108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC BƠI<br />
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM THỂ THAO<br />
QUẬN NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG<br />
<br />
Vũ Minh Cường, Ngô Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Bơi là một môn thể thao Olympic, với nhiều bộ huy chương nhất trong các kỳ<br />
đại hội thể thao. Bơi là một môn thể thao truyền thống, phù hợp với điều kiện địa lý tự<br />
nhiên ở nước ta. Bơi có ý nghĩa, tác dụng nhiều mặt, bên cạnh rèn luyện thể chất nâng<br />
cao sức khỏe còn có ý nghĩa rèn luyện đạo đức ý chí con người. Bài viết này đề cập hiệu<br />
quả của việc tổ chức dạy học bơi cho học sinh Trung học cơ sở ở Trung tâm thể thao<br />
quận Ngô Quyền, Hải Phòng.<br />
Từ khóa: Bơi, học bơi, hình thức dạy bơi, động cơ học bơi.<br />
<br />
Nhận bài ngày 17.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018<br />
Liên hệ tác giả: Vũ Minh Cường; Email: vmcuong@daihocthudo.edu.vn<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm qua, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, huấn luyện và<br />
thi đấu môn bơi đã được trang bị đầy đủ hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy, công tác huấn<br />
luyện, giảng dạy và đào tạo đã có kết quả đáng kể. Thành tích môn bơi của Việt Nam đã có<br />
thứ hạng cao ở trong nước, khu vực và quốc tế.<br />
Nói về tác dụng của bơi, tác giả Nguyễn Văn Trạch phân tích bơi là môn thể thao phù<br />
hợp với mọi lứa tuổi để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền của tất cả các nhóm cơ<br />
chính như cơ bụng, cơ đùi, cơ đầu gối, dây chằng và các bắp thịt. Hoạt động bơi giúp cơ<br />
thể nhanh chóng đốt cháy năng lượng, yếu tố cơ bản giúp người tập kiểm soát trọng lượng<br />
cơ thể. Theo các nhà khoa học, bơi có 6 lợi ích cơ bản sau: Phòng trị bệnh béo phì; Phòng<br />
trị viêm khớp; Có lợi cho hô hấp; Tốt cho tuần hoàn máu; Phòng trị mất ngủ hoặc chứng<br />
suy nhược thần kinh và Phòng trị bệnh tĩnh mạch.<br />
Để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao nói chung và bơi nói riêng, các quận<br />
của Hải Phòng xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu rèn<br />
luyện sức khỏe và giải trí của người dân. Hầu hết các trung tâm này đều được tổ chức theo<br />
hình thức các câu lạc bộ, các lớp học cho mọi lứa tuổi và được quần chúng nhân dân tích<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 109<br />
<br />
cực, tự nguyện tham gia. Tại Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng,<br />
người học được các giáo viên phần lớn có trình độ đại học hướng dẫn. Kiểu bơi phổ biến<br />
nhất được dạy tại trung tâm là bơi ếch và bơi trườn sấp. Đây là các kiểu bơi truyền thống<br />
đã có từ lâu đời và là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người mới tập bơi với mong muốn<br />
rèn luyện sức khỏe. Việc dạy bơi nên bắt đầu từ sớm, song phù hợp nhất là ở lứa tuổi<br />
Trung học Cơ sở (THCS).<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
Bơi là môn thể thao phổ biến trong mùa hè bởi ngoài cảm giác mát mẻ còn mang lại<br />
nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng của mỗi người mà không một môn thể thao nào có<br />
được. Không chỉ vậy, bơi còn có tác dụng thiết thực với đời sống phòng chống tai nạn<br />
đuối nước.<br />
Các hình thức trong bơi cũng rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi truyền thống<br />
bao gồm: Bơi tô tô, bơi trải, bơi đứng, bơi nghiêng và một số cách bơi không có luật lệ<br />
khác. Do kỹ thuật của các kiểu bơi nêu trên không hợp lý, tốn sức nên trong thi đấu môn<br />
bơi, các kĩ thuật trên dần dần bị thải loại.<br />
Theo thống kê, tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam hiện cao nhất trong khu vực, gấp<br />
10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do không biết bơi, chưa được trang bị<br />
kĩ năng phòng chống đuối nước. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), “đuối nước là hiện<br />
tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng xâm nhập vào dẫn tới khó<br />
thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại<br />
nghiêm trọng cho hệ thần kinh”. Như vậy, bất kỳ một mặt nước hở nào cũng có thể là mối<br />
nguy với con người, đặc biệt là các ao, hồ, sông ngòi hay thậm chí cống, rãnh, vũng nước<br />
các công trình xây dựng đang thi công… Chủ trương đưa bơi vào trường học đã có, tuy<br />
nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa được như mong muốn vì nhiều lý do khách quan<br />
và chủ quan. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa bão, lũ lụt thất thường hiện<br />
nay, việc nâng cao nhận thức và tổ chức dạy học bơi cho mọi người, đặc biệt cho trẻ nhỏ,<br />
học sinh…, càng cần phải chú trọng.<br />
<br />
2.1. Thực trạng việc áp dụng các hình thức dạy bơi hiện nay<br />
Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học nhằm đạt<br />
được mục tiêu dạy học. Trong giáo dục thể chất, thực tế dạy học đã chứng minh phương<br />
pháp giảng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác<br />
của người học. Do vậy, việc áp dụng các hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp với người<br />
học là vấn đề quan tâm hàng đầu của các giáo viên thể chất.<br />
Quá trình giáo dục thể chất nói chung và quá trình dạy bơi nói riêng có nhiều hình<br />
thức tổ chức khác nhau:<br />
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
- Hình thức phân chia<br />
- Hình thức tập luyện hợp nhất<br />
- Hình thức tập luyện biến đổi<br />
- Hình thức tập luyện vòng tròn<br />
- Hình thức tập luyện lặp lại<br />
- Hình thức tự tập luyện<br />
- Hình thức sử dụng bài tập thể chất<br />
- Hình thức sử dụng trò chơi vận động<br />
- Hình thức sử dụng bài tập thi đấu<br />
Việc sử dụng phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm người học mà tổ chức các hình thức<br />
dạy học bơi khác nhau, có sự biến đổi ít nhiều cho phù hợp.<br />
Khảo sát thực trạng áp dụng các hình thức dạy bơi của các giáo viên tại Trung tâm thể<br />
thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, chúng tôi thu được kết quả sau đây:<br />
Bảng 1. Các hình thức dạy bơi của các HLV, giáo viên dạy bơi tại<br />
Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (n =17)<br />
<br />
Mức độ sử dụng<br />
TT Hình thức Thường Không thường<br />
% %<br />
xuyên xuyên<br />
1 Hình thức phân chia 17 100 0 0<br />
2 Hình thức tập luyện hợp nhất 17 100 0 0<br />
3 Hình thức tập luyện biến đổi 5 29 12 71<br />
4 Hình thức tập luyện vòng tròn 17 100 0 0<br />
5 Hình thức tập luyện lặp lại 17 100 0 0<br />
6 Hình thức tự tập luyện 17 100 0 0<br />
<br />
7 Hình thức sử dụng bài tập thể chất 17 100 0 0<br />
<br />
8 Hình thức sử dụng trò chơi vận động 4 23 13 77<br />
<br />
9 Hình thức bài tập thi đấu 2 11 15 89<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy, các giáo viên tại Trung tâm chủ yếu sử dụng các hình thức<br />
giảng dạy truyền thống, tập trung vào việc giảng giải, làm mẫu, luyện tập và sửa sai để<br />
hình thành và hoàn thiện kỹ năng động tác cho học viên. Các hình thức khác không phải<br />
không có ưu điểm, nhất là các hình thức mới; song việc sử dụng, áp dụng nó còn dè dặt,<br />
hạn chế là bởi cả hai yếu tố: năng lực của người dạy và mức độ, khả năng, nhu cầu của<br />
người học.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 111<br />
<br />
<br />
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các hình thức dạy bơi<br />
Hoạt động dạy bơi tại Trung tâm tồn tại dưới hình thức lớp học có giáo viên hướng<br />
dẫn và thu học phí của học viên, diễn ra ở bể bơi ngoài trời, thường từ cuối tháng 4 đến<br />
cuối tháng 9. Các tháng còn lại học viên không nhiều, phần vì học sinh phải đi học, phần vì<br />
thời tiết thay đổi, nước lạnh, không phù hợp. Độ tuổi tập trung của các học viên trong lớp<br />
là từ 12 đến 15 tuổi, phần lớn trong số đó chưa biết bơi hoặc chưa bao giờ đi bơi. Số lượng<br />
học viên trung bình trong một lớp dao động trong khoảng 20 - 40 người. Trong quá trình<br />
dạy học, các giáo viên tại Trung tâm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật bơi ếch, ngoài ra còn<br />
có kỹ thuật bơi trườn sấp. Một khóa học bơi gồm 15 buổi với 3 ca từ thứ 2 đến thứ 7 để<br />
học viên lựa chọn.<br />
Nhìn chung, hoạt động dạy bơi tại trung tâm mang tính mùa vụ, thay đổi theo thời<br />
điểm, do phụ thuộc vào yếu tố khách quan (thời tiết, công việc của học viên). Đầu mùa hè,<br />
số học viên cao; cuối mùa hè thì số lượng học viên giảm dần. Học viên tham gia học hào<br />
hứng, tích cực nhưng do nhiều lứa tuổi, thể lực, kĩ năng khác nhau nên mức độ hoàn thành<br />
khóa học cũng khác nhau.<br />
<br />
2.3. Các bài tập trong quá trình dạy học kỹ thuật bơi<br />
Qua điều tra bằng phương pháp dùng phiếu hỏi cho giáo viên, học viên và phương<br />
pháp quan sát sư phạm, chúng tôi đã tổng hợp các bài tập được sử dụng tại Trung tâm<br />
trong quá trình dạy; bơi như sau:<br />
Bảng 2. Các bài tập dạy kỹ thuật bơi được sử dụng tại Trung tâm<br />
<br />
TT Bài tập Chi tiết bài tập<br />
Thực hiện động tác trên bờ<br />
Làm quen với nước<br />
1 Chân Tập lướt nước<br />
Bám thành bể tập dưới nước<br />
Kết hợp lướt nước và đạp chân<br />
Đứng quạt tay rộng trên bờ<br />
Kết hợp quạt tay và đạp chân trên bờ<br />
2 Tay<br />
Thực hiện quạt tay dưới nước<br />
Kết hợp quạt tay và đạp chân lướt nước<br />
Bám vào thành bể, khi mặt úp dưới nước thì thở ra bằng mũi và miệng,<br />
3. Thở khi nâng đầu khỏi mặt nước thì lấy hơi bằng miệng<br />
Kết hợp động tác tay và thở<br />
Kết hợp tay, chân và thở trên cạn<br />
Phối hợp các kỹ<br />
4. Phối hợp tay, chân và thở dưới nước<br />
thuật<br />
Hoàn thiện kỹ thuật bơi<br />
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy đa số giáo viên tại Trung tâm đều sử dụng các bài tập theo trình<br />
tự, thao tác cơ bản. Thực tế, hình thức trên là một hình thức chuẩn và lý tưởng nếu đối<br />
tượng học là những người đã từng tiếp xúc với nước và có năng khiếu bơi. Họ có thể hình<br />
dung khá dễ dàng cách thực hiện những động tác tập trên bờ khi chuyển sang môi trường<br />
nước. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn với những người mới học bơi hay sợ nước, chưa bao giờ<br />
xuống nước…<br />
<br />
2.4. Động cơ và nhận thức của học viên học bơi tại Trung tâm<br />
Theo các nhà lý luận dạy học cũng như các nhà sư phạm, động cơ học tập của người<br />
học bơi là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hình thức tổ chức giảng dạy<br />
của giáo viên cũng như hiệu quả cuối cùng của môn học. Phỏng vấn 77 học viên thuộc độ<br />
tuổi THCS (12-15 tuổi) trong đó có 44 học viên nam, 33 học viên nữ về động cơ học bơi,<br />
trên 85 % các em được hỏi trả lời rằng học bơi là để cải thiện, nâng cao sức khỏe cũng như<br />
thư giãn tinh thần; số học viên nam khẳng định điều này cao hơn (71%) so với các học viên<br />
nữ (52%). Xét đến nhận thức của học viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò và tác dụng của<br />
bơi, 100% học viên thuộc cả hai nhóm đều cho rằng bơi có tác dụng rất tốt trong việc phát<br />
triển cơ thể cân đối, nâng cao sức khỏe. Các vai trò khác của việc tập luyện bơi như rèn<br />
luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần tập thể; phát triển sự nhanh nhạy, bền bỉ, dẻo dai,<br />
khéo léo; phòng chống bệnh tật đều được trên 50% học viên nam và nữ đánh giá cao. Xin<br />
xem biểu đồ dưới đây:<br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
Nam Nữ<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
Ham thích Rèn luyện thân thể Khẳng định bản thân Mong muốn của gia Động cơ khác<br />
đình<br />
<br />
<br />
<br />
Độngcơ<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ trên cho thấy hai động cơ chủ yếu của các học viên học bơi tại trung tâm là do<br />
họ yêu thích môn thể thao này và mong muốn rèn luyện thân thể. Cụ thể là, 95% học sinh<br />
nam và 87% học sinh nữ thích bơi. 84% nam và 76% nữ học bơi để rèn luyện thân thể.<br />
Ngoài ra còn hai lý do tham gia lớp học bơi khác là để khẳng định bản thân và do<br />
mong muốn của gia đình. Số học sinh nam và nữ lựa chọn hai động cơ này chiếm tỷ lệ thấp<br />
hơn (30% nam và nữ 17%).<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 113<br />
<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trong quá trình giảng dạy các giáo viên sử dụng nhiều hình thức và phương pháp tổ<br />
chức giảng dạy để khắc phục nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Sử dụng tích cực các<br />
hình thức truyền thống, kết hợp với các phương pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, sửa sai và<br />
cá biệt hóa với học viên. Kết hợp dạy học và sử dụng trò chơi, thi đấu hợp lý, đa dạng hóa<br />
các hình thức tự học.<br />
Hầu hết học viên tham gia học bơi tại Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố<br />
Hải Phòng đều nhận thức được vai trò của việc rèn luyện thể thao nói chung và của môn<br />
bơi nói riêng. Hơn nữa, động cơ học tập của các học viên cũng mang tính tích cực, nhằm<br />
rèn luyện và nâng cao thể lực và cũng do bơi là môn học các em yêu thích. Hai đặc điểm<br />
trên là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hình thức tổ chức giảng dạy và trực tiếp<br />
ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của các giáo viên tại Trung tâm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. D.K. Usinxkin (1950), Tối ưu hoá quá trình dạy học, - Cục Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Giáo<br />
dục Đào tạo Hà Nội.<br />
2. David G Thomas MS (2007), Tự học bơi lội các bước đi đến thành công, - Nxb Thanh Hóa.<br />
3. Harre D. (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch), - Nxb Thể<br />
dục thể thao Hà Nội.<br />
4. Ngô Doãn Đãi (2001), Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo,<br />
Xêmina về phương pháp giảng dạy.<br />
5. Nguyễn Đức Thuận (2004), 100 bài tập nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật bơi, - Nxb Nxb Thể<br />
dục thể thao Hà Nội.<br />
6. Nguyễn Văn Trạch (2006), Giáo trình bơi lội, - Nxb Đại học sư phạm.<br />
7. Nguyễn Văn Trạch (chủ biên) (2000), Bơi lội sách dùng cho sinh viên đại học TDTT, - Nxb<br />
Thể dục thể thao Hà Nội.<br />
8. Mạnh Tuấn (2009), Kỹ xảo bơi lội, - Nxb Thể dục thể thao Hà Nội.<br />
<br />
<br />
FORMS OF SWIMMING TRAINING FOR SECONDARY<br />
STUDENTS AT SPORTS CENTER IN NGO QUYEN DISTRICT,<br />
HAI PHONG CITY<br />
Abstract: Swimming is an Olympic sport, with the most of medals of this sporting events.<br />
Swimming is also a traditional sport, suitable for natural geography in our country.<br />
Swimming is meaningful, multi-faceted effect, the side of physical training to improve<br />
health is also meant to train the virtue of human will. The article pays attention to the<br />
efficiency of swimming training for secondary students at sports center in Ngo Quyen<br />
district, Hai Phong city.<br />
Keywords: Swimming, swimming lessons, swimming instruction, swimming learning.<br />