TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT CỦA HỌC SINH NGƢỜI VIỆT<br />
12 TUỔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TWEED<br />
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG<br />
Hoàng Tuấn Linh*; Nguyễn Phương Huyền*; Trịnh Thị Thái Hà*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm sọ - mặt của học sinh người Việt 12 tuổi bằng phương pháp<br />
Tweed trên phim sọ nghiêng theo giới tính và theo loại tương quan xương (TQX). Đối tượng và<br />
phương pháp: mô tả cắt ngang 518 học sinh 12 tuổi (284 nam, 234 nữ) tại 3 trường Trung học<br />
cơ sở (THCS) Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả: góc FMA<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
27,34 ± 4,88 (TQX loại I: 26,91 ± 5,02 , loại II: 28,13 ± 4,78 , loại III: 26,32 ± 3,99 ), FMIA<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
(nam: 55,29 ± 5,99 , nữ: 56,52 ± 5,71 ; TQX loại I: 57,28 ± 5,44 , loại II: 53,19 ± 5,45 , loại III:<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
59,23 ± 5,72 ), IMPA (nam: 97,51 ± 6,51 , nữ: 95,97 ± 6,11 ; TQX loại I: 95,81 ± 6,29 , loại II:<br />
0<br />
0<br />
98,68 ± 6,05 , loại III: 94,45 ± 6,25 ). Kết luận: góc FMIA ở nữ lớn hơn ở nam, góc IMPA ở nam<br />
lớn hơn ở nữ; góc FMIA lớn nhất ở TQX loại III, nhỏ nhất ở TQX loại II; góc FMA, IMPA lớn<br />
nhất ở TQX loại II, nhỏ nhất ở TQX loại III.<br />
* Từ khóa: Góc FMA; Phân tích Tweed; Học sinh.<br />
<br />
Craniofacial Characteristics of 12-Year-Old Vietnamese Pupils on<br />
Tweed Cephalometric Analysis<br />
Summary<br />
Objectives: To describe craniofacial characteristics of 12-year-old Vietnamese pupils on<br />
Tweed analysis cefalometric depend on sex and skeletal pattern. Subjects and methods: A<br />
cross-sectional study was conducted in a series of 518 pupils (12-years-old), including 284<br />
males and 234 females. These chidren are pupils from secondary schools inluding Lienninh,<br />
Ngochoi, Nguhiep, which are located in Thanhtri district, Hanoi. Results: FMA angle 27.34 ±<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4.88 (class I skeletal 26.91 ± 5.02 , class II skeletal 28.13 ± 4.78 , class III skeletal 26.32 ±<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
3.99 ), FMIA (male 55.29 ± 5.99 , female 56.52 ± 5.71 ; class I skeletal 57.28 ± 5.44 , class II<br />
0<br />
0<br />
0<br />
skeletal 53.19 ± 5.45 , class III skeletal 59.23 ± 5.72 ), IMPA (male 97.51 ± 6,51 , female 95,97<br />
0<br />
0<br />
0<br />
± 6,11 ; class I skeletal 95.81 ± 6,29 , class II skeletal 98.68 ± 6.05 , class III skeletal 94.45 ±<br />
0<br />
6.25 ). Conclusion: The FMIA female’s angle is higher than male’s; the IMPA male’s is higher<br />
than female’s; FMIA angle is maximum with class III skeletal, minimum with class II skeletal;<br />
FMA and IMPA angles are maximum with class II skeletal, minimum with class III skeletal.<br />
* Keywords: FMA angle; Tweed analysis; Pupils.<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tuấn Linh (htuanlinh2015@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017<br />
<br />
424<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chỉnh nha ra đời nhằm sửa chữa<br />
những sai lệch xương-răng, góp phần<br />
hoàn thiện vẻ đẹp cho khuôn mặt. Lệch<br />
khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm<br />
mỹ, tâm lý, chức năng mà còn tạo điều<br />
kiện cho các bệnh răng miệng khác phát<br />
triển. Theo Nguyễn Văn Cát và CS, tỷ lệ<br />
người có lệch lạc răng hàm chiếm<br />
44,84% ở miền Bắc, 90% ở một số<br />
trường Hà Nội [1]. Nghiên cứu của Hoàng<br />
Thị Bạch Dương, tỷ lệ lệch lạc răng hàm<br />
ở trẻ em lứa tuổi 12 Trường THCS<br />
Amsterdam Hà Nội là 91% [2]. Do vậy,<br />
đây cũng là thời kỳ can thiệp nắn chỉnh<br />
răng chiếm tỷ lệ cao.<br />
Nhiều phương pháp phân tích phim sọ<br />
nghiêng giúp chẩn đoán và lập kế hoạch<br />
điều trị, theo dõi và kiểm tra kết quả chỉnh<br />
nha, phân tích của Tweed tập trung nghiên<br />
cứu về góc nghiêng xương hàm dưới<br />
(XHD), vị trí của răng cửa hàm dưới so<br />
với mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng<br />
hàm dưới, nhằm xác định vị trí của răng<br />
cửa dưới cần đạt được trước khi điều trị,<br />
tiên lượng được kết quả dựa trên tam<br />
giác Tweed [3].<br />
Hiện nay, đã có một số tác giả trong và<br />
ngoài nước nghiên cứu về phương pháp<br />
Tweed như Võ Trương Như Ngọc và CS<br />
[3] phân tích kết cấu đầu - mặt và thẩm<br />
mỹ khuôn mặt; P Bhattarai, R.M Shrestha<br />
[5] và Anjana Rajbhandari [6] xác lập các<br />
số đo của tam giác Tweed cho người<br />
Nepal; B.P Sharma [7] so sánh giữa người<br />
Nepal và Trung Quốc... Tuy nhiên, nghiên<br />
cứu xác lập chỉ số sọ - mặt ở trẻ em Việt<br />
Nam 12 tuổi theo phân tích Tweed còn<br />
chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi thực hiện<br />
<br />
nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả đặc<br />
điểm sọ - mặt của học sinh người Việt<br />
12 tuổi bằng phương pháp Tweed trên<br />
phim sọ nghiêng theo giới tính và loại TQX.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
518 học sinh lớp 7 (12 tuổi) của 3<br />
trường THCS Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ<br />
Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tự nguyện<br />
tham gia Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên<br />
cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người<br />
Việt Nam để ứng dụng trong Y học”,<br />
được thực hiện tại Viện Đào tạo Răng<br />
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
Các đối tượng nghiên cứu đều có ông<br />
bà, cha mẹ là người Việt Nam, tuổi tính<br />
theo ngày ghi trên giấy khai sinh từ 01 01 - 2004 đến 31 - 12 - 2004; có răng<br />
khỏe mạnh, hoặc đã được điều trị, thân<br />
răng còn nguyên; không có tiền sử chấn<br />
thương hàm mặt, dị tật bẩm sinh, dị dạng<br />
hàm mặt; tự nguyện tham gia nghiên cứu,<br />
có phiếu đồng ý của cha mẹ, người giám<br />
hộ. Thời gian từ 01 - 04 - 2017 đến 31 05 - 2017, tại Viện Đào tạo Răng Hàm<br />
Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
Thăm khám lập danh sách, lựa chọn<br />
đối tượng nghiên cứu, chụp phim sọ<br />
nghiêng, đo đạc các chỉ số.<br />
* Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu:<br />
Sử dụng máy chụp phim Orthophos<br />
XG5 (Hãng Sirona, Đức). Đo các chỉ số<br />
trên phim sọ nghiêng bằng phần mềm<br />
VNCeph.<br />
425<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
* Các điểm chuẩn sử dụng trong<br />
nghiên cứu:<br />
Điểm S (Sella turcica): nằm chính giữa<br />
hố yên xương bướm; N (Nasion): điểm<br />
trước nhất trên đường khớp trán mũi; A<br />
(Subspinale): điểm lõm nhất mặt ngoài<br />
xương ổ răng xương hàm trên (XHT); B<br />
(Subramentale): điểm lõm nhất mặt ngoài<br />
xương ổ răng XHD; Po (Porion): điểm cao<br />
Ký hiệu<br />
<br />
nhất bờ trên ống tai ngoài; Or (Orbitale):<br />
điểm thấp nhất bờ dưới ổ mắt; Me<br />
(Mention): điểm dưới nhất xương vùng<br />
cằm; Go (Gonion): điểm sau nhất và dưới<br />
nhất của góc hàm dưới; Ii (Incisive<br />
inferior): điểm rìa cắn răng cửa giữa hàm<br />
dưới; Iia (Incisive inferior apex): điểm<br />
chóp chân răng cửa giữa hàm dưới.<br />
* Các chỉ số được khảo sát:<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Định nghĩa<br />
<br />
SNA<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan XHT so với nền sọ<br />
<br />
SNB<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan XHD so với nền sọ<br />
<br />
ANB<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan XHT so với hàm dưới<br />
Cách tính: ANB = SNA - SNB<br />
o<br />
0<br />
Phân loại: 0 ≤ ANB ≤ 4 : TQX loại I<br />
o<br />
ANB > 4<br />
: TQX loại II<br />
o<br />
ANB < 0<br />
: TQX loại III<br />
<br />
FMA<br />
<br />
0<br />
<br />
o<br />
<br />
Góc mặt phẳng hàm dưới giữa Po-Or và Me-Go<br />
<br />
0<br />
<br />
o<br />
<br />
Góc trục răng cửa dưới (Ii-Iia) với Po-Or<br />
<br />
0<br />
<br />
o<br />
<br />
Góc trục răng cửa dưới với Me-Go<br />
<br />
FMIA<br />
IMPA<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 20.0.<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tuân thủ hoàn toàn theo các quy định trong Đề tài cấp Nhà nước<br />
“Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong Y học”<br />
đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
thông qua và cấp chấp thuận nghiên cứu theo quyết định số 202/HĐĐĐĐHYHN.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1:<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
TQX<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Loại I<br />
<br />
144<br />
<br />
50,70<br />
<br />
123<br />
<br />
52,56<br />
<br />
267<br />
<br />
51,54<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
114<br />
<br />
40,14<br />
<br />
90<br />
<br />
38,46<br />
<br />
204<br />
<br />
39,38<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
26<br />
<br />
9,16<br />
<br />
21<br />
<br />
8,98<br />
<br />
47<br />
<br />
9,08<br />
<br />
284<br />
<br />
54,83<br />
<br />
234<br />
<br />
45,17<br />
<br />
518<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
426<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
2. Đặc điểm các góc trong phân tích Tweed.<br />
Bảng 2: Đặc điểm các góc Tweed theo giới.<br />
Giới<br />
Phép đo<br />
<br />
Nam<br />
X ± SD<br />
<br />
Nữ<br />
X ± SD<br />
<br />
Chung<br />
X ± SD<br />
<br />
Giá trị p<br />
(t-test)<br />
<br />
FMA (0°)<br />
<br />
27,21 ± 5,14<br />
<br />
27,50 ± 4,54<br />
<br />
27,34 ± 4,88<br />
<br />
0,493<br />
<br />
FMIA (0°)<br />
<br />
55,29 ± 5,99<br />
<br />
56,52 ± 5,71<br />
<br />
55,85 ± 5,89<br />
<br />
0,006<br />
<br />
IMPA (0°)<br />
<br />
97,51 ± 6,51<br />
<br />
95,97 ± 6,11<br />
<br />
96,81 ± 6,37<br />
<br />
0,017<br />
<br />
ANB (0°)<br />
<br />
3,31 ± 2,51<br />
<br />
3,24 ± 2,42<br />
<br />
3,28 ± 2,47<br />
<br />
0,743<br />
<br />
Giá trị các góc FMA, ANB khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở hai giới.<br />
Giá trị các góc FMIA, IMPA khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở hai giới.<br />
Bảng 3: Đặc điểm các góc Tweed theo loại TQX.<br />
Phép đo<br />
<br />
TQX<br />
<br />
Loại I<br />
X ± SD<br />
<br />
Loại II<br />
X ± SD<br />
<br />
Loại III<br />
X ± SD<br />
<br />
Giá trị p<br />
(ANOVA)<br />
<br />
FMA (0°)<br />
<br />
26,91 ± 5,02<br />
<br />
28,13 ± 4,78<br />
<br />
26,32 ± 3,99<br />
<br />
0,009<br />
<br />
FMIA (0°)<br />
<br />
57,28 ± 5,44<br />
<br />
53,19 ± 5,45<br />
<br />
59,23 ± 5,72<br />
<br />
0,000<br />
<br />
IMPA (0°)<br />
<br />
95,81 ± 6,29<br />
<br />
98,68 ± 6,05<br />
<br />
94,45 ± 6,25<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Giá trị các góc FMA, FMIA, IMPA khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) theo<br />
loại TQX.<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Góc FMA.<br />
Giá trị góc FMA khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p > 0,05) ở hai giới, điều<br />
này cho thấy góc mở XHD, hướng phát<br />
triển xương theo chiều đứng ở hai giới<br />
như nhau. Giá trị trung bình của góc FMA<br />
ở trẻ 12 tuổi là 27,34º, cao hơn nghiên<br />
cứu của Võ Trương Như Ngọc [3] trên<br />
người trưởng thành từ 18 - 25 tuổi là<br />
23,98º khi TQX của hai nghiên cứu gần<br />
như tương đồng với góc ANB lần lượt là<br />
3,28º và 3,27º, đều chọn mặt phẳng hàm<br />
dưới qua Me-Go, trên đối tượng nghiên<br />
cứu với tiêu chuẩn lựa chọn giống nhau.<br />
Điểm khác biệt này có thể là kết quả của<br />
việc góc nền sọ gập lại, kết hợp với sự<br />
<br />
tăng trưởng chủ yếu còn lại tại chỏm lồi<br />
cầu XHD từ sau tuổi dậy thì tới 16 tuổi,<br />
làm XHD có xu hướng xoay ra trước hơn<br />
khi ở tuổi trưởng thành, đồng thời XHT<br />
luôn có khuynh hướng phát triển theo<br />
hướng ra trước và xuống dưới.<br />
Trong các nghiên cứu về phân tích<br />
Tweed trên người Nepal cũng chỉ ra điểm<br />
khác biệt này. P Bhattarai, R.M Shrestha<br />
[5] xác lập các số đo của tam giác Tweed<br />
cho người Nepal có độ tuổi trung bình<br />
14,6 với góc FMA đạt 28º. Anjana<br />
Rajbhandari [6] nghiên cứu trên người<br />
trưởng thành Nepal có độ tuổi trung bình<br />
20,3 với góc FMA đạt 23,1º. Đặc điểm<br />
mẫu nghiên cứu của các tác giả có<br />
những điểm tương đồng, cỡ mẫu 100<br />
427<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
(50 nam, 50 nữ), đều là khớp cắn răng<br />
loại I, với độ cắn chùm, cắn chìa < 4 mm,<br />
phim đều được vẽ trên một loại giấy và<br />
đo đạc bằng thước Ormco, cùng sử dụng<br />
mặt phẳng hàm dưới là đường pháp<br />
tuyến đi qua bờ nền dưới của XHD.<br />
Góc FMA khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,01) theo loại TQX. Giá trị góc<br />
FMA đạt lớn nhất với TQX loại II, nhỏ<br />
nhất với TQX loại III. Nghiên cứu của B.P<br />
Sharma và CS [7] so sánh các góc Tweed<br />
giữa người Nepal (14,28 tuổi) và người<br />
Trung Quốc (14,09 tuổi) trên nhóm đối<br />
tượng đều là khớp cắn răng Angle 2 tiểu<br />
loại 1 đã chỉ ra giá trị FMA đạt 28,13º,<br />
tương đồng với kết quả của chúng tôi.<br />
2. Góc IMPA và FMIA.<br />
Tổng ba góc của tam giác Tweed là<br />
180º, với giá trị của góc FMA thay đổi ở<br />
biên độ nhỏ nhất, tổng của hai góc IMPA<br />
và FMIA trở nên ổn định hơn, nếu góc<br />
IMPA tăng lên, góc FMIA giảm đi và<br />
ngược lại, hai góc này luôn bù trừ cho<br />
nhau để tạo nên vẻ hài hòa cho khuôn<br />
mặt. Có thể gọi đây là cặp góc phát triển<br />
hài hòa góp phần tạo nên tam giác chẩn<br />
đoán và điều trị Tweed [4].<br />
Giá trị các góc FMIA, IMPA khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở hai giới.<br />
Đỉnh tăng trưởng của xương diễn ra ở nữ<br />
khi 12 tuổi và ở nam chậm hơn 2 năm<br />
(14 tuổi), với sự tăng trưởng đáng kể theo<br />
chiều trước-sau và chiều đứng của khối<br />
sọ - mặt, đặc biệt là tăng trưởng nhanh<br />
nhất của XHD đã tạo nên sự khác biệt giá<br />
trị góc FMIA và IMPA giữa hai giới trên<br />
nhóm đối tượng 12 tuổi. Góc IMPA ở nam<br />
lớn hơn ở nữ khoảng 1,5º (có ý nghĩa<br />
thống kê) (p < 0,05), cho thấy độ ngả ra<br />
428<br />
<br />
trước của răng cửa hàm dưới so với mặt<br />
phẳng hàm dưới lớn hơn ở nữ, nhiều tác<br />
giả khác cũng chỉ ra điều này [3, 5, 7].<br />
Góc FMIA ở nữ lớn hơn ở nam 1,5º có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05), biểu thị trục<br />
răng cửa hàm dưới ở nữ có xu hướng<br />
dựng thẳng đứng so với mặt phẳng<br />
Franfort hơn ở nam, phối hợp với góc<br />
FMA ở nữ lớn hơn nam khoảng 0,3º, giúp<br />
xương vùng cằm ở nữ có xu hướng<br />
xuống dưới và ra trước hơn nam giới,<br />
khiến khuôn mặt của nữ giới thanh tú,<br />
mềm mại hơn, còn nam giới đa số có<br />
dạng mặt ngắn, hệ cơ phát triển [3].<br />
Giá trị trung bình của góc IMPA, FMIA<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)<br />
theo loại TQX. Góc IMPA lớn nhất khi<br />
TQX loại II, nhỏ nhất với TQX loại III. Góc<br />
FMIA lớn nhất khi TQX loại III, nhỏ nhất<br />
khi TQX loại II. Điều này cho thấy, răng<br />
cửa hàm dưới cố gắng đưa ra trước hơn<br />
so với mặt phẳng hàm dưới để có thể tiếp<br />
xúc với răng cửa hàm trên, nhằm bù trừ<br />
lại một phần thay đổi về TQX loại II, khi<br />
XHD xoay về phía trước quá mức trong<br />
kiểu mặt ngắn, các răng cửa có khuynh<br />
hướng cắn sâu. Trái lại, trong TQX loại<br />
III, kiểu mặt dài, XHD xoay hướng ngược<br />
lại, xuống dưới và ra sau, kiểu xoay này<br />
thường kết hợp với cắn hở phía trước khi<br />
độ trồi răng cửa không đủ bù trừ và gây<br />
lùi hàm dưới trục răng cửa hàm dưới, nếu<br />
độ trồi răng cửa có thể bù trừ, chúng sẽ<br />
có xu hướng dựng thẳng trục hơn để tiếp<br />
xúc với mặt ngoài răng cửa hàm trên.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 518 phim sọ nghiêng<br />
ở học sinh người Việt độ tuổi 12, chúng<br />
tôi nhận thấy: góc FMIA ở nữ lớn hơn ở<br />
<br />