Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu thế đổi mới và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa <br />
đất nước, nền kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm gần đây ngày càng <br />
phát triển với tốc độ cao. Nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ trong công cuộc <br />
điện khí hóa phục vụ đời sống và sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, góp <br />
phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nguồn cung cấp <br />
trên lưới điện quốc gia ngày càng phát triển. Nhiều làng quê vùng sâu, vùng xa nay <br />
đã có điện về thắp sáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh. <br />
Nhờ điện năng, năng suất lao động được nâng cao góp phần cải thiện đời <br />
sống, lao động chân tay dần dần đã được thay thế bằng máy móc, thúc đẩy sự phát <br />
triển khoa học kỹ thuật. Cho đến thời điểm này, đa số hộ dân của cả nước đã <br />
được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia. <br />
Điện thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. <br />
Song điện cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây tai nạn nguy hiểm, nếu sơ ý <br />
hoặc thiếu hiểu biết khi tiếp xúc với điện sẽ bị tai nạn rất thương tâm kể cả đối <br />
với người sản xuất ra điện cũng như đối với người sử dụng nó. Thế nhưng, điều <br />
đáng quan tâm là trình độ hiểu biết về điện của nhiều người lại không tỷ lệ thuận <br />
với tốc độ điện khí hóa, với đà phát triển của khoa học, công nghệ. Do vậy, tình <br />
trạng sử dụng điện tùy tiện, bất cẩn, chủ quan gây nên những hậu quả đáng tiếc <br />
cũng ngày càng tăng.<br />
Như vậy, công tác tuyên truyền huấn luyện về an toàn điện trong sử <br />
dụng điện cho mọi tầng lớp nhân dân cũng phải được coi trọng vì hiện nay việc <br />
sử dụng điện ngày càng trở nên thông dụng. Do đó, dạy an toàn điện cho học sinh <br />
Trung học cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu đối với học sinh khi <br />
học kỹ thuật điện của chương trình công nghệ lớp 8. Bởi vì, khi các em học sinh <br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 1<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
đã hiểu rõ rằng: Sử dụng điện phải đảm bảo an toàn và đúng mục đích thì mới <br />
phòng và tránh được những tai nạn nguy hiểm do điện gây ra ngoài ý muốn. Từ đó <br />
bản thân các em sẽ có ý thức hơn khi sử dụng điện trong học tập cũng như trong <br />
sinh hoạt hàng ngày. Song song với việc bản thân mình biết áp dụng các biện <br />
pháp sử dụng điện an toàn và đúng mục đích thì các em học sinh còn là lực lượng <br />
rộng lớn tuyên truyền và thúc đẩy việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm cho gia <br />
đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú. Nếu được như vậy, tôi nghĩ rằng <br />
tình trạng tai nạn do điện gây ra sẽ giảm và đồng thời sẽ giảm kinh phí trong việc <br />
điều trị những thương tật do tai nan điện gây ra. Qua những phân tích trên, tôi <br />
mạnh dạn chọn đề tài này: “Một vài kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng <br />
điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8”.<br />
<br />
2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài:<br />
Mục tiêu:<br />
Đề tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần <br />
thiết. Nó trang bị cho học sinh ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, của <br />
người thân các em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng. Từ đó giúp học sinh <br />
nắm vững những kiến thức cơ bản về an toàn điện, biết vận dụng vào cuộc sống <br />
đồng thời biết hướng dẫn và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh có ý <br />
thức sử dụng điện an toàn và hợp lý.<br />
Nhiệm vụ:<br />
Đề tài Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An toàn <br />
điện” trong môn công nghệ lớp 8. Giúp các em biết được sự nguy hiểm của dòng <br />
điện đối với con người và tài sản, qua đó ý thức được việc sử dụng điện an toàn <br />
trong sinh hoạt nhằm bảo đảm an toàn cho con người và tài sản. Từ đó có ý thức <br />
tuyên truyền cho gia đình bạn bè và mọi người cùng biết bảo vệ bản thân trong <br />
việc sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 2<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Những tác hại của dòng điện đối với cơ thể người, các nguyên nhân gây tai <br />
nạn điện Các biện pháp giúp các em sử dụng điện an toàn thông qua chương an <br />
toàn điện môn công nghệ lớp 8.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về an toàn trong sử dụng điện thông qua <br />
chương an toàn điện môn công nghệ lớp 8, các em học sinh khối 8 trên địa bàn xã <br />
Quảng Điền – KrôngAna – ĐakLak.<br />
5. phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:<br />
Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế.<br />
Phương pháp điều tra viết.<br />
Làm một số trắc nghiệm <br />
Phương pháp quan sát đàm thoại.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận: <br />
Điện năng là động lực cho sự phát triển tự động hóa sản xuất và nâng cao <br />
đời sống con người. Điện rất cần cho sản xuất và đời sống con người, vì các tác <br />
dụng của dòng điện đều được ứng dụng vào khoa học kỹ thuật. Nhất là trong thời <br />
đại văn minh, khi mà những máy móc vật dụng con người sử dụng hàng ngày đề <br />
cần phải có điện. Cuộc sống con người và sản suất ngày nay gần như phụ thuộc <br />
vào điện, nếu vì một lý do gì đó mà mất điện thì mọi sinh hoạt của con người <br />
cũng như việc sản xuất chắc chắn đều bị ngưng trệ, sản phẩm bị đình đốn, có thể <br />
nói rằng chúng ta “sống chung với điện”<br />
Ngay khi sản xuất ra điện, khoa học cũng đã phân tích đầy đủ các tác dụng <br />
của dòng điện và đồng thời cũng phân tích các tác hại của dòng điện là rất nguy <br />
hiểm khi đi qua cơ thể người. Với mạng điện hạ áp, con người có thể bị nguy <br />
hiểm bởi hồ quang hay do điện giật. Với mạng điện cao áp, ngoài những nguy <br />
hiểm trên, con người có thể bị phóng điện qua không khí khi đến quá gần các bộ <br />
phận mang điện cao áp gây bỏng, làm chết người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 3<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Thực tế cho thấy phần lớn tai nạn về điện là do chạm phải vật mang điện, <br />
dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn điện này xãy ra <br />
thường do người sử dụng điện coi thường, không thực hiện các biện pháp an toàn <br />
khi sử dụng và sửa chữa điện. So với các tai nạn khác thì tai nạn điện cũng thuộc <br />
loại nguy cơ cao, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn và điều nguy <br />
hiểm nhất là người bị tai nạn điện không cảm nhận được mối nguy hiểm đe dọa <br />
mình.<br />
Theo pháp lệnh “Bảo hộ lao động” quy định mọi người tiếp xúc với dụng <br />
cụ, thiết bị điện đều phải được tổ chức học tập, huấn luyện chu đáo về an toàn <br />
điện. Ngoài ra việc tổ chức các lớp dạy nghề, phát triển các dịch vụ sửa chữa lắp <br />
đặt điện ở các khu vực nông thôn, đặc biệt vùng sâu vùng xa, những nơi có điện <br />
cũng rất cần thiết.<br />
Chính vì vậy thông qua chương An toàn điện của môn công nghệ lớp 8 để <br />
giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là rất thực tế và cần thiết.<br />
2. Thực trạng:<br />
Theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội Việt Nam số vụ tai nạn <br />
do điện gây ra trong những năm gần đây như sau:<br />
Năm 2015 tai nạn điện gây chết người trên toàn quốc chiếm 18.9% trên tổng <br />
số người chết vì tai nạn lao động.<br />
6 tháng đầu năm 2016 tai nạn điện gây chết người trên toàn quốc chiếm <br />
18,1% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.<br />
Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện gây bỏng và do dòng <br />
điện truyền qua cơ thể người (điện giật). Các trường hợp chấn thương nặng hoặc <br />
tử vong khi sử dụng điện năng là rất nhiều, phần lớn là do bị điện giật:<br />
+ 76,4% tai nạn xảy ra ở điện áp dưới 1000V<br />
+ 23,6% tai nạn xảy ra ở điện áp trên 1000V<br />
Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng:<br />
+ Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2%<br />
+ Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm: 57,8%<br />
Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng:<br />
+ Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có dòng điện <br />
chạy qua chiếm 55,9% trong đó:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 4<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với <br />
dây dẫn điện chiếm : 30,6%<br />
Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện <br />
chiếm 1,7%<br />
Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra hệ thống mấy móc và thiết bị <br />
điện chiếm; 23,6%.<br />
Tai nạn do chạm vào các bộ phận bằng kim loại của thiết bị có mang điện <br />
áp chiếm 22,8% trong đó :<br />
Thiết bị có nối đất chiếm : 0,6%<br />
Thiết bị không có nối đất chiếm: 22,2%<br />
Tai nạn do chạm phải vật không phải là kim loại có mang điện áp ( tường, <br />
nền nhà các vật cách điện) chiếm 20,1% trong đó:<br />
Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác đóng ngắt mạch điện hoặc thiết bị <br />
điện chiếm; 1,12%<br />
Bị chấn thương do cường độ điện trường cao ở môi trường hay trạm biến <br />
áp cao áp, siêu cao áp chiếm: 0,08%<br />
Như vậy phần lớn các trường hợp bị tai nạn về điện là do chạm phải vật <br />
mang điện, dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn này <br />
thường xảy ra đối với những người không có chuyên môn và xảy ra ở các mạng <br />
điện có điện áp thấp (380V/220V, 220V/127V).<br />
Qua số liệu trên cho thấy tai nạn điện là tai nạn nguy hiểm, có nguy cơ chết <br />
người cao và cần được phòng tránh. Làm sao tránh được những tai nạn điện trong <br />
khi có thể nói rằng: “Chúng ta sống chung với điện”? <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 5<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Tình trạng tai nạn điện gây ra những hậu quả đáng tiếc ngày càng nhiều và <br />
mức độ ngày càng trở nên trầm trọng thì việc tìm ra các giải pháp nhằn giáo dục ý <br />
thức sử dụng điện an toàn và trang bị những kiến thức cơ bản để bảo đảm an toàn <br />
trong sử dụng điện là vô cùng cần thiết. Các giải pháp đưa ra nhằm phân tích cụ <br />
thể các tác hại và những nguyên nhân mà con người có thể bị tai nạn do điện gây <br />
ra, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản trong việc xử lý, ứng phó và cứu <br />
người khi có tai nạn điện xãy ra. Từ đó giúp người sử dụng ý thức được việc sử <br />
dụng điện cho an toàn, để tránh những hậu quả đáng tiếc. <br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
<br />
Để giảm thiểu các tai nạn về điện đối với người sử dụng và bảo vệ tài sản <br />
thì việc hiểu cơ bản các tác hại của dòng điện đối với con người và các biện pháp <br />
an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện chúng ta cần phải biết:<br />
<br />
Thứ nhất: Tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể của con người:<br />
<br />
Như chúng ta đã biết dòng điện có các tác dụng như: Tác dụng nhiệt, tác <br />
dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng quang, tác dụng sinh lý…Vậy khi dòng điện đi <br />
qua cơ thể người có tác dụng sinh lý như sau:<br />
Dòng diện tác dụng vào hệ thần kinh trung ương: Gây rối loạn hoạt <br />
động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, <br />
tim đập nhanh, trường hợp nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn <br />
nhân chết trong tình trạng ngạt.<br />
Dòng điện tác dụng vào cơ bắp: Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố <br />
gây bỏng cho người, gây thương tích ngoài da có khi phá hoại cả phần mềm gân <br />
và xương.<br />
Mức độ của dòng điện khi đi qua cơ thề người:<br />
Dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới <br />
hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người.<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 6<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
<br />
Dòng TÁC HẠI ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI<br />
(mA)<br />
điện Xoay chiều (50 60Hz) Một chiều<br />
<br />
0,6 1,5 Băt đầu có cảm giác ngón tay run Không có cảm giác gì<br />
nhẹ<br />
2 – 3 Ngón tay b ị giật mạnh Không có cảm giác gì<br />
5 – 10 Bàn tay bị giật mạnh Ngứa, cảm thấy <br />
12 – 15 Khó rút tay khỏi điện cực, xương nóng.<br />
Nóng tăng lên<br />
bàn tay,cánh tay cảm thấy đau nhiều. <br />
Trạng thái này có thể chịu được từ 5 <br />
_10 giây.<br />
20 – 25 Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi Càng nóng hơn. Băp <br />
điện cực. Rất đau, khó thở.Trạng thịt tay hơi bị co giật<br />
thái này chịu được 5 giây trở lại.<br />
5080 Tê liệt hô hấp. Băt đầu rung các Cảm thấy rất <br />
tâm thất. nóng,băp thịt tay co <br />
giật, khó thở. Tê liệt <br />
hô hấp<br />
91 100 Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây và Tê liệt hô hấp<br />
hơn thì tâm thất rung mạnh. Tê liệt <br />
tim.<br />
Đường đi của dòng điện qua cơ thể người:<br />
<br />
Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi dòng điện đi qua đều nguy hiểm, nhưng <br />
tỷ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối với con người. <br />
Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay xuống <br />
đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn.<br />
Đường đi của dòng Tỷ lệ dòng điện qua Tỷ lệ nạn nhân bị bất tỉnh <br />
điện tim (%)<br />
Tay qua tay 3,3 83<br />
Tay phải qua chân 3,7 80<br />
Tay trái qua chân 6,7 87<br />
Đầu qua chân 6,8 88<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 7<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Đầu qua tay 7,0 92<br />
Chân qua chân 0,4 15<br />
<br />
Thời gian dòng điện qua cơ thể:<br />
<br />
Thời gian càng dài, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn <br />
hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng.<br />
Tần số của dòng điện qua người:<br />
Khi tần số của dòng điện qua người càng lớn thì điện kháng của người càng <br />
giảm và dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nguy hiểm sẽ tăng theo tần số của <br />
dòng điện.<br />
Trong thực tế, mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong khoảng tần <br />
số từ 50Hz đến 60 Hz. Khi tần số lớn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn và ngược lại.<br />
Điên áp an toàn.<br />
Điện trở thân người không phải là hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt <br />
các yếu tố như tình trạng sức khoẻ, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc… <br />
mức độ nguy hiểm càng cao khi:<br />
+ Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài,<br />
+ Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng.<br />
+ Tiếp xúc với điện áp cao.<br />
Lấy mức dòng điện 20mA (là dòng điện làm cho con người không thể tách ra <br />
khỏi nguồn điện) làm cơ sở để tính điện áp an toàn :<br />
Vùng ít nguy hiểm: Khô ráo, độ ẩm tháp, không có bụi dẫn điện, điện áp an <br />
toàn là 65V.<br />
Vùng nguy hiểm: Độ ẩm không khí thấp hơn 75%, sàn nhà nền nhà ẩm <br />
ướt ... điện áp an toàn là 36V.<br />
Vùng đặc biệt nguy hiểm : Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực<br />
tiếp sàn kim loại... điện áp an toàn là 12V.<br />
Điện áp bước:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 8<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế <br />
cao như cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp, dây điện cao áp (có điện) rơi <br />
xuống đất…Khi đi vào vùng có điện áp bước thì có thể bị tai nạn điện. Vì vậy, khi <br />
dây dẫn có điện rơi xuống đất, cần phải cắt điện trên đường dây, đồng thời cấm <br />
người và gia súc đến gần khu vực đó (bán kính 20m tính từ điểm dây dẫn chạm <br />
đất).<br />
Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng nếu sử dụng điện, sữa chữa điện và <br />
nhất là sử dụng điện không đúng cách, sử dụng điện sai mục đích sẽ dẫn đến <br />
những hậu quả rất nghiêm trọng và nặng nề hơn hết là có thể gây nguy hiểm đến <br />
sức khỏe và tính mạng con người.<br />
Thứ 2: Các giải pháp an toàn điện<br />
Kiểm tra cách điện của thiết bị điện:<br />
Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ cách điện giữa <br />
các phần mang điện với vỏ để đảm bảo an toàn cho người dùng điện và thiết bị. <br />
Tuy nhiên có những trường hợp phần cách điện bị rò, sự cách điện bị giảm do <br />
những nguyên nhân sau:<br />
Do thiết bị quá cũ.<br />
Phần cách điện bị già hóa, hư hỏng.<br />
Làm việc quá áp.<br />
Đồ dùng điện đã lâu không sử dụng.<br />
Vậy việc kiểm tra độ cách điện trước khi vận hành, kiểm tra độ cách điện <br />
định kỳ cho máy móc, thiết bị điện là rất cần thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn 9<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra điện rò ra võ thiết bị<br />
Dùng dây dẫn điện đúng mục đích:<br />
Không được dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục đích <br />
dẫn điện. Không được dùng dây dẫn điện để phơi quần áo, chăn màn…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phơi quần áo trên dây dẫn điện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dùng rào chắn, biển báo:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
10<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Ở gần những nơi có điện áp nguy hiểm như trụ điện cao thế phải có các <br />
biển báo như: “ Cấm trèo, nguy hiểm chết người”; “ Cấm vào, điện cao thế nguy <br />
hiểm chết người”. Khi cần sửa chữa điện, nên có biển báo: “ Cắt điện, đang sửa <br />
chữa”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biển báo và rào chắn an toàn<br />
<br />
Phương pháp phòng hộ cá nhân:<br />
<br />
Để đảm bảo an toàn khi làm việc với thiết bị mang điện, nên dùng các <br />
phương tiện phòng hộ cá nhân như: Bút thử điện cao thế, bút thử điện hạ thế, kìm <br />
cách điện, ủng, găng tay cao su… trong khi sửa chữa điện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dụng cụ phòng hộ cá nhân khi sửa chữa điện<br />
<br />
Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện: <br />
<br />
Với các đồ dùng điện như: Máy giặt, tủ lạnh, mô tơ… phải thực hiện nối <br />
đất vỏ máy để đảm bảo an toàn khi sử dụng.<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
11<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nối đất bảo vệ rò điện ra võ cho thiết bị<br />
3. Phương pháp cứu người bị tai nạn điện<br />
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện :<br />
a) Nếu cắt được nguồn điện : Đây là trường hợp thuận lợi nhất nhưng phải <br />
bảo đảm nhanh chóng, chính xác.<br />
b) Nếu không cắt được nguồn điện:<br />
Ở mạng hạ thế: Tìm các vật dụng cách điện như gỗ khô, đi dép, ủng cao <br />
su, lót tay bằng vải khô... tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.<br />
Ở mạng cao thế: Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật <br />
dẫn điện và khẩn trương báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ các <br />
cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.<br />
<br />
Cấp cứu nạn nhân:<br />
Căn cứ hiện tượng cụ thể của nạn nhân mà có biện pháp cấp cứu :<br />
Tách nạn nhân ra khỏi nơi chạm điện một cách nhanh chóng và an toàn cho <br />
người cấp cứu nạn nhân, ( sơ cứu nạn nhân, đưa nạn nhân đến trạm y tế gần <br />
nhất).<br />
Nếu nạn nhân bị ngất; Để nạn nhân nơi thoáng, nới áo quần, cho ngửi <br />
Amoniac.<br />
Nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập: Phải tìm mọi cách hô hấp và làm <br />
cho tim nạn nhân đập trở lại, trường hợp này nạn nhân phải được cứu chữa <br />
ngay, càng nhanh càng nhiều hy vọng cứu sống.<br />
Cấp cứu thường dùng một trong các phương pháp như: Phương pháp hô <br />
hấp sấp, phương pháp hô hấp ngửa, hà hơi thổi ngạt.<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
12<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Do hiểu rõ các tác hại của dòng điện với cơ thể người, mức nguy hiểm nếu <br />
dùng điện không đảm bảo an toàn và sử dụng điện không đúng mục đích. Chính vì <br />
vậy, cho nên tôi rất coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử <br />
dụng điện, đây là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay. <br />
Bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em kiến thức về <br />
an toàn điện.<br />
CHƯƠNG VI : AN TOÀN ĐIỆN<br />
Tiêt 33<br />
́ : AN TOÀN ĐIỆN <br />
A. MỤC TIÊU<br />
1. Kiến thức:<br />
Hiểu được nguyên nhân xãy ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện <br />
đối với cơ thể người.<br />
Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sx và đời sống<br />
2. Kỹ năng: <br />
Rèn kĩ năng tư duy,quan sát, phân tích hình ảnh.<br />
3. Thái độ<br />
Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sx và đời sống.<br />
* Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả(HĐ2)<br />
B.CHUẨN BỊ<br />
1. Giáo viên: Xem nội dung bài dạy, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh.<br />
2. Học sinh : Đối với mỗi nhóm hs:<br />
Tranh ảnh về các nguyên nhân gây tai nạn điện.<br />
Tranh ảnh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sữa chữa <br />
điện.<br />
Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.<br />
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC<br />
1. Ổn định lớp<br />
2. Kiểm tra bài cũ : <br />
Chức năng của các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện và nhà máy điện nguyên <br />
tử là gì ?<br />
Chức năng của đường dây dẫn điện là gì ? điện năng có vai trò gì trong sx và đời <br />
sống ?<br />
3. Bài mới<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
13<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Điện năng rất cần thiết trong sản xuất và đời sống nhưng cũng có thể gây <br />
nguy hiểm cho con người. Vậy nguyên nhân gây tai nạn điện là gì ? Chúng ta cần <br />
làm gì để phòng tránh tai nạn đó ?<br />
Hoat đông 1<br />
̣ ̣ : Tim hiêu cac nguyên nhân gây ra tai nan điên <br />
̀ ̉ ́ ̣ ̣<br />
Em hãy cho biết tai nạn điện I. Vì sao xảy ra tai nạn điện ?<br />
thường xảy ra do những nguyên nhân Tai nạn điện thường xãy ra do <br />
nào ? các nguyên nhân:<br />
1. Do chạm trực tiếp vào vật mang <br />
điện:<br />
2. Do vi phạm khoảng cách an <br />
toàn đối với lưới điện cao áp và trạm <br />
biến áp.<br />
Yêu cầu hs quan sát vào h33.1sgk 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị <br />
em hãy điền chữ a,b,c vào chỗ (…) cho đứt rơi xuống đất.<br />
thích hợp. + Chạm trực tiếp vào dây dẫn <br />
điện trần không bọc cách điện hoặc <br />
day dẫn hở cách điện<br />
+ Sử dụng các đồ dùng điện bị rò <br />
điện ra vỏ<br />
+ Sửa chữa điện không cắt nguồn <br />
Khi ta đến gần đường dây cao áp điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an <br />
và trạm biến áp có nguy hiểm không ? toàn điện<br />
vì sao ? Có, vì có thể bị phóng điện từ <br />
dây điện cao áp qua đường không khí <br />
Yêu cầu hs quan sát bảng 33.1 đến người, gây chết người.<br />
Gv giới thiệu khoảng cách an toàn lưới Hs quan sát h33.1sgk.<br />
điện cao áp.<br />
Khi có dây điện bị đứt rơi xuống Không.<br />
đất ta có nên lại gần không ?<br />
Vậy khi thấy dây điện bị đứt, rơi Phải báo ngay cho trạm quản lí <br />
xuống đất em phải làm gì ? điện gần đó.<br />
* Giáo dục sử dụng năng lượng <br />
tiết kiệm và hiệu quả:<br />
Trong các nguyên nhân trên, <br />
nguyên nhân nào gây tổn thất năng <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
14<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
lượng điện nhiều?<br />
GV kết luận: dây dẫn bị đứt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoat đông 2<br />
̣ ̣ : Tim hiêu cac biên phap an toan điên<br />
̀ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̣ :<br />
II. Một số biện pháp an toàn <br />
điện<br />
1. Một số biện pháp an toàn khi <br />
Yêu cầu hs quan sát h33.4 sgk. sử dụng điện.<br />
Em hãy điền chữ a,b,c,d vào chỗ … cho Thực hiện tốt cách điện dây dẫn <br />
đúng. điện.(a)<br />
Kiểm tra cách điện của đồ dùng <br />
điện.(c)<br />
Thực hiện nối đất các thiết bị, <br />
đồ dùng điện.(b)<br />
Không vi phạm khoảng cách an <br />
Trước khi sửa chữa điện ta phải toàn đối với lưới điện cao áp và trạm <br />
làm gì ? biến áp.(d)<br />
Khi sửa chữa điện những dụng 2.Một số biện pháp an toàn điện <br />
cụ sửa chữa phải như thế nào ? khi sửa chữa điện.<br />
Gv giới thiệu một số dụng cụ an Trước khi sửa chữa điện phải <br />
toàn điện. ngắt nguồn điện.<br />
* Giáo dục sử dụng năng lượng Dụng cụ sữa chữa điện phải <br />
tiết kiệm và hiệu quả đảm bảo an toàn điện cho người sử <br />
Nếu chúng ta sử dụng quá tải với dụng.<br />
lưới điện thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?<br />
> Cần phải sử dụng điện năng <br />
một cách hợp lí, hạn chế sử dụng Điện áp bị giảm, không đảm bảo <br />
những giờ cao điểm. được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, <br />
công suất máy điện giảm) lãng phí điện <br />
năng.<br />
4. Hương dân vê nha<br />
́ ̃ ̀ ̀ :<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
15<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Hs đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi sgk.<br />
Nhận xét tiết học.<br />
Học bài<br />
Chuẩn bị bài mới : “Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai <br />
nạn điện”<br />
5. Rút kinh nghiệm:<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
16<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Tiêt 34<br />
́ : Thực Hành <br />
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN<br />
CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN<br />
A. MỤC TIÊU<br />
1. Kiến thức:<br />
Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện<br />
Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn.<br />
Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp.<br />
2. Kỹ năng: <br />
Rèn kĩ năng tư duy,quan sát, phân tích hình ảnh.<br />
3. Thái độ<br />
Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa <br />
chữa. Có ý thức nghiêm túc trong khi học tập.<br />
B. CHUẨN BỊ<br />
Dung cụ : bút thử điện, kìm điện, tua vít.<br />
Vật liệu : găng tay cao su<br />
Hs chuẩn bị báo cáo thực hành.<br />
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC<br />
1. Ổn định lớp<br />
2. Kiểm tra bài cũ : <br />
3. Bài mới<br />
Để tránh tai nạn điện xảy ra chúng ta phải biết sử dụng các dụng cụ bảo vệ <br />
an toàn điện.<br />
Hoat ddoong 1<br />
̣ : Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.<br />
Gv chia nhóm học sinh: Hs thảo luận nhóm.<br />
Hãy nêu một số ví dụ về những Kìm điện, bút thử điện, phích <br />
bộ phận được làm bằng vật liệu cách cắm, tay nắm bàn ủi điện, vỏ nồi cơm <br />
điện trong những đồ dùng điện. điện,..<br />
Gv cho Hs tìm hiểu các dụng cụ <br />
bảo vệ an toàn điện như thảm cách Đặc điểm: được chế tạo bằng <br />
điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm vật liệu cách điện.<br />
điện. Vật liệu chế tạo: nhựa, sứ, <br />
mica,..<br />
Công dụng: cách li dòng điện với <br />
người sử dụng.<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
17<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Ý nghĩa số liệu kĩ thuật cho biết <br />
điện áp an toàn khi sử dụng.<br />
Hs ghi vào báo cáo thực hành.<br />
<br />
Hoat đông 2<br />
̣ ̣ : Tìm hiểu bút thử điện.<br />
Giới thiệu bút thử điện và phát <br />
cho các nhóm<br />
Yêu cầu học sinh quan sát, thảo <br />
luận nhóm > nêu cấu tạo bút thử điện.<br />
Nêu cấu tạo của bút thử điện ? Gồm có : <br />
Tháo rời, quan sát, nêu chức năng <br />
+ Đầu bút thử điện gắn liền với <br />
của bút thử điện.<br />
thân bút.<br />
Gv hướng dẫn cách tháo và nhận <br />
+ Điện trở: làm giàm dòng điện<br />
biết các bộ phận.<br />
+ Đèn báo<br />
+ Lò xo (Để tăng tốc độ tiếp xúc <br />
giữa điện trở, đèn và các bộ phận kim <br />
loại)<br />
Gv hướng dẫn qui trình lắp bút + Nắp bút<br />
thử điện. + Kẹp kim loại.<br />
Em hãy nêu nguyên lí làm việc <br />
của bút thử điện ? Khi chạm tay vào kẹp kim loại <br />
và chạm vào đầu bút thử điện vào vật <br />
mang điện, dòng điện từ vật mang điện <br />
Tại sao dong điện qua bút thử qua đèn báo vào cơ thể người rồi xuống <br />
điện lại không gây nguy hiểm cho đất.<br />
người ? Vì nhờ có điện trở trong bút thử <br />
Gv hd hs cách sử dụng bút thử điện đã làm cho cường độ dòng điện bị <br />
điện giảm khi qua bút thử điện<br />
<br />
<br />
Hoat đông 3: <br />
̣ ̣ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện<br />
Khi cứu người bị điện giật cần <br />
thực hiện theo những bước nào ?<br />
GV cho Hs hoạt động theo nhóm <br />
tìm cách xử lí đúng các tình huống bị tai <br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
18<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
nạn điện.<br />
+ Tình huống 1: Một người đang Cắt cầu dao, rút phích cắm điện <br />
đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị ở nơi gần nhất.<br />
rò điện. Em phải làm gì để tách nạn Lót tay bằng vải khô kéo nạn <br />
nhân ra khỏi nguồn điện ? nhân rời khỏi tủ lạnh.<br />
+ Tình huống 2 : Trên đường đi <br />
học về em và các bạn bắt gặp một Đứng trên ván gổ khô, dùng sào <br />
người bị dây điện trần của lưới điện hạ tre khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.<br />
áp 220v bị đứt đè lên người. Lót tay bằng vải khô kéo nạn <br />
+ Gv hướng dẫn hs : nhân ra khỏi dây điện.<br />
(Cách đoản mạch đường dây : <br />
dùng dây trần 2 đầu buộc 2 vật nặng <br />
ném vắt qua 2 dây điện để làm nổ cầu <br />
chì.)<br />
Sử dụng điện để bảo vệ tài sản <br />
làm tổn hại sức khỏe tính mạng người <br />
khác là vi phạm pháp luật.<br />
<br />
Hoat đông 4<br />
̣ ̣ : Sơ cứu nạn nhân<br />
Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh ta Để nạn nhân nằm nghỉ chổ <br />
sơ cứu như thế nào ? thoáng, không cho ăn uống, báo cho <br />
nhân viên y tế.<br />
Trường hợp nạn nhân ngất <br />
không thở hoặc thở không đều, co giật Cần phải làm hô hấp nhân tạo <br />
và run ta sơ cứu như thế nào ? cho đến khi nạn nhân thở được và mời <br />
nhân viên y tế.<br />
Ta có những phương pháp sơ cứu <br />
nào ?<br />
Phương pháp nằm sấp.<br />
Phương pháp hà hơi thổi ngạt.<br />
Gv đề ra tình huống cho các Phương pháp xoa bóp tim ngoài <br />
nhóm lần lượt giải quyết. lồng ngực.<br />
+ Tình huống nạn nhân chạm vào <br />
dây dẫn hở cách điện. Hs hoạt động theo nhóm giải <br />
+ Có thể ngắt điện. quyết tình huống đã đề ra.<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
19<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
+ Không thể ngắt điện.<br />
<br />
4. Hương dân vê nha<br />
́ ̃ ̀ ̀ :<br />
5. Rút kinh nghiệm: <br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt là một yếu tố vô cùng quan trọng <br />
trong thời đại công nghệ ngày nay, khi mà đời sống sinh hoạt và sản suất gần như <br />
phụ thuộc vào điện năng. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì việc thực <br />
hiện các giải pháp mà đề tài nêu ra phải có sự liên kết chặt chẽ. Để hạn chế tối <br />
đa các tai nạn do điện gây ra thì con người trước hết phải hiểu rỏ bản chất và <br />
những mối nguy hiểm mà dòng điện tác động đến cơ thể con người, đồng thời <br />
phải thực hiện lần lượt các biện pháp an toàn mà đề tài đã nêu. Đó chính là mối <br />
liên kết mà các giải pháp đề tài nêu ra để đảm bảo an toàn cho người sữa chữa và <br />
sử dụng điện năng.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm:<br />
Qua giảng dạy môn công nghệ 8 nhiều năm tôi đã khảo sát trong học sinh <br />
trước khi học chương an toàn điện và sau khi học xong chương an toàn điện kết <br />
quả như sau:<br />
Năm học Năm học Năm học<br />
20102011 20112012 20122013<br />
Trước Sau Số Trước Sau Số Trước Sau <br />
Lớp Số <br />
khi khi HS khi khi HS khi khi <br />
HS học học học học học học<br />
Có ý thức Có ý thức Có ý thức<br />
ATĐ ATĐ ATĐ<br />
<br />
8A1 35 10 35 33 17 33 32 18 32<br />
8A2 32 15 32 31 20 31 30 17 30<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
20<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
8A3 32 14 32 30 18 30 31 19 31<br />
8A4 30 17 30 30 17 30 30 20 30<br />
<br />
<br />
Với kết quả như trên, tôi luôn tin tưởng rằng truyền đạt kiến thức sử dụng <br />
và sửa chữa điện an toàn điện cho học sinh trung học cơ sở là góp phần giáo dục <br />
và tuyên truyền rộng rãi việc sử dụng điện đúng mục đích và an toàn là công việc <br />
rất quan trọng và thiết thực bởi những vấn đề như sau:<br />
Học sinh có ý thức sử dụng điện đúng mục đích và an toàn để tự bảo vệ <br />
mình.<br />
Qua nhận thức của bản thân, học sinh sẽ tuyên truyền gia đình, người thân, <br />
bạn bè,… sử dụng điện an toàn góp phần giảm tai nạn do điện gây ra.<br />
Khi giảm được tai nạn điện dẫn đến giảm kinh phí tốn kém cho việc điều <br />
trị những thương tích do tai nạn gây ra. Kinh phí đó góp phần vào việc phát triển <br />
kinh tế của gia đình cũng như của xã hội.<br />
<br />
PHẦN III. Kết luận, Kiến nghị:<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng, điện năng góp phần không <br />
nhỏ cho nền văn minh nhân loại, biết sử dụng điện năng và áp dụng an toàn điện <br />
có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng.<br />
Thời đại ngày nay, với xu thế "Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, công <br />
nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ" Giáo dục <br />
luôn đòi hỏi sự chấn hưng và hiện đại. Vì vậy việc hình thành và phát triển thói <br />
quen, kỹ năng, phương pháp tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ứng dụng <br />
các kiến thức kỹ năng thu nhận vào những tình huống thực tế, và đặc biệt có ý <br />
nghĩa khi qua bài học người học có ý thức về tri thức, vận dụng được vào thực tế <br />
cuộc sống từ trên ghế nhà trường, qua đó góp phần tuyên truyền vận động trong <br />
cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn.<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
21<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
Đối với học sinh: Cần nêu cao ý thức trách nhiệm của mình khi học các bài <br />
học an toàn điện, nhận thức rỏ sự cần thiết của việc tuyên truyền vận động người <br />
thân và cộng đồng cùng hiểu rỏ và thực hiện tốt việc sử dụng và sửa chữa điện an <br />
toàn.<br />
<br />
Đối với nhà trường: Cân bổ sung và hoàn thiện dần đồ dùng và thiết bị thực <br />
hành điện dân dụng để các em có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị <br />
điện và đồ dùng điện trong thực tế, từ đó giúp các em vững tin hơn trong việc áp <br />
dụng các biện pháp an toàn trong việc sử dụng điện. <br />
<br />
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua thực tế khi giảng dạy <br />
nhiều năm môn Công nghệ 8. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và trình bày các <br />
ý kiến nêu trên cũng rất có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất chân thành mong được <br />
sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp giúp tôi được học hỏi thêm <br />
kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cám ơn.<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Duy Tuấn<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn <br />
22<br />
Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An <br />
toàn điện” môn công nghệ 8.<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Duy Tu