intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An toàn điện” môn công nghệ 8

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

97
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần thiết. Nó trang bị cho học sinh ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, của người thân các em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng. Từ đó giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về an toàn điện, biết vận dụng vào cuộc sống đồng thời biết hướng dẫn và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh có ý thức sử dụng điện an toàn và hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An toàn điện” môn công nghệ 8

  1. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế đổi mới và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước, nền kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm gần đây ngày càng  phát triển với tốc độ  cao. Nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ  trong công cuộc   điện khí hóa phục vụ đời sống và sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, góp  phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nguồn cung cấp   trên lưới điện quốc gia ngày càng phát triển. Nhiều làng quê vùng sâu, vùng xa nay  đã có điện về thắp sáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh.  Nhờ  điện năng, năng suất lao động được nâng cao góp phần cải thiện đời  sống, lao động chân tay dần dần đã được thay thế bằng máy móc, thúc đẩy sự phát  triển khoa học kỹ  thuật. Cho đến thời điểm này, đa số  hộ  dân của cả  nước đã   được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia.  Điện thực sự  đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.  Song điện cũng chính là nguyên nhân   tiềm  ẩn gây  tai nạn nguy hiểm, nếu sơ  ý  hoặc thiếu hiểu biết khi tiếp xúc với điện sẽ bị tai nạn rất thương tâm kể cả  đối  với người sản xuất ra điện cũng như đối với người sử dụng nó.  Thế nhưng, điều  đáng quan tâm là trình độ hiểu biết về điện của nhiều người lại không tỷ lệ thuận  với tốc độ  điện khí hóa, với đà phát triển của khoa học, công nghệ. Do vậy, tình  trạng sử dụng điện tùy tiện, bất cẩn, chủ quan gây nên những hậu quả đáng tiếc  cũng ngày càng tăng. Như  vậy, công tác tuyên truyền huấn luyện về  an toàn điện trong sử  dụng điện cho mọi tầng lớp nhân dân cũng phải  được coi trọng vì hiện nay việc   sử dụng điện ngày càng trở nên thông dụng. Do đó, dạy an toàn điện cho học sinh   Trung học cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu đối với học sinh khi   học kỹ thuật điện của chương trình công nghệ lớp 8. Bởi vì, khi các em học sinh                                                          Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      1
  2. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. đã hiểu rõ rằng: Sử  dụng điện phải đảm bảo an toàn và đúng mục đích thì mới   phòng và tránh được những tai nạn nguy hiểm do điện gây ra ngoài ý muốn. Từ đó   bản thân các em sẽ có ý thức hơn khi sử dụng điện trong học tập cũng như  trong   sinh hoạt hàng ngày. Song song với việc bản thân mình biết   áp  dụng các biện  pháp sử dụng điện an toàn và đúng mục đích thì các em học sinh còn là lực lượng   rộng lớn tuyên truyền và thúc đẩy việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm  cho gia  đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú. Nếu được như vậy, tôi nghĩ rằng  tình trạng tai nạn do điện gây ra sẽ giảm và đồng thời sẽ giảm kinh phí trong việc   điều trị  những thương tật do tai nan điện gây ra. Qua những phân tích trên, tôi   mạnh dạn  chọn đề  tài này: “Một vài kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử  dụng  điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8”. 2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu: Đề  tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử  dụng điện an toàn là cần   thiết. Nó trang bị cho học sinh ý thức bảo vệ  tính mạng, tài sản của gia đình, của  người thân các em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng. Từ đó giúp học sinh   nắm vững những kiến thức cơ bản về an toàn điện, biết vận dụng vào cuộc sống   đồng thời biết hướng dẫn và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh có ý  thức sử dụng điện an toàn và hợp lý. Nhiệm vụ: Đề tài Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An toàn   điện” trong môn công nghệ lớp 8. Giúp các em biết được sự  nguy hiểm của dòng   điện đối với con người và tài sản, qua đó ý thức được việc sử  dụng điện an toàn   trong sinh hoạt nhằm bảo đảm an toàn cho con người và tài sản. Từ đó có ý thức   tuyên truyền cho gia đình bạn bè và mọi người cùng biết bảo vệ  bản thân trong   việc sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất. 3. Đối tượng nghiên cứu:                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      2
  3. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Những tác hại của dòng điện đối với cơ  thể người, các nguyên nhân gây tai   nạn điện Các biện pháp giúp các em sử  dụng điện an toàn thông qua chương an  toàn điện môn công nghệ lớp 8. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề  tài chỉ  giới hạn nghiên cứu về  an toàn trong sử  dụng điện thông qua   chương an toàn điện môn công nghệ lớp 8, các em học sinh khối 8 trên địa bàn xã   Quảng Điền – KrôngAna – ĐakLak. 5. phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: ­ Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế. ­ Phương pháp điều tra viết. ­ Làm một số trắc nghiệm  ­ Phương pháp quan sát đàm thoại. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận:  Điện năng là động lực cho sự  phát triển tự  động hóa sản xuất và nâng cao   đời sống con người. Điện rất cần cho sản xuất và đời sống con người, vì các tác   dụng của dòng điện đều được ứng dụng vào khoa học kỹ thuật. Nhất là trong thời   đại văn minh, khi mà những máy móc vật dụng con người sử  dụng hàng ngày đề  cần phải có điện. Cuộc sống con người và sản suất ngày nay gần như  phụ thuộc   vào điện, nếu vì một lý do gì đó mà mất điện thì mọi sinh hoạt của con người  cũng như việc sản xuất chắc chắn đều bị ngưng trệ, sản phẩm bị đình đốn, có thể  nói rằng chúng ta “sống chung với điện” Ngay khi sản xuất ra điện, khoa học cũng đã phân tích đầy đủ  các tác dụng  của dòng điện và đồng thời cũng phân tích các tác hại của dòng điện là rất nguy  hiểm khi đi qua cơ  thể  người. Với mạng điện hạ  áp, con người có thể  bị  nguy  hiểm bởi hồ  quang hay do điện giật. Với mạng điện cao áp, ngoài những nguy  hiểm trên, con người có thể  bị  phóng điện qua không khí khi đến quá gần các bộ  phận mang điện cao áp gây bỏng, làm chết người.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      3
  4. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Thực tế cho thấy phần lớn tai nạn về điện là do chạm phải vật mang điện,  dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn điện này xãy ra   thường do người sử dụng điện coi thường, không thực hiện các biện pháp an toàn   khi sử dụng và sửa chữa điện. So với các tai nạn khác thì tai nạn điện cũng thuộc   loại nguy cơ  cao, có thể  gây chết người trong thời gian rất ngắn và điều nguy   hiểm nhất là người bị tai nạn điện không cảm nhận được mối nguy hiểm đe dọa  mình. Theo pháp lệnh “Bảo hộ  lao động” quy định mọi người tiếp xúc với dụng  cụ, thiết bị  điện đều phải được tổ  chức học tập, huấn luyện chu đáo về  an toàn   điện. Ngoài ra việc tổ chức các lớp dạy nghề, phát triển các dịch vụ sửa chữa lắp   đặt điện  ở  các khu vực nông thôn, đặc biệt vùng sâu vùng xa, những nơi có điện  cũng rất cần thiết. Chính vì vậy thông qua chương An toàn điện của môn công nghệ  lớp 8 để  giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là rất thực tế và cần thiết. 2. Thực trạng: Theo thống kê của Bộ lao động ­ thương binh xã hội Việt Nam số vụ tai nạn   do điện gây ra  trong những năm gần đây như sau: ­ Năm 2015 tai nạn điện gây chết người trên toàn quốc chiếm 18.9% trên tổng  số người chết vì tai nạn lao động. ­ 6 tháng đầu năm 2016  tai nạn điện gây chết người trên toàn quốc chiếm  18,1% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động. ­ Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện gây bỏng và do dòng  điện truyền qua cơ thể người (điện giật). Các trường hợp chấn thương nặng hoặc  tử vong khi sử dụng điện năng là rất nhiều, phần lớn là do bị điện giật: + 76,4% tai nạn xảy ra ở điện áp dưới 1000V + 23,6% tai nạn xảy ra ở điện áp trên 1000V ­ Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng: + Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2% + Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm: 57,8% ­ Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng: + Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có dòng điện   chạy qua chiếm 55,9% trong đó:                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      4
  5. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với   dây dẫn điện chiếm : 30,6% Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện  chiếm 1,7% Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra hệ  thống mấy móc và thiết bị  điện chiếm; 23,6%. ­ Tai nạn do chạm vào các bộ  phận bằng kim loại của thiết bị có mang điện  áp chiếm 22,8% trong đó : Thiết bị có nối đất chiếm : 0,6% Thiết bị không có nối đất chiếm: 22,2% Tai nạn do chạm phải vật không phải là kim loại có mang điện áp ( tường,  nền nhà các vật cách điện) chiếm 20,1% trong đó: ­ Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác đóng ngắt mạch điện hoặc thiết bị  điện chiếm; 1,12% ­ Bị  chấn thương do cường độ  điện trường cao ở  môi trường  hay trạm biến  áp cao áp, siêu cao áp chiếm: 0,08% Như  vậy phần lớn các trường hợp bị  tai nạn về  điện là do chạm phải vật   mang điện, dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn này   thường xảy ra đối với những người không có chuyên môn và xảy ra  ở  các mạng   điện có điện áp thấp (380V/220V, 220V/127V). Qua số liệu trên cho thấy tai nạn điện là tai nạn  nguy hiểm, có nguy cơ chết  người cao và cần được phòng tránh. Làm sao tránh được những tai nạn điện trong   khi có thể nói rằng: “Chúng ta sống chung với điện”?  3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a) Mục tiêu của giải pháp:                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      5
  6. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Tình trạng tai nạn điện gây ra những hậu quả  đáng tiếc ngày càng nhiều và   mức độ ngày càng trở nên trầm trọng thì việc tìm ra các giải pháp nhằn giáo dục ý  thức sử dụng điện an toàn và trang bị những kiến thức cơ bản để bảo đảm an toàn  trong sử  dụng điện là vô cùng cần thiết. Các giải pháp đưa ra nhằm phân tích cụ  thể các tác hại và những nguyên nhân mà con người có thể bị tai nạn do điện gây   ra, đồng thời trang bị  những kiến thức cơ  bản trong việc xử  lý,  ứng phó và cứu   người khi có tai nạn điện xãy ra. Từ đó giúp người sử  dụng ý thức được việc sử  dụng điện cho an toàn, để tránh những hậu quả đáng tiếc.  b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Để giảm thiểu các tai nạn về điện đối với người sử dụng và bảo vệ tài sản  thì việc hiểu cơ bản các tác hại của dòng điện đối với con người và các biện pháp  an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện chúng ta cần phải biết: Thứ nhất: Tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể của con người: Như  chúng ta đã biết dòng điện có các tác dụng như: Tác dụng nhiệt, tác  dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng quang, tác dụng sinh lý…Vậy khi dòng điện đi  qua cơ thể người có tác dụng sinh lý như sau: ­  Dòng diện tác dụng vào hệ  thần kinh trung  ương:  Gây rối loạn hoạt  động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị  điện giật nhẹ  thường thở  hổn hển,   tim đập nhanh, trường hợp nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn  nhân chết trong tình trạng ngạt. ­ Dòng điện tác dụng vào cơ  bắp: Hồ  quang điện phát sinh khi có sự  cố  gây bỏng cho người, gây thương tích ngoài da có khi phá hoại cả  phần mềm gân  và xương. ­ Mức độ của dòng điện khi đi qua cơ thề người: Dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới   hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      6
  7. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Dòng  TÁC HẠI ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI (mA) điện Xoay chiều (50 ­ 60Hz) Một chiều 0,6 ­ 1,5 ­  Băt đầu có cảm giác ngón tay run ­ Không có cảm giác gì nhẹ 2 – 3 ­ Ngón tay b ị giật mạnh ­ Không có cảm giác gì 5 – 10 ­ Bàn tay bị giật mạnh ­  Ngứa,  cảm   thấy  12 – 15 ­  Khó rút tay khỏi điện cực,  xương nóng. ­ Nóng tăng lên bàn tay,cánh tay cảm thấy đau nhiều.  Trạng thái này có thể chịu được từ 5  _10 giây. 20 – 25 ­ Tay tê liệt ngay không thể  rút khỏi ­  Càng  nóng  hơn.  Băp  điện   cực.   Rất   đau,   khó   thở.Trạng thịt tay hơi bị co giật thái này chịu được 5 giây trở lại. 50­80 ­  Tê   liệt   hô   hấp.  Băt   đầu   rung   các ­  Cảm   thấy   rất  tâm thất. nóng,băp   thịt   tay   co  giật,   khó   thở.  Tê   liệt  hô hấp 91­ 100 ­ Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây và ­ Tê liệt hô hấp hơn thì tâm thất rung mạnh.  Tê liệt  tim. ­ Đường đi của dòng điện qua cơ thể người: Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi dòng điện đi qua đều nguy hiểm, nhưng   tỷ  lệ  dòng điện qua tim quyết định mức độ  nguy hiểm hơn đối với con người.   Mức độ  nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ  đầu qua tay xuống  đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn. Đường đi của dòng  Tỷ lệ dòng điện qua  Tỷ lệ nạn nhân bị bất tỉnh  điện tim (%) Tay qua tay 3,3 83 Tay phải qua chân 3,7 80 Tay trái qua chân 6,7 87 Đầu qua chân 6,8 88                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      7
  8. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Đầu qua tay 7,0 92 Chân qua chân 0,4 15 ­ Thời gian dòng điện qua cơ thể: Thời gian càng dài, lớp da bị  phá hủy trở  nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn  hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng. ­ Tần số của dòng điện qua người: Khi tần số của dòng điện qua người càng lớn thì điện kháng của người càng  giảm và dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nguy hiểm sẽ tăng theo tần số của  dòng điện. Trong thực tế, mức độ  nguy hiểm của dòng điện sẽ  tăng trong khoảng tần   số từ 50Hz đến 60 Hz. Khi tần số lớn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn và ngược lại. ­ Điên áp an toàn. Điện trở thân người không phải là hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt   các yếu tố  như  tình trạng sức khoẻ, mức độ  mồ  hôi, môi trường làm việc…   mức độ nguy hiểm càng cao khi: + Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài, + Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng. + Tiếp xúc với điện áp cao. Lấy mức dòng điện 20mA (là dòng điện làm cho con người không thể tách ra   khỏi nguồn điện) làm cơ sở để tính điện áp an toàn : Vùng ít nguy hiểm: Khô ráo, độ ẩm tháp, không có bụi dẫn điện, điện áp an   toàn là 65V. Vùng nguy hiểm: Độ   ẩm không khí thấp hơn 75%, sàn nhà nền nhà  ẩm  ướt ... điện áp an toàn là 36V. Vùng đặc biệt nguy hiểm : Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực tiếp sàn kim loại... điện áp an toàn là 12V. ­ Điện áp bước:                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      8
  9. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế  cao như  cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp, dây điện cao áp (có điện) rơi  xuống đất…Khi đi vào vùng có điện áp bước thì có thể bị tai nạn điện. Vì vậy, khi  dây dẫn có điện rơi xuống đất, cần phải cắt điện trên đường dây, đồng thời cấm  người và gia súc đến gần khu vực đó (bán kính 20m tính từ   điểm dây dẫn chạm   đất). Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng nếu sử  dụng điện, sữa chữa điện và  nhất là sử  dụng điện không đúng cách, sử  dụng điện sai mục đích sẽ  dẫn đến  những hậu quả rất nghiêm trọng và nặng nề hơn hết là có thể gây nguy hiểm đến  sức khỏe và tính mạng con người. Thứ 2: Các giải pháp an toàn điện ­ Kiểm tra cách điện của thiết bị điện: Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ  cách điện giữa   các phần mang điện với vỏ để  đảm bảo an toàn cho người dùng điện và thiết bị.   Tuy nhiên có những trường hợp phần cách điện bị  rò, sự  cách điện bị  giảm do  những nguyên nhân sau: Do thiết bị quá cũ. Phần cách điện bị già hóa, hư hỏng. Làm việc quá áp. Đồ dùng điện đã lâu không sử dụng. Vậy việc kiểm tra độ  cách điện trước khi vận hành, kiểm tra độ  cách điện  định kỳ cho máy móc, thiết bị điện là rất cần thiết.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn                                                      9
  10. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Kiểm tra điện rò ra võ thiết bị ­ Dùng dây dẫn điện đúng mục đích: Không được dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục đích  dẫn điện. Không được dùng dây dẫn điện để phơi quần áo, chăn màn… Phơi quần áo trên dây dẫn điện ­ Dùng rào chắn, biển báo:                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   10
  11. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Ở  gần những nơi có điện áp nguy hiểm như  trụ  điện cao thế  phải có các   biển báo như: “ Cấm trèo, nguy hiểm chết người”; “ Cấm vào, điện cao thế nguy   hiểm chết người”. Khi cần sửa chữa điện, nên có biển báo: “ Cắt điện, đang sửa  chữa”. Biển báo và rào chắn an toàn ­ Phương pháp phòng hộ cá nhân: Để   đảm  bảo  an toàn  khi làm  việc  với  thiết  bị  mang   điện,  nên dùng  các  phương tiện phòng hộ cá nhân như: Bút thử điện cao thế, bút thử điện hạ thế, kìm  cách điện, ủng, găng tay cao su… trong khi sửa chữa điện.         Dụng cụ phòng hộ cá nhân khi sửa chữa điện ­ Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện:  Với các đồ  dùng điện như: Máy giặt, tủ  lạnh, mô­ tơ… phải thực hiện nối  đất vỏ máy để đảm bảo an toàn khi sử dụng.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   11
  12. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Nối đất bảo vệ rò điện ra võ cho thiết bị 3. Phương pháp cứu người bị tai nạn điện ­ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện : a) Nếu cắt được nguồn điện : Đây là trường hợp thuận lợi nhất nhưng phải  bảo đảm nhanh chóng, chính xác. b) Nếu không cắt được nguồn điện: ­ Ở mạng hạ thế: Tìm các vật dụng cách điện như  gỗ  khô, đi dép, ủng cao   su, lót tay bằng vải khô... tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.  ­ Ở mạng cao thế: Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật  dẫn điện và khẩn trương báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ  các  cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.  ­ Cấp cứu nạn nhân: Căn cứ hiện tượng cụ thể của nạn nhân mà có biện pháp cấp cứu : ­ Tách nạn nhân ra khỏi nơi chạm điện một cách nhanh chóng và an toàn cho  người cấp cứu nạn nhân, ( sơ  cứu nạn nhân, đưa nạn nhân đến trạm y tế  gần   nhất). ­  Nếu nạn nhân bị  ngất; Để  nạn nhân nơi thoáng, nới áo quần, cho ngửi   Amoniac. ­ Nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập: Phải tìm mọi cách  hô hấp và làm  cho tim nạn nhân đập trở  lại, trường hợp này nạn nhân phải được cứu chữa  ngay, càng nhanh càng nhiều hy vọng cứu sống. ­  Cấp cứu thường dùng một trong các phương pháp như: Phương pháp hô  hấp sấp, phương pháp hô hấp ngửa, hà hơi thổi ngạt.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   12
  13. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Do hiểu rõ các tác hại của dòng điện với cơ thể người, mức nguy hiểm nếu   dùng điện không đảm bảo an toàn và sử dụng điện không đúng mục đích. Chính vì  vậy, cho nên tôi rất coi trọng việc  bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử  dụng điện, đây là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay.   Bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em kiến thức về  an toàn điện. CHƯƠNG VI : AN TOÀN ĐIỆN Tiêt 33 ́  : AN TOÀN ĐIỆN  A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: ­ Hiểu được nguyên nhân xãy ra tai nạn điện, sự  nguy hiểm của dòng điện   đối với cơ thể người. ­ Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sx và đời sống 2. Kỹ năng:  ­ Rèn kĩ năng tư duy,quan sát, phân tích hình ảnh. 3. Thái độ ­ Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sx và đời sống. * Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả(HĐ2) B.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Xem nội dung bài dạy, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh. 2. Học sinh : Đối với mỗi nhóm hs: Tranh ảnh về các nguyên nhân gây tai nạn điện. Tranh  ảnh về  một số  biện pháp an toàn điện trong sử  dụng và sữa chữa   điện. Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ :  ­ Chức năng của các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện và nhà máy điện nguyên   tử là gì ? ­ Chức năng của đường dây dẫn điện là gì ? điện năng có vai trò gì trong sx và đời   sống ? 3. Bài mới                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   13
  14. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Điện năng rất cần thiết trong sản xuất và đời sống nhưng cũng có thể  gây   nguy hiểm cho con người. Vậy nguyên nhân gây tai nạn điện là gì ? Chúng ta cần   làm gì để phòng tránh tai nạn đó ? Hoat đông 1 ̣ ̣  : Tim hiêu cac nguyên nhân gây ra tai nan điên  ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ­  Em   hãy   cho   biết   tai   nạn   điện  I. Vì sao xảy ra tai nạn điện ? thường  xảy  ra   do  những  nguyên   nhân  Tai nạn điện thường xãy ra do   nào ? các nguyên nhân: 1. Do chạm trực tiếp vào vật mang   điện: 2.   Do   vi   phạm   khoảng   cách   an   toàn đối với lưới điện cao áp và trạm   biến áp. ­ Yêu cầu hs quan sát vào h33.1sgk  3. Do đến gần dây dẫn có điện bị  em hãy điền chữ  a,b,c vào chỗ  (…) cho  đứt rơi xuống đất. thích hợp. +  Chạm   trực   tiếp   vào   dây   dẫn   điện   trần   không   bọc   cách   điện   hoặc   day dẫn hở cách điện + Sử dụng các đồ  dùng điện bị rò   điện ra vỏ + Sửa chữa điện không cắt nguồn   ­ Khi ta đến gần đường dây cao áp  điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an   và trạm biến áp có nguy hiểm không ?  toàn điện vì sao ? ­  Có, vì  có thể  bị  phóng điện từ   dây điện cao áp qua đường không khí   ­  Yêu cầu hs quan sát  bảng 33.1  đến người, gây chết người. Gv giới thiệu khoảng cách an toàn lưới  ­ Hs quan sát h33.1sgk. điện cao áp. ­ Khi có dây điện bị đứt rơi xuống  ­ Không. đất ta có nên lại gần không ? Vậy khi thấy dây điện bị  đứt, rơi  ­  Phải báo ngay cho trạm quản lí  xuống đất em phải làm gì ? điện gần đó. *  Giáo   dục   sử   dụng   năng   lượng  tiết kiệm và hiệu quả: Trong   các   nguyên   nhân   trên,  nguyên   nhân   nào   gây   tổn   thất   năng                                                         Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   14
  15. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. lượng điện  nhiều? GV kết luận: dây dẫn bị đứt Hoat đông 2 ̣ ̣  : Tim hiêu cac biên phap an toan điên ̀ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̣  : II.   Một   số   biện   pháp   an   toàn  điện 1. Một số  biện pháp an toàn khi   ­  Yêu cầu hs quan sát  h33.4 sgk.  sử dụng điện. Em hãy điền chữ a,b,c,d vào chỗ … cho  ­ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn  đúng. điện.(a) ­ Kiểm tra cách điện của đồ  dùng  điện.(c) ­ Thực hiện nối  đất các thiết bị,  đồ dùng điện.(b) ­ Không vi phạm khoảng cách an  ­ Trước khi sửa chữa điện ta phải  toàn đối với lưới điện cao áp và trạm  làm gì ? biến áp.(d) ­ Khi sửa chữa điện những dụng  2.Một số biện pháp an toàn điện   cụ sửa chữa phải như thế nào ? khi sửa chữa điện. Gv giới thiệu một số  dụng cụ  an  ­   Trước   khi   sửa   chữa   điện   phải  toàn điện. ngắt nguồn điện. *  Giáo   dục   sử   dụng   năng   lượng  ­   Dụng   cụ   sữa   chữa   điện   phải  tiết kiệm và hiệu quả đảm   bảo   an   toàn   điện   cho   người   sử  ­ Nếu chúng ta sử dụng quá tải với  dụng. lưới điện thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? ­>   Cần   phải   sử   dụng   điện   năng  một   cách   hợp   lí,   hạn   chế   sử   dụng  ­ Điện áp bị giảm, không đảm bảo  những giờ cao điểm. được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối,  công suất máy điện giảm) lãng phí điện  năng. 4. Hương dân vê nha ́ ̃ ̀ ̀ :                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   15
  16. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. ­ Hs đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi sgk. ­ Nhận xét tiết học. ­ Học bài ­ Chuẩn bị  bài mới : “Dụng cụ  bảo vệ  an toàn điện  và cứu người bị  tai   nạn điện” 5.  Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   16
  17. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. Tiêt 34 ́  : Thực Hành  DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: ­  Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện ­  Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn. ­  Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp. 2. Kỹ năng:  ­ Rèn kĩ năng tư duy,quan sát, phân tích hình ảnh. 3. Thái độ ­ Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử  dụng và sửa   chữa. Có ý thức nghiêm túc trong khi học tập. B. CHUẨN BỊ ­ Dung cụ : bút thử điện, kìm điện, tua vít. ­ Vật liệu : găng tay cao su ­ Hs chuẩn bị báo cáo thực hành. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ :  3. Bài mới Để tránh tai nạn điện xảy ra chúng ta phải biết sử dụng các dụng cụ bảo vệ  an toàn điện. Hoat ddoong 1 ̣  : Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Gv chia nhóm học sinh: Hs thảo luận nhóm. ­ Hãy nêu một số  ví dụ  về  những  ­  Kìm   điện,   bút   thử   điện,   phích  bộ  phận được làm bằng vật liệu cách  cắm, tay nắm bàn  ủi điện, vỏ  nồi cơm  điện trong những đồ dùng điện. điện,.. ­ Gv cho Hs tìm hiểu các dụng cụ  bảo   vệ   an   toàn   điện   như   thảm   cách  ­  Đặc  điểm:  được  chế   tạo  bằng  điện, găng tay cao su,  ủng cao su, kìm  vật liệu cách điện. điện. ­  Vật   liệu   chế   tạo:   nhựa,   sứ,  mica,.. ­ Công dụng: cách li dòng điện với  người sử dụng.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   17
  18. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. ­ Ý nghĩa số  liệu kĩ thuật cho biết  điện áp an toàn khi sử dụng. ­ Hs ghi vào báo cáo thực hành. Hoat đông 2 ̣ ̣  : Tìm hiểu bút thử điện. Giới   thiệu   bút   thử   điện   và   phát  cho các nhóm ­ Yêu cầu học sinh quan sát, thảo  luận nhóm ­> nêu cấu tạo bút thử điện. ­ Nêu cấu tạo của bút thử điện ? ­ Gồm có :  ­ Tháo rời, quan sát, nêu chức năng  +  Đầu bút thử  điện gắn liền với  của bút thử điện. thân bút. ­ Gv hướng dẫn cách tháo và nhận  + Điện trở: làm giàm dòng điện biết các bộ phận. + Đèn báo +  Lò xo (Để  tăng tốc độ  tiếp xúc  giữa điện trở, đèn và các bộ  phận kim   loại) ­Gv  hướng  dẫn  qui   trình  lắp  bút  + Nắp bút thử điện. + Kẹp kim loại. ­Em   hãy   nêu   nguyên   lí   làm   việc  của  bút thử điện ? ­  Khi chạm tay vào kẹp kim loại  và chạm vào đầu bút thử  điện vào vật  mang điện, dòng điện từ vật mang điện  Tại   sao   dong   điện   qua   bút   thử  qua đèn báo vào cơ thể người rồi xuống   điện   lại   không   gây   nguy   hiểm   cho  đất. người ? ­ Vì nhờ  có điện trở  trong bút thử  ­ Gv hd hs cách sử  dụng bút thử  điện đã làm cho cường độ  dòng điện bị  điện giảm khi qua bút thử điện   Hoat đông 3:  ̣ ̣ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Khi   cứu   người   bị   điện   giật   cần  thực hiện theo những bước nào ? ­ GV cho Hs hoạt động theo nhóm  tìm cách xử lí đúng các tình huống bị tai                                                         Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   18
  19. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. nạn điện. +  Tình huống 1: Một người đang  ­ Cắt cầu dao, rút phích cắm điện  đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị  ở nơi gần nhất. rò   điện.   Em   phải   làm   gì   để   tách   nạn  ­   Lót   tay   bằng   vải   khô   kéo   nạn  nhân ra khỏi nguồn điện ? nhân rời khỏi tủ lạnh. +  Tình   huống   2 :   Trên   đường   đi  học   về   em   và   các   bạn   bắt   gặp   một  ­Đứng trên ván gổ  khô, dùng sào  người bị dây điện trần của lưới điện hạ  tre khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân. áp 220v bị đứt đè lên người. ­Lót   tay   bằng   vải   khô   kéo   nạn  + Gv hướng dẫn hs :  nhân ra khỏi dây điện. (Cách   đoản   mạch   đường   dây :  dùng dây trần 2 đầu buộc 2 vật nặng  ném vắt qua 2 dây điện để  làm nổ  cầu  chì.) ­ Sử  dụng điện để  bảo vệ  tài sản  làm tổn hại sức khỏe tính mạng người  khác là vi phạm pháp luật. Hoat đông 4 ̣ ̣  : Sơ cứu nạn nhân ­ Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh ta   ­  Để   nạn   nhân   nằm   nghỉ   chổ  sơ cứu như thế nào ?  thoáng,   không   cho   ăn   uống,   báo   cho  nhân viên y tế. ­  Trường   hợp   nạn   nhân   ngất  không thở  hoặc thở  không đều, co giật  ­  Cần phải làm hô hấp nhân tạo  và run ta sơ cứu như thế nào ? cho đến khi nạn nhân thở  được và mời  nhân viên y tế. ­ Ta có những phương pháp sơ cứu  nào ? ­ Phương pháp nằm sấp. ­ Phương pháp hà hơi thổi ngạt. ­  Gv   đề   ra   tình   huống   cho   các  ­  Phương pháp xoa bóp tim ngoài  nhóm lần lượt giải quyết. lồng ngực. +  Tình huống nạn nhân chạm vào  dây dẫn hở cách điện. Hs   hoạt   động   theo   nhóm   giải  + Có thể ngắt điện. quyết tình huống đã đề ra.                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   19
  20. Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học “An   toàn điện” môn công nghệ 8. + Không thể ngắt điện. 4. Hương dân vê nha ́ ̃ ̀ ̀ : 5.  Rút kinh nghiệm:  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt là một yếu tố  vô cùng quan trọng  trong thời đại công nghệ ngày nay, khi mà đời sống sinh hoạt và sản suất gần như  phụ  thuộc vào điện năng. Để  đảm bảo an toàn cho người sử  dụng thì việc thực   hiện các giải pháp mà đề tài nêu ra phải có sự  liên kết chặt chẽ. Để  hạn chế  tối  đa các tai nạn do điện gây ra thì con người trước hết phải hiểu rỏ  bản chất và  những mối nguy hiểm mà dòng điện tác động đến cơ  thể  con người, đồng thời  phải thực hiện lần lượt các biện pháp an toàn mà đề  tài đã nêu. Đó chính là mối  liên kết mà các giải pháp đề tài nêu ra để đảm bảo an toàn cho người sữa chữa và  sử dụng điện năng. d. Kết quả khảo nghiệm: Qua giảng dạy môn công nghệ  8 nhiều năm tôi đã khảo sát trong học sinh   trước khi học chương an toàn điện và sau khi học xong chương an toàn điện  kết   quả như sau: Năm học Năm học Năm học 2010­2011 2011­2012 2012­2013 Trước  Sau  Số Trước  Sau  Số Trước  Sau  Lớp Số  khi  khi  HS khi  khi  HS khi  khi  HS học học học học học học Có ý thức Có ý thức Có ý thức ATĐ ATĐ ATĐ 8A1 35 10 35 33 17 33 32 18 32 8A2 32 15 32 31 20 31 30 17 30                                                        Giáo viên: Nguyễn Duy Tuấn   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2