intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ biến dạng ngực lồi bằng đai nẹp ngực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ biến dạng ngực lồi bằng nẹp chỉnh hình. Đối tượng: 86 trẻ biến dạng ngực lồi đã kết thúc điều trị và được tái khám tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2015 đến tháng 12/2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ biến dạng ngực lồi bằng đai nẹp ngực

  1. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ BIẾN DẠNG NGỰC LỒI BẰNG ĐAI NẸP NGỰC FACTORS RELATED TO TREATMENT RESULTS BY ORTHOTIC BRACING FOR CHILDREN WITH PECTUS CARINATUM NGUYỄN HỮU CHÚT1 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ biến dạng ngực lồi bằng nẹp chỉnh hình. Đối tượng: 86 trẻ biến dạng ngực lồi đã kết thúc điều trị và được tái khám tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2015 đến tháng 12/2018. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau không có nhóm chứng. Kết quả: Một số yếu tố liên quan đến kết quả tiến bộ: Mức độ biến dạng trước can thiệp (OR = 8,859; p < 0,01), thời gian đeo nẹp/ngày (OR = 4,115; p < 0,05), thực hành đeo nẹp của người chăm sóc chính (OR = 4,655; p < 0,05). Từ khóa: Biến dạng ngực lồi, nẹp, chỉnh hình ABSTRACT Objective: Identify factors related to treatment results by orthotic bracing for children with pectus carinatum. Subjects: 86 children with Pectus carinatum had finished their treatment and had returned to re-examination at the Rehabilitation Department of National Children’s Hospital from Janurary 2015 to December 2018. Method: Experimental study design without control group. Results: Factors related to progression, including: level of deformation before intervention (OR = 8,859; p < 0,01), number ofdays wearing the brace (OR = 4,115; p < 0,05); practice of wearing brace of caregiver (OR = 4,655; p < 0,05). Keywords: Pectus carinatum, Brace, Orthotic 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến dạng ngực lồi là biến dạng đứng thứ hai thường gặp trong các biến dạng lồng ngực bẩm sinh [3], [5]. Biến dạng ngực lồi (ngực ức chim) được mô tả là sự lồi lên quá mức của cung trước xương sườn và xương ức (khớp ức sườn). Trên thế giới, tỷ lệ ngực ức chim gặp ở 0,06% trẻ em và có ít nhất 25% trong số đó có tiền sử gia đình. Tỷ lệ nam/nữ là 4/1 [7], [9]. Biến dạng ngực lồi có thể có hoặc không có triệu chứng. Triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực, khó thở, đánh trống ngực hoặc thở khò khè. Ở trẻ em thành ngực bị lệch đáng kể và tạo ra những lo ngại về tâm lý xã hội. Biến dạng ngực lồi thường liên quan đến vẹo cột sống, hội chứng Marfan và hội chứng Noonan [2], [7], [9]. Điều trị biến dạng ngực lồi hiện nay trên thế giới có hai phương pháp là phẫu thuật và điều trị bằng nẹp (điều trị bảo tồn). Phẫu thuật chỉnh hình là kỹ thuật liên quan đến việc cắt bỏ các sụn bị biến dạng có hoặc không có phẫu thuật xương là phương thức điều trị chính trong nhiều thập kỷ trước đây. Các kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình ngực bằng phương pháp nội soi với sự xâm lấn tối thiểu có và không có sự cắt bỏ sụn biến dạng gần đây đã được mô tả với những kết quả xuất sắc ban đầu. Tuy nhiên, biện pháp không phẫu thuật sử dụng nẹp chỉnh hình và nén động đã cho thấy kết quả tương đương khi so sánh với biện pháp phẫu thuật trong điều trị trẻ em có biến
  2. dạng ngực lồi [2], [6]. Ngày càng có nhiều chuyên gia ủng hộ phương pháp điều trị bằng nẹp, họ khuyến cáo rằng đây là phương pháp ưu tiên điều trị ban đầu cho bệnh nhân mắc dị tật biến dạng ngực lồi [1], [4]. Nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu là xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ biến dạng ngực lồi bằng nẹp chỉnh hình. Hình 1.1. Hình ảnh ngực lồi gây biến dạng cột sống 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Trẻ biến dạng ngực lồi đã kết thúc điều trị và được tái khám tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2015 đến tháng 12/2018. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau không có nhóm chứng 2.1.1. Phương pháp đo chỉ số Haller Hình 2.1. Phương pháp đo chỉ số Haller Chỉ số Haller = A/B [7] A: Đường kính ngang lớn nhất của lồng ngực B: Đường kính trước sau giữa xương ức và thân đốt sống - Chỉ số Haller bình thường là 2,54 [8]. - Nếu như chỉ số Haller càng nhỏ thì biến dạng càng nặng. 2.2.2. Phân loại mức độ biến dạng Mức độ biến dạng Tiêu chuẩn đánh giá ngực lồi Nặng Chỉ số Haller dưới 1,85 Nhẹ Chỉ số Haller bằng hoặc trên 1,85 2.2.3. Phân loại mức độ tiến bộ sau can thiệp Mức độ Tiêu chuẩn đánh giá kết quả Tốt Sau can thiệp, chỉ số Haller tăng trên 0,50 Trung bình Sau can thiệp, chỉ số Haller tăng từ
  3. 0,1 đến 0,50 Không tiến Sau can thiệp, chỉ số Haller không bộ tăng Xấu đi Sau can thiệp, chỉ số Haller giảm xuống 2.2.4. Phân loại mức độ thực hành đeo nẹp của người chăm sóc chính Thực hành Tiêu chuẩn đánh giá đeo nẹp Đạt Đeo nẹp vừa khớp, điểm nắn chỉnh đúng vị trí ≥ 2/3 tổng số lần đánh giá Không đạt Đeo nẹp vừa khớp, điểm nắn chỉnh đúng vị trí < 2/3 tổng số lần đánh giá 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ 86 trẻ biến dạng ngực lồi đã kết thúc điều trị và được tái khám tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2015 đến tháng 12/2018. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata phiên bản 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0. Sử dụng kiểm định Wilcoxon để so sánh trung vị chỉ số Haller trước và sau can thiệp. Kiểm định khi bình phương Pearson phân tích đôi biến và hồi quy logistic đa biến để xác định các yếu tố liên quan. 3. KẾT QUẢ 3.1. Thông tin chung về trẻ Trẻ có độ tuổi từ 8 tuổi trở lên chiếm 62,8% (54/86). Trẻ nam chiếm 79,1% (68/86). Trẻ có mức độ biến dạng nặng trước can thiệp chiếm 62,8% (54/86). Trung bình chỉ số Haller trước can thiệp là 1,81 ± 0,12. Trẻ đeo nẹp trên 12 giờ/ngày chiếm đa số (61,6%). Trung bình thời gian đeo nẹp trong ngày 12,03 ± 1,49 giờ. Thời gian điều trị đeo nẹp bằng hoặc dưới 20 tháng chiếm 72,1% (trung bình 10,73 ± 2,26 tháng). Thời gian theo dõi trên 38 tháng chiếm 31,4% (trung bình 38,76 ± 3,91 tháng). Trung bình chỉ số Haller sau can thiệp 2,23 ± 0,13. 3.2. Thông tin chung về người chăm sóc chính Người chăm sóc chính (NCSC) bằng hoặc trên 36 tuổi chiếm 58,1% (50/86). Đa số NCSC là nữ (57%). Trình độ học vấn của NCSC đa số bằng hoặc dưới trung học phổ thông (72,1%). Nghề nghiệp của NCSC là nông dân chiếm 55,8%. Tỷ lệ thực hành đeo nẹp đạt chiếm 53,5%. 3.3. Kết quả can thiệp
  4. Bảng 3.1. So sánh chỉ số Haller trước và sau can thiệp Giai đoạn Tru Nhỏ Lớn TB ± p ng vị nhấ nhấ ĐLC t t Trước can 1,8 1,6 2,1 1,81 ± < thiệp (n = 0,12 0,001 86) Sau can 2,2 2 2,5 2,23 ± thiệp 48 0,13 tháng (n = 86) Trung vị chỉ số Haller trước can thiệp là 1,8, sau can thiệp tăng lên 2,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (z = - 8,08, n = 86, p < 0,001). Trung vị khác biệt 0,4. Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ mức độ tiến bộ sau can thiệp 100% (86/86) trẻ tiến bộ sau can thiệp. Trẻ có mức tiến bộ tốt chiếm tỷ lệ 43%. 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp Bảng 3.2. Phân tích đôi biến một số yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp Phân loại tiến bộ Trung Tốt bình OR p Yếu tố n= n= % % 37 49 Tuổi 44, 55, < 36 16 20 của 4 6 1,1 0,821 NCS 1 C ≥ 36 21 42 29 58 Giới 48, 51, Nam 18 19 của 6 4 1,4 0,36 NCS 38, 61, 9 C Nữ 19 30 8 2 TĐH < 33, 66, 0,5 8 16 0,259 V của THPT 3 7 7
  5. Phân loại tiến bộ Trung Tốt bình OR p Yếu tố n= n= % % 37 49 NCS ≤ 46, 53, 29 33 C THPT 8 2 Nông dân, 35, 64, Nghề nội 17 31 4 6 nghiệ trợ 0,4 p 0,11 9 NCS Công C nhân, 52, 47, 20 18 viên 6 4 chức Thực 65, 34, Đạt 30 16 hành 2 8 đeo 8,8 0,000 nẹp của Khôn 17, 82, 4 1 7 33 NCS g đạt 5 5 C 43, 56, Tuổi
  6. Phân loại tiến bộ Trung Tốt bình OR p Yếu tố n= n= % % 37 49 Mức 81, 18, Nhẹ 26 6 độ 3 8 16, 0,000 trước can 20, 79, 9 1 Nặng 11 43 thiệp 4 6 - Sử dụng kiểm định khi bình phương Pearson NCSC: Người chăm sóc; TĐHV: trình độ học vấn; THPT: Trung học phổ thông Phân tích đôi biến cho thấy không có mối liên quan giữa mức độ tiến bộ sau can thiệp với các yếu tố: tuổi của NCSC, giới của NCSC, trình độ học vấn của NCSC, nghề nghiệp của NCSC, tuổi của trẻ và giới của trẻ. Trẻ có NCSC thực hành đeo nẹp đạt thì có khả năng có mức tiến bộ tốt cao gấp 8,84 lần trẻ có NCSC có thực hành đeo nẹp không đạt (p < 0,01). Trẻ đeo nẹp bằng hoặc trên 12 giờ một ngày có khả năng có mức tiến bộ tốt cao gấp 4,85 lần trẻ đeo nẹp dưới 12 giờ một ngày (p < 0,01). Trẻ bị biến dạng nhẹ có khả năng có mức tiến bộ tốt cao gấp 16,9 lần trẻ bi biến dạng nặng trước can thiệp (p < 0,001). Bảng 3.3. Mô hình hồi quy đa biến xác định yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp Hệ số Sai số Mức ý hồi Biến độc lập chuẩn nghĩa quy OR (SE) (p) (B) Mức độ biến dạng trước can thiệp Nặng * - - - - Nhẹ 2,181 0,628 8,859 0,001 Thời gian đeo nẹp/ngày < 12 giờ* - - - - ≥ 12 giờ 1,415 0,627 4,115 0,024
  7. Thực hành đeo nẹp của NCS Không đạt * - - - - Đạt 1,538 0,615 4,655 0,012 Cỡ mẫu phân tích (n) = 86; * Nhóm so sánh; - = Không áp dụng Kiểm định tính phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer & Lemeshow test) χ2 = 2,25; df = 4; p = 0,69 Sử dụng phương pháp Backward: Conditional Các biến được đưa vào mô hình (tuổi của người chăm sóc, giới của người chăm sóc, trình độ học vấn của người chăm sóc, nghề nghiệp của người chăm sóc, thực hành đeo nẹp của người chăm sóc, tuổi của trẻ, giới của trẻ, thời gian đeo nẹp/ngày, mức độ biến dạng trước can thiệp). Sử dụng phương pháp Backward: Conditional. Mô hình trên do tác giả lựa chọn. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy có mối liên quan giữa mức độ biến dạng trước can thiệp, thời gian đeo nẹp/ngày, thực hành đeo nẹp của NCSC với mức độ cải thiện sau can thiệp. Trẻ có NCSC thực hành đeo nẹp đạt có khả năng có mức độ tiến bộ tốt cao gấp 4,655 lần trẻ có NCSC thực hành đeo nẹp không đạt (p < 0,05). Trẻ đeo nẹp bằng hoặc trên 12 giờ một ngày có khả năng tiến bộ ở mức tốt cao hơn 4,115 lần trẻ đeo nẹp dưới 12 giờ một ngày (p < 0,05). Trẻ có mức độ biến dạng nhẹ trước can thiệp có khả năng tiến bộ ở mức tốt cao hơn 8,859 lần so với trẻ có biến dạng nặng trước can thiệp (p < 0,01). 4. BÀN LUẬN Trẻ có độ tuổi từ 8 tuổi trở lên chiếm đa số (62,8%). Trẻ có mức độ biến dạng nặng trước can thiệp chiếm 62,8% (54/86). Tỷ lệ trẻ nam trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 79,1% tương đương tỷ lệ trong nghiên cứu của Ates [1]. Trung bình thời gian điều trị đeo nẹp là 10,73 ± 2,26 tháng, thấp hơn trong nghiên cứu của Ates (21,3 ± 3,4 tháng). Thời gian theo dõi trung bình 38,76 ± 3,91 tháng cao hơn nghiên cứu của Ates (24,1 ± 13,5 tháng). Không có trường hợp nào phải dùng thuốc giảm đau hoặc an thần khi đeo nẹp, không có trường hợp nào bị loét do tì đè hoặc bị dị ứng với nẹp. 86 trẻ (100%) trẻ đều có cải thiện, không có trường hợp nào tồi đi sau quá trình can thiệp. Trẻ có mức tiến bộ tốt chiếm tỷ lệ 43%. Trung bình chỉ số Haller trước can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Ates (1,81 ± 0,12 so với 1,96 ± 0,24). Trung bình chỉ số Haller sau can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn trong nghiên cứu của Ates (2,23 ± 0,13 so với 2,26 ± 0,32) [1]. Mặc dù vậy, trung bình khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi (0,42) cao hơn trong nghiên cứu của Ates (0,3). Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về cấu trúc nẹp trong hai nghiên cứu [1]. Trước can thiệp Quá trình can Sau can thiệp thiệp
  8. Hình 4.1. Hình ảnh bệnh nhân trước can thiệp và sau can thiệp Phân tích đơn biến và phân tích đa biến đều cho thấy các yếu tố (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp) của người chăm sóc chính và các yếu tố (tuổi và giới) của trẻ đều không liên quan đến kết quả can thiệp (p > 0,05). Kết quả phân tích đa biến cho thấy trẻ ngực lồi có mức độ biến dạng trước can thiệp là nhẹ thì có khả năng có mức độ tiến bộ tốt cao gấp 8,859 lần trẻ có mức độ biến dạng nặng với p < 0,01. Điều này cho thấy nếu trẻ có biến dạng ngực lồi được phát hiện sớm và can thiệp sớm khi mức độ biến dạng còn nhẹ thì sẽ cho kết quả tốt. Việc sử dụng thành công nẹp chỉnh hình trong điều trị biến dạng ngực lồi phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân (đặc biệt là thời gian đeo nẹp) và đòi hỏi phải theo dõi lâm sàng phần lồng ngực biến dạng lồi thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp trong việc duy trì nắn chỉnh trên xương ức [1]. Kết quả bảng 3.3 cho thấy trẻ bị biến dạng ngực lồi có thời gian đeo nẹp từ 12 giờ trở lên trong một ngày thì khả năng tiến bộ ở mức độ tốt cao gấp 4,114 lần trẻ có thời gian đeo nẹp trong ngày dưới 12 giờ. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu khác là thời gian đeo nẹp liên quan đến kết quả điều trị [1]. Trong quá trình điều trị, chúng tôi luôn khuyến cáo nên đeo nẹp cho trẻ từ 14 đến 16 giờ/ngày và khám lại sau 2 tháng đeo nẹp tại nhà. Tuy nhiên trong nghiên cứu thì trung bình thời gian đeo nẹp trong ngày 12,03 ± 1,49 giờ (8 giờ - 14 giờ). Vì vậy, trong quá trình điều trị, các kỹ thuật viên cần tư vấn nhiều hơn cho trẻ và gia đình trẻ về thời gian cần thiết phải đeo nẹp trong ngày để trẻ và gia đình trẻ hợp tác và tuân thủ hơn. Một yếu tố nữa cũng liên quan đến kết quả điều trị, đó là thực hành đeo nẹp của NCSC. Trẻ có NCSC có thực hành đeo nẹp đạt thì có khả năng tiến bộ tốt sau can thiệp cao gấp 4,655 lần trẻ có NCSC có thực hành đeo nẹp không đạt. Trẻ không thể tự đeo nẹp được nên việc NCSC đeo nẹp cho trẻ đúng hay sai sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả can thiệp. Trong nghiên cứu, toàn bộ NCSC đều được hướng dẫn cách đeo nẹp cho trẻ khi nhận nẹp và khi khám lại. Tuy nhiên, tỷ lệ NCSC đeo nẹp không đạt vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (46,5%). Điều này dẫn đến nẹp không có tác dụng nắn chỉnh. 5. KẾT LUẬN Mức độ biến dạng trước can thiệp, thời gian đeo nẹp/ngày, thực hành đeo nẹp của người chăm sóc chính là các yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp. Qua kết quả từ nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến nghị như sau: 1) Tăng cường nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp can thiệp trẻ bị biến dạng ngực lồi bằng đai nẹp ngực được sản xuất trong nước; 2) Cần có chương trình truyền thông rộng rãi để nâng cao nhận thức và hành vi về phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ bị biến dạng ngực lồi; 3) Thời gian đeo nẹp/ngày tối thiểu là 12 giờ; 4) Trang bị, củng cố kiến thức, kỹ năng và thực hành đeo nẹp cho người chăm sóc chính trong suốt quá trình can thiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Ateş, O., et al., Pectus carinatum: The effects of orthotic bracing on pulmonary function and gradual compression on patient compliance. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2013. 44(3): p. e228-e232. 2.Banever GT, Konefal SH, Gettens K, Moriarty K. Nonoperative correction of pectus carinatum with orthotic bracing. J Laparoendosc and Adv Surg Tech 2006; 16(2):164-167.) 3. Fokin, A.A, et al., Anatomical, histologic, and genetic characteristics of congenital chest wall deformities. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 2009. 21(1): p. 44-57. 4. Frey, A.S., et al., Nonoperative management of pectus carinatum. Journal of Pediatric Surgery, 2006. 41(1): p. 40-45. 5. Goretsky, M.J., et al., Chest wall anomalies: pectus excavatum and pectus carinatum. Adolesc Med Clin, 2004. 15(3): p. 455-71.)
  9. 6. Haje, S.A. and J.R. Bowen, Preliminary results of orthotic treatment of pectus deformities in children and adolescents. Journal of Pediatric Orthopaedics, 1992. 12(6): p. 795-800.) 7. Martinez-Ferro M, Fraire C, Bernard S. Dynamic compression system for the correction of pectus carinatum. Semin Pediatr Surg 2008; 17:194-200. 8. Ponkalsrud EW, Anselmo DM, Less extensive techniques for repair of pectus carinatum: the undertreated chest deformity. J Am Coll Surg 2004; 198:898 9. Robicsek F, Watts LT, Fokin AA. Surgical repair of pectus excavatum and carinatum. Semin. Thorac. Cardiovasc. Surg. 2009 Spring;21(1):64-75.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2