intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế" trình bày tóm tắt những kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài chính, giúp quản trị các tập đoàn kinh tế tối ưu hóa các quá trình ra quyết định quản lý, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các tập đoàn kinh tế ngày càng phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ TS. Hà Thị Thúy Vân Đại học Thương mại Tóm tắt Thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Vì thế, thông tin kế toán trong tập đoàn kinh tế như thế nào có chất lượng phục vụ cho công tác quản lý, cho quá trình ra quyết định là một tất yếu khách quan. Do đó, thông tin kế toán là một nội dung mà hiện nay các tập đoàn kinh tế rất chú trọng và quan tâm, đặc biệt là Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, bất cứ ai cũng thừa nhận rằng, nếu dựa vào hệ thống thông tin kém chất lượng, thiếu minh bạch thì sẽ có những quyết định sai và như vậy sẽ không có những giải pháp đúng, chắc chắn kết quả đạt được sẽ xấu, thậm chí hậu quả khôn lường. Sau khi phân tích về thực trạng chất lượng thông tin kế toán, truy nguyên nguồn gốc các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tác giả đã trình bày tóm tắt những kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài chính, giúp quản trị các tập đoàn kinh tế tối ưu hóa các quá trình ra quyết định quản lý, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các tập đoàn kinh tế ngày càng phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế. Từ khóa: Thông tin kế toán, tập đoàn kinh tế, hội nhập kinh tế Abstract Accounting information plays an important role in economic management both at the macro and micro, especially in terms of economic integration in regional and global scale. How to organize effective accounting information systems in corporations to support management and decision making process is an inevitable trend. Therefore, accounting information is a subject on which economic groups have focused and interested, especially when Vietnam has gradually integrated into regional as well as global economy. On the other hand, it is clear that if based on information which has poor quality and lack of transparency, the groups would make wrong decisions, and thus, would not have the right solution and certainly bad results, even catastrophic would happen. After current state assessment of the quality of accounting information, traceability of factors affecting quality of accounting information, the author presented a summary of the proposals for economic groups to improve the quality of financial accounting information, optimize decision-making process, contributing to support business activities in the economic groups to develop more sustainable in terms of integration economy. Key word: Accounting information, economic groups, economic integration) 219
  2. Hoạt động sản xuất kinh Thu nhận thông Xử lý, hệ thống hóa doanh của các tập đoàn tin ban đầu thông tin thu nhận ban kinh tế đầu Người sử dụng thông tin Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế Cung cấp Phân tích tổng hợp quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các lập báo cáo doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn thông tin kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thực tế, kinh nghiệm các nước cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh ở cả khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các tập đoàn kinh tế là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình doanh nghiệp, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, để nhà quản trị trong các tập đoàn kinh tế có được những thông tin hữu ích từ những sổ sách kế toán, báo cáo kế toán để làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế thì việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán vững mạnh là điều rất quan trọng. Quy trình thông tin kế toán trong doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ như sau: 1. Thực trạng thông tin kế toán tại các tập đoàn kinh tế Chất lượng của thông tin kế toán được đánh giá thông qua tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng thông tin cho nhiều đối tượng với những mục đích khác nhau, cũng như tính mềm dẻo của hệ thống và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống. Thông tin kế toán được xây dựng tùy theo mục tiêu cung cấp thông tin phục vụ cho các tổ chức bên ngoài hay sử dụng trong nội bộ các tập đoàn kinh tế. Để có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán hữu ích cung cấp thông tin quản lý trong các tập đoàn kinh tế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 3 tập đoàn kinh tế lớn đại diện cho những lĩnh vực kinh doanh độc lập như tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn bưu chính viễn thông và tập đoàn dầu khí để tìm hiểu thực trạng thông tin kế toán tại các tập đoàn kinh tế này. Về thu nhận thông tin: là công việc đầu tiên của quy trình kế toán, để thu thập những thông tin ban đầu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh 220
  3. tế. Với các tập đoàn kinh tế do có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về ngành nghề kinh doanh cũng như cơ chế quản lý hay hình thức liên kết nên việc tổ chức thu nhận thông tin ban đầu cũng có những khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường là những công ty con. Còn đối với tập đoàn - công ty mẹ thì thông tin ban đầu không chỉ là những thông tin được hình thành qua việc sử dụng phương thức chứng từ kế toán mà còn được hình thành qua quá trình tính toán, hệ thống hóa, đó là những báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con, là những số chi tiết liên quan và các sổ kế toán hợp nhất… cũng như những tài liệu cần thiết khác để lập báo cáo tài chính hợp nhất. Sự khác biệt về nội dung thông tin thu nhận ban đầu trong các tập đoàn kinh tế cũng đã ảnh hưởng nhiều đến tính kịp thời, trung thực và độ tin cậy của thông tin. Về cơ bản, qua tìm hiểu ở các tập đoàn kinh tế cho thấy khâu thu nhận thông tin ban đầu trên các chứng từ kế toán bắt buộc được thực hiện khá nghiêm chỉnh theo quy định, còn đối với các chứng từ hướng dẫn nội bộ cũng được các đơn vị lập và sử dụng phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Về xử lý thông tin: Quy trình tiếp theo là xử lý, hệ thống hóa thông tin thu nhận ban đầu. Có thể đánh giá việc vận dụng các phương pháp kế toán để xử lý, hệ thống hóa thông tin ở các tập đoàn kinh tế cũng có sự khác biệt nhất định. Trước hết là việc sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp tài khoản kế toán được các tập đoàn kinh tế sử dụng để hệ thống hóa những thông tin thu nhận ban đầu vào các tài khoản và sổ kế toán. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán quy định chung, một số tập đoàn kinh tế như tập đoàn Điện lực Việt Nam, bưu chính viễn thông, dầu khí đã căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp cho mình sau khi có sự đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính do vậy đã phát huy tốt việc phản ánh tình hình và sự vận động của các đối tượng kế toán, quan hệ đối ứng giữa các tài khoản theo đúng nội dung và bản chất của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để có được các chỉ tiêu kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý. Thực tế hiện này là các tập đoàn kinh tế mở thêm các tài khoản và quy định nội dung, kết cấu của các tài khoản đó chưa thật sự hợp lý và phù hợp yêu cầu cũng như tính chuẩn xác trong việc phản ánh các quan hệ đối ứng cụ thể như tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn công nghiệp tàu thủy. Ngoài phương pháp tài khoản kế toán, các tập đoàn kinh tế cũng sử dụng phương pháp tính giá để xử lý, hệ thống hóa thông tin đã được lượng hóa của các đối tượng kế toán trong các tập đoàn kinh tế. Thực trạng việc sử dụng phương pháp tính giá ở các tập đoàn kinh tế cho thấy hầu hết các tập đoàn kinh tế đều sử dụng các loại giá như giá vốn thực tế, giá thị trường, giá trị thuần có thể thực hiện được để tính toán, xác định giá trị của các đối tượng kế toán. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp tính giá ở các 221
  4. tập đoàn kinh tế đã đảm bảo thông tin hợp lý, đủ tin cậy và tính chất nhất quán trong sử dụng các phương pháp tính giá phù hợp với từng loại đối tượng kế toán. Tuy vậy, điều cần bàn tới như tồn tại rõ nét nhất là việc tính toán, định giá các khoản nợ, vay, các khoản thanh toán nội bộ, các khoản đầu tư ở một số tập đoàn, đặc biệt là ở tập đoàn công nghiệp tàu thủy không được rõ ràng, không chính xác nên đã làm phát sinh những khoản sai lệch rất lớn về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả giữa sổ sách kế toán và thực tế. Đây là điều cần thiết phải khắc phục ngay, cụ thể như tập đoàn Vinashin là điều cảnh báo với các tập đoàn kinh tế khác. Ngoài việc sử dụng phương pháp tài khoản và tính giá để xử lý, hệ thống hoá thông tin, các tập đoàn cũng đã sử dụng sổ kế toán tống hợp và sổ kế toán chi tiết. Mặc dù xu hướng chung là các doanh nghiệp đã chuyển sang áp dụng hình thức Nhật ký chung song qua tìm hiểu hiện tại ở tập đoàn Bưu chính viễn thông vẫn đang phổ biến áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ với chương trình kế toán máy. Nhìn chung ở các tập đoàn kinh tế áp dụng phổ biển hình thức Nhật ký chung đã tuân thủ đúng trình tự ghi sổ, sửa chữa sổ, đối chiếu, kiểm tra số liệu và lập báo cáo tài chính cuối kỳ Về cung cấp thông tin: Khâu cuối của quy trình kế toán đó là việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Là một thực thể kinh tế, thông tin kế toán mà các tập đoàn kinh tế cung cấp cho các đối tượng cũng bao gồm thông tin kinh tế tài chính và thông tin kế toán quản trị. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này xin chỉ đi khảo sát đến thông tin kế toán tài chính trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính của các tập đoàn kinh tế. Qua nghiên cứu, tìm hiểu ở các tập đoàn kinh tế lớn, mặc dù ở những mức độ khác nhau song các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng đã thực hiện khá tốt và đầy đủ những quy định trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc biệt là chuẩn mực kế toán số 01 (chuẩn mực chung), chuẩn mực kế toán số 21 (Lập và trình bày báo cáo tài chính) và chuẩn mực kế toán số 25 (Báo cáo tài chính hợp nhất) liên quan đến hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Tuy nhiên, với những báo cáo tài chính mà các công ty con, công ty liên doanh, liên kết phải lập gửi cho các nơi quy định và phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại phải khắc phục kịp thời đó là tính nhất quán việc nội dung, phương pháp lập, tính toán một số các chỉ tiêu do có sự khác biệt về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh cũng như chính sách kế toán áp dụng. Ngoài ra, tính kịp thời và chính xác với không ít các chỉ tiêu ngay cả với hệ thống báo cáo tài chính của các khối riêng biệt (sản xuất kinh doanh hay đơn vị hành chính sự nghiệp) cũng là vấn đề cần phải có sự thay đổi hoàn thiện. Nhưng điều đặc biệt quan tâm từ thực tế các tập đoàn kinh tế là việc trình bày và cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất. Có thể khẳng định rằng các tập đoàn kinh tế đã thực hiện việc trình bày và cung cấp thông tin kế toán tài chính trên báo cáo tài chính hợp nhất đúng nghĩa 222
  5. là báo cáo tài chính của một doanh nghiệp ít ra là về mặt hình thức. Song điều cần quan tâm lại chính là nội dung của các báo cáo tài chính hợp nhất, việc đảm bảo các yêu cầu quy định trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc biệt là độ tin cậy, tính chính xác và thiết thực, hữu ích của những thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất để các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định. Đây là vấn đề không hề nhỏ và không dễ dàng vì những vướng mắc về cơ chế, chính sách điều hành, quản lý cũng như trình độ nhận thức, hiểu biết của những người cung cấp thông tin (các tập đoàn kinh tế) và những người sử dụng thông tin - cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các đơn vị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Liên quan đến việc phân tích, sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất của chính các tập đoàn kinh tế cũng là vấn đề phải được quan tâm đúng mức trước hết là việc sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất để phân tích, đánh giá về tính hợp lý, về việc phân bổ, cơ cấu vốn, cơ cấu tài chính của tập đoàn, về khả năng thanh toán cũng như các chi tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tập đoàn. Đây mới là ý nghĩa thiết thực giúp cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn, kịp thời để duy trì sự tồn tại và phát triển của tập đoàn kinh tế, tránh những hậu quả nặng nề như từng có với Vinashin. 2. Hạn chế trong thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế Qua kết quả khảo sát về tình hình thực trạng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Đa số các tập đoàn kinh tế có áp dụng thông tin kế toán phục vụ quản lý, tuy ở những mức độ khác nhau nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị nội bộ của tập đoàn. Đồng thời, các tập đoàn kinh tế tổ chức công tác kế toán bao hàm những nội dung cơ bản, cần thiết bằng những phương pháp, kỹ thuật tương đối phù hợp với công tác quản trị của đơn vị. Qua đó tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện thông tin kế toán ở các tập đoàn kinh tế còn có những hạn chế như sau: Thứ nhất: Thông tin kế toán của các tập đoàn kinh tế được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính cho việc tổng hợp mà chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Mặt khác, hiện nay các tập đoàn kinh tế cũng đã xây dựng cho mình hệ thống chỉ tiêu nội bộ về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, đa số dựa vào các tiêu chí và cách nhìn nhận, phân loại của góc độ kế toán tài chính chứ chưa đề cập đến góc độ kế toán quản trị. Vì vậy, trong bộ máy của công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị. Thứ hai: Hầu hết tập đoàn kinh tế đã tổ chức thông tin kế toán phục vụ quản lý, việc thực hiện chưa có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các 223
  6. phương pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thông tin phục vụ quản lý với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị của nhà quản lý trong nội bộ của tập đoàn. Thứ ba: Báo cáo kế toán phục vụ quản lý chưa đầy đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc, chưa có sự thống nhất, phân tích sâu sắc về tình hình kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế, vì vậy thông tin do các báo cáo kế toán mang lại cho nhà quản lý còn hạn chế. Thứ tư: Các tập đoàn kinh tế chưa thiết lập thông tin kế toán theo hướng cung cấp thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm quản lý. Các phòng ban, bộ phận chưa được tổ chức theo mô hình các trung tâm trách nhiệm, đơn thuần chỉ là các bộ phận chức năng của tập đoàn được quy định trong sơ đồ bộ máy tổ chức của tập đoàn. Thứ năm: Chưa sử dụng phù hợp hoặc không sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động. Tình hình phổ biến hiện nay là các tập đoàn kinh tế là chỉ sử dụng kết quả phản ánh các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính hoặc các chỉ tiêu trên các báo cáo chi tiết, để đánh giá kết quả hoạt động của toàn bộ tập đoàn, các bộ phận, phòng ban chức năng mà chưa sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm. Thứ sáu: Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong các tập đoàn kinh tế còn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính chưa hiệu quả; thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn kinh tế chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiệp vụ cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh, (không được duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung) ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp số liệu vào máy và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế chưa quan tâm tới công tác quản lý, sử dụng, xử lý đối với các linh kiện tồn kho do việc theo dõi quá trình luân chuyển chứng từ thuộc công tác này còn yếu. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp như sau: 224
  7. Một là: Hoàn thiện tổ chức thu nhận, kiểm tra thông tin ban đầu phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng cấp quản lý: - Đối với các công ty con, công ty liên kết, liên doanh... việc thu nhận thông tin phải đúng với nội dung phương pháp chứng từ kế toán để đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp và là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu, thông tin kế toán cũng như mọi tranh chấp khiếu tố trước pháp luật. Mặt khác, cần kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ trước, trong và sau khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế - tài chính. Ngoài ra, việc lập, sử dụng và bảo mật đối với các chứng từ điện tử để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán của các tập đoàn kinh tế cũng chưa được triển khai theo đúng yêu cầu, quy định của Luật kế toán. - Với công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải tổ chức thu nhận các tài liệu cần thiết như báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các sổ kế toán chi tiết, sổ kiểm toán hợp nhất hay các bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh, các chỉ tiêu hợp nhất... một cách kịp thời, đầy đủ với những số liệu thông tin minh bạch, đáng tin cậy và có căn cứ pháp lý. Hai là: Tổ chức vận dụng đúng các phương pháp kế toán để xử lý, hệ thống hoá thông tin. - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hướng cung cấp thông tin quản trị, phù hợp đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý và cho phép của những cơ quan chủ quản, bộ tài chính phục vụ cho việc điều hành, quản lý chung trong tập đoàn kinh tế. Trong kế toán quản trị các tài khoản được sử dụng để theo dõi từng đối tượng của kế toán quản trị, đây là đối tượng của kế toán tài chính được chi tiết hóa, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý tập đoàn. Để xây dựng và vận hành thành công được chương trình phần mềm kế toán, một trong những yếu tố rất quan trọng là các tập đoàn kinh tế phải chuẩn hóa hệ thống tài khoản kế toán, các tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất cho công ty mẹ và các công ty thành viên, các đơn vị phụ thuộc của tập đoàn và được sự thống nhất từ đơn vị cấp 1 đến đơn vị cấp 2, 3, 4 của toàn tập đoàn. Cần quy định rõ những tài khoản kế toán do Nhà nước quy định, tài khoản kế toán do tập đoàn mở thêm. Các tập đoàn kinh tế có thể đưa ra tài khoản kế toán cấp cụ thể của từng loại tài khoản theo yêu cầu quản lý nhưng không quá 24 số. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư số 200/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, ta có thể thiết kế lại để có thể theo dõi định phí, biến phí trong đơn vị, và các mã quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý thông tin. Cấu trúc mã số tài khoản được xây dựng từ sự kết hợp giữa một số hiệu tài khoản với một cấp độ trách nhiệm. Cụ thể như sau: 225
  8. Nhóm thứ nhất gồm 3 (hoặc 4) ký tự số dùng để chỉ số hiệu tài khoản cấp 1 (hoặc cấp 2) thuộc hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo thông tư số 200/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhóm thứ hai (Mã QL 1): gồm 1 ký chữ dùng để cho biết chi phí là biến phí hay định phí. Chẳng hạn, có thể gán ký chữ B để chỉ chi phí là biến phí và ký chữ Đ để chỉ chi phí là định phí (chỉ dùng cho các tài khoản chi phí). Nhóm thứ ba (Mã QL 2): gồm 1 ký tự số dùng để cho biết đó là tài khoản phản ánh số thực tế phát sinh hay số dự toán. Chẳng hạn, có thể gán ký số 0 để chỉ số liệu thực tế và ký số 9 để chỉ số liệu dự toán. Nhóm thứ tư (Mã QL 3): gồm 5 ký tự số dùng để cho biết mã trách nhiệm của từng cấp quản trị gắn với từng trung tâm trách nhiệm. Nhóm thứ năm (Mã QL 4): gồm 1 ký tự số dùng để biểu diễn về tính kiểm soát được hay không kiểm soát được của khoản chi phí, doanh thu đối với cấp độ trách nhiệm tương ứng. Quy định mã kiểm soát: ký số 0 là không kiểm soát được; ký số 1 là kiểm soát được. - Vận dụng đúng các nguyên tắc, phương pháp tính giá phù hợp với từng loại đối tượng kế toán và yêu cầu sử dụng thông tin tổng hợp cho việc ra quyết định - Quy định thống nhất về nội dung, phương pháp ghi sổ phù hợp với hình thức kế toán áp dụng cũng như tình hình trang thiết bị, sử dụng các phương tiện, kỹ thuật xử lý, tính toán và công nghệ thông tin trong toàn tập đoàn. Mặt khác, cần thực hiện chuẩn xác thời điểm ghi sổ, khoá sổ đối với các giao dịch đặc biệt là trong nội bộ tập đoàn để đảm bảo độ tin cậy, chính xác của thông tin về các khoản công nợ, doanh thu, chi phí, kết quả và những quan hệ thanh toán giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết, liên doanh. Ba là: Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng của các đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài tập đoàn - Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo tài chính hợp nhất. Các tập đoàn kinh tế xây dựng hệ thống mẫu báo cáo tài chính để áp dụng thống nhất cho công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc làm cơ sở cho việc thiết lập một chương trình kế toán chuẩn hóa từ công ty mẹ đến công ty con và các đơn vị liên kết. Đối với công ty mẹ của tập đoàn vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp trước (tổng hợp theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp), sau đó lập báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra, trong bản thuyết minh báo cáo tài chính 226
  9. cần giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Từng bước tiếp cận với hệ thống báo cáo quản trị trong nội bộ từng công ty, đơn vị của tập đoàn phục vụ trực tiếp cho quản trị doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị được thiết kế, lập và trình bày mang tính linh hoạt, không mang tính thống nhất và tuân thủ như báo cáo kế toán tài chính nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát nội bộ. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và yêu cầu của nhà quản trị của tập đoàn, cần có các loại báo cáo quản trị như sau: nhu cầu thông tin và báo cáo cho chức năng hoạch định của nhà quản trị, phục vụ chức năng kiểm tra của nhà quản trị, nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Như đối với tập đoàn Điện lực Việt Nam cần lập thêm các báo cáo quản trị như: báo cáo sản lượng điện, báo cáo tiêu thụ điện, báo cáo tổn thất điện năng, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện năng, chi tiết than dầu, báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện theo yếu tố… Bốn là: Coi trọng việc phân tích, sử dụng thông tin kế toán tài chính để ra quyết định quản lý, điều hành ngay trong nội bộ tập đoàn cũng như những kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để bản thân tập đoàn tự đánh giá tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động sán xuất kinh doanh. Đồng thời, các tập đoàn kinh tế cần tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán để có thể phân tích, xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin. 4. Kết luận và kiến nghị Để đáp ứng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế hiện nay thực sự được minh bạch, trung thực, khách quan và có chất lượng trong quá trình hội nhập thì cần nhấn mạnh rằng, bất kỳ một quyết định nào của quản trị các tập đoàn kinh tế cũng phải dựa trên cơ sở những thông tin kế toán có chất lượng, đảm bảo minh bạch, đáng tin cậy thì mới có thể hạn chế được rủi ro và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán không chỉ giúp các tập đoàn kinh tế hoạt động ổn định, tăng trưởng vững chắc mà còn tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, cho các đối tác kinh doanh và như vậy, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc huy động vốn từ các cổ đông, các nhà cho vay, đặc biệt nâng cao vị thế của các tập đoàn kinh tế trên thương trường. Bởi vậy, tôi xin kiến nghị một số vấn đề: - Các tập đoàn kinh tế cần lựa chọn các công ty kiểm toán độc lập có uy tín nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán đối với hệ thống báo cáo tài chính. 227
  10. - Để thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế đạt chất lượng thì nhất thiết phải tuân thủ theo hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán đã ban hành và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất cả thông tin định lượng và định tính của kế toán, kiểm toán đều do con người xử lý và cung cấp thông tin trong quá trình hành nghề. Do vậy, thông tin đó có khách quan, trung thực, minh bạch hay không, phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán, kiểm toán, phụ thuộc vào sức ép về lợi ích của các tập đoàn kinh tế. Chính vì vậy, hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán là hết sức cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. - Mọi thông tin kế toán trước khi công bố đều phải được kiểm tra, đánh giá về chất lượng theo các chỉ tiêu mà tôi đã đề xuất ở trên. Chất lượng thông tin và chất lượng công bố thông tin kế toán là hai mặt của một vấn đề cung cấp thông tin kế toán. Do phạm vi của bài này, tôi chỉ trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tài liệu tham khảo 1. Luật Kế toán Việt Nam; 2. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, Giáo trình Nguyên lý Kế toán năm 2009, NXB Tài chính. 3. Edward J.Blocher, Kung H.Chen,Thomas W.Lin. (1999). Cost Management. The Mc Graw – Hill; 4. Anthony, R (1988). The Management Control Function. Boston: Harvard Business School Press 228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2