Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ MÓN NGON ĐẶC SẢN CỦA CÁC TỈNH<br />
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
Trần Thị Kiều Trang1 và Lý Thị Trà My2<br />
1<br />
Trung tâm Chuẩn đầu ra và Phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Tây Đô<br />
2<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô<br />
(Email: lythitramy.tdu@gmail.com)<br />
Ngày nhận: 10/12/2018<br />
Ngày phản biện: 29/12/2018<br />
Ngày duyệt đăng: 20/01/2019<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực phẩm địa phương góp phần quan trọng về sự hấp dẫn của điểm đến đối với khách du<br />
lịch. Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng món ngon đặc sản, nhưng chưa được đúc kết<br />
giới thiệu. Mục tiêu của bài viết nhằm giới thiệu các món đặc sắc của khu vực Đồng Bằng<br />
Sông Cửu Long thông qua chuyến khảo sát thực tế của sinh viên năm nhất ngành Ngôn Ngữ<br />
Anh. Kết quả khảo sát đúc kết được 16 đặc sản gồm các món như: Bò xào lá Giang, Gà hấp<br />
lá Chúc, Lẩu bò, Hủ tiếu Nam Vang, Bún măng vịt, Các sản phẩm từ cây Thốt Nốt, Bò nướng<br />
ngói, Bánh tráng nướng, Kem cuộn, Pizza hủ tiếu, Bánh xèo, Rượu trái Giác, Bánh Flan bí,<br />
Chè trôi nước, Bánh canh ghẹ và Nem nướng. Đây là một phần kết quả của hoạt động học<br />
tập bằng dự án nhằm giúp các em sinh viên trải nghiệm thực tế, áp dụng những kiến thức đã<br />
học vào thực tế và góp phần giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của khu vực<br />
đến cộng đồng, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch ở địa phương.<br />
Từ khóa: Dạy và học tiếng Anh, du lịch, Đồng bằng Sông Cửu Long, học tập dự án, thực<br />
phẩm địa phương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trích dẫn: Trần Thị Kiều Trang và Lý Thị Trà My, 2019. Một số món ngon đặc sản của các tỉnh<br />
Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường<br />
Đại học Tây Đô. 04: 110-118.<br />
*Tiến sĩ Trần Thị Kiều Trang - Phó GĐ Trung tâm Chuẩn đầu ra và Phát triển nguồn nhân lực,<br />
Trường Đại học Tây Đô<br />
<br />
110<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
<br />
1. GỚI THIỆU Giai đoạn 1: giáo viên và sinh viên<br />
cùng nghiên cứu, lựa chọn nội dung phù<br />
Văn hóa ẩm thực ở khu vực đồng bằng hợp trong bài học có thể thực hiện dự án.<br />
Sông Cửu Long là một nét rất riêng của<br />
người dân nơi đây. Dù chịu ảnh hưởng Giai đoạn 2: Giáo viên lên kế hoạch,<br />
của nhiều nền ẩm thực bên ngoài, song hướng dẫn sinh viên thực hiện dự án, tập<br />
văn hóa ẩm thực nơi đây vẫn toát lên cái huấn các kĩ năng tin học cần thiết cho sinh<br />
riêng của mình, phản ánh đúng phong vị, viên.<br />
tính cách phóng khoáng và thắm đượm Giai đoạn 3: Sinh viên chọn nhóm,<br />
tình người của người dân miền Tây. chọn địa điểm và món ăn và lập kế hoạch<br />
(Huỳnh Văn Nguyệt, 2017). Thực phẩm hành động, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho<br />
đặc sản của địa phương là một trong các từng thành viên, nghiên cứu các tài liệu<br />
yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch. Sản có liên quan.<br />
phẩm thực phẩm và thức uống địa Giai đoạn 4: Sinh viên tiến hành đi<br />
phương phục vụ du khách giúp cải thiện thực địa đến các địa điểm cần thiết, thu<br />
thu nhập, tăng sự bền vững môi trường thập dữ liệu, quay hình theo yêu cầu đã<br />
cho cộng đồng nơi điểm đến thông qua đặt ra.<br />
việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền<br />
vững, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm của Giai đoạn 5: Sinh viên tiến hành biên<br />
địa phương, có lợi cho du khách (Châu tập các dữ liệu và hoàn thành các sản<br />
Phương Uyên, 2018) phẩm theo yêu cầu.<br />
Theo Trần Phỏng Diều (2017), ẩm Giai đoạn 6: Công bố sản phẩm và<br />
thực miền Tây phong phú và đa dạng nhất đánh giá sản phẩm. Sinh viên tham gia trả<br />
là vào mùa nước nổi với nhiều món ăn lời bảng hỏi đánh giá về sự tiến bộ của cá<br />
đặc trưng của miền sông nước. Tuy nhân thông qua học tập dự án. Sinh viên<br />
nhiên, trong khuôn khổ của đề tài nghiên chia sẻ các vide món ăn lên các trang<br />
cứu được thực hiện vào mùa khô nên bài mạng xã hội để quảng cáo đến cộng đồng.<br />
viết chỉ tập trung giới thiệu các món ngon Sinh viên làm việc theo nhóm, thảo<br />
phổ biến trong mùa khô ở một số địa luận và lựa chọn các món ăn nổi tiếng ở<br />
phương trong khu vực. địa phương. Sau đó, sinh viên đi thực tế<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU để thu thập các thông tin có liên quan đến<br />
món ăn (uống), quay hình về cách chế<br />
Dự án này được phát triển từ một nội biến, chụp hình, giới thiệu quán ăn, nhà<br />
dung trong lớp học môn Nghe Nói 1 của hàng nổi tiếng của món đó và có thể<br />
sinh viên ngành ngôn ngữ Anh. Trên cơ phỏng vấn một số khách hàng đánh giá về<br />
sở của môn học này, video giới thiệu các món đó.<br />
món ngon đặc sản ở một địa phương<br />
trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long<br />
đã được thực hiện nghiên cứu được phân<br />
chia thành các giai đoạn như sau:<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN nhân đậu xanh hoặc sầu riêng hoặc khoai<br />
Kết quả thực hiện của đề tài được chọn môn v.v.<br />
lọc và giới thiệu 16 món ngon nổi tiếng ở<br />
một số địa phương thuộc khu vực Đồng<br />
bằng Sông Cửu long.<br />
3.1. Thốt nốt<br />
Cây Thốt Nốt có thể nói là một đặc sản<br />
của tỉnh An Giang. Điều thú vị làngười ta<br />
có thể sử dụng cả nước và trái Thốt Nốt<br />
để làm ra nhiều món ăn và thức uống khác<br />
nhau. Thế nên, các sản phẩm ẩm thực làm 3.3. Pizza hủ tiếu<br />
từ Thốt Nốt rất đa dạng.<br />
Pizza hủ tiếu Sáu Hoài là một địa điểm<br />
rất quen thuộc để du khách nước ngoài có<br />
thể đến thưởng thức các món ăn dân gian<br />
của Cần Thơ. Tuy nhiên món ăn đặc sắc<br />
nhất nơi đây phải kể đến pizza hủ tiếu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số món ăn từ Thốt Nốt có thể kể<br />
đến như nước và thịt trái Thốt Nốt làm<br />
món giải khát, đường Thốt Nốt được làm<br />
từ nước Thốt Nốt, bánh bò được làm từ<br />
đường Thốt Nốt hay chè Thốt Nốt được<br />
làm từ tổng hợp nước, trái, và đường Thốt Khác với món pizza truyền thống, món<br />
Nốt. pizza hủ tiếu ở đây được làm từ hủ tiếu.<br />
Sợi hủ tiếu được chiên giòn làm phần nền<br />
3.2. Bánh Pía của bánh. Sau đó, trứng chiên, thịt sợi, rau<br />
Bánh Pía đã một sản phẩm nổi tiếng từ trộn và nước cốt dừa để lên phía trên.<br />
lâu của tỉnh Sóc Trăng và thương hiệu nổi Hương vị món ăn phụ thuộc nhiều vào<br />
tiếng nhất phải kể đến Bánh Pía Tân Huê nước sốt và độ giòn của hủ tiếu.<br />
Viên. Nơi đây sản xuất đa dạng các loại<br />
bánh Pía từ bánh loại bánh mặn bình<br />
thường cho đến các loại bánh chay.<br />
Bánh Pía được làm chủ yếu từ bột,<br />
trứng hột vịt muối cho loại bánh thường,<br />
<br />
112<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
3.4. Bánh canh ghẹ đã có nhiều cơ sở, hàng quán bày bán<br />
Dù không phải là một thành phố biển, món nem nướng. Tuy nhiên, nơi vẫn<br />
nhưng với vị trí là trung tâm của khu vực được cho là ngon và lâu đời nhất phải nói<br />
Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi tập hợp đến nem nướng Thanh Vân ở Đại lộ Hòa<br />
những đặc sản của khu vực thì không khó Bình.<br />
để thưởng thức các món ăn hải sản tươi ở Món nem nướng thực chất là nem chua<br />
thành phố Cần Thơ. Trong đó phải kể đến được giã ra cùng với thịt heo theo một<br />
món bánh canh ghẹ. công thức riêng, sau đó quấn thành cây và<br />
đem nướng. Món ăn kèm gồm có bánh<br />
hỏi, rau sống, dưa chua và loại nước chấm<br />
đặc biệt được làm theo cách riêng của<br />
từng hàng quán.<br />
3.6. Bánh Flan bí<br />
Bánh Flan bí không phải là một món<br />
ăn xuất xứ từ khu vực Đồng Bằng Sông<br />
Cửu Long, tuy nhiên nhờ vào hương vị<br />
Như tên gọi, ghẹ chính là nguyên liệu ngọt dịu và mới lạ mà bánh flan bí đã du<br />
quan trọng của món ăn. Tuy nhiên, hương nhập và trở thành món ăn ngon của giới<br />
vị món ăn còn phụ thuộc rất nhiều vào trẻ nơi đây.<br />
nước súp được nấu rất đặc biệt theo một<br />
công thức riêng. Khách hàng có thể<br />
thưởng thức món ăn này ở các hàng quán<br />
bánh canh ghẹ trên các con đường như<br />
Cách Mạng Tháng Tám, Đề Thám, và<br />
Trần Văn Khéo.<br />
3.5. Nem nướng<br />
Để chế biến được món ăn này, chúng<br />
ta cần phải có một quả bí, sữa đặc, sữa<br />
tươi, đường (có thể dùng đường thốt nốt)<br />
và trứng. Đầu tiên, rửa sạch quả bí, cắt<br />
ngang phần đầu cuống bí, bỏ hạt và một<br />
phần bí bên trong để tạo không gian cho<br />
phần bánh flan. Pha phần bánh flan bằng<br />
trứng, sữa đặc, sữa tươi. Đưa hỗn hợp và<br />
trong trái bí và bắt đầu chưng cách thủy<br />
Nem nướng là một món ăn ngon lâu cho đến khi bí và bánh flan chín đều.<br />
đời tại thành phố Cần Thơ. Qua sự phát Bánh flan bí ngon nhất khi ăn lạnh, hoặc<br />
triển của xã hội, ngày nay tại nơi đây cũng với nước đá bi.<br />
113<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
3.7. Bánh tráng nướng Bò nướng ngói đặc biệt ở cách chế<br />
Bánh tráng nướng hẳn không hề xa lạ biến. Thịt bò được ướp gia vị, để lên<br />
với giới trẻ hiện nay. Tại Cần Thơ, đi một miếng ngói và nướng. Miếng ngói được<br />
vòng thành phố, du khách có thể dễ dàng dùng để làm cho thịt không phải tiếp xúc<br />
nhìn thấy một hàng bánh tráng nướng dọc trực tiếp với lửa, giúp thịt không bị khê<br />
đường, nhưng nơi tập trung nhiều nhất mà vẫn giữ được hương vị. Món ăn kèm<br />
phải kể đến chợ đêm ở Bến Ninh Kiều của gồm rau sống, bún, và nước chấm.<br />
thành phố. 3.9. Bún măng vịt<br />
Món bún măng vịt đã nổi tiếng ở Cần<br />
Thơ lâu đời, nhất là quán bún măng 123<br />
ở đường Phan Đình Phùng. Gần đây, ở<br />
đường 30/04 có thêm quán Bún Măng Vịt<br />
hương vị cũng rất đặc trưng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chế biến món ăn này khá đơn<br />
giản, bánh tráng được để lên vỉ nướng,<br />
sau đó để thêm một số nguyên liệu như<br />
thịt băm, trứng, hành lá thái nhuyễn, vừa<br />
nướng vừa xoay đều bánh. Khi hoàn<br />
thành, có thể để thêm một ít nước tương Món ăn này ngon nhờ vào món súp đặc<br />
ớt và sốt mayonnaise để tăng gia vị cho biệt được nấu với măng và thịt vịt. Măng<br />
món ăn. được sử dụng có thể là măng khô hoặc<br />
3.8. Bò nướng ngói măng tươi. Tất nhiên, rau sống là món ăn<br />
Bò nướng ngói là một trong những kèm không thể thiếu của bún măng vịt,<br />
món ăn vặt phổ biến của Cần Thơ. Quán giúp hương vị thêm đậm đà hơn.<br />
bò Cù Lần là một địa điểm phổ biến phục 3.10. Hủ tiếu Nam Vang<br />
vụ món ăn này. Nam Vang vốn là một địa danh nổi<br />
tiếng của đất nước Campuchia, nằm gần<br />
khu vực biên giới với tỉnh An Giang –<br />
Việt Nam. Quá trình giao thương qua lại<br />
giữa hai nơi đã du nhập món hủ tiếu Nam<br />
Vang vào Việt Nam. Cho tới nay, đã có<br />
nhiều hàng quán hủ tiếu Nam Vang ở<br />
nhiều nơi trong khu vực, nhưng quán Hủ<br />
tiếu Nam Vang tại trung tâm thị xã Châu<br />
<br />
<br />
114<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
Đốc vẫn được dân gian xem là cội nguồn Quán Bò Bảy Món ở gần Núi Sam là<br />
của món ăn. một địa chỉ quen thuộc mà nhiều người<br />
hay tìm tới để thưởng thức lẩu bò An<br />
Giang.<br />
3.12. Bánh xèo<br />
Bánh xèo là món ăn dân gian nổi tiếng<br />
của miền Tây Nam Bộ. Tên “xèo” được<br />
lấy từ âm thanh của việc đổ bột vào chảo<br />
chiên. Nhân bánh được xào từ củ sắn<br />
hoặc củ hủ dừa, thịt heo hoặc gà, vịt.<br />
Món hủ tiếu này được nấu theo phong<br />
cách của người Campuchia, có sự phối<br />
hợp nhất định để phù hợp với khẩu vị của<br />
người dân địa phương. Món súp thơm<br />
ngọt có thể ăn kèm với hải sản hoặc thịt<br />
heo tùy vào nhu cầu.<br />
3.11. Lẩu bò<br />
Lẩu bò là một món ăn phổ biến của<br />
người dân Tây Nam Bộ. Đặc biệt món lẩu<br />
bò ở vùng đất An Giang được xem là Bánh xèo được ăn kèm với nước chấm<br />
ngon đặc biệt vì nơi đây nổi tiếng với pha chanh ớt, và rau sống. Nếu có dịp<br />
nghề nuôi bò lấy thịt. Bò được chăn nuôi thưởng thức món ăn này tại Cà Mau, du<br />
nhờ vào thức ăn tự nhiên nên thịt rất thơm khách sẽ có dịp thưởng thức thêm nhiều<br />
và ngon đặc biệt. loại rau rừng, nhất là ở khu vực gần rừng<br />
U Minh Hạ cùng với bánh.<br />
3.13. Kem cuộn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Món lẩu bò cũng gồm có súp, các loại<br />
thịt bò như bắp bò, gân bò, lòng bò v.v.<br />
rau sống và mì hoặc bún. Món ăn giải khát này rất phổ biến ở<br />
khu vực chợ đêm Cần Thơ. Món kem hấp<br />
<br />
115<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
dẫn khách hàng ở cách thức thực hiện và 3.15. Gà hấp lá Chúc<br />
hương vị của nó. Món ăn này chủ yếu phổ biến ở tỉnh<br />
Thành phần chủ yếu là sữa và trái cây An Giang bởi vì đây là nơi trồng tập trung<br />
để tạo nhiều hương vị khác nhau. Để làm nhiều lá chúc nhất trong khu vực.<br />
được kem, đầu tiên người ta sẽ cho một ít<br />
sữa lên chảo kem lạnh, sau đó cho thêm<br />
trái cây đã thái nhỏ và trộn đều tay. Cuối<br />
cùng cuộn kem lên theo độ rộng của dụng<br />
cụ làm kem. Cuối cùng trang trí với bánh<br />
ngọt và có thể thưởng thức ngay được.<br />
3.14. Chè trôi nước<br />
Chè trôi nước là món ăn rất phổ biến ở<br />
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên<br />
cạnh là một món ăn vặt dân gian, chè trôi Mùi hương dễ chịu của lá chúc làm cho<br />
nước mang nhiều ý nghĩa gắn liền với món ăn cực kỳ hấp dẫn. Ngoài ra, thịt gà<br />
phong tục tập quán của người dân. Những để làm món này cũng ngon và dai (người<br />
viên chè tròn là tượng trưng cho cuộc ta thường hấp với gà thả vườn) để đảm<br />
sống đầy đủ, sức khỏe dồi dào. Vì thế mà bảo cho món ăn dòn, dai, ngon miệng và<br />
món ăn này rất thường xuyên được làm thơm. Du khách có thể thưởng thức món<br />
trong các dịp lễ quan trọng. ngon này tại quán bò Tư Thiêng ngay<br />
dưới chân núi Sam.<br />
16. Bò xào lá Giang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Viên chè được làm chủ yếu bằng bột,<br />
nhân thường được làm bằng đậu xanh.<br />
Sau khi đã được tạo hình, luộc sơ với<br />
nước sôi, viên chè sẽ được nấu với nước Như đã đề cập ở trên, An Giang là nơi<br />
đường. Ngoài ra, mè, đậu phộng và nước tập trung nhiều món ăn ngon làm từ thịt<br />
cốt dừa cũng được chuẩn bị để ăn kèm với bò và bò xào lá giang cũng là một trong<br />
chè số các món ăn đó.<br />
<br />
<br />
<br />
116<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
Để làm được bò xào lá giang, chúng ta Beckett & P. C. Miller (Eds.), Project-<br />
cần có thịt bò tươi thái miếng, lá giang, Based Second and Foreign Language<br />
nước cốt dừa, ngò gai và ớt. Vị chua của Education: Past, Present, and Future (pp.<br />
lá giang, vị béo của nước cốt dừa kết hợp 3- 18). USA: Information Age<br />
với vị tươi của thịt bò tạo thành món bò Publishing.<br />
xào lá giang đầy hấp dẫn. Quán bò Tư 2. Huỳnh Văn Nguyệt, 2017. Văn hóa<br />
Thiêng cũng là một địa chỉ quen thuộc để ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long.<br />
thưởng thức món ăn này. http://thuvienso.hcmute.edu.vn/doc/van-<br />
4. KẾT LUẬN hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-<br />
16 món đặc sản giới thiệu ở trên đã 416056.html. Truy cập ngày 8/5/2017.<br />
phần nào phản ánh sự đa dạng trong văn 3. Ngô Đức Thịnh, 2010. Khám phá<br />
hóa ẩm thực của người dân đồng bằng ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nxb<br />
Sông Cửu Long. Không chỉ nổi tiếng về Trẻ, tr.260.<br />
các món ăn mùa nước nổi, các món ăn 4. Nguyễn Phương Thảo, 1997. Văn<br />
chính, ăn nhẹ vào mùa khô cũng không hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo,<br />
kém phần hấp dẫn và phản ánh được lối Nxb Giáo Dục, Hà Nội, tr.241.<br />
sống phóng khoáng của người dân nơi<br />
đây. 5. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa<br />
- Nguyễn Quang Vinh, 1992. Văn hóa<br />
Kết quả nghiên cứu thể hiện được tính dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb<br />
thực tế và tính thẩm mỹ, thể hiện được cái KHXH, tr.51-52.<br />
đẹp và tinh thần qua từng món ăn của<br />
người dân địa phương. Bài cũng đóng 6. Trần Ngọc Thêm (Chủ biên), 2013.<br />
phần quảng bá cho hình ảnh và con người Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ,<br />
ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Nxb Văn hóa văn nghệ thành phố Hồ<br />
thân thiện, hiếu khách, chân quê nhưng Chí Minh, tr.649-651.<br />
không kém phần tinh tế qua đó thu hút 7. Trần Phỏng Diều, 2017. Dấu ấn<br />
khách du lịch trong ngoài nước về với nơi sông nước trong văn hóa ẩm thực Đồng<br />
này. bằng sông Cửu Long.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO https://baocantho.com.vn/dau-an-song-<br />
nuoc-trong-van-hoa-am-thuc-dong-<br />
1. Beckett, G. H., 2006b. Project- bang-song-cuu-long-a92531.html truy<br />
based second and foreign education: cập ngày 26/11/2017.<br />
Theory, Research, and Practice. In G. H.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
117<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019<br />
<br />
SPECIAL DISHES OF LOCAL PROVINCES<br />
IN THE MEKONG DELTA<br />
Tran Thi Kieu Trang1 and Ly Thi Tra My1<br />
1<br />
Training Center for Graduation Standard – Human Resource Development<br />
2<br />
Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University<br />
ABSTRACT<br />
Local food plays an important role in attracting tourists to a destination. The Mekong Delta<br />
has diverse delicious specialties, but they are not yet summarizing for introducing. The aim<br />
of this article was to introduce 17 local specialties from selected provinces in the Mekong<br />
Delta through field trips of English language freshmen. The results of the field trips selected<br />
17 dishes. They were Bò xào lá giang –Beef sautéed with Giang leaves, Gà hấp lá chúc-<br />
Chicken steamed with Chuc leaves, Lẩu bò – Beef hotpot, Hủ tiếu Nam Vang – Phnom Penh<br />
noodle soup, Bún măng vịt – Duck noodle soup with bamboo shoot, Thốt nốt – Borassus<br />
products, Bò nướng ngói – Beef grilled on tiles, Bánh tráng nướng – Grilled girdle cake,<br />
Kem cuộn – Rolled ice cream, Bánh Pía- Pia cakes, Pizza hủ tiếu – Rice noodle pizza, Bánh<br />
xèo – Vietnamese pancakes, Rượu trái Giác – Cayratia trifolia wine, Bánh Flan bí – Pumpkin<br />
Flan Cakes, Chè trôi nước – Stuffed sticky rice balls, Bánh canh ghẹ - Crab rice spaghetti<br />
soup and Nem nướng – Grilled pork roll. This study was a result of the application of Project-<br />
based learning approach which motivated students to apply their academic knowledge into<br />
practice, introduce local cuisines to the community and hence contribute to the development<br />
of the local tourism.<br />
Keywords: English teaching and learning, local food, Mekong Delta, project-based learning,<br />
tourism.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
118<br />