intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài ý kiến xung quanh việc dạy thí nghiệm hóa học trong trường phổ thông (phần 1)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

143
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dạy học hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng để chứng minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến thức hoá học. Thí nghiệm hoá học dùng để nghiên cứu tính chất các chất, hình thành các khái niệm hoá học. Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài ý kiến xung quanh việc dạy thí nghiệm hóa học trong trường phổ thông (phần 1)

  1. Một vài ý kiến xung quanh việc dạy thí nghiệm hóa học trong trường phổ thông (phần 1) Trong dạy học hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng để chứng minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến thức hoá học. Thí nghiệm hoá học dùng để nghiên cứu tính chất các chất, hình thành các khái niệm hoá học. Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Các thí nghiệm trong giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra dự đoán. Các thí nghiệm phức tạp do giáo viên thực hiện và cũng được thực hiện theo hướng nghiên cứu. Các dạng thí nghiệm nhằm mục đích minh hoạ, chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần và được đánh giá là ít tích cực. Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do giáo viên thực hiện hoặc do học sinh hay nhóm học sinh thực hiện được đánh giá là có mức độ tích cực cao. Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hoá chất, kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh. Với các thí nghiêm độc hại, dễ gây cháy nổ thì cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của, rèn luyện tính tự học và tư duy của học sinh. Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại khó gây nguy hiểm cho học sinh ta có thể cho học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.1. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo phương pháp nghiên cứu
  2. Để sử dụng thí nghiệm của giáo viên theo phương pháp nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động nhận thức như: 1. Học sinh hiểu và nắm rõ vấn đề cần nghiên cứu. o Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở những o kiến thức đã có. Lập kế hoạch giải ứng với những giả thuyết. o Quan sát trạng thái của các chất trước và sau thí nghiệm. o Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng o của thí nghiệm. Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng kết quả của thí nghiệm. o Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và nêu kết o luận. Ví dụ 1: Khi dạy bài: “ Một số axit quan trọng” (bài 4 - hoá học 9) trong phần axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng, giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu, cụ thể: - Hoạt động của giáo viên: Nêu mục đích nghiên cứu: Axit sunfuric đặc có những tính chất  hoá học riêng như thế nào? Giáo viên đặt vấn đề: H2SO4 đặc có tính chất gì khác so vớ H2SO4  loãng khi tác dụng với kim loại? cụ thể H2SO4 đặc có tác dụng với Cu không? Nếu có thì xảy ra như thế nào? Hãy dự đoán các hiện tượng xảy ra?  Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, quan sát mầu của dung dịch H2SO4  đặc. Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng.  Kết luận về tính chất hoá học của H2SO4 đặc khi tác dụng với kim  loại. - Hoạt động của học sinh:
  3. Lắng nghe hiểu mục đích nghiên cứu.  Học sinh dự đoán:  o Không xảy ra. o Có xảy ra: Tạo ra: H2 + CuSO4 Tạo ra: SO2 + CuSO4 Quan sát mầu sắc của dung dịch H2SO4 đặc.  Quan sát hiên tượng phản ứng: tạo ra dung dịch mầu xanh, khí sinh  ra làm mất mầu dung dịch nước brom. Kết luận: dự đoán 2 đúng. Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Tính chất- ứng dụng của hidro” (bài 31- hoá hoc 8), giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm H2 tác dụng với CuO nghiên cứu tính chất của H2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2