MỘT SỐ SAI LẦM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG<br />
“MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP” ĐỂ GIẢI TOÁN ĐẠI SỐ 10<br />
<br />
Cao Hữu Hòa<br />
Trường Đại học Trà Vinh<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết được đề cập đến việc nghiên cứu sử dụng “mệnh đề - tập hợp” của toán học.<br />
Phân tích sai lầm và đưa ra các giải pháp thích hợp để giải quyết bài toán Đại số lớp 10 thông<br />
qua phân tích các ví dụ.<br />
Từ khóa: Sai lầm, giải pháp, mệnh đề, tập hợp, ví dụ toán học.<br />
Abstract<br />
The paper is devoted to the study using "proposition - set" of mathematic. Analyze<br />
mistakes and make appropriate solutions to solve problems Algebra class 10 through the<br />
analysis of examples.<br />
Key words: Mistakes, solutions, proposition, set, examples of Mathematic.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Khi trình bày lời giải bài toán, chứng minh một định lí hoặc phát biểu một<br />
mệnh đề toán học, chúng ta thường tỏ ra lúng túng, khó khăn khi sử dụng các thuật<br />
ngữ, kí hiệu và các suy luận toán học, hoặc trình bày vấn đề không có hệ thống,<br />
không hợp logic, thậm chí còn dùng sai kí hiệu và cũng không loại trừ những<br />
trường hợp còn lạm dụng kí hiệu như từ viết tắt trong một câu văn. Chẳng hạn, “từ<br />
đó phương trình vô nghiệm”, “không giá trị nào của tham số”…, “bất đẳng<br />
thức xảy ra với x ”,…những lỗi này thường gặp trong các bài kiểm tra của HS,<br />
sách tham khảo thậm chí còn gặp ở các sách giáo khoa.<br />
Lịch sử toán học còn ghi lại những kí hiệu cho toán, lúc đầu do một nhà toán<br />
học đề xuất. Song do tính khoa học cao, sự tiện ích và tính thẩm mỹ với đầy đủ ý<br />
nghĩa của nó mà các kí hiệu ấy được nhiều người tin dùng, cải tiến và dần trở nên<br />
thông dụng quốc tế. Chẳng hạn, các kí hiệu dy dx và f (x )dx trong lĩnh vực phép<br />
tính vi phân, tích phân do G.W. Leibniz, nhà toán học Đức (1646-1716) đề xuất.<br />
Như thế, các kí hiệu toán học mà chúng ta sử dụng ngày nay là những sản phẩm trí<br />
tuệ sáng tạo của con người. Việc sử dụng chúng chính xác không những thể hiện<br />
sự nghiêm túc khoa học mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản phẩm<br />
văn hóa khác của loài người. Do đó, khám phá những sai lầm trên và đưa ra những<br />
giải pháp trong việc vận dụng “mệnh đề - tập hợp” để giải toán là một vấn đề cấp<br />
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Kết quả được thu thập qua các cuộc khảo sát HS, SV năm học 2017-2018<br />
của bộ môn Toán ứng dụng tại Trường Đại học Trà Vinh kết hợp với nguồn tư liệu<br />
mà tác giả thu thập từ các sách giáo khoa, sách tham khảo 1.- 6.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Mệnh đề<br />
<br />
1<br />
Là một khái niệm nguyên thủy của toán học và không định nghĩa. Thuộc<br />
tính cơ bản của nó là “giá trị chân lí”. Trong logic toán, người ta qui định “Mỗi<br />
một mệnh đề có đúng một trong hai giá trị chân lí 0 hoặc 1”. Như vậy, một mệnh<br />
đề phải hoặc đúng (biểu thị 1) hoặc sai (biểu thị 0) (luật bài trung). Một mệnh đề<br />
không thể vừa đúng, vừa sai (luật phi mâu thuẫn).<br />
3.2. Tập hợp<br />
Là một khái niệm nguyên thủy của toán học và không định nghĩa. Ở sách<br />
giáo khoa khái niệm này khá trực quan được trình bày ngắn gọn đối với HS, chủ<br />
yếu để làm phương tiện ôn tập và hệ thống lại các kiến thức.<br />
Trần Văn Hạo, Cam Duy Lễ, Đại số 10 (sách chỉnh lí hợp nhất 2000), NXB<br />
Giáo dục, Hà Nội, 2004, cho thấy giữa chương “mệnh đề - tập hợp”, chương<br />
“phương trình, hệ phương trình” và chương “bất phương trình” có mối quan hệ<br />
mật thiết với nhau. Do đó, ở bài viết này, ta đi khám phá những sai lầm khi vận<br />
dụng “mệnh đề - tập hợp” để giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình<br />
đại số.<br />
3.3. Thực trạng những sai lầm cần được khai thác<br />
3.3.1. Sai lầm do hiểu không đầy đủ bản chất hệ thống kí hiệu toán học và<br />
các suy luận toán học<br />
Trong logic toán, nếu P, Q là hai mệnh đề thì kí hiệu “ P Q ” dùng để chỉ<br />
mệnh đề “Nếu P thì Q” hoặc “Vì P nên Q” hoặc “Từ P suy ra Q”,…Do đó, viết<br />
“Nếu P Q ” rõ ràng thừa từ “Nếu”. Chẳng hạn, trang 130, Bài tập Đại số 10<br />
(1998) tác giả Ngô Thúc Lanh, Vũ Tuấn, Trần Anh Bảo có viết “Nếu m 6/ 7 ,<br />
x1 2/7; x 2 4/7 ” (không có từ “thì” nhưng từ “Nếu” lại được sử dụng). Hay<br />
trang 19, Bài tập Đại số 10 (1998) tác giả Phan Đức Chính, Ngô Hữu Dũng, Hàn<br />
Liên Hải có viết “Nếu B 0 y -(A / B)x - (C / B) ax b ”,…<br />
Khi P, Q là hai phương trình hay bất phương trình (mệnh đề chứa biến), kí<br />
hiệu “P Q” còn để chỉ phương trình Q là phương trình hệ quả của phương trình P<br />
(tập nghiệm của Q chứa tập nghiệm của P). Muốn nói hai phương trình P, Q tương<br />
đương, ta viết “P Q” (hai phương trình có cùng tập nghiệm). Bởi vậy, trong quá<br />
trình biến đổi một phương trình (bất phương trình), có một bước nào đó ta sử dụng<br />
kí hiệu “ ” thì phương trình sau là phương trình hệ quả của phương trình trước<br />
và lời giải chưa kết thúc. Tuy nhiên, nhiều tác giả sách chưa chú ý. Chẳng hạn,<br />
trang 125, Đại số 10 (1998) tác giả Phan Đức Chính, Ngô Hữu Dũng, Hàn Liên<br />
Hải có viết “ x 2 3x 2 x 2 3x 2 0 x 3/2 ”. Trang 148, sách Đại số<br />
và Giải tích 11 (1997) tác giả Phan Đức Chính, Ngô Hữu Dũng có viết<br />
“ cos(x /2) 0 x /2 /2 k x k 2 ”,...,các kí hiệu “ ” phải<br />
là kí hiệu “ ”.<br />
3.3.2. Sai lầm do lạm dụng kí hiệu " ", " ", "[", "{" , “//”, “ ” tùy ý,<br />
thiếu chính xác giữa các bước biến đổi, thậm chí còn dùng sai hoàn toàn<br />
Đứng ngay sau kí hiệu “ ”, “ ” không phải là một mệnh đề toán học.<br />
Ví dụ, trang 67, Bài tập Đại số 10 tác giả Phan Đức Chính, Ngô Hữu Dũng,<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
7 - 3a 0<br />
2<br />
Hàn Liên Hải, viết “ a - 5 0 không có”. Dùng kí hiệu “ ” không đúng<br />
<br />
3 - a 0<br />
chỗ. Trang 45, các bài giảng luyện thi môn Toán (1997) tác giả Lê Thống Nhất,<br />
Đào Tam, có viết “Do (1) và (2) tương đương (2) cũng có nghiệm x 1, x 2 ”.<br />
Trang 157, Toán nâng cao Đại số và Giải tích 11 (1998) tác giả Nguyễn<br />
Tiến Quang, có viết “ 2 7 2 3 7 2 1 0 3t2 2t 1 0 , với<br />
x 2x<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x<br />
t 7 2 t 1/ 3 hoặc t 1 (loại)”. Như vậy, bất phương trình theo ẩn x<br />
không thể tương đương với bất phương trình theo ẩn t .<br />
Trang 211, các bài giảng luyện thi môn Toán (1997) tác giả Lê Thống Nhất,<br />
Đào Tam có viết “ f t cos t 1 0 với t ”, ở đây thừa từ “với”. Trang 121,<br />
tác giả có viết “vì IC1 (BC1D) nên MN // (BDC1), đã dùng sai kí hiệu “ ”, đúng<br />
ra là kí hiệu “ ”.<br />
Một số cách viết sau đây cũng không thể chấp nhận được mặc dù người đọc<br />
vẫn hiểu đúng ý định người viết “Hai đường thẳng a và b là // với nhau”; “Đường<br />
thẳng a là với mặt phẳng (P)”. Các kí hiệu: //, đã bị lạm dụng để thay thế cho<br />
các từ “song song”, “vuông góc”. Các lỗi kiểu như thế trong các bài kiểm tra, bài<br />
thi của HS rất nhiều và một số sách tham khảo cũng có. Sự chủ quan vô tình này<br />
làm mất đi tính giá trị cũng như tính thẩm mỹ của các kí hiệu toán học.<br />
3.3.3. Sai lầm trong sử dụng từ để viết kết luận nghiệm bài toán<br />
Ví dụ, giải phương trình x 2 3x 2 0 x 1x 2 0 x 1 x 2 ,<br />
HS thường ghi kết luận “Vậy phương trình có nghiệm là x 1 và x 2 (cũng có<br />
trường hợp kết luận: Vậy phương trình có nghiệm là x 1 x 2 )”.<br />
Kết luận trên không chính xác, thiếu logic, đúng ra là dùng từ “hoặc” (liệt kê<br />
các phần tử của tập nghiệm) thay từ “và” hay thay cho kí hiệu “ ” thì hợp lí hơn.<br />
Nói chung, chương “mệnh đề - tập hợp” là cơ sở, nền tảng cho việc học tập<br />
các chương tiếp theo cũng như vận dụng suy luận toán học. Cho nên, ta phải khai<br />
thác càng sâu càng tốt những sai lầm mắc phải để giảng dạy sao cho hiệu quả.<br />
3.4. Những khó khăn và hướng khắc phục<br />
3.4.1. Với chương “Phương trình, hệ phương trình” và “Bất phương trình”<br />
Khi học các phép toán trên mệnh đề (phép phủ định, kéo theo, tương<br />
đương), HS thường khó phân biệt giữa điều kiện cần và điều kiện đủ, khó khăn khi<br />
chứng minh bằng phản chứng, nhầm lẫn trong cách viết tập hợp, tìm hợp, giao,<br />
hiệu các tập hợp (giữa các khoảng, đoạn). Nói chung, HS không hiểu rõ ý nghĩa<br />
của các kí hiệu " ", " ", "", "", " ", " ", ..., và chưa quen sử dụng.<br />
Khắc phục vấn đề này bằng cách phân tích các ví dụ cụ thể giúp HS hiểu rõ<br />
bản chất vấn đề và tránh sai sót.<br />
Ví dụ: Câu 1: Giải phương trình x 3 x 2 3x 2 0<br />
2m 1<br />
Câu 2: Giải và biện luận phương trình m2<br />
x 2<br />
(Bài tập 3c trang 71 và Bài tập 26d trang 85 SGK Đại số 10).<br />
3<br />
Phân tích câu 1:<br />
Kết quả trong số các bài giải sai bao gồm:<br />
Thiếu điều kiện x - 3 0 .<br />
<br />
x -3 0<br />
Biến đổi x 3 x 3x 2 0 2<br />
2<br />
(dùng kí hiệu“{ thay vì [”).<br />
x - 3x 2 0<br />
<br />
Kết luận nghiệm không kết hợp với điều kiện của phương trình.<br />
Dùng sai, lạm dụng các kí hiệu "", " ", "[", "{" .<br />
Minh họa bài giải của HS<br />
x 3 0<br />
x 3 x 3x 2 0<br />
2 (1)<br />
2 2 <br />
<br />
x 3x 2 0<br />
x 1 3<br />
<br />
x 2 1 3 phương trình có nghiệm là x1 3 hoặc x 2 1 hoặc x 3 2 .<br />
<br />
x 3 2<br />
Phân tích bài giải minh họa<br />
Thiếu điều kiện ( x - 3 0 x 3 ), nên nhận cả x 2 1 và x 3 2 là nghiệm.<br />
Từ (1) sang (2) là không tương đương do chưa có điều kiện x 3 (vì hai<br />
phương trình tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm. Và khi nói chúng tương<br />
đương thì phải chỉ rõ chúng tương đương trên tập xác định nào. Cụ thể, tập xác<br />
định của (1) là 3; , còn (2) hợp của hai phương trình và đều xác định R. Do<br />
đó, (1) không tương đương (2). Đúng ra là (1) (2), sau khi tìm được các nghiệm<br />
của phương trình hệ quả (2) thì phải thử lại phương trình (1) để nhận nghiệm.<br />
Nếu kết luận phương trình có ba nghiệm thì x 2 1 hoặc x 3 2 làm cho<br />
x 3 không có nghĩa. Do đó, x 2 1 và x 3 2 là hai nghiệm ngoại lai.<br />
Nguyên nhân sai: do tính chất trong tập số thực: a.b 0 a 0 hoặc b 0 .<br />
Trong phần kết luận bài toán, HS đã lạm dụng kí hiệu “ ”.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
Ta có:<br />
x 3 0 x 3<br />
<br />
x 3 x 2 3x 2 0 x 3 0 x 3 x 3.<br />
2 x 1 x 2<br />
x 3x 2 0 <br />
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x 3 .<br />
Phân tích câu 2: Bài toán đưa về giải và biện luận phương trình dạng: ax b<br />
Kết quả trong số các bài giải sai bao gồm:<br />
Không xét hết các trường hợp có thể xảy ra của hệ số a .<br />
Đa số đều có đặt điều kiện x 2 nhưng khi giải tìm được các giá trị của x<br />
thì không kết hợp với điều kiện để kết luận nghiệm.<br />
Nhiều HS còn sai sót trong suy luận.<br />
Minh họa bài giải của HS<br />
<br />
4<br />
Bài giải 1: Điều kiện: x 2 ,<br />
2m 1<br />
Phương trình m 2 (*) 2m 1 (x 2)(m 2)<br />
x 2<br />
m 2 x 4m - 5 (*) có nghiệm x 4m 5 / m - 2 .<br />
Bài giải 2: Với x 2 , (*) 2m 1 (x 2)(m 2) m 2 x 4m - 5<br />
Nếu m -2 0 m 2 0.x 3 phương trình (*) vô nghiệm.<br />
Nếu m -2 0 m 2 phương trình (*) có nghiệm x 4m 5 / m - 2 <br />
Vậy m 2 : (*) vô nghiệm; m 2 : (*) có nghiệm là x 4m 5 / m - 2 <br />
Phân tích bài giải minh họa<br />
Ở bài giải 1, không xét các trường hợp xảy ra của m 2 dẫn đến việc chia<br />
hai vế phương trình cho một biểu thức mà biểu thức này có thể bằng 0. Ngoài ra,<br />
bài giải này còn một sai sót đặc biệt là không kết hợp với điều kiện x 2 để xem<br />
với giá trị nào của tham số m thì x 4m 5 / m - 2 là nghiệm của phương<br />
trình, ở bài giải này còn lạm dụng kí hiệu “ ” trong kết luận và còn thiếu phần<br />
kết luận của một bài toán “giải và biện luận”.<br />
Ở bài giải 2, cũng mắc sai sót là không kết hợp với điều kiện x 2 để xem<br />
với giá trị nào của tham số m thì x 4m 5 / m - 2 là nghiệm. Ngoài ra, trong<br />
lời giải có nhiều sai lầm trong suy luận, không hợp logic, lạm dụng kí hiệu “ ”.<br />
Chẳng hạn, “Nếu m -2 0 m 2 0.x 3 ”; “Nếu m-2 0 m 2<br />
x 4m 5 / m - 2 ”. Khi giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra những sai lầm này<br />
và trình bày lời giải đúng, chính xác, suy luận chặt chẽ hơn.<br />
Hướng dẫn giải: Điều kiện: x 2 , với điều kiện đó,<br />
2m 1<br />
m 2 1 2m 1 (x 2)(m 2) m 2 x 4m - 5 2<br />
x 2<br />
+ Nếu m 2 thì m -2 0 , nên (2) 0x 3 , phương trình vô nghiệm.<br />
+ Nếu m 2 thì m -2 0 nên (2) x 4m 5 / m - 2 .<br />
4m 5 4m 5 1<br />
Ngoài điều kiện m 2 để x là nghiệm thì 2 hay m .<br />
m2 m2 2<br />
Kết luận: Nếu m 2 hoặc m=1/2 thì phương trình vô nghiệm.<br />
Nếu m 2 và m 1/2 thì phương trình có nghiệm x 4m 5 / m - 2 .<br />
3.4.2. Đối với các phương trình, bất phương trình chứa ẩn số ở mẫu, hay<br />
chứa ẩn số trong dấu căn bậc hai nói riêng (căn chẵn nói chung)<br />
Ta thường quên đặt điều kiện xác định mà đi trực tiếp vào biến đổi, trong<br />
khi các biến đổi đó là không tương đương, do chưa nắm kỹ khái niệm hai phương<br />
trình tương đương. Khắc phục: nhắc lại “Hai phương trình tương đương khi hai tập<br />
nghiệm của chúng trùng nhau” và nhấn mạnh “Chúng tương đương với nhau trên<br />
tập xác định D” hay khi ta thay tập D bởi điều kiện D “Với điều kiện D, hai<br />
phương trình tương đương với nhau”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có đặt điều<br />
kiện nhưng khi kết luận nghiệm thì quên, hoặc thậm chí bỏ quên luôn điều kiện.<br />
3 5<br />
Ví dụ: Giải bất phương trình (Bài tập 34b trang 126 Đại số 10).<br />
1 x 2x 1<br />
Kết quả trong số bài giải sai bao gồm:<br />
5<br />
Không xét điều kiện 1 x 0 và 2x 1 0 ; Thực hiện qui đồng bỏ mẫu.<br />
Lạm dụng, dùng sai các kí hiệu "", " ", "[" .<br />
Minh họa bài giải của HS<br />
Bài giải 1:<br />
1 x 0 x 1<br />
x 1<br />
3 5 1 2 1 3 <br />
2x 1 0 x 2<br />
1 x 2x 1 2 x <br />
3 2x 1 5 1 x 11x 2 0 11<br />
<br />
x 2/11 và x 1 là nghiệm của bất phương trình đã cho.<br />
3 5 1<br />
Bài giải 2: <br />
1 x 2x 1<br />
1 x 0 2x 1 0 1 x 0 2x 1 0<br />
<br />
3 2x 1 5 1 x 11x 2<br />
1 x 2x 1 0 1 x 2x 1 0<br />
<br />
1 2<br />
x hay x 1<br />
2 11<br />
Phân tích bài giải minh họa<br />
Ở bài giải 1, từ (1) sang (2) không tương đương, vì người giải qui đồng bỏ<br />
mẫu số trong khi chưa biết dấu của 1 x và 2x 1. Hơn nữa, trong kết luận đã lạm<br />
dụng kí hiệu “ ”.<br />
Ở bài giải 2, sai trong kết luận các khoảng nghiệm của bất phương trình tại<br />
các đầu mút. Và kết luận nghiệm thông thường là dùng tập hợp. Chẳng hạn, tập<br />
<br />
nghiệm của bất phương trình đã cho là ; 1 2 2 11;1 . <br />
1 x 0 x 1<br />
<br />
Hướng dẫn giải: Điều kiện: <br />
<br />
<br />
2x 1 0 x 12<br />
<br />
3 5 3 2x 1 5 1 x 11x 2<br />
Khi đó 0 0 (i )<br />
1 x 2x 1 1 x 2x 1 1 x 2x 1<br />
Ta có bảng xét dấu vế trái của bất phương trình (i )<br />
<br />
x -1/2 2/11 1 <br />
11x - 2 - - 0 + +<br />
1x + + + 0 -<br />
2x 1 - 0 + + +<br />
11x 2<br />
1 x 2x 1 + - 0 + -<br />
<br />
<br />
<br />
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là ; 1 2 2 11;1 . <br />
<br />
6<br />
3. Kết luận<br />
Bài viết giúp chúng ta thấy việc vận dụng “ mệnh đề - tập hợp” để phát triển<br />
vốn thuật ngữ và kí hiệu toán học, hiểu rõ các phép toán logic, biết sử dụng chúng<br />
một cách chính xác, trình bày lời giải bài toán một cách mạch lạc, hợp logic. Các<br />
kí hiệu này không chỉ giúp ta diễn đạt các mệnh đề toán học một cách gọn gàng mà<br />
chúng còn mang tính khoa học, tính lịch sử và tính thẩm mỹ với đầy đủ ý nghĩa<br />
của nó. Họ hàng các kí hiệu toán thật vô cùng phong phú. Có những kí hiệu chỉ<br />
dùng trong phạm vi một bài viết do chính tác giả định nghĩa. Có những kí hiệu chỉ<br />
dùng trong phạm vi một quốc gia và có nhiều kí hiệu được sử dụng gần như thống<br />
nhất trên toàn thế giới.<br />
Các kí hiệu toán học mà chúng ta sử dụng ngày nay là những sản phẩm trí<br />
tuệ sáng tạo của con người, chúng cũng là những sản phẩm văn hóa. Tuy chưa có<br />
một qui định cụ thể nào về cách sử dụng các kí hiệu nhưng mỗi kí hiệu đều được<br />
toán học định nghĩa và nói rõ cách sử dụng. Định nghĩa và cách sử dụng ấy phải<br />
được tôn trọng. Đồng thời nó cũng là cơ sở, nền tảng cho việc học tập các kiến<br />
thức toán học chương trình toán phổ thông nói riêng và nghiên cứu toán nói chung.<br />
______________<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Phan Hữu Chân, Trần Lâm Hách, Nhập môn lí thuyết tập hợp và logic, NXB Giáo dục, Hà<br />
Nội, 1997.<br />
2. Hoàng Chúng, Những vấn đề logic trong môn Toán ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục,<br />
Hà Nội, 1997.<br />
3. Trần Văn Hạo, Cam Duy Lễ, Đại số 10 (sách chỉnh lí hợp nhất 2000), NXB Giáo dục, Hà<br />
Nội, 2004.<br />
4. Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng<br />
Thắng, Trần Văn Vuông, Đại số 10 nâng cao (sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.<br />
5. Robert.J.Marzano: A different kind of classroom - Teaching with dimension of learning,<br />
ASCD, USA, 1992.<br />
6. Website: http//Learning.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />