intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bài báo đã chỉ ra hiệu quả thu ngân sách vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra; chi ngân sách còn lớn; hiệu quả đầu tư công còn hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn, nội dung bài báo có tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho tỉnh Bắc Kạn mà còn cho các địa phương khác và những những đối tượng có quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Nguyễn Hữu Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 133(03)/1: 39 - 43<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH<br /> NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN<br /> Nguyễn Hữu Thu*<br /> Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, việc quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã có<br /> những đổi mới căn bản và từng bước được hoàn thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển<br /> kinh tế. Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc có nguồn thu còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu<br /> chi cho đầu tư phát triển ngày càng lớn, đòi hỏi quản lý ngân sách cần phải được hoàn thiện. Trên<br /> cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bài báo đã chỉ ra hiệu<br /> quả thu ngân sách vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra; chi ngân sách còn lớn; hiệu quả đầu tư công<br /> còn hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn,<br /> nội dung bài báo có tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho tỉnh Bắc Kạn mà còn<br /> cho các địa phương khác và những những đối tượng có quan tâm.<br /> Từ khóa: quản lý, ngân sách, nhà nước, địa phương, thu ngân sách, chi ngân sách<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Ngân sách nhà nước là bộ phận cơ bản, là<br /> khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan<br /> trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng<br /> thời là công cụ tài chính để Nhà nước thực<br /> hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt<br /> động kinh tế - xã hội của đất nước [4]. Việc<br /> quản lý, điều hành NSNN đã có những đổi<br /> mới căn bản và từng bước được hoàn thiện.<br /> Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho đến nay<br /> cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục<br /> nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp với<br /> thực tiễn [1]. Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng<br /> Đông Bắc có nguồn thu còn hạn hẹp, trong<br /> khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày<br /> càng lớn, đòi hỏi quản lý ngân sách cần phải<br /> được hoàn thiện. Vì vậy, cần thiết phải đánh<br /> giá lại việc thực hiện, phân cấp quản lý ngân<br /> sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và những vấn<br /> đề đặt ra từ thực tiễn do quản lý chưa đồng<br /> bộ, phân cấp chưa hợp lý, để tìm giải pháp<br /> phù hợp góp phần hoàn thiện quản lý NSNN,<br /> nhằm thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã<br /> hội do Đảng bộ tỉnh đề ra.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 846772, Email: huuthu.tueba@gmail.com<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách Nhà<br /> nước tỉnh Bắc Kạn (2011 - 2013)<br /> Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách<br /> Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu NSNN<br /> trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2011 đến<br /> nay tăng nhanh, kết quả thu ngân sách được<br /> thể hiện qua các bảng 1. Năm 2011 thu<br /> NSNN thực hiện 181,778 tỷ bằng 108,3% dự<br /> toán Trung ương giao. Năm 2012, thực hiện<br /> 293,992 tỷ bằng 123,4% dự toán TW giao và<br /> bằng 161,73% so với năm 2011. Đến năm 2013,<br /> thực hiện 387,311 tỷ bằng 120,5% dự toán TW<br /> giao và bằng 131,7% so với năm 2012.<br /> Thu từ khu vực kinh tế TW từ năm 2011 đến<br /> năm 2013 đều tăng lên, cụ thể năm 2011 là<br /> 28,837 tỷ, năm 2012 là 40,55 tỷ, năm 2013 là<br /> 63,938 tỷ, tăng bình quân 1,49 lần. Tuy nhiên,<br /> chỉ tiêu dự toán ngân sách giao thì tỉnh lại<br /> không đạt. Năm 2011 thực hiện 28,837 tỷ/dự<br /> toán giao 30,5 tỷ giảm là 1,663 tỷ. Số giảm<br /> năm 2011 chủ yếu do Bộ giao dự toán không<br /> sát với thực tế, chỉ tính riêng ngành điện lực,<br /> sản lượng kế hoạch giao 300 triệu kw, sản<br /> lượng thực hiện đạt 255 triệu kw, giảm 45<br /> triệu kw dẫn đến giảm thuế doanh thu phải<br /> nộp hơn 1 tỷ đồng, đến năm 2013 thực hiện<br /> đạt 60,938 tỷ/dự toán giao 62,5 tỷ giảm 1,562<br /> tỷ do được Nhà nước miễn giảm và gia hạn<br /> thời gian nộp thuế giá trị gia tăng.<br /> 39<br /> <br /> Nguyễn Hữu Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 133(03)/1: 39 - 43<br /> <br /> Bảng 1: Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực<br /> Năm<br /> <br /> Năm 2011<br /> DT<br /> TW<br /> giao<br /> <br /> Chỉ tiêu thu<br /> I-Thu NS trên địa bàn<br /> 1-Thu từ kinh tế TW<br /> 2-'Thu từ kinh tế ĐP<br /> 3-'Thu từ khu vực có<br /> vốn đầu tư nước ngoài<br /> 4-Thu khác<br /> II- Thu bổ sung từ<br /> NSTW<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> <br /> TH<br /> <br /> 167.800<br /> 30.500<br /> 125.300<br /> 2.000<br /> <br /> ĐVT: Triệu đồng<br /> Năm 2013<br /> DT<br /> Tỷ lệ<br /> TW<br /> TH<br /> %<br /> giao<br /> <br /> Năm 2012<br /> <br /> 181.778 108,3<br /> 28.837<br /> 139.903<br /> 1.496<br /> <br /> DT<br /> TW<br /> giao<br /> 238.300<br /> 35.000<br /> 190.800<br /> 500<br /> <br /> TH<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> <br /> 293.992 123,4<br /> 40.550<br /> 238.437<br /> 220<br /> <br /> 321.500<br /> 62.500<br /> 254.000<br /> 200<br /> <br /> 387.311 120,5<br /> 60.938<br /> 301.673<br /> 265<br /> <br /> 10.000<br /> 11.542<br /> 12.000<br /> 14.785<br /> 16.800<br /> 21.700<br /> 2.110.700 2.714.396 128,6 2.900.000 3.011.040 103,8 3.200.900 3.919.696 122,5<br /> <br /> Nguồn [3]<br /> <br /> Thu từ khu vực kinh tế địa phương: Năm 2011 thực hiện 139,903 tỷ/dự toán TW giao 125,3 tỷ,<br /> đạt 111,6 %, năm 2012 thực hiện 238,437/dự toán TW giao 190,8 tỷ, đạt 124,9 %, đến năm 2013<br /> thực hiện 301,673 tỷ/dự toán TW giao 254 tỷ đạt 118,7 %. Số thu từ các doanh nghiệp quốc<br /> doanh địa phương đạt và vượt dự toán, chủ yếu là số thu từ một số đơn vị kinh doanh có hiệu quả<br /> như Công ty CPKS Bắc Kạn, Công ty CP ĐT&XD Trường Sơn…<br /> Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Bắc Kạn là tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn nên công<br /> tác thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, từ năm 2011 đến năm 2013 vẫn chỉ có 2 đơn vị có<br /> vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ở lĩnh vực khai tháng khoáng sản ở Bản Thi – Chợ Đồn nên tỷ lệ<br /> đóng góp vào ngân sách địa phương còn hạn chế và không đạt chỉ tiêu dự toán ngân sách giao. Cụ thể<br /> năm 2011 là 1,496 tỷ/dự toán TW giao 2 tỷ, năm 2012 thực hiện 220 tỷ/500 tỷ dự toán giao.<br /> Bảng 2: Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN trên địa bàn tỉnh<br /> Chỉ tiêu<br /> 1.Tổng SP quốc nội (GDP)<br /> 2.Tổng thu NSNN trên địa bàn<br /> 3.Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN<br /> <br /> Đvt<br /> Trđ<br /> Trđ<br /> %<br /> <br /> Năm 2011<br /> 1.477.157<br /> 181.778<br /> 12,30<br /> <br /> Năm 2012<br /> 1.548.729<br /> 293.992<br /> 18,98<br /> <br /> Năm 2013<br /> 1.606.433<br /> 387.311<br /> 24,11<br /> Nguồn [2]<br /> <br /> Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ huy động cũng như số thu nộp ngân<br /> sách đều tăng. Riêng thu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối,<br /> các nguồn thu ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, kết<br /> quả cụ thể:<br /> Bảng 3: Cơ cấu nguồn thu NSNN ở Bắc Kạn<br /> Cơ cấu nguồn thu<br /> Tổng số thu<br /> -Thu từ lĩnh vực SXKD<br /> -Thu thuế NN<br /> -Thu khác<br /> <br /> Thực hiện<br /> năm<br /> 2011<br /> 181.778<br /> 170.236<br /> 562<br /> 10.980<br /> <br /> Tỷ<br /> trọng<br /> (%)<br /> 100,00<br /> 93,65<br /> 0,31<br /> 3,04<br /> <br /> Thực hiện<br /> năm<br /> 2012<br /> 293.992<br /> 279.207<br /> 1.080<br /> 13.702<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> 100,00<br /> 94,97<br /> 0,36<br /> 4,67<br /> <br /> Thực hiện<br /> năm<br /> 2013<br /> 387.311<br /> 365.876<br /> 1.063<br /> 22.498<br /> <br /> Tỷ<br /> trọng<br /> (%)<br /> 100<br /> 94,46<br /> 0,27<br /> 5,27<br /> Nguồn [2]<br /> <br /> Qua kết quả thu NSNN từ năm 2011 đến năm 2013 có thể khẳng định, tỉnh Bắc Kạn từ khi tái lập<br /> tỉnh đến nay tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền,<br /> các tổ chức đoàn thể, được sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã thực hiện thắng lợi<br /> 40<br /> <br /> Nguyễn Hữu Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 133(03)/1: 39 - 43<br /> <br /> mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đặt ra. Tăng trưởng về kinh tế qua các năm, cơ cấu thu chuyển<br /> dịch hợp lý, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và huy động từ GDP vào ngân sách hàng năm tăng khá.<br /> Tuy nhiên tỷ lệ huy động này chưa ổn định và vẫn còn thấp qua các năm, chưa phát huy đầy đủ<br /> thực lực số thu nộp, còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách<br /> Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách<br /> Chi NSĐP nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, được<br /> thể hiện qua số liệu tại bảng số 4.<br /> Bảng 4: Tình hình chi ngân sách địa phương phân theo nhóm chi<br /> ĐVT: Triệu đồng<br /> Chỉ tiêu chi<br /> Tổng chi NSĐP<br /> I-Chi đầu tư phát triển<br /> II-Chi thường xuyên<br /> III-Chi khác<br /> <br /> Năm 2011<br /> DT TW Thực hiện<br /> giao<br /> 2.125.400 2.605.023<br /> 527.800 727.849<br /> 1.050.600 1.160.976<br /> 547.000 716.198<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> 122,56<br /> 137,90<br /> 110,51<br /> 130,93<br /> <br /> Năm 2012<br /> DT TW Thực hiện<br /> giao<br /> 2.560.800 2.957.270<br /> 750.000 839.829<br /> 1.205.000 1.438.510<br /> 605.800 678.931<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> 115,48<br /> 111,97<br /> 119,38<br /> 112,07<br /> <br /> Năm 2013<br /> DT TW Thực hiện<br /> giao<br /> 2.910.750 3.031.180<br /> 850.750 1.199.382<br /> 1.660.000 1.830.528<br /> 400.000<br /> 1.270<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> 104,1<br /> 140,97<br /> 110,27<br /> 0,32<br /> <br /> Nguồn [3]<br /> <br /> Qua số liệu ở bảng 4 ta thấy số chi ngân sách địa phương tăng nhanh qua các năm. Năm 2011, số<br /> chi NSĐP là 2.605,023 tỷ đạt 122,56% so dự toán TW giao. Đến năm 2012 chi NSĐP là 2.957,27<br /> tỷ đạt 115,48% so với dự toán TW giao và bằng 113,5% so với năm 2011. Năm 2013 thực hiện<br /> 3.031,18 tỷ đạt 104,1% so dự toán TW giao và bằng 102,5% so với năm 2012.<br /> Bảng 5: Cơ cấu chi ngân sách qua các năm<br /> ĐVT: Triệu đồng<br /> Cơ cấu chi<br /> Tổng chi NSĐP<br /> 1.Chi ĐTư phát triển:<br /> 2.Chi thường xuyên:<br /> -Chi quản lý hành chính<br /> -Chi SN kinh tế<br /> -Chi SN xã hội<br /> -Chi thường xuyên khác<br /> 3. Chi khác<br /> <br /> Năm 2011<br /> Thực hiện<br /> Tỷ<br /> trọng<br /> 2.605.023<br /> 100<br /> 727.849<br /> 27,94<br /> 1.160.976<br /> 44,56<br /> 263.952<br /> 106.945<br /> 708.158<br /> 81.921<br /> 716.198<br /> 27,50<br /> <br /> Năm 2012<br /> Thực hiện<br /> Tỷ<br /> trọng<br /> 2.957.270<br /> 100<br /> 839.829<br /> 28,39<br /> 1.438.510<br /> 48,64<br /> 359.922<br /> 179.674<br /> 783.946<br /> 114.968<br /> 678.931<br /> 22,97<br /> <br /> Năm 2013<br /> Ước<br /> Tỷ trọng<br /> Thực hiện<br /> 3.031.180<br /> 100<br /> 1.199.382<br /> 39,56<br /> 1.830.528<br /> 60,38<br /> 475.792<br /> 158.736<br /> 1.028.534<br /> 167.466<br /> 1.270<br /> 0,04<br /> Nguồn [3]<br /> <br /> Chi đầu tư phát triển: Năm 2011 thực hiện<br /> 727,849 tỷ bằng 137,9% so với dự toán. Đến<br /> năm 2013 thực hiện là 1.199,382 tỷ/dự toán<br /> giao 850,75 đạt 140,97% trong đó chủ yếu<br /> tăng từ chi xây dựng cơ bản từ nguồn vốn tập<br /> trung tăng do NSTW trợ cấp bổ sung xây dựng<br /> cơ bản năm 2011, trả khối lượng xây dựng cơ<br /> bản năm 2010 và ghi thu ghi chi xây dựng cơ<br /> bản từ nguồn vốn thiết bị nước ngoài.<br /> Chi thường xuyên: Năm 2011 thực hiện<br /> 1.160,976 tỷ/dự toán TW giao 1.050,6 tỷ đến<br /> năm 2013 thực hiện là 1.830, 528 tỷ/dự toán<br /> <br /> TW giao 1.660 tỷ đạt 110,27% bao gồm các<br /> khoản chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo<br /> dục đào tạo, sự nghiệp y tế, chi quản lý hành<br /> chính… Chi sự nghiệp xã hội là khoản chi<br /> chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường<br /> xuyên, năm 2011 chiếm 60,99%, năm 2012<br /> chiếm 54,49%, năm 2013 chiếm 56,18%. Đây<br /> là các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào<br /> tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông<br /> tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình,<br /> trong đó chi cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ<br /> trọng lớn nhất, năm 2013 chiếm 63,09%,<br /> đứng thứ hai là sự nghiệp y tế 31,97%.<br /> 41<br /> <br /> Nguyễn Hữu Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Một số giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý<br /> NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn<br /> Tiếp tục đổi mới phân cấp ngân sách<br /> Tiếp tục thực hiện và phát huy nguyên tắc vừa<br /> đảm bảo tập trung cho NSTW vừa phát huy<br /> được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm<br /> của địa phương trong việc điều hành ngân<br /> sách đã được phân cấp. Quốc hội chỉ quyết<br /> định các nhiệm vụ cơ bản của ngân sách nhà<br /> nước như tỷ lệ động viên từ GDP, mục tiêu<br /> chi cần tập trung, tỷ lệ bội chi... HĐND tỉnh<br /> chỉ quyết định chi tiết ngân sách tỉnh trong đó<br /> có số bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách<br /> huyện. HĐND cấp huyện, xã tự quyết định<br /> ngân sách của mình<br /> Đổi mới chu trình quản lý NSNN<br /> Công tác lập dự toán NSNN: Lập dự toán<br /> NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển<br /> kinh tế -xã hội, khai thác triệt để từng vùng và<br /> lợi thế của địa phương. Dự toán ngân sách<br /> đúng đắn giúp cho cơ quan điều hành quản lý<br /> ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm<br /> cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn<br /> của NSNN<br /> Chấp hành NSNN: Phải tăng cường công tác<br /> kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá<br /> trình chấp hành ngân sách. Việc kiểm tra,<br /> thanh tra là một nội dung quan trọng trong<br /> công tác quản lý ngân sách, được coi là một<br /> trong những yếu tố huy động nguồn vốn của<br /> nhà nước và quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn<br /> vốn đó.<br /> Quyết toán NSNN: Quyết toán phải tuân theo<br /> nguyên tắc về nội dung chuyên môn của công<br /> tác quyết toán do Bộ Tài chính ban hành như<br /> hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khoá sổ sách<br /> cuối năm....Trong quá trình kiểm tra xét duyệt<br /> quyết toán thu chi ngân sách phải đảm bảo<br /> yêu cầu các khoản thu không đúng quy định<br /> pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản<br /> phải thu nhưng chưa thu phải truy thu cho<br /> NSNN. Các khoản chi không đúng quy định<br /> được thu hồi cho NSNN.<br /> Đổi mới công tác quản lý thu NSNN: Tiếp<br /> tục công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh<br /> 42<br /> <br /> 133(03)/1: 39 - 43<br /> <br /> vực tài chính - ngân sách đến các cơ quan đơn<br /> vị, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp<br /> dân cư để mọi tổ chức, công dân hiểu và tự<br /> giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tăng<br /> cường công tác quản lý, khai thác và nuôi<br /> dưỡng nguồn thu cho NSNN mà trước hết là<br /> các khoản thuế vì thuế là nguồn thu chủ yếu<br /> của NSNN. Đổi mới hoạt động thu NSNN,<br /> chú trọng xây dựng nguồn thu mới, lâu dài,<br /> vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn<br /> thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh điều<br /> kiện tự nhiên của từng vùng và tiềm năng của<br /> từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN<br /> Đổi mới công tác quản lý chi NSĐP<br /> Đối với chi đầu tư phát triển: Phải căn cứ và<br /> chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi.<br /> Chi phải đảm bảo đúng các công trình, hạng<br /> mục đã được duyệt, không tự ý điều chỉnh<br /> cho các hạng mục công trình khác. Sở Kế<br /> hoạch và đầu tư là cơ quan kiểm tra rà soát<br /> các danh mục công trình, nếu công trình<br /> không có khả năng hoàn thành phải có<br /> phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình<br /> trạng để ứ đọng vốn.<br /> Đối với chi thường xuyên: Cấp phát ưu tiên<br /> theo thứ tự trước hết phải đảm bảo chi lương<br /> và các khoản có tính chất lương. Quản lý cấp<br /> phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến<br /> độ hoàn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của<br /> một số khoản chi như chống lụt bão, phục vụ<br /> đắp đê, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi....<br /> Thực hiện nguyên tắc chi trả trực tiếp từ kho<br /> bạc nhà nước cho người cung cấp hàng hoá,<br /> dịch vụ, không chi qua người được hưởng<br /> ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi phải có<br /> chứng từ hợp lệ và được sự kiểm soát của cơ<br /> quan tài chính.<br /> Đổi mới bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng<br /> cao năng lực trình độ cán bộ quản lý NSNN<br /> Tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý NSNN: Tiếp<br /> tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ<br /> máy quản lý NSNN ở các cơ quan tài chính,<br /> kho bạc nhà nước và kế toán các đơn vị dự<br /> toán các cấp theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực<br /> và hiệu quả, tạo ra mối quan hệ ăn khớp giữa<br /> các cơ quan này, bảo đảm NSNN thực sự là<br /> <br /> Nguyễn Hữu Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> một công cụ quan trọng của nhà nước trong<br /> quản lý vĩ mô nền kinh tế.<br /> Nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ<br /> quản lý NSNN: Xây dựng đội ngũ cán bộ tài<br /> chính có năng lực, phẩm chất, đạo đức lối<br /> sống lành mạnh, thật sự cần kiệm, liêm chính,<br /> chí công vô tư, không vướng vào tham nhũng<br /> và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có<br /> ý thức tổ chức kỷ luật, gần gũi quần chúng.<br /> Đào tạo gắn với tiêu chuẩn hoá từng chức<br /> danh viên chức ngành tài chính và yêu cầu sử<br /> dụng cán bộ.<br /> KẾT LUẬN<br /> Ngân sách nhà nước có vị trí đặc biệt quan<br /> trọng đối với nền tài chính quốc gia nhất là<br /> trong điều kiện hiện nay, nước ta đang trong<br /> tiến trình hội nhập quốc tế và các nước trong<br /> khu vực. Sự ổn định vững chắc của NSNN<br /> quyết định sự phát triển nền kinh tế - xã hội,<br /> công bằng xã hội và có tính chất điều chỉnh vĩ<br /> mô nền kinh tế. Quản lý ngân sách nhà nước<br /> trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những<br /> kết quả nhất định. Là một trong những tỉnh<br /> mới tái lập có tốc độ đầu tư phát triển ở mức<br /> <br /> 133(03)/1: 39 - 43<br /> <br /> thấp do vậy kinh tế, hạ tầng còn nhiều hạn<br /> chế, thu nhập và đời sống dân cư còn gặp<br /> nhiều khó khăn. Trong quá trình thực hiện<br /> vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục và<br /> cần phải làm tốt hơn nữa trong công tác quản<br /> lý NSNN theo hướng vừa phát huy tính năng<br /> động sáng tạo của chính quyền địa phương,<br /> vừa bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của<br /> quản lý NSNN. Những giải pháp và những<br /> kiến nghị tiếp tục đổi mới quản lý NSNN trên<br /> địa bàn tỉnh Bắc Kạn là một hệ thống giải<br /> pháp từ khâu xây dựng dự toán NSNN đến<br /> quyết toán NSNN trên cơ sở xác định mục<br /> tiêu, yêu cầu đạt được.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu tỉnh Bắc Kạn<br /> lần thứ X<br /> 2. Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2011,<br /> 2012, 2013 Sở Tài chính Vật giá Bắc Kạn.<br /> 3. Báo cáo tình hình thực hiện thu - chi ngân sách<br /> 2011-2013, Sở Tài chính Vật giá Bắc Kạn.<br /> 4. Luật NSNN. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br /> 2012<br /> 5. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn. 2011-2013.<br /> <br /> SUMMARY<br /> SOME ISSUES IN INNOVATION OF STATE BUDGET MANAGEMENT<br /> IN BAC KAN PROVINCE<br /> Nguyen Huu Thu*<br /> College of Economics and Business Administration – TNU<br /> <br /> Along with the process of economic reform, the management and administration of the state<br /> budget had the basic renovation and was completed step by step, which have contributed to<br /> economic growth and development. Bac Kan is located in the Northeast and the revenue is still<br /> limited, while the demand of investment for development is increasing rapidly, this means that<br /> budget management should be improved. Based on the evaluation of revenue and expenditure of<br /> Bac Kan state budget, the result shown that the effective of revenue was still low compared to<br /> objective; the expenditure was still high; the effective of investment was still limited. Since then,<br /> some recommendations were drown to deal with the limitations. The content of the paper is urgent<br /> and valuable not only for Bac Kan but also for others.<br /> Key word: Management, budget, state, local, revenue, expenditure<br /> <br /> Ngày nhận bài:28/10/2014; Ngày phản biện:12/11/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015<br /> Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 846772, Email: huuthu.tueba@gmail.com<br /> <br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0