Bài giảng Những vấn đề chung về quản lý thuế - Nguyễn Thị Cúc
lượt xem 16
download
Bài giảng Những vấn đề chung về quản lý thuế của Nguyễn Thị Cúc bao gồm những nội dung về Luật Quản lý thuế; tư tưởng đổi mới của Luật Quản lý thuế; một số quy định chung về thủ tục HC thuế; đăng ký thuế; khai thuế, tính thuế; ấn định thuế; nộp thuế;... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những vấn đề chung về quản lý thuế - Nguyễn Thị Cúc
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ Người trình bày: Nguyễn Thị Cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com
- Các văn bản liên quan Luật số 78/2006/QH 11 ngày ngày 29/11/2006 Hiệu lực thi hành từ 1/7/2007 NĐ 85/2007/NĐCPngày 25/5/2007 NĐ 98/2007/NĐCPngày 8/6/2007 TT 60/2007/TTBTC ngày 14/6/2007 TT 61/2007/TTBTC ngày 14/6/2007 TT 85/2007/TTBTC ngày 18/7/2007
- Giới thiệu về Luật quản lý thuế Luật số 78/2006/QH 11 ngày ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007 Đ/C thống nhất việc quản lý các loại thuế, phí, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật
- Tư tưởng đổi mới của Luật quản lý thuế Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế thực hiện vai trò hỗ trợ, giúp người nộp thuế hiểu được chính sách, cách kê khai, hoàn thành thủ tục. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đúng thời hạn cho người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Công chức quản lý thuế phải đề cao trách nhiệm trong quá trình xử lý các công việc về thuế theo nội dung công việc được phân công; nếu không làm tròn trách nhiệm trong Luật đã quy định thì phải bồi thường vật chất.
- Tư tưởng đổi mới của Luật quản lý thuế Các quy định của Luật đã bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế: qui định đầy đủ các nội dung trong công tác quản lý thuế Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Một số quy định chung về thủ tục HC thuế 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác ..gửi đến cơ quan thuế. 2. Văn bản phải được soạn thảo, ký, ban hành đúng thẩm quyền; đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư. 3. Văn bản thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 4. Trường hợp phát hiện văn bản giao dịch không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp văn bản giao dịch. 5. Ngôn ngữ được sử dụng trong các tài liệu trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được UBND cấp huyện hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài chứng thực theo thẩm quyền
- Một số quy định chung về thủ tục HC thuế 2.Cách tính thời hạn để thực hiện các thủ tục hành chính thuế 1. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo dương lịch, kể cả ngày nghỉ. 2. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: 3. Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó. 4. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó. 5. Ngày đã nộp hồ sơ thuế để tính thời hạn giải quyết công việc hành chính thuế là ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, văn bản đúng theo quy định.
- Một số quy định chung về thủ tục HC thuế 3.Việc tiếp nhận hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế 1. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. 2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 3. Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 4. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn ba ngày
- Đăng ký thuế 1.Khái niệm: Đăng ký thuế: ĐK thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho CQ quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với NN theo qui định Tổng cục Thuế là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Mã số thuế : Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế; Pháp luật phí là lệ phí, bao gồm cả người nộp thuế XK, thuế NK. Mã số thuế gồm 2 loại là mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số (cấp cho CN hoặc ĐV trực thuộc của đơn vị được cấp mã số thuế 10 chữ số). NNTchỉ được cấp1 mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi ĐK thuế cho đến khi không còn tồn tại.
- Đăng ký thuế 2.Đối tượng đăng ký thuế 1. Tổ chức kinh doanh. 2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay. 3.Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. 4. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế. Người nộp lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp tạm thời chưa phải đăng ký thuế.
- Đăng ký thuế 3.Thời hạn đăng ký thuế Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày: 1. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; 2. Bắt đầu HĐKD đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 3. Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; 4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; 5. Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
- Đăng ký thuế Hồ sơ đăng ký thuế Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân KD bao gồm: a) Tờ khai đăng ký thuế; b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký KD bao gồm: a) Tờ khai đăng ký thuế; b) Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân. Đối với một số ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, luật sư, dầu khí, bảo hiểm, y tế) thì sử dụng giấy phép này thay cho Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký thuế.
- Đăng ký thuế Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính. 2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở. 3. Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Đăng ký thuế Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế 1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ. ( Cục 5, chi cục 10) Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế. 2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm các thông tin sau đây: a) Tên người nộp thuế; b) Mã số thuế; c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; d) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không kinh doanh hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không kinh doanh; đ) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp; e) Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. 3. Nghiêm cấm việc cho mượn, tẩy xoá, hủy hoại hoặc làm giả giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Đăng ký thuế Sử dụng mã số thuế 1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. 2. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản
- Đăng ký thuế Thay đổi thông tin đăng ký thuế Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin. Cơ quan thuế cập nhật thay đổi thông tin vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành.
- Đăng ký thuế Chấm dứt hiệu lực mã số thuế 1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động; b) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. 3. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Khai thuế, tính thuế Khái niệm và nguyên tắc khai, tính thuế Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp theo quy định Nguyên tắc: Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định:như ấn địn thuế, thuế khoán...
- Khai thuế, tính thuế Hồ sơ khai thuế Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng: Tờ khai thuế tháng; Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;bán ra; Các tài liệu khác có liên quan Hồ sơ khai thuế với kỳ tính thuế năm Tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý: tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính; Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm: tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. Hồ sơ khai thuế với loại thuế khai, nộp theo từng lần phát sinh: chấm dứt KD,chuyển đổi , tổ chức lại....
- Thời hạn khai thuế STT Kỳ khai thuế Hồ sơ khai thuế Thời hạn 1 Tháng Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, Chậm nhất là ng thứ 20 của th tiếp theo thuế TNCN th PS NV thuế 2 Quý Thuế TNDN, thuế TNCN trong trường hợp Chậm nhất là ng thứ 30 quý tiếp theo tổng số thuế khấu trừ một tháng dưới 5 quý PS NV thuế triệu đồng 3 Năm Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế SDDNN, Chậm nhất là ngày thứ 30của tháng tiền thuê đất đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm TC 4 Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày năm cá nhân, thuê tài nguyên kết thúc năm dương lịch hoặc năm TC 5 Theo từng lần Thuế TNCN đối với TN từ CNBĐS, CN Chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh vốn…, thuế nhà thầu… PS nghĩa vụ thuế 6 Khi chấm dứt Tất cả Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, hoạt động kể từ ngày chấm dứt 7 Thuế khoán GTGT, TNDN… Trước ngày 30 tháng 12 của năm trước năm tính thuế Trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị
9 p | 679 | 150
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi phí
14 p | 253 | 50
-
Bài giảng: Chương I - Những vấn đề chung về kế toán ngân hàng
12 p | 217 | 33
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
31 p | 619 | 33
-
Bài giảng Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị danh mục đầu tư
7 p | 157 | 16
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 73 | 14
-
Bài giảng Tổng quan thuế - Chương 5: Những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng
15 p | 127 | 14
-
Bài giảng Những vấn đề chung về thuế
68 p | 71 | 12
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - ThS. Trần Thị Hải An
14 p | 80 | 11
-
Bài giảng 15: Giới thiệu về thuế - Đỗ Thiên Anh Tuấn
27 p | 78 | 6
-
Bài giảng Các vấn đề về thuế trong giao dịch thương mại điện tử qua biên giới
10 p | 80 | 5
-
Bài giảng Thuế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
20 p | 121 | 5
-
Bài giảng Kinh tế bảo hiểm - Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm
12 p | 37 | 5
-
Bài giảng Những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng
15 p | 106 | 4
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi phí (Đại học Kinh tế TP. HCM)
5 p | 44 | 4
-
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1: Những vấn đề chung về tái cấu trúc doanh nghiệp
44 p | 37 | 4
-
Bài giảng Kế toán định giá - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán định giá doanh nghiệp
24 p | 22 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán tài chính
10 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn