intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNNGDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNNGDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận thức được vai trò quan trọng việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng như những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên chắc chắn các em sẽ quyết định được những hành vi của mình đối với môi trường xung quanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNNGDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 3 1.1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................ …..3 1.2. Mục đích của đề tài. ................................................................................. 3 1.3. Những điểm mới và đóng góp của đề tài................................................ 3 1.4. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài .................................................................... 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 4 1.6. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 4 1.7. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................... 5 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................................... 5 2.1. Cơ sở lí luận: ............................................................................................ 5 2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 5 3. Nội dung thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ,. .................... 6 3.1. Tìm hiểu về hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan ................................ 6 3.1.1. chia sẽ những hành vì, hiểu biết việc làm………………………………6 3.1.2. Thảo luận xác định danh sách những hành vi…………………………..7 3.1.3. Chia sẽ những việc mà em và các bạn làm để……………………….….7 3.2. Tìm hiểu về hoạt động tuyên truyền bảo vệ cảnh thiên ……………….8 3.2.1. Chia sẽ hoạt động mà em đã làm để……………………………………..8 3.2.2. Nêu những hiểu biết của các nhân động………………………………...9 3.3. Nhân xét đánh giá, hành vi, việc làm ……………….…………….…..10 3.3.1. Các cá nhân và tổ chức đã tuyên truyền ……………………………....10 3.3.2. Học sinh đã được nghe tuyên truyền………………………………..…10 3.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo v………….….…11 3.4.1. Những việc làm phù hợp với học sinh…………………………………11 3.4.2. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền……………………………………...11 3.5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ……………………………....12
  2. 3.5.1. Xây dựng mục tiêu tuyên truyền………………………………………12 3.5.2. Các hình thức tuyên truyền…………………………………………....13 3.6. Một số hình ảnh học sinh trung tâm tham. gia vệ sinh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại Huyện tân Kỳ. ............................................................ 16 4. Hiệu quả của đề tài. ................................................................................... 17 4.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức bảo vệ. ............................. 19 4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ.: ................................. 20 PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................. 20 1.Kết luận. ...................................................................................................... 20 2. Một số kiến nghị, đề xuất.......................................................................... 20 2.1. Đối với cơ sở giáo dục ............................................................................ 20 2.2. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục. .................................................. 20 PHẦN IV: PHỤ LỤC ………………………………………….……………20 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT 1 Bảo tồn thiên nhiên BTTN 2 Ngoài giờ lên lớp NGLL 3 Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên GDNN-GDTX 4 Ủy ban nhân dân UBND 5 Bảo vệ môi trương BVMT 6 Đa dạng sinh học ĐDSH
  4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GDNN-GDTX TÂN KỲ QUA TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ 7 SÁCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƢỚNG NGHIỆP 10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài. Thiên nhiên được coi như là sự sống của trái đất. Theo thời gian, ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đang ngày càng được nâng cao hơn. Từ đó, việc hình thành các khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đang ngày càng được quan tâm tới. Cảnh quan thiên nhiên được tạo thành từ các thành phần tự nhiên gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của cảnh quan thiên nhiên - một khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên theo thời gian. Đây không chỉ là bảo tồn các thành phần môi trường riêng lẻ mà là kết quả của sự kết hợp, tương tác giữa các thành phần môi trường tự nhiên theo thời gian. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành chính sách quản lý, bảo tồn cảnh quan, đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên. Một số quốc gia ban hành các đạo luật riêng về quản lý, bảo vệ cảnh quan như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia khác ban hành các quy định quản lý, bảo vệ cảnh quan trong các đạo luật liên quan như Nga, Anh. Ngoài ra, nội dung bảo vệ cảnh quan thiên nhiên được đề cập trong các Công ước, hướng dẫn như Công ước cảnh quan châu Âu, hướng dẫn của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)… Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và giáo dục ý thức cho học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ là cần phải bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nên chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNN- GDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hƣớng nghiệp 10” 1.2. Mục đích của đề tài. Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi học sinh trung phổ thông các em có sự phát triển về tâm lý rất lớn nên sự nhận thức của các em về vấn đề cũng khác đi chứ không giống như ở Tiểu học, trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này các em đã đưa ra được vấn đề và biết tự bảo vệ chính kiến của mình về vấn đề đó. Để giúp học sinh nhận thức được vai trò quan trọng việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng như những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên chắc chắn các em sẽ quyết định được những hành vi của mình đối với môi trường xung quanh. 1
  5. 1.3. Những điểm mới và đóng góp của đề tài - Đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10. Đề tài được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho cán bộ quản lý trong trung tâm GDNN-GDTX , đặc biệt với lĩnh vực giáo dục trải nghiệm- hướng nghiệp, từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai cho đến việc đánh giá kết quả thực hiện. - Điểm mới của đề tài là nêu lên các giải pháp, những cách làm cụ thể, đã thực nghiệm và thu được kết quả khả quan. Vì vậy, đề tài dễ áp dụng và nhân rộng. - Đóng góp của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị nổi bật toàn cầu về mặt quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan; mặt khác điều chỉnh, bổ sung phạm vi, ranh giới và xác định các khu vực bảo vệ, bảo tồn. 1.4. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài Đề tài cung cấp các kiến thức cảnh quan thiên nhiên; các vấn đề về cảnh quan thiên nhiên như: Thực trạng, nguyên nhân cần phải bảo vệ cảnh quan thiên thiên, các giải pháp ngăn chặn và bảo vệ đẩy lùi tình trạng phá hoại cảnh quan thiên nhiên ở nước ta hiện nay cho học sinh trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Đề tài cung cấp kết quả nghiên cứu và thực trạng ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của học sinh trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp và các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi học sinh để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Những giải pháp mà đề tài đề cập tới tuy nhỏ nhưng hứa hẹn đem lại hiệu quả cao. Vì góp phần giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong trường học cũng như trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó giúp nhà trường, địa phương có cách xử lý rác tốt hơn, vạch ra cho các em học viên những giải pháp góp phần giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu trước và sau tác động đối tượng. - Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Bài 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Sách hoạt động trải nghiệm 10 Các quy định của trung tâm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 2
  6. Thời gian Nội dung thực hiện TT (tháng/năm) Điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh, viết 1 9/ 2022 – 5/2023 đề cương, thử nghiệm đề tài, rút kinh nghiệm. Ứng sáng kiến vào thực tiễn đơn vị, bổ sung, 2 10/ 2023 – 5/2024 chỉnh sửa các giải pháp đề ra. 3 4/ 2023 –5/2024 Chỉnh sửa, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 1.7. Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ PHẦN II: NỘI DUNG 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 2.1. Cơ sở lý luận “Học đi đôi với hành” đó là nguyên lý đúng đắn trong việc đào tạo con người mới vừa hồng vừa chuyên, có đủ trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Có đủ sự hiểu biết để cư xử cho đúng trong mọi lĩnh vực của đời sống nói chung cũng như biết bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nói riêng. Những tác động mạnh mẽ của con người, xã hội lên tự nhiên đặc biệt phát triển cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển xã hội ở trình độ cao, những nhu cầu trong việc khám phá cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng tăng. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì các nhu cầu về khám phá cảnh quan thien nhiên ngày càng trở nên thu hút, được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi cả nước, cả tại các địa phương Trong điều kiện tác động đó, rõ ràng thiên nhiên Việt Nam đã, đang và sẽ có những biến động lớn, những thay đổi hết sức sâu sắc, phát triển theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát triển này, vấn đề khám phá và sử dụng cảnh quan thiên nhiên đã được quan tâm xem xét và đưa vào thành các chiến lược hoạt động mang tính hợp lý hơn, có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, đặc biệt lần đầu tiên đã đề cập đến việc tìm kiếm các biện pháp, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ cho vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên, nhưng đồng thời làm ổn định, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong phát triển bền vững. Vì vậy, trong công tác giáo dục và đào tạo ngày nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc giảng dạy cho các em học sinh những kiến thức để vận dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội mà cần phải giáo dục các em kiến thức bảo vệcảnh quan thiên nhiên xung quanh chúng ta, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 3
  7. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Trước hết chúng ta hiểu cảnh quan thiên nhiên là gì? Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan nguyên thủy tồn tại trước khi nó bị tác động bởi văn hóa con người, được tạo thành từ các thành phần tự nhiên gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Đây là các thành phần của môi trường tự nhiên, do đó cảnh quan thiên nhiên được coi là một phần của môi trường tự nhiên. Có bao nhiều cảnh quan thiên nhiên? Trên trái đất có một loạt các loại cảnh quan thiên nhiên, bao gồm như: cảnh quan băng giá của các vùng bắc cực và nam cực, cảnh quan miền núi, cảnh quan dãy núi, cảnh quan khô hạn ở sa mạc khô cằn rộng lớn, cảnh quan hải đảo và cảnh quan duyên hải ven biển, cảnh quan rừng nguyên sinh hoặc cảnh cây cối rậm rạp bao gồm rừng cây .. Ở Nghệ An đã có nhiều biện pháp trong công tác giáo dục về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cho học sinh nhưng các biện pháp còn mang tính lí thuyết, chủ yếu thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, chưa đi sâu vào các giải pháp mang tính thực nghiệm, trải nghiệm bằng các việc làm cụ thể, thiết thực. Vì vậy hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn. Đối với học sinh, nhận thức về cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên, để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sự khác nhau. Cho nên chúng ta không thể áp dụng các biện pháp giống nhau mà phải linh hoạt, lựa chọn các giải pháp phù hợp với từng độ tuổi, từng vùng miền, địa phương. Từ đó các em học sinh sẽ có cách tiếp cận, hành động thiết thực mang lại hiệu quả cao, sẽ nâng cao được nhận thức cho các em học sinh trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã áp dụng “Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hƣớng nghiệp 10”Từ những việc làm thiết thực, chúng tôi mong muốn mang lại cho các em Học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên chính là bảo vệ cảnh đẹp xung quanh chúng ta. Với việc làm cụ thể, hành động đẹp của các em học sinh đối với cảnh quan sẽ có sức lan tỏa, thu hút được nhiều người tham gia để chúng ta hướng đến cảnh quan đẹp, sạch sẽ và thân thiện. 3. Nội dung thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 3.1. Tìm hiểu về hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của tổ chức, cá nhân 3.1.1. Chia sẻ những hành vi, hiểu biết, việc làm của cá nhân trong việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 4
  8. - Những việc em đã làm để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đó là không vứt rác nơi công cộng, thu gom rác trên bãi biển, tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây. - Cách học viên thực hiện để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đó là khi đi bất cứ đâu em đều có ý thức không vứt rác bừa bãi, luôn vứt rác đúng nơi quy định, em sẽ tham gia các hoạt động bảo vệ biển cùng nhóm tình nguyện. Học sinh chia sẻ những câu hỏi đã đưa ra. - Những hoạt động tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã, không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, bãi biển, sông hồ, khu du lịch…Tham gia trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng, tự giác thực hiện nội quy hoặc quy định ở những khu bảo tồn thiên nhiên, truy tìm và bắt những kẻ phá rừng bừa bãi. - Em đã từng tham gia những hoạt động tuyên truyền để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Em đã tuyên truyền cho đối tượng: người dân, học sinh... - Em đã sử dụng hình thức tuyên truyền nào để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: vận động, phát thanh, sân khấu hóa... 3.1.2. Thảo luận xác định danh sách những hành vi, việc làm mà các cá nhân, tổ chức cần thực hiện để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phƣơng. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên không chỉ chính phủ, mà tất cả các tổ chức và cá nhân đều có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Dưới đây là một số ví dụ về vai trò của các tổ chức và cá nhân: Các tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức phi chính phủ như các tổ chức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên hay các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về việc bảo cảnh quan và cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia vào việc quản lý và duy trì các khu vực bảo tồn và thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Doanh nghiệp và công ty: Doanh nghiệp và công ty có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động của mình phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Họ cũng có thể đầu tư vào các dự án và công trình bảo tồn môi trường và cảnh quan thiên nhiên, góp phần vào việc duy trì sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ bảo, tồn cảnh quan thiên nhiên. Các nhà khoa học và chuyên gia: Những nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về cảnh quan và cảnh quan thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động của con 5
  9. người đến cảnh quan. Họ cũng có thể cung cấp các kiến thức và thông tin để tăng cường ý thức và hiểu biết về bảo vệ cảnh quan cho cộng đồng. 3.1.3. Chia sẻ những việc mà em và các bạn có thể làm để bảo vệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiênảnh quan thiên nhiên? Em cần làm gì để bảo vệ canh quan thiên nhiên? Đây là câu hỏi mà mỗi bạn học sinh nên suy ngẫm để đưa ra các biện pháp bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên khi tình trạng ô nhiễm trên toàn thế giới đang ở mức báo động. Để góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh chúng ta, các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây: Thực hiện những việc làm cần thiết để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh khi đến những địa điểm này. Tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh do trung tâm, địa phương tổ chức. Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân trong gia đình, cộng đồng dân cư và khách du lịch cùng thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Các em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho cảnh quan. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng. Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng. Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ. Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc. Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức. 6
  10. Ghi lại kết quả và và chia sẽ với bạn bè, người thân về những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thien nhiên tại địa phương. 3.2. Tìm hiểu về hoạt động tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh thiên nhiên. 3.2.1. Chia sẽ những hoạt động em đã làm để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Em đã từng tham gia những hoạt động tuyên truyền để bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên như tham gia cùng với đoàn xã vệ sinh sạch sẽ khuôn viên cảnh quan gần nhà em. ở trường em cùng các bạn tham gia trồng thêm những chậu hoa, cây cảnh khuôn viên trường. Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã. Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, bãi biển, sông hồ, khu du lịch… Tham gia trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng. Tự giác thực hiện nội quy hoặc quy định ở những khu bảo tồn thiên nhiên. Truy tìm và bắt những kẻ phá rừng bừa bãi. 3.2.2. Nêu những hiểu biết của cá nhân qua hoạt động tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của cảnh quan thiên nhiên. Trong đó, bảo tồn và duy trì hình thái của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì phong cảnh, vẻ đẹp, hình dạng đặc thù và sự hài hòa trong không gian của cảnh quan. Bảo tồn và duy trì các thành phần của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì các yếu tố tự nhiên tạo thành cảnh quan (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật). Bảo tồn và duy trì cấu trúc của cảnh quan thiên nhiên là hoạt động bảo tồn và duy trì cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian của cảnh quan. Bảo tồn và duy trì chức năng cảnh quan là bảo tồn và duy trì các chức năng của hệ sinh thái tự nhiên tạo thành cảnh quan. Theo đó, các quy định nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cụ thể là: Cảnh quan thiên nhiên quan trọng phải được đánh giá, xếp hạng, xác định ranh giới trên thực địa; xác lập kế hoạch, phương án để duy trì và bảo vệ hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng và các giá trị khác theo các quy định của pháp luật có liên quan. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và ban hành danh mục các cảnh quan thiên nhiên quan trọng trên địa bàn được giao quản lý là công viên, không gian xanh, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng được bảo vệ và quản lý theo quy định của pháp luật về ĐDSH, thủy sản, lâm nghiệp, di sản văn hóa, du lịch, BVMT của Việt Nam và các 7
  11. quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các cảnh quan thiên nhiên quan trọng là một nội dung của quy hoạch BVMT quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Việc khai thác, sử dụng các thành phần của cảnh quan thiên nhiên quan trọng phải đảm bảo duy trì được hình thái, cấu trúc, các chức năng và ĐDSH của cảnh quan thiên nhiên. 3.3. Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phƣơng . 3.3.1. Các cá nhân tổ chức đã tuyên truyền văn bản chỉ đạo các cấp về vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Để nâng cao được ý thức cho học viên trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, chúng tôi rất coi trọng vấn đề phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đến cảnh quan thiên nhiên, đó là: Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) năm 2008, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Di sản văn hóa năm 2013, Luật BVMT năm 2014, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Quy hoạch năm 2017. Tuy nhiên, cảnh quan đang được hiểu theo các khía cạnh khác nhau, chưa có khái niệm (thuật ngữ) cảnh quan thể hiện được toàn diện các nội hàm cảnh quan đúng với khoa học và thực tiễn. Luật ĐDSH năm 2008 quy định về Khu bảo vệ cảnh quan gồm có Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia và Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh. Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu: Có hệ sinh thái đặc thù; Cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia. Luật BVMT năm 2014 quy định hoạt động BVMT được khuyến khích bao gồm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH. Tuy nhiên, nội dung của Luật chưa có các quy định chi tiết về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Luật Di sản văn hóa năm 2013 “Cảnh quan thiên nhiên” được đưa vào khái niệm “Danh lam thắng cảnh’ và là một trong các tiêu chí quan trọng để xác định, phân loại danh lam thắng cảnh Luật Lâm nghiệp năm 2017 đưa ra quy định Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng BVMT đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Luật nghiêm cấm các hoạt động trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. 8
  12. Luật Quy hoạch năm 2017 về nội dung quy hoạch ngành quốc gia quy định rõ: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH quốc gia bao gồm khu vực ĐDSH cao, cảnh quan sinh thái quan trọng. Đây là đối tượng quy hoạch về bảo tồn được quan tâm nhất trong các quy hoạch BVMT và ĐDSH vì chúng nằm ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, không có sự chồng lấn với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (hệ thống rừng đặc dụng) đang tồn tại. 3.3.2. Học sinh đã đƣợc nghe tuyên truyền về hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thông qua môn học Giáo dục ý thức cho học sinh về kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên thông qua môn học là một việc làm cần thiết, hiệu quả. Vì vậy trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học, yêu cầu các bộ môn có nội dung liên quan cần xây dựng không chỉ môn họat động trải nghiệm và có thể lồng ghép vào trong môn học để giảng dạy cho học viên về kiến thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, như các môn: Địa lý, hoạt động ngoài giờ lên lớp, môn sinh học…Cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cả về thời lượng kiến thức, thời gian và mục tiêu hướng đến giáo dục các em học sinh cần đạt được những gì. Giáo dục thông quan các môn học được đánh giá là một kênh dễ dàng thực hiện, mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Cho nên đây được xem là một giải pháp quan trọng trong vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho các em học sinh Với mục tiêu tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tạo ra những giải pháp giáo dục hiệu quả, thiết thực, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý - xã hội của Học viên và định hướng phát triển năng lực trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Song song với việc kết hợp các giải pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá, có hình thức tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Chúng tôi đã đề xuất quy trình và tiến hành thực nghiệm tác động có tính khả thi và hiệu quả. Chúng tôi tin tưởng rằng cùng với sự chung sức, phối hợp giữa gia đình, trung tâm và xã hội thì những giải pháp của chúng tôi sẽ tiếp tục được thực hiện, hoàn thiện ngày càng được mở rộng. Từ đó hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho đối tượng học viên TT GDNN-GDTX Tân Kỳ sẽ ngày một cải thiện và nâng cao. 3.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phƣơng. 3.4.1. Những việc làm phù hợp với học sinh trung tâm trong việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn dẹp, làm sạch khuôn viên cảnh 9
  13. quan xung quanh mình ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường làm mất cảnh quan thiên nhiên là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề. Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên. Để nâng cao trách nhiệm bảo vệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của học viên trung tâm nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bỏ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã .. 3.4.2. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phƣơng Để thực hiện hiệu quả các kế hoạch tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên học sinh cần làm những việc sau. Tăng cường bảo tồn, phục hồi ĐDSH thông qua việc mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống di sản thiên nhiên, khu BTTN và hành lang ĐDSH; củng cố và mở rộng các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả tại khu vực ngoài khu BTTN, nhất là các vùng đất ngập nước quan trọng, sinh cảnh sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái, nhất là rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển. Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư: Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chú trọng công tác bảo tồn tại chỗ, nghiên cứu gây nuôi bảo tồn và tái thả vào tự nhiên một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quản lý, bảo vệ các loài hoang dã di cư; tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các tuyến di cư quan trọng của các loài hoang dã di cư, thực hiện các giải pháp phục hồi và mở rộng diện tích trồng các loài thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng Danh mục các loài 10
  14. hoang dã nguy cấp và chế độ quản lý, bảo vệ phù hợp với từng nhóm loài; hoàn thiện hành lang pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để quản lý các cơ sở bảo tồn ĐDSH. Nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn ĐDSH trong hoạch định chính sách phát triển; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về bảo tồn ĐDSH. Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội về BTTN và ĐDSH của các tổ chức, cá nhân; thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên phương tiện truyền thông; tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH. Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH trong hoạch định chính sách, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới ĐDSH; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn ĐDSH trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai của các dự án phát triển. 3.5. Tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 3.5.1. Tuyên truyền văn bản chỉ đạo các cấp về vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Để nâng cao được ý thức cho học viên trong vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chúng tôi rất coi trọng vấn đề phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề cảnh quan thiênnhieen đó là: Luật Bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên số 72/2020/QH14, tại điều 59. Bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên nơi công cộng, đã quy định rõ “ Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh cảnh quan; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng”; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắnđến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm cảnh quan biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại Việc tuyên truyền cho cán bộ giáo viên và học sinh các văn bản chỉ đạo là cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong trung tâm dễ dàng thực hiện. Đây sẽ là 11
  15. cơ sở quan trọng để lãnh đạo trung tâm chỉ đạo thực hiện đúng hướng, đặc biệt những vấn đề giáo dục môi trường cảnh quan thiên nhiên cho học sinh. 3.5.2. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thien nhiên Một là: tuyên truyên qua các môn học Giáo dục ý thức cho học sinh về kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ Cảnh quan thiên nhiên thông qua môn học là một việc làm cần thiết, hiệu quả. Vì vậy trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học, yêu cầu các bộ môn có nội dung liên quan cần xây dựng, lồng ghép vào trong môn học để giảng dạy cho học sinh về kiến thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên như các môn: Địa lý, sinh học và hoạt động ngoài giờ lên lớp…Cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cả về thời lượng kiến thức, thời gian và mục tiêu hướng đến giáo dục các em học sinh cần đạt được những gì. Giáo dục thông quan các môn học được đánh giá là một kênh dễ dàng thực hiện, mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Cho nên đây được xem là một giải pháp quan trọng trong vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho các em học sinh. Hình ảnh học sinh tái chế rác thải tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Hai là: Tuyên truyền thông qua hoạt động NGLL ( ngoài giờ lên lớp) Trong kế hoạch xây dựng nội dung thông qua các chủ đề dạy học cho học sinh trong chương trình học tập NGLL, trung tâm rất coi trọng việc xây dựng nội dung dạy học nâng cao ý thức bảo vệ cảnh wun thiên nhiên cho các em học sinh. Vì vậy, các giáo viên dạy NGLL luôn xây dựng kế hoạch dạy học một cách bài bản, chi tiết, điển hình như: Cho các em tìm hiểu theo chủ đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thông qua nghiên cứu, thực tế tại địa phương nơi cư trú, sau đó báo cáo bằng bài viết của mình để thuyết trình trong buổi học NGLL; Các nhóm học sinh bằng các hành động thiết thực của mình tham gia bảo vệ môi trường rồi ghi hình hoặc quay phim lại để báo cáo cho giáo viên phụ trách hoạt động NGLL; giáo viên 12
  16. hướng dẫn các em học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại địa phương: thu gom rác, trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh… Thông qua các việc làm thiết thực, tiếp cận ngoài thực tế, các em học sinh được làm, được tham gia, trải nghiệm sẽ nâng cao được nhận thức của bản thân trong vấn đề bảo vệ cảnh qun thien nhiên. Từ đó chính các em sẽ tự giác hơn và trở thành những tuyên truyền viên trong vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên không chỉ bó hẹp phạm vi trung tâm mà còn tại nơi các em sinh sống. Học viên trung tâm lắng nghe buổi tuyên truyền ( NGLL) Ba là: Tuyên truyền thông qua các cuộc thi Nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng kiến thức về cảnh quan thiên nhiên cho học sinh, trung tâm còn chỉ đạo các tổ chức trong trung tâm, gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động các cuộc thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên như: Thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bằng hình thức sân khấu hóa; thi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên bằng việc vẽ tranh, bằng các bài thuyết trình về chủ đề cảnh quan thiên nhiên tại quê em… Đây thực sự là buổi học tập rất hứng thú, đã thu hút được đông đảo các em tham gia, thông qua cuộc thi đã giúp các em tìm hiểu được nhiều kiến thức liên quan đến cảnh qun thiên nhiên. Từ đó sẽ giúp các em có kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 13
  17. Hình ảnh học sinh trung tâm tham gia rung chuông vàng cùng với 3 trường THPT tại trường THPT Tân Kỳ 1 Bốn là: Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt Để nâng cao ý thức cho học sinh trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, việc lồng ghép, triển khai các nội dung bảo vệ cảnh quan thông qua các buổi sinh hoạt là hết sức quan trọng. Các buổi sinh hoạt, bao gồm: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thường kỳ, sinh hoạt dưới cờ. Phổ biến kiến thức, tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt sẽ rất hiệu quả. Từ đó các em sẽ cập nhật được thông tin một cách kịp thời, đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ các chủ trương, kế hoạch liên quan đến vấn đề cảnh quan thien nhiên được đề cập đến. Hình ảnh sinh hoạt tập thể dưới cờ giới thiệu về cây xanh nghìn năm tuổi Tại Xã Giai Xuân Huyện tân Kỳ 14
  18. 3.6. Một số hình ảnh học sinh trung tâm tham. gia vệ sinh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại Huyện tân Kỳ. Hình ảnh: Học sinh trung tâm tham gia vệ sinh tại nghia trang liệt sĩ Huyện tân Kỳ Hình ảnh học sinh TT tham gia vệ sinh tại cột mốc KM số O 15
  19. Học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ tham gia vệ sinh tại cảnh quan đền ngọc nữ Tham gia vệ sinh cảnh quang thiên nhiên tại Hang Mó Xã Tiên Kỳ 16
  20. Kết hợp với công an Xã và Đoàn Xã Tân Hợp có một buổi ra quân phát quang tại cảnh quan thiên nhiên thác Hồng Sơn 4. Hiệu quả của đề tài. 4.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ , bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của Học sinh trung tâm GDNN-GDX Tân kỳ . Để đánh giá đúng thực trạng về ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của học sinh trung tâm GDNN-GDTX Tân kỳ trong thời gian qua chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát với 140 em học viên ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm ra kết quả mang tính khách quan, trung thực và khoa học. Trên cơ sở đó để có các giải pháp phù hợp với thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho các em học sinh. Các khía cạnh nghiên cứu, đánh giá về thực trạng ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của các em học sinh chủ yếu được tập trung ở 3 yếu tố chính: Trung tâm GDNN-GDTX Tân kỳ và đã thu được kết quả bước đầu như sau. 4.1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh về cảnh quan thiên nhiên và tầm quan trọng phải bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thực về môi trường đối với 90 em học sinh từ lớp 10 của trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Để thực hiện khảo sát các em học sinh, chúng tôi đã sử dụng Phiểu điều tra nhận về môi trường( mẫu phiếu tại phụ lục I). Sau khi tiến hành điều tra xong, chúng tôi đã phân tích, xử lý số liệu và kết quả thu thập được như sau: 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2