Nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc đại học bằng sự phối hợp liên hệ thực tiễn và các yếu tố sư phạm khác
lượt xem 3
download
Đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đến những phương pháp giảng dạy mới với hy vọng sẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống (còn được gọi là Phương pháp thuyết trình). Tuy nhiên, dù bất kỳ phương pháp nào, bất kỳ môn học nào và đối tượng học nào thì việc liên hệ thực tiễn trong các bài giảng vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc đại học bằng sự phối hợp liên hệ thực tiễn và các yếu tố sư phạm khác
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC BẰNG SỰ PHỐI HỢP LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ CÁC YẾU TỐ SƯ PHẠM KHÁC Tán Văn Hậu*, Nguyễn Cao Hiền Khoa Công nghệ Hóa học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM * Email: hautv@cntp.edu.vn TÓM TẮT Đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đến những phương pháp giảng dạy mới với hy vọng sẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống (còn được gọi là Phương pháp thuyết trình). Tuy nhiên, dù bất kỳ phương pháp nào, bất kỳ môn học nào và đối tượng học nào thì việc liên hệ thực tiễn trong các bài giảng vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong dạy học. Liên hệ thực tiễn (LHTT) không chỉ giúp người học tiếp cận tri thức một cách hiệu quả, chân thực mà còn gây hứng thú tạo thêm niềm tin cho người học. Mặt khác, LHTT còn phản ánh vốn kiến thức của giảng viên về lĩnh vực khoa học đó. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người - từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp. Thực tiễn cho thấy không có một phương pháp dạy học nào là “toàn năng”. Nói cách khác, không thể tìm thấy một phương pháp giảng dạy tối ưu để áp dụng cho mọi bài giảng. Thông thường trong mỗi bài giảng thầy giáo phải kết hợp nhiều phương pháp và tùy thuộc vào mỗi nhóm đối tượng học người thầy phải thay đổi “hàm lượng” các phương pháp để kiến thức được chuyển tải đến người học hiệu quả nhất [2]. ''Lí luận liên hệ với thực tiễn'' là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học được rút ra từ luận điểm triết học: ''Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí''. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Bác là người có quan điểm và hành động chiến lược vượt tầm thời đại. Về mục đích việc học Bác xác định rõ: học để làm việc. Còn về phương pháp học tập Người xác định: Học phải gắn liền với hành; học tập suốt đời; học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Quan điểm này được Người nhấn mạnh: "Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy". Vấn đề này đã được cụ thể hoá và quy định trong Luật giáo dục nước ta (năm 2005). Tại chương 1, điều 3, khoản 2: ''Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội''. Trong cuốn “ Những nguyên tắc trong giảng dạy” của nhà nghiên cứu giáo dục Ulrich Lipp đã kết luận: “Giờ giảng tốt thường được bắt đầu từ thực tiễn và kết thúc bằng thực tiễn” [4]. Những gì được dạy trên lớp phải gắn với cuộc sống bên ngoài, ở quá khứ, hiện tại và tương lai của người học. Khi người học thấy rõ lợi ích của việc học, họ sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học tập trung hơn. Sau khởi đầu thuận lợi, người dạy có thể đưa ra phần lý thuyết như định nghĩa, giải thích, quy tắc… Đến cuối bài, người dạy cần phải thiết lập lại mối liên hệ giữa bài học với thực tế của người học. Bài học được bắt đầu bằng thực tiễn và kết thúc cũng bằng thực tiễn, như thế mới đảm bảo được việc học đi đôi với hành. 53
- Một giờ giảng tốt, có hiệu quả cần gợi mở và thu hút người học bằng những câu hỏi liên quan đến thực tế công việc của họ, cung cấp cho họ kiến thức mới về lý thuyết và kết thúc bằng các yêu cầu rất thực tế. 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động và TBXH cung cấp cuối năm 2015, có gần 60% sinh viên ra trường đang làm việc trái với chuyên ngành được đào tạo, điều này một phần trách nhiệm thuộc về công tác giáo dục và hướng nghiệp, nói cách khác là trong nền giáo dục đại học của chúng ta hiện nay đang có sự “lệch pha” giữa lý luận và thực tiễn. Trong một khảo sát gần đây ở các trường đại học với câu hỏi “Việc liên hệ thực tiễn trong các bài giảng có làm bạn hài lòng?” Phần lớn câu trả lời cho thấy yêu cầu kiến thức lý thuyết trong mỗi tiết giảng là rất lớn nên thời lượng dành cho phần LHTT thường ít. Đa số sinh viên chưa thật sự hài lòng [1]. Đã có nhiều ý kiến cho rằng: Để có thời gian liên hệ thực tế, nội dung bài giảng nên được cắt giảm và chỉ tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, giờ học ở Việt Nam hiện nay phải truyền đạt quá nhiều nội dung, vì vậy mà mỗi giáo viên cần phải linh hoạt trong việc chọn lọc điều gì là có ích nhất cho người học. 2.2. Một số giải pháp LHTT trong giảng dạy là yếu tố mềm dẻo và có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố sư phạm khác, do đó cần có sự kết hợp hài hòa thì việc liên hệ thực tiễn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp kết hợp sau: - Liên hệ thực tiễn kết hợp giới thiệu các thành tựu khoa học công nghệ mới: LHTT trong giảng dạy bậc đại học không chỉ là việc kết nối các thông tin lý thuyết có sẵn trong tài liệu với những diễn biến trong đời sống hiện tại mà còn hướng dẫn người học tiếp cận với những công nghệ mới, những thành tựu khoa học hiện đại mà giáo trình chưa kịp đề cập. Chúng ta đang ở trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ. Vì vậy, dù đã rất cố gắng trong việc bổ sung, đổi mới giáo trình tài liệu… nhưng vẫn không thể bắt kịp tốc độ phát triển của thông tin khoa học. Đặc biệt đối với khối tự nhiên - kỹ thuật, với số lượng các công bố khoa học liên tục được bổ sung và vận dụng thành công trong thực tiễn, ở những môn học trực tiếp liên quan nếu người học không được chia sẽ thông tin thì không chỉ làm giảm sức hấp dẫn của bài giảng mà còn khiến người học có cảm giác lỗi thời trong chính môn học của mình. Ví dụ: Ở lĩnh vực Công nghệ Hóa học khoảng 5 năm trở lại đây khoa học thế giới đã tổng hợp thành công và giới thiệu thương mại hàng loạt hóa chất nông nghiệp với những ưu điểm vượt trội thay thế rất nhiều các hóa chất đã đề cập trong giáo trình tài liệu xuất bản trước 2010. Nếu trong các bài giảng của mình giảng viên vẫn chỉ thuyết trình rập khuôn theo sách thì người học không chỉ cảm thấy bị lạc hậu so với phương tiện truyền thông mà thậm chí còn hoài nghi với những kiến thức mình đang học. - LHTT kết hợp trực quan hóa. Nếu chỉ giảng bằng cách thuyết trình, lượng kiến thức bị thất thoát sẽ là bao nhiêu phần trăm? Các nghiên cứu đã chỉ ra con số ấy là 80%. Con người không chỉ học bằng cách nghe, mà còn học được nhiều bằng cách quan sát. Vì thế, tất cả những nội dung quan trọng cần phải được trực quan hóa, và trong suốt tiết học phải làm cho người học có thể nhìn thấy càng lâu càng tốt. Ngày nay với sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện dạy học ( trình chiếu, phần mềm mô phỏng, internet…) các nội dung LHTT được giới thiệu đến người học một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Thậm chí với những thông tin thực tiễn quan trọng nhưng cần nhiều thời gian tìm hiểu, giảng viên chỉ cần giới thiệu khái quát và cung cấp nguồn truy cập cho người học, họ sẽ tự tìm hiểu theo mức độ quan tâm của mình. 54
- - Liên hệ thực tiễn phải thông qua tương tác với người học. Chất lượng của giờ học được nâng cao, không khí lớp học trở nên sôi động hơn và người học sẽ hứng thú hơn khi các câu hỏi, các tình huống liên hệ thực tiễn được xây dựng trong mối quan hệ hai chiều. Nghĩa là cả người dạy và người học phải cùng được tham gia tranh luận, phản biện, trình bày quan điểm của mình… Không ai có thể học được trong một thời gian dài nếu chỉ ngồi một chỗ và tiếp thu với tinh thần thụ động. Khuyến khích người học có nghĩa là làm cho họ vận động, chủ động, tích cực. Khi được khuyến khích, người nghe sẽ trở nên chủ động và học hỏi với tinh thần sảng khoái, sống động. Nếu không, khó ai có thể tập trung nghe giảng suông được quá 20 phút. Giảng viên có thể tổ chức học chủ động bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: Thông qua các câu hỏi liên hệ thực tiễn tạo cơ hội cho người học đóng góp ý kiến, làm việc nhóm, tham gia hỏi - đáp… Hiện nay với sư đa dạng của các phương tiện truyền thông người học có thể tiếp cận và kiểm chứng thông tin bằng nhiều cách, vì vậy việc tương tác với người học càng có ý nghĩa. Những ý kiến tranh luận của người học sẽ góp phần bổ sung vốn kiến thức thực tiễn cho giảng viên. - Các giải pháp đồng bộ khác. Việc liên hệ thực tiễn trong giảng dạy chủ yếu phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của người giảng viên. Về mặt lý thuyết không thể đưa ra một quy định cứng nhắc về “hàm lượng” LHTT trong tiết giảng. Để tăng cường yếu tố LHTT trong giảng dạy ngoài viêc tuyên truyền ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên thông qua các buối sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thao giảng, chuyên đề đổi mới PPDH…cần có những giải pháp đồng bộ khác như: + Tăng tỷ lệ câu hỏi liên hệ thực tiễn trong hệ thống ngân hàng đề thi, đề kiểm tra: Giữa phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá luôn có mối quan hệ logic biện chứng. Một khi có sự điều chỉnh cách ra đề thi thì cả người dạy và người học đều phải điều chỉnh phương pháp dạy và học. + Thay đổi chuẩn điểm trong phiếu đánh giá giờ dạy: Một hoạt động chuyên môn thường xuyên và quan trọng là dự giờ thao giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả đánh giá được phản ánh trên phiếu dự giờ với các tiêu chí cụ thể. Đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng chuẩn điểm ở tiêu chí liên hệ thực tiễn để phù hợp hơn với xu thế giáo dục hiện nay. 3. KẾT LUẬN Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó sự nghiệp giáo dục cần được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong đó giảng dạy gắn với liên hệ thực tiễn là nhiệm vụ ưu tiên. Hiện nay các trường đại học đang thực hiện đổi mới theo hướng tự chủ, cùng với đó người học luôn có những lựa chọn thực dụng nhất. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm góp phần tạo ra môi trường học tập hấp dẫn là điều cần thiết. Tăng cường yếu tố thực tiễn trong mỗi bài giảng là nhiệm vụ trực tiếp của giảng viên, nhưng để thực hiện nhiệm vụ này cần sự phối hợp nhiều từ phía, đặc biệt là sự chỉ đạo thực hiện ở các đơn vị. Con đường từ lý luận đến thực tiễn không bao giờ đơn giản. Nhưng quảng đường ấy xa hay gần phụ thuộc nhiều vào sự nổ lực và quyết tâm của mỗi chúng ta. 55
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngọc Anh (2007), “Nhận diện triết lý giáo dục Việt Nam thời hội nhập”, Báo giáo dục và thời đại, (123), tr. 21. [2]. Đặng Vũ Hoạt (2003), Lý luận giảng dạy đại học, Đại học Sư phạm Tp.HCM . [3]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM. [4]. Ulrich Lipp (2011), Những nguyên tắc trong giảng dạy, NXB tổng hợp Tp. HCM. 56
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em” cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Đại học Tây Bắc
5 p | 71 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Luật thi hành án dân sự
5 p | 19 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận sinh viên ngành Luật kinh tế trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
10 p | 10 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
6 p | 12 | 4
-
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM trong giai đoạn hiện nay
8 p | 13 | 4
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay
12 p | 6 | 4
-
Một số kinh nghiệm cụ thể trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam lên ngang tầm chương trình Bologna của Liên minh Châu Âu
7 p | 11 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh trong bối cảnh chuyển đổi số tại trường đại học, cao đẳng
7 p | 8 | 3
-
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
4 p | 27 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
11 p | 7 | 3
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - dinh dưỡng cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
5 p | 34 | 2
-
Xây dựng đội ngũ tiểu đội trưởng - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh hiện nay
5 p | 8 | 2
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay
6 p | 7 | 2
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường chính trị thành phố Đà Nẵng
3 p | 6 | 2
-
Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ̉Việt Nam hiện nay
5 p | 14 | 2
-
Tính hiệu quả của chương trình đào tạo giảng viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường đại học
2 p | 9 | 1
-
Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong xu thế chuyển đổi số
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn