Một số phương pháp xác định giá CP
lượt xem 58
download
Giá trị nội tại là có thể coi là giá trị thực của CP. Đây là giá trị phản ánh thực trạng của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số phương pháp xác định giá CP
- Một số phương pháp xác định giá CP Giá trị nội tại là có thể coi là giá trị thực của CP. Đây là giá trị phản ánh thực trạng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Thị giá khác hoàn toàn với giá trị nội tại. Nếu thị giá là giá mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc nhà đầu tư được hưởng nếu muốn bán. Nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào, nếu thị giá cao hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên bán ra, đây tỏ ra là một chiến lược tốt và chắc chắn. Ở đây sẽ đặt ra một loạt các câu hỏi: vậy giá trị nôi tại là bao nhiêu? Thị giá xuống thấp hơn bao nhiêu thì có thể mua vào? Thị giá cao hơn giá trị nội tại bao nhiêu thì có thể bán ra? Bài viết này sẽ tập trung vào giải quyết câu hỏi thứ nhất, giá trị nội tại của một cổ phiếu là bao nhiêu? Phân biệt giá trị nội tại và thị giá Giá trị nội tại là có thể coi là giá trị thực của CP. Đây là giá trị phản ánh thực trạng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tuy nhiên giá trị này chỉ có thể ước định, ước đoán mà không thể tính chính xác được cũng giống như phần lớn các thông số khác của TTCK. Thị giá là giá trị của CP đó trên thị trường. Thị giá khác hoàn toàn với giá trị nội tại. Nếu thị giá là giá mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc nhà đầu tư được hưởng nếu muốn bán. Thị giá phản ánh cán cân cung cầu trên thị trường và là đại lượng liên tục biến đổi và không có ý nghĩa nhiều trong dài hạn, giá trị nội tại ít biến đổi hơn thị giá. Nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào, nếu thị giá cao hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên bán ra, đây tỏ ra là một chiến lược tốt và chắc chắn. Nếu bạn mơ ước trở thành một tay lướt sóng, việc xác định giá trị nội tại giúp bạn có những quyết định đầu tư ít liều mạng hơn là chỉ chăm chăm nhắm vào sự lên xuống của các biểu đồ. Lướt sóng cũng phải biết tránh những lúc có bão, sóng to gió lớn nếu không muốn chìm nghỉm dưới đáy biển sâu. Ở đây sẽ đặt ra một loạt các câu hỏi: vậy giá trị nôi tại là bao nhiêu? Thị giá xuống thấp hơn bao nhiêu thì có thể mua vào? Thị giá cao hơn giá trị nội tại bao nhiêu thì có thể bán ra? Bài viết này sẽ tập trung vào giải quyết câu hỏi thứ nhất, giá trị nội tại của một cổ phiếu là bao nhiêu? Như trên đã nói, việc xác định giá trị nội tại hoàn toàn chỉ là ước định tương đối. Chẳng có gì chính xác 100%, bản thân tôi cũng không chắc chắn 100%. Vì vậy nếu không tin tôi vì, bạn có thể dừng ở đây không đọc tiếp. Nếu quyết định đọc tiếp, hãy nhớ các phương pháp ở đây chỉ là ước đoán, bạn không nên chỉ sử dụng giá nội tại ước đoán làm căn cứ duy nhất cho các quyết định của mình, để có một quyết định tối ưu nhất, bạn cần phối hợp với các thông tin, thông số và các ước đoán khác. Cũng lưu ý rằng các ví dụ được nêu kèm trong bài viết không phải là những ví dụ mẫu điển hình với các số liệu và thông
- tin chuẩn mực, vì vậy bạn không nên hoàn toàn tin theo và tôi không chịu trách nhiệm nếu bạn tin theo số liệu của các ví dụ được nêu dưới đây. Để có thể ước đoán được giá trị nội tại, bạn cần dựa trên cơ sở xem xét tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Có nhiều cách để ước định giá trị nội tại của cổ phiếu, dưới đây là một số phương pháp thường dùng. Phương pháp ước đoán bằng P/E Để tính ra giá trị nội tại, ta sử dụng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với P/E trung bình của ngành hoặc một công ty tương tự về quy mô. Điều khó khăn là làm thế nào để có được P/E trung bình ngành hoặc tìm ra một công ty tương tự về quy mô trong điều kiện hạn chế thông tin tại Việt Nam. Xét ví dụ sau: Theo báo cáo tài chính, EPS của công ty cổ phần A năm 2006 là 2.417,6. Theo các chuyên gia đoán mò (trong đó có tôi) P/E trung bình ngành giao thông vận tải hàng hải vào thời điểm đó khoảng 18 – 20, như vậy có thể định giá CP của A vào khoảng 43.516đ – 48.352đ Ngày 17/04/2007, trong cơn tụt dốc không phanh của thị trường, thị giá của A giảm liên tiếp 9 phiên xuống còn 41.200. Nhà đầu tư quyết định mua vào với giá này vì họ tin rằng thị giá của A đã xuống dưới mức giá nội tại, có thể mua vào bất chấp sự tụt giảm liên tiếp của thị trường kể từ đầu tháng. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất dẫn đến quyết định mua vào, để đưa ra quyết định này nhà đầu tư đã căn cứ vào nhiều yếu tố khác như kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của A, các thông tin về lịch chia cổ tức, các chỉ số kỹ thuật khác … Ngày 10/05/2007, thị giá của A là 49.500 đã vượt qua giá trị nội tại của A. Nếu muốn ăn non nhà đầu tư đã có thể bán ra ở giá này. Tuy nhiên ngày 18/05/2007, A chốt danh sách thưởng cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, điều này sẽ gây ra hiện tượng các nhà đầu tìm cách ôm chặt hoặc thu gom CP đẩy giá CP của A tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra ở đây là gì? 1. Giá trị nội tại chỉ là một yếu tố bổ sung cho các quyết định đầu tư, không thể lấy đó là căn cứ duy nhất để ra quyết định đầu tư. Cần phải bổ sung thêm các yếu tố phân tích khác như ví dụ của trường hợp A. 2. Con số P/E trung bình ngành lấy ở đâu? Trong điều kiện thông tin còn thiếu hụt như ở Việt Nam, nhiều khi đây chỉ là con số ước đoán của các chuyên gia bao gồm cả các chuyên gia đoán mò. Như vậy chúng ta đi đến một bài toán xây dựng một con số ước đoán thông qua một con số ước đoán khác. Có vẻ như ta đã làm một việc vô ích?
- Phương pháp ước đoán theo cổ tức dự tính Lý thuyết: Gọi • P0 là giá ước định cần phải tính. • Dt là khoản cổ tức của cp cần tính dự tính nhận được vào năm thứ t • i là mức doanh lợi hàng năm nhà đầu tư kỳ vọng đạt được. • Pn là giá bán lại cổ phiếu nhà đầu tư kỳ vọng bán ra ở năm thứ n Khi đó Tuy nhiên chú ý rằng giá trị nội tại có ý nghĩa trong dài hạn, nhà đầu tư là nhà đầu tư dài hạn với mong muốn thu lợi từ sự phát triển của doanh nghiệp; vì vậy tổng trên phải cho n → ∞. Vì khi n → ∞ thì Vậy trong dài hạn công thức sẽ là Năm 1962, giáo sư Rond Gordon đã đưa ra mô hình tăng trưởng ổn định với giả định rằng công ty đó có mức tăng trả cổ tức hàng năm là g, nghĩa là cổ tức vào năm thứ t sẽ là Dt = D0(1+g)t Với D0 là mức trả cổ tức của năm hiện thời. Biến đổi ta có
- Với D1 là cổ tức của năm đầu tiên. Nếu cổ tức hàng năm là không đổi thì g = 0 ta có Thực tế khó có công ty nào có mức tăng cổ tức đều đặn hàng năm, vì vậy người ta thường chia một công ty thành các giai đoạn phát triển khác nhau để tính toán. Thông thường một công ty có hai giai đoạn là giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn phát triển ổn định. Trong giai đoạn Xét ví dụ sau Chúng ta quay lại với ví dụ của công ty cổ phần A. Ngày 17/04/2007, thị giá của A xuống còn 41.200. Nhà đầu tư sẽ xác định giá trị nội tại bằng phương pháp ước đoán theo cổ tức dự tính. Nếu cổ tức hàng năm của công ty không thay đổi và nhà đầu tư kỳ vọng doanh lợi hàng năm là 5% thì có thể xác định giá trị nội tại vào khoảng: 2.417,6 / 0.05 = 48.352 Nếu kỳ vọng doanh lợi hàng năm là 7% thì giá trị nội tại chỉ còn 2.417,6 / 0.07 = 34.537 Vậy tùy thuộc vào mức doanh lợi kỳ vọng mà nhà đầu tư quyết định có mua vào hay không. Nhà đầu tư càng kỳ vọng mức doanh lợi cao thì giá trị nội tại càng giảm và ngược lại. Tuy nhiên nếu mức doanh lợi kỳ vọng vào khoảng 6% hoặc 7% một năm thì chỉ xấp xỉ lãi xuất gửi ngân hàng, vì vậy đầu tư dài hạn cho A nếu mức tăng cổ tức hàng năm không đổi thì sẽ không thu lợi như gửi tiền vào ngân hàng. Nếu là nhà đầu tư không quá dài hạn và mong muốn bán ra với giá 50.000 vào năm thứ 2 với kỳ vọng doanh lợi là 16% mỗi năm, giả sử cổ tức mỗi năm không đổi, vậy ta có thể tính được giá trị nội tại vào thời điểm mua 2.417,6/1.16 + 2417.6/1.162 + 50.000/1.162 = 41.038 Vấn đề đặt ra ở đây là gì? • Làm sao có thể xác định được cổ tức trong tương lai của công ty. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: căn cứ kết quả kinh doanh trong quá khứ của công ty
- để xác định công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng (có mức tăng cổ tức lớn) hay trưởng thành (mức tăng cổ tức ổn định hoặc không tăng cổ tức), các thông tin về thị trường, chính sách trong tương lai, nghị quyết về hương hướng phát triển của đại hội cổ đông… Tóm lại vẫn chỉ là đoán mò của các chuyên gia. • Mức doanh lợi bạn mong đợi càng cao, giá trị nội tại sẽ càng giảm, nói cách khác càng muốn nhiều tiền càng phải mua giá thấp. Tuy nhiên lúc nào giá mới xuống thấp như ý cho bạn mua lại là vấn đề khác. Càng đầu tư dài hạn, giá trị nội tại càng thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sơ lược về các phương pháp xác định giá đất
19 p | 624 | 291
-
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ THỰC CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT
3 p | 817 | 261
-
Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính
27 p | 1294 | 86
-
CHƯƠNG 7 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN THU
83 p | 477 | 67
-
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ
105 p | 252 | 49
-
Các cách thẩm định giá bất động sản
12 p | 197 | 41
-
Định Giá Cổ Phiếu – Phương Pháp Chiết Khấu Dòng Cổ Tức
4 p | 221 | 41
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng trong quản trị tài chính: Chương 1
49 p | 226 | 37
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng trong quản trị tài chính: Chương 4
24 p | 175 | 22
-
giáo trình hình thành quy trình kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên p3
10 p | 108 | 19
-
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY CHÊNH LỆCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
5 p | 178 | 12
-
Bài giảng môn Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - Hà Thị Thùy
32 p | 117 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - Đoàn Quỳnh Phương
31 p | 9 | 6
-
Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
9 p | 67 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 6: Phương pháp hạch toán một số các nghiệp vụ kế toán chủ yếu
64 p | 37 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý thẩm định giá: Chương 4.2 - ThS. Võ Thị Hoàng Vi
6 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp xây dựng: Chương 8 - ThS. Bùi Quang Linh
37 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn