Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con
lượt xem 352
download
Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCPĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con
- Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Kidmandang 31-12-2007, 11:35 AM Đệ tìm thấy một bài viết khá hay về BCTC hợp nhất - có một số người nói nó là ác mộng của dân nhà kế, vậy chúng ta thử đọc và phân tích xem cái ác mộng này như thế nào ?/?, - rất mong nhận được sự góp ý của các anh chị có kinh nghiệm :ibbanana::ibbanana: Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP- ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn). Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp . Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời. 1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc. Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài. Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư . 2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty
- con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây: (1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ). (2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự. (3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất . (4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn . Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan . ° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ: - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn. - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của bên bán Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- ° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…) Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán . Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn). Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp . Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời. 1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc. Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài. Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư . 2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây: (1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ). (2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại
- trừ tương tự. (3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất . (4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn . Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan . ° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ: - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn. - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của bên bán Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. ° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…) Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán . Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất. (Theo TCKT)
- Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty: 3 cấp độ sai phạm E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0) Việc sửa các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhiều khi vì liên quan đến khoản vay của các tổ chức tín dụng. ▪ ANH QUÂN 09:10 (GMT+7) - Thứ Hai, 23/3/2009 “Nhiều báo cáo được thực hiện dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, dẫn tới sai lệch, không trung thực…” “Nhiều báo cáo được thực hiện dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, dẫn tới sai lệch, không trung thực…” Ông Nguyễn Đức Tặng, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh chi tiết này trong bài trình bày tại hội thảo xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn, tổng công ty, do VCCI tổ chức ngày 20/3. Tính cẩn trọng của cán bộ tài chính khiến ông Tặng phải dùng rất nhiều từ “khoảng” khi trình bày số liệu về tình hình tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách năm 2008 của các tập đoàn, tổng công ty, cho dù một số báo cáo trước đó đã cho biết tổng doanh thu của 7 tập đoàn và 87 tổng công ty nhà nước năm 2008 vào “khoảng” 1 triệu tỷ đồng; lợi nhuận đạt “khoảng” 125 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách cũng “khoảng” 180 nghìn tỷ đồng. Theo vị Phó cục trưởng, có ba cấp độ sai phạm trong công bố báo cái tài chính hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty. Đó là sai lệch hoàn toàn so với tình hình thực tế, thiếu chính xác, và chậm chễ trong báo cáo lên các cơ quan chức năng. Ở cấp độ thứ nhất, ông Tặng nói nhiều báo cáo tài chính của tập đoàn, tổng công ty vì nhiều mục đích khác nhau đã chịu tác động từ lãnh đạo của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa cũng được ông Tặng “kể tên” đó là việc sửa các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhiều khi vì liên quan đến khoản vay của các tổ chức tín dụng. Những “biến báo” là nhằm mục đích “tô hồng” tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho việc đánh giá triển vọng trả nợ, lãi vay có được kết quả tốt hơn. “Cho nên, nhiều doanh nghiệp liên tục báo cáo kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn Nhà nước, nhưng đến lúc khó khăn mới bộc lộ tình hình bi đát, nhiều nơi mất hết vốn”, ông Tặng nói. Và dẫn chứng được ông này đưa ra là trường hợp của Tổng công ty Muối, Tổng công ty Dâu tằm
- tơ. Đối với những bản báo cáo tài chính hợp nhất có độ tin cậy không cao, ông Tặng nhấn mạnh đến sự thiếu chính xác trong phản ánh vốn tài sản và tình hình hoạt động. Khái quát những yếu tố dẫn tới “sai lệch” này là các nguyên nhân như không tính phần góp vốn bằng thương hiệu, hay “lờ đi” phần vốn đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đầu tư ra bên ngoài… Có những trường hợp đã được xác định là tính trùng, tính sai. “Nhiều bản báo cáo chưa đảm bảo chất lượng, không trung thực, và với rất nhiều thủ thuật kế toán…”, ông Tặng nói. Và một trong những “thủ thuật” được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay và được “nêu tên”, đó là chuyển chi phí sang kỳ hạch toán sau để tăng lợi nhuận. Bên lề hội thảo, một vị đại diện ban kiểm soát của một tập đoàn cũng nói với VnEconomy rằng khi xem xét báo cáo tài chính của một số tập đoàn, tổng công ty, ông này dễ dàng nhận thấy ngay những “điểm đen” không hợp lý trong các con số công bố. Có một cách “lách luật” đối với yêu cầu minh bạch, được các tập đoàn, tổng công ty sử dụng khá “nhuần nhuyễn” đó là tổng hợp báo cáo của tất cả các đơn vị trực thuộc để thành báo cáo hợp nhất, bất chấp quy định phải sử dụng bút toán loại trừ đối với các khoản đầu tư, lợi nhuận… phát sinh trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty. Điều này gây nên tình trạng tính trùng, không phản ánh chính xác hoạt động của tập đoàn, tổng công ty. Khi mà các tập đoàn, tổng công ty “bành trướng” về cả quy mô và lĩnh vực hoạt động, việc đưa ra các báo cáo tài chính cũng phức tạp hơn. Và những bản báo cáo tài chính hợp nhất dường như lại được “che đậy” kỹ hơn. Ông Tặng cho biết, mặc dù có chức năng nhận báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty để báo cáo tình hình lên Chính phủ và gợi ý chính sách, thế nhưng bản thân cơ quan ông cũng không nhận được đầy đủ các báo cáo này. “Kể cả báo cáo tài chính năm 2007 đến giờ vẫn chưa nhận đủ chứ đừng nói là báo cáo 2008. Đấy là chưa nói đến chất lượng và tính chính xác của các bản báo cáo”, ông Tặng nhấn mạnh khi nhắc đến vấn đề này trước đại diện ban kiểm soát, kế toán tài chính của các tập đoàn, tổng công ty.
- Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đòan kinh tế VN Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đòan kinh tế VN Trong xu hướng phát triển rộng rãi của nền kinh tế thế giới, sự hội nhập kinh tế quốc tế đang là trào lưu ở hầu hết các quốc gia. Kết quả tất yếu của quá trình hội nhập là hình thành các cty đa quốc gia, các công ty mẹ con có sự kiểm soát lẫn nhau. Ở VN sự hình thành các tổng công ty mẹ con mang những nét đặc thù riêng bởi nó được xuất hiện chủ yếu là từ việc chuyển đổi và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước- một phương thức chủ yếu từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 91/TTg sang Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Đặc điểm chung của công ty mẹ con này là: Công ty mẹ đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có tỷ lệ vốn góp chi phối, các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có chi phối của nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên có hơn 50% vốn nhà nước. Sự liên kết kinh tế, tài chính, công nghệ của một nhóm các công ty mẹ- con này với nhau tạo thành một tập đòan kinh tế. Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, một hình thức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ưa thích hiện nay là hợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường…Khi đó yêu cầu đặt ra với các tập đoàn kinh tế là phải có được bức tranh tòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổng thể hợp nhất. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất là kết quả của quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính, là phương tiện hữu ích để cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Báo cáo tài chính hợp nhất tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các công ty mẹ- con riêng biệt. Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn. Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội tập đoàn giúp người sử dụng thông tin kế toán đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất hoạt động dưới sự kiểm soát của công ty mẹ.
- Đối với các nhà quản lý công ty mẹ- những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể ra quyết định có liên quan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của công ty mẹ, những người quan tâm đến khả năng sinh lời của mọi hoạt động mà công ty mẹ kiểm soát có thể ra quyết định đầu tư, các chủ nợ của công ty mẹ có thể sử dụng thông tin hợp nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động ở công ty con do công ty mẹ kiểm soát đến khả năng trả nợ của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất còn giúp các đối tượng khác nhau như những người phân tích tài chính, tư vấn chứng khoán có thêm thông tin chính xác để hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của mình. Báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò quan trọng như vậy nên việc tổ chức thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các tập đòan kinh tế là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay đa số các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty ở VN vẫn chưa triển khai thực hiện hoặc áp dụng chưa triệt để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng chuẩn mực kế toán số 25: “Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư công ty con” ngày 30 tháng 12 năm 2003 và thông tư hướng dẫn số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005. Những lí do chính có thể kể đến khi các tập đòan chưa thực hiện thành công việc lập báo cáo tài chính hợp nhất là: Thứ nhất, do chuẩn mực kế toán VN (VAS) và các chuẩn mực liên quan khác còn nhiều vấn đề khó áp dụng, thiếu tính cụ thể. Thứ hai, do mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta rất phức tạp, tồn tại trường hợp các công ty mẹ con đầu tư lẫn nhau theo kiểu vòng tròn, các giao dịch mua bán cũng diễn ra chồng chéo mà khung pháp lý về hợp nhất BCTC hiện nay chưa đáp ứng được mô hình này nên rất khó khăn cho tập đoàn trong việc loại trừ và điều chỉnh các chỉ tiêu về công nợ, vốn, doanh thu, giá vốn, lợi nhuận…trên báo cáo tài chính hợp nhất. Thứ ba, có rất nhiều tập đòan kinh tế nước ta có quy mô quá lớn, các đơn vị thành viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn. Các công ty con trực thuộc tập đoàn lại phân cấp thành nhiều công ty con cấp dưới, do vậy phải hợp nhất báo cáo tài chính ở nhiều cấp. Mặt khác các đơn vị thành viên trong cùng một tập đoàn có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh phong phú đa dạng, mỗi đơn vị thành viên có tới hàng nghìn mặt hàng khác nhau dẫn tới các đặc điểm kinh tế, các chỉ tiêu chính sách kế toán không thống nhất, phương pháp kế toán áp dụng cũng khác nhau. Chính vì vậy việc tổng hợp thông tin từ các báo cáo tài chính của các công ty con rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Thứ tư, nhìn chung đội ngũ kế toán của các công ty mẹ và công ty con còn nhiều hạn chế về chuyên môn năng lực, chưa có điều kiện để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hay cập nhật thông tin mới, chế độ mới. Công tác tổ chức kế toán còn thiếu tính đồng bộ, chuyên môn hóa chưa cao do vậy chưa thể đáp ứng một cách hoàn hảo khi giải quyết những vấn đề phức tạp nêu trên để hòan thành hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất. Với những lý do chủ yếu nêu trên có thể đánh giá khái quát thực trạng công tác lập
- BCTC hợp nhất ở các tập đoàn kinh tế VN hiện nay còn nhiều thiếu sót, việc loại trừ các giao dịch nội bộ thể hiện qua các khoản công nợ, doanh thu, chi phí, lãi lỗ chưa triệt để do vậy BCTC hợp nhất không chính xác không thể hiện một cách trung thực thực trạng tài chính của tập đoàn. Điều này sẽ là khó khăn cho một số đối tượng liên quan như các nhà đầu tư, các tổ chức ngân hàng, tín dụng, chứng khoán…khi đánh giá và đưa ra quyết định chính xác. Tapchiketoan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các vấn đề tài chính - Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
48 p | 865 | 304
-
Quản lý chât lượng: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
6 p | 171 | 69
-
Bài giảng Bảo hiểm - Nguyễn Anh Vũ
22 p | 199 | 34
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam "
54 p | 121 | 19
-
Bài giảng Những vấn đề chung về quản lý thuế - Nguyễn Thị Cúc
63 p | 129 | 16
-
Quyền tiếp cận thông tin về tài sản, giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng ở Việt Nam
9 p | 150 | 12
-
Một số vấn đề bất cập trong quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay
6 p | 115 | 11
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 8 - Ths. Cồ Thị Thanh Hương
18 p | 81 | 9
-
Một số vấn đề pháp lý về hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ
9 p | 11 | 7
-
Một số vấn đề về tâm lý giao dịch trên thị trường tài chính
12 p | 47 | 6
-
Một số vấn đề về đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp
8 p | 12 | 4
-
Một số ý kiến về vấn đề áp dụng IFRS vào kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam dưới góc nhìn của người đào tạo kế toán
4 p | 37 | 3
-
Ngân hàng thương mại Việt Nam: Một số vấn đề về thanh khoản
9 p | 28 | 3
-
Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước
11 p | 43 | 2
-
Thuế bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị với Việt Nam
4 p | 60 | 2
-
Xu hướng tiếp cận báo cáo tích hợp tại Việt Nam
6 p | 3 | 1
-
Kinh nghiệm nghiên cứu thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính: Thế giới và Việt Nam
12 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn