /> <br /> 0,008*<br /> <br /> 118,54<br /> <br /> 8,02<br /> <br /> 120,28<br /> <br /> 7,94<br /> <br /> 0,014*<br /> <br /> Góc liên răng cửa<br /> <br /> (*: t-test, **: Mann - Whiney test)<br /> Chỉ số trên xương và răng ở nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Góc mặt và mặt góc mặt phẳng hàm dưới không khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05).<br /> Bảng 2: So sánh đặc điểm trên xương và răng với nghiên cứu của Choenami<br /> (Hàn Quốc) [8].<br /> Giá trị<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> SD<br /> <br /> Hàn Quốc<br /> <br /> SD<br /> <br /> p<br /> <br /> Góc mặt<br /> <br /> 86,41<br /> <br /> 3,43<br /> <br /> 86,3<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 0,4470<br /> <br /> Góc mặt phẳng hàm dưới<br /> <br /> 27,33<br /> <br /> 3,34<br /> <br /> 27,4<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 0,6414<br /> <br /> Góc trục mặt Y<br /> <br /> 61,81<br /> <br /> 3,55<br /> <br /> 62,2<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 0,0119<br /> <br /> Góc trục răng cửa hàm dưới<br /> <br /> 6,62<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> 8,3<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 119,33<br /> <br /> 8,02<br /> <br /> 119<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> 0,3546<br /> <br /> Góc liên răng cửa<br /> <br /> (*t-test)<br /> So sánh chỉ số về xương và răng trong nghiên cứu của Choenami (Hàn Quốc) trên<br /> đối tượng cùng lứa tuổi thấy góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc liên răng cửa<br /> không khác biệt với trẻ Hàn Quốc, chỉ số góc trục Y và góc trục răng cửa hàm dưới với<br /> mặt phẳng hàm dưới khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br /> BÀN LUẬN<br /> Ở thời điểm 12 tuổi, trẻ chuẩn bị bước<br /> vào tuổi dậy thì với nhiều thay đổi về hình<br /> thái sọ - mặt. Nghiên cứu đặc điểm chỉ số<br /> xương và răng trên phim sọ nghiêng ở<br /> tuổi 12 giúp chúng ta nhận xét được xu<br /> hướng tăng trưởng ở giai đoạn quan<br /> trọng này.<br /> 396<br /> <br /> * Tương quan răng:<br /> Tương quan giữa răng với xương hàm<br /> hay tương quan giữa răng với răng khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ<br /> (p < 0,05). Cụ thể, góc trục răng cửa hàm<br /> dưới với mặt phẳng hàm dưới ở nam lớn<br /> hơn nữ, răng cửa hàm dưới ở nam chìa<br /> ra trước nhiều hơn so với nữ. Góc giữa<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> răng cửa hàm trên và hàm là góc có giá<br /> trị quan trọng trong hoạch định kế hoạch<br /> chỉnh nha, sau khi kết thúc chỉnh nha, góc<br /> trục răng cửa nên đạt góc lý tưởng.<br /> Góc giữa trục răng hàm trên và hàm<br /> dưới ở nữ lớn hơn nam, điều này chứng<br /> tỏ trục răng cửa của nữ ở giai đoạn này<br /> có xu hướng thẳng đứng hơn so với trục<br /> răng cửa của nam.<br /> * Tương quan xương:<br /> Tương quan xương ở mặt của nam và<br /> nữ (góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới)<br /> không khác biệt (p > 0,05). Điều này phù<br /> hợp với nghiên cứu của Lê Nguyên Lâm<br /> (2014) [1] và Lê Võ Yến Nhi (2009) [2]<br /> cho rằng ở nam và nữ khác biệt không có<br /> ý nghĩa thống kê. Như vậy, độ nhô cằm,<br /> cấu trúc xương mặt nhìn nghiêng tương<br /> tự ở cả 2 giới. Tuy nhiên, góc trục Y ở<br /> nam lớn hơn nữ, khác biệt này có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05). Xương hàm dưới mở<br /> ra sau và xuống dưới so với tầng mặt trên<br /> nhiều hơn ở trẻ nam.<br /> * So sánh với số liệu theo phân tích<br /> Down trên trẻ em Hàn Quốc:<br /> Góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới<br /> của đối tượng trong nghiên cứu này và<br /> Hàn Quốc không khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê. Nghĩa là độ nhô cằm của trẻ em<br /> người Kinh và Hàn như nhau. Góc trục Y<br /> của trẻ Hàn Quốc lớn hơn so với trẻ<br /> người Kinh Việt Nam, khác biệt này có ý<br /> nghĩa (p < 0,05). Góc trục Y cho thấy hàm<br /> dưới trẻ Hàn có khuynh hướng tăng<br /> trưởng về phía dưới nhiều hơn cằm trẻ<br /> em Việt. Góc trục răng cửa của trẻ Việt và<br /> trẻ Hàn không khác biệt. Góc trục răng<br /> <br /> cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới<br /> lớn hơn so với trẻ Hàn Quốc, khác biệt<br /> này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, răng<br /> cửa hàm dưới của trẻ Việt nghiêng ra<br /> trước nhiều hơn.<br /> KẾT LUẬN<br /> Sau khi áp dụng phương pháp phân<br /> tích Down ở trẻ 12 tuổi người Việt, chúng<br /> tôi rút ra một số kết luận:<br /> - Xương hàm dưới ở trẻ nam có xu<br /> hướng mở ra sau và xuống dưới nhiều<br /> hơn so với trẻ nữ. Nhưng độ nghiêng của<br /> răng hàm trên và răng hàm dưới ở trẻ nữ<br /> nghiêng về trước nhiều hơn so với nam.<br /> - Các giá trị trên xương và răng ở trẻ<br /> người Kinh (Việt Nam) và trẻ Hàn hầu<br /> như không khác biệt. Tuy nhiên, hàm<br /> dưới của trẻ Hàn có xu hướng ra sau và<br /> xuống dưới nhiều hơn so với trẻ Việt,<br /> răng cửa hàm dưới của trẻ Việt nghiêng<br /> ra trước nhiều hơn.<br /> Phân tích Down là một phân tích đơn<br /> giản, nhưng có giá trị để nhận xét hình<br /> thái khuôn mặt. Chúng tôi hy vọng kết<br /> quả nghiên cứu trên sẽ góp một phần nhỏ<br /> cho nghiên cứu nhân chủng học ở trẻ em<br /> Việt Nam.<br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng<br /> tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu<br /> sắc nhất đến: PGS.TS Trương Mạnh<br /> Dũng, PGS.TS Võ Trương Như Ngọc,<br /> cùng toàn thể cơ quan, thầy cô bạn bè,<br /> gia đình đã đồng hành, chỉ bảo và giúp<br /> đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi để<br /> hoàn thành bài báo này.<br /> 397<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2