intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao được nghiên cứu với mong muốn đưa ra được những giải pháp hữu hiệu có khả năng nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn học phương Đông bậc THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao

  1. BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Long Khánh Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người thực hiện: CHÂU THỊ HỒNG HOA Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC BM02-LLKHSKKN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Châu Thị Hồng Hoa 2. Ngày tháng năm sinh: 28/9/1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Long Khánh – TX Long Khánh 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0933835495 6. Fax: E-mail: banghoabaohan@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Khánh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 15 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Phương pháp dạy văn học sử theo quan điểm hiện đại + Một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy lý luận văn học bậc THPT + Một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy các kiểu bài văn học sử bậc THPT 2
  3. MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Dạy học luôn là một công việc không hề dễ dàng đối với mỗi giáo viên. Công việc ấy càng trở nên khó khăn đối với bộ môn Ngữ văn, bởi vì Ngữ văn ngoài là một bộ môn khoa học như các bộ môn khác còn mang những nét rất riêng, mang tính chất đặc thù và giáo viên dạy môn Ngữ văn phải làm sao cho nét đặc thù ấy trở thành cái hay, cái đẹp của bộ môn này. Trong dạy học Ngữ văn bậc THPT, có mảng văn học nước ngoài . Có thể nói rằng đây là lĩnh vực đòi hỏi khá nhiều ở cả người dạy lẫn người học. Người viết đặc biệt chú ý đến các tác phẩm văn học phương Đông được đưa vào chương trình giảng dạy hiện nay , nó đã chiếm một dung lượng tương đối . Điều này chứng tỏ việc dạy – học tác phẩm văn học phương Đông đang được quan tâm. Tuy nhiên , thực tế các giờ này trên lớp đã thực sự được giáo viên đầu tư và lôi cuốn được sự hứng thú của học sinh hay chưa ? Các giờ này đã được triển khai bằng những cách thức nào, tối ưu, có hiệu quả hay không ? Đây là những vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu, đề xuất. Khi nghiên cứu đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao”, tôi mong muốn đưa ra được những giải pháp hữu hiệu có khả năng nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn học phương Đông bậc THPT. Đó cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận: Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Trường ĐHKHXH NV TP.HCM : “ Đã có nhiều ý kiến về sự sa sút đến mức đáng báo động của chất lượng, hiệu quả giảng dạy văn học trong nhà trường THPT. Trên mặt bằng chung thấp ấy, chất lượng, hiệu quả giảng dạy văn học nước ngoài càng thấp hơn nữa. Trong khi đó, đối với thời đại hội nhập toàn cầu ngày hôm nay, văn học nước ngoài có vai trò quan trọng”. Nói như thế cho thấy: tiếp cận văn học trong quan hệ với các nước giúp trang bị kiến thức, cung cấp kỹ năng và cả bồi dưỡng thái độ ( cách nghĩ, cách sống) 3
  4. cho học sinh. Hơn nữa , học sinh là những người trẻ tuổi , say mê cái mới , càng khao khát tìm hiểu những tác phẩm văn học của dân tộc mình và các dân tộc khác. Tôi tán thành với Ngô Tự Lập rằng : “ Học sinh trước hết và sau hết phải được dạy để yêu mến văn học dân tộc. Nhưng cũng hoàn toàn đúng rằng các em đồng thời cần thiết mở rộng tầm mắt với những nền văn học trong khu vực và trên thế giới”. Thật vậy, “học người để hiểu mình”, hiểu văn học nước ngoài , đặc biệt là tác phẩm phương Đông giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn bản sắc riêng của dân tộc, quan hệ giao lưu với thế giới. Vậy nên, làm thế nào để giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao là một trong những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT của Việt Nam hiện nay, phần văn học nước ngoài chủ yếu lựa chọn để giới thiệu tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học lớn, trong đó có văn học phương Đông . Văn học Trung Quốc được chọn giới thiệu nhiều nhất, trong đó đặc biệt ưu tiên cho thơ Đường. Lớp 10: học sinh được học : Rama buộc tội( Trích Ramayana), Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hao Nhiên chi Quảng Lăng ( Lý Bạch), Cảm xúc mùa thu( Đỗ Phủ), Hoàng Hạc lâu ( Thôi Hiệu), Khuê oán( Vương Xương Linh) , Điểu minh giản( Vương Duy), Thơ Haicư của Bashô. Lớp 11: Bài thơ số 28 ( Tagore) Lớp 12: Thuốc ( Lỗ Tấn) Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, chất lượng dạy – học môn Ngữ văn nói chung, dạy – học tác phẩm phương Đông nói riêng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao mặc dù nhiều giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp. Cần phải thấy rằng : hầu hết các tác phẩm phương Đông được đưa vào giảng dạy trong nhà trường là những bài đọc thêm (đoạn trích Rama buộc tội , Hoàng Hạc Lâu, Khuê oán, Điểu minh giản, Bài thơ số 28) . Cũng chính vì vậy mà văn học nước ngoài, trong đó có tác phẩm phương Đông không có vị trí trong các đề thi học kỳ, đề thi Đại học. Giáo viên, học sinh đều xem những tác phẩm này là cái bên lề, cái “hạng hai”, dư thừa, vô ích. Tình trạng giáo viên dạy qua loa, hướng dẫn học sinh một cách sơ sài; học sinh học với thái độ đối phó, chất lượng không được quan tâm. Trước tình hình này, người viết mong góp thêm tiếng nói trong việc dạy học tác phẩm phương Đông bậc THPT , để giờ dạy học không chỉ đạt hiệu quả cao mà 4
  5. còn trở nên hấp dẫn, thú vị hơn trong mắt người học cũng như người dạy. Những giải pháp mà người viết đưa ra là những giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng thể loại: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ qui luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” (Phương Lưu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học – tập 2, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội). Nếu như kịch là ưu thế của văn học phương Tây thì thơ là thành tựu tiêu biểu của văn học phương Đông. Người viết nêu lên nhận xét này trước hết để thấy thể loại có mối liên hệ với truyền thống văn học, với tâm lí, tính cách của mỗi vùng, mỗi dân tộc. Trong các tác phẩm văn học phương Đông được đưa vào chương trình Ngữ Văn bậc THPT, ta thấy có hai loại hình chính: + Tự sự (gồm sử thi Ramayana của Ấn Dộ, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Thuốc của Lỗ Tấn). + Thơ trữ tình (thơ Đường của Trung Quốc, thơ Haicư của Nhật Bản và Bài thơ số 28 của Tagore). 1.1. Đối với loại hình tự sự: Gọi chung là loại hình tự sự nhưng giữa các tác phẩm có sự khác biệt rất lớn. 1.1.1. Khi giảng dạy đoạn trích Rama buộc tội (chương 79) trong sử thi Ramayana (PPCT tiết 17, lớp 10) giáo viên cần thiết phải cho học sinh nắm vững đặc trưng của thể lọai sử thi, mà ở đoạn trích này, điểm nổi bật là con người bổn phận trước cộng đồng mà môtip thử thách thường gặp trong loại thể sử thi. * Thứ nhất: Các lời nói , hành động của các nhân vật Rama, Xita đều xuất phát từ ý thức bổn bận trước cộng đồng, ý thức danh sự của đẳng cấp Kshatrya. Nếu học sinh không hiểu điều này (và thực tế nhiều học sinh không hiểu) rất dễ kết luận nhầm lẫn rằng: Rama buộc tội Xita là do lòng ghen tuông. Thế nên, giáo viên phải có sự định hướng, dẫn dắt: Trước đây Rama chấp nhân sự lưu đày 14 năm, chấp nhận cuộc sống khổ hạnh trong rừng sâu và nếu chàng chống lại lệnh cha, đức vua Đaxaratha sẽ trở thành người thất tín và mất danh dự. Giờ đây Rama có thể tự hào mà nói rằng “Ta đã làm những gì có thể làm được bằng tài 5
  6. năng của mình”. Như vậy, về phía mình, Rama đã bảo toàn được danh dự. Nhưng nếu chàng chấp nhận một người vợ không còn danh tiết thì danh dự của chàng cũng sẽ tiêu tan. Bởi vậy: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như dao cắt, nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác…” Đây là lúc diễn biến tâm lí của Rama rất phức tạp. Trong tình huống này, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh khai thác vấn đề: Tại sao “lòng Rama đau như dao cắt”? Học sinh lớp 10 có thể trả lời được câu hỏi này: Vì Rama yêu và thương Xita Biểu hiện? - Chàng đã vượt qua bao gian lao thử thách, chiến đấu vô cùng dũng cảm, tiêu diệt Ravana để cứu nàng. Vậy mà cứu được Xita rồi, Rama lại phải khước từ nàng, buộc tội nàng. Chi tiết nào cho thấy Rama buộc lòng phải buộc tội Xita? Trong quá trình giảng dạy, bản thân giáo viên thực sự không rõ học sinh khi mới đọc qua có nhận thấy sự bất đắc dĩ của Rama không, nhưng trước đây câu hỏi mà cũng là một sự gợi ý như thế này, có lẽ các em sẽ nhận ra “Nay ta phải nghi ngờ tính cách của nàng…” Giáo viên cần phân tích kỹ cho học sinh thấy được: Rama không nói “ta nghi ngờ” mà nói “ta phải nghi ngờ” – chữ “phải” là một tín hiệu cho thấy Rama đang nói lên tiếng nói bổn phận: chàng có trách nhiệm phải nghi ngờ và như thế buộc Xita phải hành động để xua tan sự nghi ngờ, để khẳng định danh dự của mình, cũng là danh dự của Rama. Thêm một lần nữa, giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý: Đây là ngôn ngữ và hành động của “những con người bổn phận” trước cộng đồng – đặc trưng của nhân vật trong sử thi, nhất là trong sử thi Ấn Độ. Rama đã cố tình buộc tội, lăng mạ, “chửi mắng” Xita. Vậy Xita ứng xử ra sao trước những lời “chửi mắng” đó? Học sinh tìm chi tiết biểu hiện: “Nghe những lời giận dữ đó của Rama, Gianaki đau đớn đến nghẹt thở… Nghe những lời tố cáo chưa từng có trước mặt đông đủ mọi người, Gianaki xấu hổ cho số kiếp của nàng… Những lời nói của Rama xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên…” Đến đây, giáo viên khuyến khích học sinh nên đọc toàn bộ sử thi Ramayana, lúc đó ta mới hiểu rằng những khổ đau của Xita sâu nặng đến chừng 6
  7. nào. Nàng đã thắng quỷ Ravana không phải bằng sức mạnh của dũng sĩ mà bằng đức hạnh, lòng kiên trinh của một người vợ thủy chung, yêu chồng; một người phụ nữ Kshatrya. Trước hết, Xita dùng lời lẽ để khẳng định sự trong sạch và danh dự của nàng. Vậy đó là những lời lẽ nào? Nhận xét về những lời lẽ đó? “Trái tim thiếp đây, thuộc về chàng” “Thiếp còn gì là thanh danh, nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qua tình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn thiếp” Sau khi học sinh trả lời, giáo viên thuyết giảng: Những người thuộc đẳng cấp Kshatrya, nam cũng như nữ, đều rất trọng danh dự. Giờ đây danh dự của Xita bị xúc phạm nặng nề. Nàng đã dùng lời lẽ để chứng minh: Lời nàng rất chân thành và hợp lí, có thể làm xao động tâm hồn mọi người. Nhưng không thay đổi được quyết tâm của Rama. Xita cũng biết vậy: “Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp, nay xem ra hoàn toàn vô ích…” Giáo viên nên nhấn mạnh : từ khi Gianaki bắt đầu lên tiếng, Rama không nói một lời nào nữa. Nghĩa là chàng không cần đôi co: lời buộc tội của chàng là một sự phán quyết không có một lời lẽ nào có thể bác bỏ được. Tình thế đã trở nên bế tắc. Xita chỉ còn hành động. Nàng nói với Lắcmana: “Hỡi Lắcmana, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nổi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị. Chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị từ bỏ tấm chân thành này cho ngọn lửa.” Xita không còn cách lựa chọn. Lời buộc tội của Rama không cho phép nàng lựa chọn cách nào khác. Đây chính là dụng ý của Rama. Học sinh phải có ý thức đặt chương này vào toàn bộ sử thi Ramayana trong truyền thống đạo lý, xã hội và văn học Ấn Độ cổ đại mới hiểu được dụng ý của Rama: chàng muốn thử thách Xita. Có điều sự thử thách này quá khủng khiếp, đến nỗi: “Vào lúc đó, chẳng có ai trong đám bạn bè dám nói gì với Rama, hoặc nhìn vào chàng, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”. Rama là người anh hùng Kshatrya. Trong sử thi Ấn Độ, con người bổn phận và con người hướng nội, tình cảm phải nén ở trong lòng, không được dao động. Còn Xita không có cách gì chứng minh được sự thủy chung trong sạch của nàng. 7
  8. Những lời nói đều là vô ích. Xita phải hành động để tự khẳng định danh dự của một người phụ nữ Kshatrya: “Gianaki lượn quanh qua giàn lửa rồi dũng cảm bước vào ngọn lửa”. Giáo viên trở lại với một ý chính: Một người phụ nữ Ấn Độ bị nghi ngờ, có thể dùng cách tự bước vào lửa để chứng minh đức hạnh của mình. Nếu nàng trong sạch, đức hạnh thì thần lửa Agni – vị thần bảo vệ sự trong sạch, sẽ bảo vệ nàng khổi sự thiêu đốt của ngon lửa. Xita cũng vậy. Trong trường hợp này nàng chỉ còn một cách duy nhất để chứng minh đức hạnh thủy chung của mình “trước mặt mọi người” để chứng minh cho Rama và mọi người thấy đức hạnh vẹn toàn của mình, bảo vệ danh dự của mình, cũng là của Rama. Khi tổng kết, giáo viên cần cho học sinh thấy rằng: chương Rama buộc tội là đỉnh điểm của sử thi Ramayana. Chương 79 này tuy ngắn nhưng hội tụ tất cả các giá trị cao đẹp và cả tập tục của Ấn Độ. Lòng chung thủy, tinh thần dũng cảm, đức hy sinh và cao hơn cả là tinh thần trọng danh dự của đẳng cấp vương công quý tộc Kshatrya. Tập tục buộc phụ nữ phải hỏa thiêu là dã man nhưng từ nó cũng là tỏa sáng một vẻ đẹp bi tráng, có giá trị thanh lọc tâm hồn, có ý nghĩa giáo dục tinh thần cao thượng. * Thứ hai: Trong sử thi nói chung, đặc biệt là trong sử thi Ấn Độ, môtip thử thách là môtip đặc trưng của thể loại. Tư tưởng, chủ đề của tác phẩm được biểu hiện rõ qua phương diện hình thức này. Khi giảng “Rama buộc tội”, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh tập trung vào đặc điểm này của thể loại sử thi. Chẳng hạn: Đọc đoạn trích, các em thấy những nhân vật nào đã trải qua thử thách? Theo em, thử thách nào cao nhất? Đọc toàn bộ Ramayana, ta thấy các nhân vật chính (Rama, Xita, Lắcmana, Bharata, Hanuman) đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Trong chuỗi thử thách đó, “Rama buộc tội” là thử thách cuối cùng, thử thách cao nhất và cũng là tập trung nhất. Vì chỉ trong một chương, cùng một lúc thử thách cả ba nhân vật: Xita, Rama, Lắcmana; phương thức thử thách cũng là ghê gớm nhất: hỏa thiêu. Đây cũng là cách giáo viên định hướng cho học sinh: đừng nghĩ rằng Rama buộc tội Xita là do lòng ghen tuông; cũng đừng cho rằng ở chương Rama buộc tội này chỉ một mình Xita bị thử thách. Cả Rama và Lắcmana cũng chịu thử thách. 8
  9. Cụ thể: Rama đã dũng cảm xông pha trên chiến trường - đó là lòng dũng cảm được biểu hiện trong tư thế động. “Rama vẫn ngồi mắt dán xuống đất”- là lòng dũng cảm trong tư thế tĩnh khi phải dằn lòng buộc người vợ thân yêu nộp mình cho ngọn lửa. Còn Lắcmana? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chi tiết. “Cố nén cơn giận, Lắcmana nhìn Rama, và qua nết mặt, cử chỉ của người anh, Lắcmana đoán được động cơ của anh, chàng chuẩn bị một giàn hỏa thiêu cho Xita. Một đoạn ngắn nhưng đã cho thấy phẩm chất và tính cách của Lắcmana. Đó là gì? –Kín đáo, thông minh, trung hậu, kính mến anh chị và trung thành với bổn phận. * Tóm lại: Khi giảng dạy đoạn trích này , giáo viên cần lưu ý những điều sau: - Chủ đề của Ramayana được biểu hiện một cách tập trung và đạt đến đỉnh cao trong Rama buộc tội. Đó là lí do để đoạn trích này được chọn lọc để dạy và học ở lớp 10. Có thể khi mới đọc qua, học sinh chưa hiểu, sẽ trách Rama tầm thường (ghen tuông) và tàn nhẫn. Vì vậy, cần phải căn cứ vào đặc trưng thể loại sử thi, giáo viên cung cấp cho các em những hiểu biết về tư tưởng, xã hội Ấn Độ cổ đại, từ đó dần dần giúp các em hiểu được giá trị cao đẹp của hình tượng nhân vật được biểu hiện qua chương này. - Thử thách ở chương Rama buộc tội là đỉnh điểm, nhưng phải đến chương tiếp theo (chương 80) mới được mang tên là “Thử thách”. Thực ra đây là kết quả của sự “thử thách”, là sự “mở nút”. Phải qua “thử thách” người ta mới biết đó là thử thách. Tư duy Ấn Độ thâm trầm, kì diệu là thế. 1.1.2. Tương tự như thế, khi giảng dạy đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, giáo viên giúp học sinh phát hiện, khai thác môtip thử thách – thử thách lòng trung thành, dũng cảm của Quan Vũ. Giáo viên cần thiết thuyết giảng cho học sinh biết lí do vì sao nói “môtip” Vì thử thách ở Hồi trống Cổ Thành không phải là thử thách duy nhất, mà trước đó Quan Vũ đã phải trải qua rất hiều thử thách. Từ khi ở trong doanh trại quân Tào, quan Vũ vượt qua bao thử thách, mà hành động quyết liệt nhất là “treo ấn gói vàng”. Rồi từ khi “dứt áo ra đi”, Quan Vũ lại phải “chém sáu tướng, phá năm cửa ải”. Đó đều là những thử thách liên quan đến sự sống chết. Qua sông Hoàng Hà, đến 9
  10. đất của Viên Thiệu rồi, tưởng là thử thách đã hết thì lại gặp phải “cửa ải thứ sáu” – sự nghi ngờ của Trương Phi. Quan Vũ đã vượt qua thử thách này bằng hành động chém rớt đầu viên tướng Tào thứ bảy. Có thể học sinh lớp 10 chưa biết tại sao ở tiểu thuyết mà lại có nhiều thử thách như vậy? Giáo viên giảng giải, cắt nghĩa để học sinh nắm được vấn đề. Tam quốc diễn nghĩa là loại tiểu thuyết sử thi. Ryptin - nhà Hán học Liên Xô đã gọi Tam quốc diễn nghĩa là “sử thi anh hùng’. Nhân vật trong sử thi hay tiểu thuyết sử thi đều là con người của cộng đồng, phải thực hiện bổn phận trước cộng đồng. Môtip thử thách chính là thử thách ý chí, hành động thực hiện bổn phận đó. Hồi trống Cổ Thành – đó là hồi trống trận, hồi trống giải quyết mối nghi ngờ của Trương Phi, giải nỗi oan uổng của Quan Công, cũng là hồi trống giải quyết mâu thuẩn của tình huống đầy kịch tính – hồi trống đoán tụ. Và quả thât, sau hồi trống, ta sẽ thấy sự đoàn tụ của ba anh em Lưu, Quan, Trương, có thêm cả Triệu Vân và nhiều bộ tướng của họ. Thóng qua “Hồi trống Cổ Thành”, tác giả một lần nữa ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu, Quan, Trương – những người đại diện cho chính nghĩ mà chiến đấu để phù trì Hán thất. Ở Việt Nam, những hình tượng Quan Công, Trương Phi có ảnh hưởng khá sâu rộng. Tính cách cương trực của Trương Phi, tinh thần trọng nghĩa của Quan Công đều được người Việt Nam yêu thích và truyền tụng 1.2 Đối với loại hình trữ tình Trong chương trình THPT, thơ trữ tình của nền văn học châu Á chỉ có bài thơ số 28 của Tagore là thơ hiện đại, còn các bài thuộc thơ Đường của Trung Quốc và thơ Haikư của Nhật Bản đều là thơ cổ điển. 1.2.1 Bài 28 của Tagore, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiếp cận theo đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại. Điều đặc biệt lưu ý là mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình Trong 52 tập thơ mà Tagore “dâng” cho loài người, có nhiều bài thơ viết về tình yêu và ông dành riêng cho chủ đề này hai tập thơ tuyệt vời: Tặng phẩm của người yêu và Người làm vườn. Thơ Tagore phần nhiều không đề, bài được chọn dạy – học ở Ngữ Văn 11 là bài số 28 trong tập Người làm vườn( PPCT tiết 92). Có thể học sinh ngạc nhiên – sao thơ tình mà lại mang tên “Người làm vườn”? Giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu: Nếu đọc tập thơ, và ngay cả chỉ đọc một bài 28 này thôi, chúng ta sẽ “ngộ” ra rằng: Không có cái tên nào hợp hơn khi Tagore quan niệm tình yêu là một mảnh vườn mà nhà thơ là người vun trồng, chăm sóc mảnh vườn kì diệu ấy. 10
  11. Tagore làm thơ tình và thơ cho trẻ em khi vợ rồi con trai, con gái của nhà thơ đã qua đời. Ông đã đem kỉ niệm về tính yêu với tâm huyết của “người làm vườn” chăm chút, vun trồng cho vườn tình. Tagore yêu quý công việc “làm vườn” của mình biết bao. Bài 28 là bài thơ được xếp vào một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Có thể học sinh không tin. Mời học sinh đọc bài thơ, đọc những lời “anh” nói cùng “em” (hay nếu đổi ngôi đi – thành “em” nó cùng “anh” thì cũng thế). Tagore đã “mách bảo” với những đôi lứa yêu nhau trên đời này. Tình yêu là một thế giới rất gần gũi, thân thuộc mà cũng là thế giới kì diệu và vô biên bí ẩn. Giáo viên dẫn dắt để học sinh thấy được rằng: Bài 28 là một thế giới nghệ thuật đầy bất ngờ, được tạo nên bởi sự “lạ hóa”- một bí quyết tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học (cũng như trong nghệ thuật nói chung). Có nghĩa là gì? - Cái mà vô cùng quen thuộc, thì nhà thơ chỉ cho ta thấy nó thật lạ lùng. Giáo viên đưa ra câu hỏi định hướng : Vậy, bằng cách nào Tagore đã làm được điều đó? Bằng những nghịch lí – Tagore đã chiếu một cái nhìn mới mẻ, khác lạ lên một đối tượng quen thuộc là tình yêu . Và chính vì rất quen nên không ngờ nó lạ thế. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những nghịch lí. - Khi có nhu cầu hiểu nhau là khi tình yêu bắt đầu. Nhưng thực tế là trong tình yêu sự “hiểu” chưa quan trọng bằng sự “muốn được hiểu”. - “Anh” muốn được “em” hiểu nên cứ có cảm giác rằng: “Em không hiểu gì tất cả về anh”. - Cảm giác như vậy nên “anh” khát khao tận hiến, tận hiến hết mình vẫn cảm thấy chưa thỏa, chưa xứng đáng. - Từ đây tứ thơ lại bất ngờ chuyển sang một thế giới mới: vương quốc trái tim. Chẳng những nữ hoàng của vương quốc trái tim không biết biên giới của nó mà trái tim cũng không biết biên giới của chính mình Giáo viên chốt ý: “Em”,”Anh” đã xuất phát từ tình yêu, băn khoăn tìm lời giải đáp, tìm cách biểu hiện… càng tìm càng thấy mênh mông, bí ẩn, để rồi khi tưởng là đến đích thì lại phát hiện ra rằng: Tình yêu là “vô biên”, “trường cửu”. Nên: 11
  12. “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy. Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu” Lại một sự bất ngờ mang tính chất tổng quát nhất: Tình yêu gần gữi, thân thuộc và vô biên, bí ẩn. * Cá nhân tôi muốn lưu ý nhiều hơn đến thơ Đường và thơ Haicư. Bởi lẽ nó là những đỉnh cao chẳng những của Trung Quốc và Nhật Bản mà còn là của thế giới. Kiểu tư duy nghệ thuật của hai loại thơ này đều rất độc đáo, mỗi loại có cái hay riêng nhưng đều có điểm chung là rất hàm súc, giàu ý tại ngôn ngoại và đầy sức gợi. 1.2.2 Đến với thơ Đường, xin đừng để cho cái ấn tượng “thơ Đường khó” ám ảnh. Khó giảng mà giảng đúng, giảng hay thì quả là thành công đáng mừng. Hơn nữa giáo viên và học sinh chúng ta cũng đã tiếp xúc với nhiều tác phẩm, nhiều bài thơ Việt Nam hoàn toàn không dễ. Chẳng hạn giảng “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng hề dễ hơn Hành lộ nan của Lý Bạch, Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du cũng khó như Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Điều cần thiết là phải nắm được cái “mã” nghệ thuật của thơ cổ. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh thông qua những yếu tố hình thức để tìm ra những điều thi nhân muốn gửi gắm thì có nghĩa là đã “giải mã” được những thông điệp nghệ thuật của người xưa. Vì đặc trưng của thơ Đường là tạo lập nên nhưng mối quan hệ, nên người đọc thơ Đường cần phải phát hiện ra những mối quan hệ ấy, mà để phát triển được thì phải dành thời gian cho học sinh suy nghĩ và tưởng tượng, liên tưởng. Thơ Đường vốn rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, lời ít ý nhiều… nên thường gây nên tâm lí sợ thiếu thời gian, giáo viên thuyết giảng nhiều mà ít đàm thoại. Cách này vô hình trung đã đi ngược lại cái “phép” của thơ Đường: “nói ít gợi nhiều”. Mỗi tác phẩm, mỗi bài thơ dẫu chỉ vỏn vẹn 4 câu, 20 chữ, vẫn là một thế giới nghệ thuật. Thi nhân có thể giấu mình đi, tức trong bài thơ không hề có chủ ngữ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhưng cái tâm, cái thần của chủ thể trữ tình vẫn “phổ” vào thế giới nghệ thuật ấy. Vậy thì làm sao để nhận ra tình ý mà thi nhân muốn gửi gắm? Mỗi người có thể có cách riêng để cảm nhận. Có lẽ cách làm tích cực là giáo viên gợi ý cho học sinh đặt mình vào vị trí của chủ thể trữ tình, nghĩa là có chung “điểm nhìn” với chủ thể trữ tình để nghiêm ra tâm tình của thi nhân. 12
  13. Chẳng hạn: đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn, dõi nhìn cách buồn cô đơn của người bạn cũ dần xa rồi khuất vào trời nước mênh mang, mà tình vô tận (bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch). Nghiêm ra được điều ấy rồi thì có lẽ không cần phải nói gì nhiều thêm nữa. Phải chăng phép giảng thơ Đường cũng nên theo “phép” làm thơ Đường: “Nói ít gợi nhiều”. Mặt khác, khi nói rằng: “Mỗi tác phẩm là một thế giới nghệ thuật” thì cũng có nghĩa là cách tiếp cận không thể giống nhau. Bởi vậy không nên cố chấp theo một lối nào, chỉ có định hướng cơ bản mà thôi. Xin nêu ở đây quan niệm của người viết: ngoài nguyên tắc chung là tôn trong chỉnh thể nghệ thuật của văn bản, bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức, thì khi hướng dẫn học sinh phân tích một bài thơ Đường luật, giáo viên nên lưu ý ba trọng điểm: - Nhan đề bài thơ - Mạch cảm xúc (chủ yếu từ ngoại cảnh đến nội tâm) - Phần kết Trường hợp có “nhãn tự” (không phải bài nào cũng có “nhãn tự”) thì “nhãn tự” cần được dành sự chú ý thích đáng. * Khi giảng bài Điểu minh giản (Khe chim kêu) của Vương Duy, giáo viên phải giúp học sinh thấy được bút pháp đặc trưng của Đường thi và cũng là thủ pháp độc đáo trong thơ sơn thủy của “thi Phật” Vương Duy: lấy động để nói tĩnh, lấy cái hữu thanh để gửi gắm cái vô thanh. Cụ thể: Từ “hoa rụng” đến “trăng lên” khiến chim núi giật mình “kêu” trong khe suối, cảnh nào cũng động nhưng lại là cái động rất khẽ khàng, vi tế. Thông qua những động thái khẽ khàng đó có thể thấy “người nhàn”, “đêm thanh”, “núi vắng”. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa động và tĩnh. Hay nói cách khác: phép biểu hiện ấy vừa khiến người ta vắng, vừa khiến cho cảnh không đến mức trầm tịch mà rất trong trẻo. Sở dĩ đạt được điều ấy chính vì tâm hồn con người cũng thật là thanh tĩnh, có một sự giao hòa giữa tâm và cảnh. Giáo viên bình giảng, làm sâu sắc hơn vấn đề: Tiếng đêm tinh tế làm xao động tâm hồn bình yên; đó cũng là bóng dáng của một thời đại thanh bình. Thời đại thái bình khiếu cho thiên nhiên cảnh vật, con người đều thanh thản, bình yên. 13
  14. Giáo viên so sánh, liên hệ: Khúc nhạc hài hòa của sự tĩnh lặng ấy, hơn ngàn năm sau lại được thi hào Tagore nói: “Tôi đã nhúng bầu tim tôi vào trong sự lặng yên này, nó tràn ngập tình yêu”, và nhà thơ niên thiếu Trần Đăng Khoa nói: “Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời” Rõ ràng, bài thơ thể hiện được đặc trưng cơ bản của thơ Đường, khiến cho bước vào nghệ thuật thơ Đường, ta bước vào thế giới của sự hòa điệu. * Khi giảng bài Khuê oán (Nỗi oán của người phòng khuê) của Vương Xương Linh, giáo viên khơi gợi để học sinh khám phá vấn đề. Nhan đề là “Khuê oán” mà câu mở đầu lại là: “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu.” Vì sao câu mở đầu lại là một “phản đề” như vậy? Vì sao chồng ra trận mà người khuê phụ “không buồn”? Giáo viên gợi lại bức tranh thời thịnh Đường: Trung Quốc là một nước giàu mạnh và có lãnh thổ rộng lớn. Nhà Đường đã phái quân đội ra trấn thủ biên cương và nếu có điệu kiện thuận lợi thì mở mang lãnh thổ. Hoàn cảnh ấy dấy lên tinh thần “Kiến công lập nghiệp” ở các tướng sĩ. Nhiều người ra biên cương với hi vọng lập công để được phong hầu. Thân nhân, kể cả vợ của họ, cũng ủng hộ ước nguyện ấy. Bởi vậy, trong bài thơ, người thiếu phụ có chồng ra trận mà lòng vẫn bình yên. Và nàng vẫn làm công việc bình thường, hàng ngày cũng là “công việc muôn thuở” của người phụ nữ khuê các: trang điểm. Trang điểm xong lên lầu ngắm cảnh cũng là chuyện đương nhiên. Lên lầu rồi. “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” (Chợt thấy màu dương liễu ở đầu đường) Lập tức người thiếu phụ: “Hối giao phu tế mịch phong hầu” (Hối hận đã để chồng đi kiếm ấn phong hầu) Tại sao thấy “màu dương liễu”, người thiếu phụ lại hối hận? Học sinh biết gì về phong tục của người Trung Quốc xưa khi chia tay? Lúc chia tay, người ở lại bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi để biểu thị niềm lưu luyến. (Trong tiếng Trung Quốc, chữ “liễu” và chữ “lưu” có âm đọc gần giống nhau). Màu dương liễu là tín hiệu của mùa xuân cũng là biểu tượng của li 14
  15. biệt, nó như một giọt xúc tác nhỏ vào tâm lí của người thiếu phụ khiến phản ứng tâm lí lập tức xảy ra, khiến nàng bừng tỉnh, hối hận đã để chồng đi tìm kiếm ấn phong hầu. Theo em, chữ “hốt” (bỗng, chợt) ở đầu câu thứ ba có tác dụng gì? Nó đánh dấu một sự “chuyển”, một sự đột biến, vượt cấp của xúc cảm, nhận thức. Từ đây giáo viên đi đến nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng: trong thơ tuyệt cú, câu thứ tư (câu hợp hay câu kết) có vai trò to lớn vì nó là kết tinh ý nghĩa của toàn bài. Nhưng câu khó nhất là câu thứ ba vì nó là câu chuyển, là bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu kết. Vậy, sự đột biến trong tâm trạng người thiếu phụ là gì? Từ “bất tri sầu” sang “hối hận”. Hối hận còn da diết, còn đáng sợ gấp mất “sầu”. Tứ thơ đi theo một quá trình tâm lí. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra điều này. Bất tri sầu  hốt  hối Bất tri mê đốn  ngộ Cùng với người thiếu phụ, người đọc “đốn ngộ”: chiến tranh là tai họa. Sau sự “hối” đó là sự “oán”, oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phi nghĩa. Câu cuối cùng, câu kết đã giải thích nhan đề của bài thơ . Khuê oán là một đề tài thường gặp trong thơ, nhưng cấu tứ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện được quá trình tâm lí, bộc lộ được cả phần tiềm ý thức của con người, khiến nó đầy sức thuyết phục. Hay như cách nói của người đời Đường, bài thơ đã trở thanh một “thần phẩm”, đại biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh. * Khi giảng bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) của Lý Bạch, đầu tiên giáo biên cần nhấn mạnh trong thơ Đường, tình bạn, nỗi niềm trân trọng tri âm là đề tài khá phổ biến; sau đó hướng đến đề tài trong thơ Lý Bạch: rất phong phú. Riêng về phương diện tình cảm, có thể nói Lý Bạch là nhà thơ của tình bạn. Đọc hai câu thơ cuối, không một chữ “buồn”, chứ “trông”, chứ “luyến”… mà ta cứ thấy thần hồn nhà thơ dõi theo bóng buồm của bạn, Một dòng tình cảm chảy mãi theo dòng Trường Giang. Nhà thơ đã gửi dòng sông hữu hạn vào bầu trời vô hạn, thể hiện mối tình thâm thẳm như dòng sông, vô tạn như bầu trời. 15
  16. Sau cùng, giáo viên tổng kết lại về con người Lý Bạch, về thơ Lý Bạch: ta đã từng biết một Lý Bạch yêu tự do, phóng túng, mãnh liệt, ngang tàng, kiêu hãnh… Với những bài thơ về tình bạn, ta còn biết một Lý Bạch đằm thắm, ân tình. Giáo viên rút ra bài học nhận thức cho học sinh: tình bạn chân thành muôn thuở vẫn là một tình cảm đẹp của con người. * Về bài Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) của Thôi Hiệu , giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu nhan đề bài thơ cũng như hoàn cảnh sáng tác. “Hoàng Hạc lâu” là tên một cái lầu trên mõm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc (còn gọi là núi Xà Sơn) thuộc huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Truyền thuyết nói rằng: Thời xưa có người tiên là Tử An đã cưỡi hạc vàng đến nơi này, cưỡi hạc lên tiên; người sau dựng lầu Hoàng Hạc để kỷ niệm sự tích ấy Tiếp đến, giáo viên hướng dẫn học sinh phân chia kết cấu, bố cục bài thơ dựa theo mạch cảm xúc của tác giả. Bài thơ có thể chia làm hai phần: 4 cầu đầu là sự hoài niệm quá khứ; 4 câu sau là sự thất vọng trước hiện tại và nỗi lòng buồn nhớ quê hương. Ngay từ hai câu thơ khởi đề, ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất – thể hiện sự trống vắng, sự hẫng hụt trong tâm hồn. Đến hai câu tiếp, trong hoài niệm của con người, cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt. Học sinh nhận thấy điều gì đặc biệt trong câu thơ thứ hai, ba, bốn? Ba câu thơ liền nhau, “hoàng hạc” cứ trở đi trở lại đến ba lần, mà cả ba lần đều không thực. Tác dụng của điều này? Cánh hạc vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con ngời thêm khắc khoải, thấm thía sự mất mát. Học sinh nhận xét về thanh điệu ở câu thơ thứ ba: “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” Câu thơ không thể bình yên. Cả câu chỉ có một thanh bằng duy nhất ở đầu câu (Hoàng) gợi sự cô đơn quặn thắt, còn lại thì toàn thanh trắc, đành đoạn, phũ phàng, ngậm một nỗi nuối tiếc đến thắt lòng, Có phải vì thế mà ngàn năm mây trắng vẫn ngẩn ngơ hoài không tan, như muốn lưu giữ bóng hình Hoàng Hạc cho dù cả ngàn năm vô vọng. Giáo viên nêu vai trò của hai câu năm, sáu trong bài thơ bát cú. 16
  17. Đây là phần chuyển để dẫn đến kết là hai câu cuối. Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói trong tâm, kéo nhà thơ về lại với lòng mình, chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương. Từ ngữ, chi tiết nào thể hiện tình ý trên? Thời gian thì “nhật mô”, không gian thì “hà xứ thị”. Đâu là quê hương? Đâu là bến đỗ của cuộc đời xế chiều? Vậy mới biết, nói chi đến chuyện thần tiên quá khứ, ngay cả đến miền quê thân thuộc cũng không rõ nơi nào sau bóng hoàng hôn. Nhà thơ đành bất lực và buông tiếng thở dài. “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Sức nặng của câu thơ, nỗi niềm của tác giả dồn tụ ở chữ nào? Vì sao? Chữ “sầu” như một nốt trầm gieo xuống trĩu nặng cả tâm hồn, nó gói trọn nỗi đau của cả một đời người, một thời đại. Giáo viên tổng kết lại vấn đề bằng cách đưa ra lời nhận xét, đánh giá: trong thơ Đường không chỉ một Hoàng Hạc lâu là tạo “sâu” vào chữ cuối. Nhưng chỉ một Hoàng Hạc lâu là tạo nên sầu vòi vọi giữa không gian, thời gian và giữa nhân gian. * Ở bài thơ Thu hứng của Đõ Phủ, giáo viên nên bắt đầu từ nhan đề, từ đó dẫn dắt vào chủ đề bài thơ. Em hiểu gì về hai từ “Thu hứng”? Buồn trước mùa thu Giáo viên cần cho học sinh thấy: đây là chủ đề ngâm vịnh của thi nhân thời cổ, Trung Quốc hay Việt Nam cũng vậy. Chỉ hai từ “Thu hứng”, Đỗ Phủ đã khái quát chủ đề của bài thơ, của cả chùm thơ tám bài. Bài chọn để dạy – học là bài thứ nhất. Và cũng chỉ một câu mở đầu : “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” đã làm rõ nhan đề bài thơ. Câu thơ miêu tả cảnh gì? Từ ngữ nào tập trung miêu tả điều đó? Khung cảnh rừng phong tàn tạ, đặc biệt tập trung ở hai chữ “điêu thương”. Giáo viên giảng giải, cắt nghĩa giúp học sinh hiểu hai chữ này tính – động từ “điêu thương” do chính Đỗ Phủ sáng tạo ra để tả cảnh rừng phong tàn tạ, lòng người buồn thương. Và cả núi non vốn hùng vĩ kia - Vu Sơn, Vu Giáp giờ cũng hiu hắt, nhạt nhòa trong hơi thu. Quy luật của thiên nhiên, cảm hứng trong tâm hồn là như vậy. 17
  18. Những câu thơ nào được xem là hay nhất trong toàn bài thơ? “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà) Có thể nói đây là hai câu hay nhất trong bài thơ, cả trong chùm thơ Thu hứng” của Đỗ Phủ. Hai câu này đa nghĩa. Ý nghĩa cụ thể có thể “khảo sát” được là cúc đã hai độ nở hoa từ ngày Đỗ Phủ ngụ cư Quỳ Châu. Cúc lại nở khiến người ngậm ngùi rơi lệ. Nhưng trên từng chữ của câu thơ, thật lạ lùng, cúc nở ra không phải là hoa, mà là nước mắt. Học sinh lí giải vì sao? Đối cảnh sinh tình? Hay là con người đã phổ tình vào cảnh? Làm sao phân biệt được nước mắt hoa hay nước mắt thi nhân khi mà con người với ngoại giới chung một tâm tình, khi “vạn vật với ta là một”. Và con thuyền cô quạnh cuộc mãi vào mối tình thương nhớ vườn xưa. Hai câu kết đến một cách đột ngôt. Ý kiến của học sinh về vấn đề này? Giáo viên tổng hơp ý kiến rồi kết luận: Nói đột ngột vì suốt cả sáu câu thơ trước không có một âm thanh nào cả. Người thơ đang chìm trong “tấm lòng thương nhớ vườn xưa”, chợt khung cảnh thầm lặng ấy bị phá vỡ bởi âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc xưa. Cuối thu trời chớm rét, người ta may áo để ngăn cái rét của mùa đông đang sầm sập đến, đặc biệt là may áo gửi người chinh chiến nơi biên cương lạnh lẽo. Vải để may áo rét thường dày và rất cứng, người ta phải ngâm nước và đặt trên tảng đá lớn dùng chày đập cho sợi mềm ra mới may được. Đó là âm thanh sinh hoạt nhưng là âm thanh não lòng. Thu cảnh đã chuyển vào thu tâm. Vậy lí do nào dẫn đến điều nay? Vì lòng thương nhớ người thân nơi phương trời giá lạnh. Vì thắc thỏm một nỗi lo âu khi chiến tranh chưa dứt. Cho nên hai câu kết mà lại mở ra nỗi âu lo buồn nhớ mênh mông, để rồi nó lại bắc một nhịp cầu sang Thu hứng bài sau. Giáo viên khẳng định lại thêm một lần nữa vị trí của chùm thơ Thu hứng nói chung và bài thơ thứ nhất này nói riêng: Chùm thơ 8 bài Thu hứng đại biểu cho nghệ thuật thơ của Đỗ Phủ nên xưa nay nó được đánh giá rất cao. Đặc biết bài thơ thứ nhất, tức bài được chọn để dạy – học này, mỗi từ, mỗi ý đều có sức “Kinh nhân”. 18
  19. 1.2.3 Trong thơ trữ tình của các dân tộc châu Á, SGK chương trình mới đã đưa vào chùm thơ Haikư của Nhật Bản – Đó là chùm thơ của Bashô. Chùm thơ Haicư này quả thực là mới mẻ đối với giáo viên và học sinh. Đặc điểm của thơ Haicư là không bao giờ nói đủ tất cả, nó chỉ gợi ý chứ không tả. Thơ thường để dành khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Chính vì thế những bài thơ giản dị ấy lại thường đa nghĩa và đương nhiên cũng vì vậy mà rất khó phân tích Ở đây có hai hướng: - Nếu không có sự tưởng tượng, không đắm mình vào thế giới nhỏ xinh huyền diệu ấy thì có thể không có gì để nói. Hướng này tất nhiên là ai cũng cố khắc phục, vì “không có gì để nói cả” thì dạy – học thế nào được. - Hướng cực đoan khác là tha hồ để cho trí tưởng tượng vẽ rời ra mà tán dông dài quá xa tình ý chân thực, bình dị của tác giả. Hướng này khiến người ta dễ lạc đường Vậy nên, xin lưu ý một điều rằng: đến với thế giới thơ Haicư phải thật thận trọng, bản lĩnh, chừng mực, biết lối cần đi, biết nơi cần đến, biết chỗ nên dừng, làm sao gợi được suy nghĩ cho học sinh rồi theo cách của nhà thơ Haicư, hãy dừng lại để suy nghĩ tiếp. Bởi vậy người dạy cần chuẩn bị những tri thức cần thiết và tâm thế để có thể làm người hướng đạo đưa học sinh đến với thế giới nghệ thuật thơ Haikư. Theo phân phối chương trình, Ngữ Văn 10 tiết 53, giáo viên chỉ giảng dạy thơ hai-cư của Bashô ở các bài 1.2.3.6 nên người viết đề tài cũng chỉ tập trung vào bài này. * Về bài thơ thứ nhất trong chùm thơ haicư của Bashô – người viết trình bày ở giải pháp sau. * Bài thơ thứ hai: Chim đỗ quyên hót ở kinh đô mà nhớ kinh đô Giáo viên thuyết giảng cho học sinh về ý nghĩa tiếng hót chim đỗ quyên. Trong văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, hình tượng chim đỗ quyên thường gắn với điển cố vua Thục mất nước hóa thành chim đỗ quyên. Ở Nhật Bản, chim đỗ quyên gọi là chim hôtưtuhisu, còn được viết bằng chữ Hán là “thời điểu” (chim thời gian); loài chim này kêu khi chuyển từ xuân sang hè, khi sẩm tối, đêm trăng, tiếng kêu buồn da diết. Vì thế tiếng chim tuy không được dùng 19
  20. với nghĩa mất nước nhưng vẫn được dùng với nghĩa nhớ tiếc thời gian. Nó đã trở thành một hình ảnh ước lệ thể hiện nỗi buồn, niềm hối tiếc, sự vô thường. Bài thơ có tứ thơ rất lạ, học sinh chỉ ra điều này Thông thường đi xa mới nhớ. Nay “ở kinh đô” mà “nhớ kinh đô” 20 năm trước. Điều gì đã dẫn dắt nỗi nhớ này? Chính là tiếng chim đỗ quyên đã mở thông lối về kỉ niệm. Nhà thơ đã dùng không gian (kinh đô), cảnh vật (tiếng chim đỗ quyên) để thể hiện nỗi nhớ thời gian. Cái diệu của bài haicư này là ở chỗ ấy. * Ở bài thơ thứ ba: Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu Giáo viên nên cho học sinh biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ, năm 1884, Bashô 40 tuổi, ông lữ du đến vùng Kansai gần quê hương mình và về thăm quê. Về dến nhà thì hay tin mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bac. Ông đau đớn mà viết lên bài thơ này (Theo Đoàn Lê Giang – Ngữ Văn 10, sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) “Làn sương thu” là một chi tiết thơ đa nghĩa, học sinh trình bày cảm nhận. Giọt lệ như sương? Tóc mẹ như sương? Hay cuộc đời như giọt sương – ngắn nủi, vô thường? “Làn sương thu” như thu hợp hết, gom mọi nỗi niềm. Hình ảnh thực mà rất ảo, đơn sơ mà rất đa nghĩa, đậu xuống lòng người như một nỗi niềm bâng khuâng xa xót, không thể nói được thành lời. Thế mới là thơ haicư. * Bài thứ năm: Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Biwa. Điều gì làm “gợn sóng hồ Biwa”? Học sinh sẽ có nhiều lí giải: đó là do những cánh đào. Và nếu suy luận một cách logic thì nhận thức rằng gió làm “cánh hoa đào lả tả”, gió cũng là nguyên nhân làm “gợn sóng hồ Biwa”. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2