intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp để phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp để phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ" nhằm đề xuất những giải pháp đồng bộ để triển khai hiệu quả hơn nữa mô hình này trong thời gian tới, đảm bảo sinh kế người dân và hướng tới phát triển bền vững

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp để phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC TRUNG BỘ Hà Thị Thùy Trang Ban quản lý các công trình công cộng huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Email: hathithuytrang810@yahoo.com Tóm tắt: Kinh tế nông nghiệp kết hợp ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ là mô hình kinh tế nông nghiệp hiện đại có giá trị và đem lại thu nhập cho người dân địa phương trong những năm gần đây. Phát triển mô hình này đối với công tác quản lý nhà nước và kinh tế - xã hội địa phương là tiêu chuẩn đo lường “giá trị xanh” của nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Thực tiễn cho thấy, hiệu quả thực hiện mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp tại vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết vai trò, giá trị tiềm năng của Vùng. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ để triển khai hiệu quả hơn nữa mô hình này trong thời gian tới, đảm bảo sinh kế người dân và hướng tới phát triển bền vững. Từ khóa: mô hình, kinh tế nông nghiệp kết hợp, phát triển bền vững, trung du, bắc trung bộ 1. Đặt vấn đề Vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, với 7 thành phố, 11 thị xã và 70 huyện với tổng diện tích là 51,5 nghìn km2, trong đó 3/4 núi hoặc đồi và chỉ có 1/4 là đồng bằng nhỏ hẹp, dân số hơn 10 triệu người (đứng thứ 6 cả nước), mật độ dân số đạt 204 người/ km2. Vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ là nơi giao thương của 2 nền kinh tế lớn là Bắc Bộ và trung tâm kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng được đánh giá là nhiều tiềm năng và phát triển tương đối nhanh. Trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng cao phải kể đến, như: Thanh Hóa (8,66%), Nghệ An (7,58%)... Điều kiện tự nhiên, tiềm năng sẵn có của Vùng rất thuận lợi cho việc áp dụng mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp. Năm 2021, ghi nhận giá trị kinh tế nông nghiệp chung của vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ ở mức cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, khai thác nguồn lợi nông nghiệp từ rừng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình với diện tích khai thác gỗ và chế biến lâm sản chiếm 34% diện tích rừng sản xuất, 50% diện tích rừng phòng hộ, 16% diện tích rừng đặc dụng; Tận dụng đồi trọc hình thành các đồng cỏ rộng lớn đã thúc đẩy chăn nuôi gia súc Economy and Forecast Review 343
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP lớn để phát triển, với đàn bò 1,1 triệu con, chiếm 1/5 đàn bò cả nước và đàn trâu 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước; Những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nằm ở Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình đã khiến cho vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ đa dạng các loại cây trồng từ hoa trái đến cây trồng phục vụ công nghiệp. Bên cạnh đó, vùng trung du và miền núi Bắc Trung bộ còn là cơ sở lưu trú của các mô hình kinh tế đồi núi thí điểm, trọng điểm của quốc gia, bởi sự phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, đặc điểm dân cư và điều kiện xã hội. Trong bối cảnh phát triển mới, khi mà xu thế hội nhập ngày một rộng và sâu, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang mang đến những cơ hội đi kèm với thách thức đòi hỏi khắt khe trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Đồng thời với đó, ngành nông nghiệp còn phải đối diện với các thách thức của biến đổi khí hậu và hạn hán, sự sụt giảm diện tích đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa. Những đòi hỏi này đã đặt ra yêu cầu đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ phải có những bước triển khai thực hiện “mô hình nông nghiệp kết hợp” một cách có hiệu quả để thực hiện thành công Chiến lược tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai có hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung bộ không dễ dàng và sẽ có nhiều thách thức, cho dù Vùng có những tiềm năng sẵn có. Do đó, việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát huy tính hiệu quả của mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ là rất cần thiết. 2. Các mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp Hiện nay, khi đề cập đến mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp người ta thường nhắc đến 2 loại mô hình: (i) Mô hình nông nghiệp công nghệ cao và (ii) Mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu. 2.1. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là phạm trù kinh tế với phạm vi rất rộng bao gồm hàng loạt các công cụ mới như: công nghệ robot, ICT, Big Data, quan sát trái đất... Mô hình này dựa trên nền tảng thế hệ công nghệ thứ 4 và có sự giao thoa không ranh giới giữa công nghệ vật lý (physical technology), công nghệ sinh học (biological technology) và công nghệ quản lý điều hành (operational technology). Đó là quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp dựa trên quá trình tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, cây trồng vật nuôi chất lượng cao… Mô hình này giúp tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư, loại bỏ các rào cản gia nhập và các ưu đãi để thúc đẩy tăng trưởng ngành, lĩnh vực. Từ đó xây dựng nên nền nông nghiệp SPF (mô hình nông nghiệp chính xác bền vững). Việc hợp tác trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa nền nông nghiệp và cải thiện hiệu suất phương thức canh tác và quản lý trang trại. 344 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2.2. Mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) Ở cấp độ mô hình, FAO (2013) xác định các mô hình CSA là những mô hình mà khi được thực hiện sẽ góp phần: Giảm xói mòn đất và cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón; Cải thiện sự sẵn có của nguồn nước tưới; Cải thiện năng suất cây trồng từ việc sử dụng giống mới; Cân bằng giữa sản lượng, giá thị trường và thu nhập của nông hộ; Cải thiện khả năng phục hồi về kinh tế nhờ vào việc đa dạng hóa nguồn thu; Giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng khả năng tích lũy các-bon của đất bằng việc ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc, quản lý cây trồng tốt hơn. Các mô hình CSA được tồn tại dưới các dạng: (i) Các giải pháp quản lý đất và dinh dưỡng, bao gồm các giải pháp liên quan đến quản lý và làm giàu dinh dưỡng đất như: băng chống xói mòn (cỏ, cây ăn quả, cây trồng lâu năm, cây trồng khác); trồng các loại cây che phủ đất; tăng cường độ phì của đất bằng cách tăng cường chất hữu cơ trong đất. (ii) Các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp, bao gồm các giải pháp luân canh, xen canh, đa canh; phát triển các giống chống chịu, giống ngắn ngày; quản lý dịch hại tổng hợp; quản lý quá trình thụ phấn ở cấp độ cảnh quan. (iii) Các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước, bao gồm các giải pháp tiết kiệm nước trong canh tác lúa (SRI, AWD); xây dựng các công trình thu giữ nước, tiêu thoát nước; các mô hình kết hợp giữa ao nước và nuôi cá, vịt; phát triển các công nghệ và giải pháp tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa); phát triển các dịch vụ khí hậu. (iv) Các giải pháp trong quản lý chăn nuôi, bao gồm các giải pháp liên quan đến hệ thống cảnh báo sớm thiên tai; quản lý chọn tạo giống, phát triển các giống chống chịu thời tiết; quản lý hiệu quả nguồn thức ăn cho chăn nuôi, kết hợp thức ăn tự nhiên, phụ phẩm; quản lý chất thải chăn nuôi; quản lý quy trình chăm sóc vật nuôi; tiết kiệm năng lượng. (v) Các giải pháp quản lý trong thủy sản, bao gồm các giải pháp nuôi trồng đa tầng, đa loài; kết hợp hài hòa giữa khai thác muối với nuôi tôm; rau câu với nuôi tôm. (vi) Các hệ thống sản xuất lồng ghép/tích hợp đa mục đích, bao gồm các giải pháp nông - lâm kết hợp; vườn - ao - chuồng (VAC); các hệ thống kết hợp giữa cây lúa với thủy sản; rừng ngập mặn với thủy sản; hệ thống kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp; kết hợp chăm sóc, bảo vệ rừng với chăn nuôi. (vii) Hệ thống lương thực - năng lượng tổng hợp (IFES), bao gồm các giải pháp kết hợp sử dụng chất thải và phụ phế phẩm của lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt tạo ra năng lượng. Ví dụ, tạo năng lượng cho đun nấu từ củi trấu; áp dụng kỹ thuật ủ phân và sử dụng khí sinh học làm phân bón, sản xuất điện; sản xuất dầu diesel sinh học từ phụ phẩm ngành chế biến cá. Một mô hình CSA được coi là hiệu quả khi mô hình đó đáp ứng được các tiêu chí theo 3 trụ cột chính: (i) Đem lại hiệu quả kinh tế (năng suất, thu nhập); (ii) Có khả năng thích ứng cao (bao gồm khả năng chống chịu và phục hồi với các điều kiện bất lợi của khí hậu, dịch hại và sâu bệnh, ổn định năng suất); (iii) Giảm lượng phát thải khí nhà kính cũng như hấp thụ/tích tụ các-bon (có thể). Economy and Forecast Review 345
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 3. Thực tiễn áp dụng và triển khai mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp tại vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ Mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp tại vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ, bao gồm: (i) Mô hình nông nghiệp công nghệ cao; trồng cây dược liệu dưới tán rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; (ii) Mô hình nông lâm kết hợp trên cơ sở cảnh quan vườn rừng; (iii) Mô hình sản xuất dược liệu kết hợp nuôi trồng thủy sản khu vực hồ, suối trên núi cao; (iv) Mô hình liên kết trồng, chăm sóc, chế biến sâu gỗ rừng trồng; (v) Mô hình liên kết kinh tế tập thể địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước; (vi) Mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản toàn cầu giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VCCI, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới (WB) và hiệp hội doanh nghiệp (VietGap, GlobalGap, Organic...) [1]. Mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ là sự thích ứng của chính quyền đối với hình thức sản xuất canh tác hiệu quả, đang đem lại kết quả tích cực đối với người dân, doanh nghiệp và cộng đồng sản xuất các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Theo thống kê đến năm 2021, vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ số dự án nông nghiệp được phê duyệt đầu tư đạt khá, trong đó địa phương có số dự án đầu tư nông nghiệp cao nhất là Quảng Bình (6/48) dự án, Nghệ An (7/52) dự án, Hà Tĩnh (6/56) dự án... Một số dự án điển hình của mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp là dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực Bắc Trung Bộ và dự án nông nghiệp thông minh khu vực Bắc Trung Bộ. Dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực hiện theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/6/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ còn manh mún tự phát, chưa thực sự chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt thiếu tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng. Đề án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ được ra đời trong bối cảnh này. Theo đó, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ được phân thành 3 phân khu chức năng, gồm: Trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu khảo nghiệm, trình diễn, trồng rừng thâm canh, trồng cây dược liệu lâm sản ngoài gỗ; Khu sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng công nghệ cao với hệ thống vận hành chế biến chuyên sâu và chuyên môn hóa các công đoạn khép kín theo chuỗi sản phẩm, sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và có sức cạnh tranh, các phụ kiện ngành gỗ cung ứng cho các nhà máy chế biến đồ gỗ; Sàn giao dịch, kết hợp triển lãm giới thiệu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, là nơi quảng bá xúc tiến thương mại các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của vùng ra thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, còn có các khu vực phụ trợ như: hệ thống rừng giống, hệ thống vườn ươm vệ 346 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tinh và khu khảo nghiệm trình diễn, nhân rộng mô hình trồng rừng thâm canh chất lượng cao… Mục tiêu của đề án là hướng tới thúc đẩy phát triển ngành Lâm nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi giá trị sản xuất; phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Đến năm 2025, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành ngành kinh tế động lực trong sản xuất và xuất khẩu của toàn khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Xây dựng Nghệ An thành trung tâm sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ và khu vực miền Trung (Nhật Phương, 2020). Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đến năm 2025 của vùng Bắc Trung Bộ đạt khoảng 2 tỷ USD, định hướng đến năm 2035 đạt khoảng 3 tỷ USD, góp phần đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của cả nước đến năm 2025 đạt từ 18 đến 20 tỷ USD. Dự án mô hình nông nghiệp thông minh là một phần của dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris tại Hà Tĩnh” (SIPA Hà Tĩnh). Đây là dự án được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu liên bang Đức (BMU) trong khuôn khổ hỗ trợ của quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) uỷ quyền cho Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Các hoạt động ở Hà Tĩnh do Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam và các đối tác cấp tỉnh tại Hà Tĩnh thực hiện. Các dự án này sẽ kế thừa và nhân rộng kết quả triển khai tại Hà Tĩnh sang tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và một số tỉnh miền Trung khác. Tổng ngân sách huy động được hơn 20 tỷ đồng. Thời gian triển khai các dự án là từ năm 2022-2025. Theo đó, năm mô hình nông lâm kết hợp đã được triển khai tại Hà Tĩnh là phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp; nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn rừng và rừng trồng; trồng hành tăm thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng hữu cơ; nuôi tôm càng xanh luân canh cá nước ngọt kết hợp phát triển hệ sinh thái vườn hồ; trồng cỏ chịu hạn phục vụ chăn nuôi. Dự án góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới, cải tạo vườn tạp; thực hiện “đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2022-2025”, chương trình “kết nối tiêu thụ sản phẩm”, chương trình “chuyển đổi số trong nông nghiệp” cho nông dân, nông thôn. Hiệu quả của các dự án nông nghiệp kết hợp nhằm cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho người dân, hình thành các tổ hợp phát triển sản xuất và phụ trợ, các chi hội nông nghiệp tuần hoàn khu vực, cải tạo môi trường sống của đất và cảnh quan sinh thái tự nhiên, khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp đang được triển khai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, giá trị tiềm năng, chủ yếu bởi các nguyên nhân sau đây: Một là, hiện nay tư duy sản xuất theo mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp, nông nghiệp xanh và bền vững còn chưa phổ biến. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào việc gia tăng sản lượng mà chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố về an toàn thực phẩm, tính tự bền vững của hệ thống sản xuất, tính đa dạng sinh học, sức khỏe đất, sức khỏe cây trồng và nhiều khi còn chưa tập trung vào nâng cao chất lượng của sản phẩm. Economy and Forecast Review 347
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Hai là, sự liên kết trong mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp còn chưa mạnh, thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Việc chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị còn chưa đạt được sự đồng thuận nhất định, khiến tình trạng tham gia liên kết còn ít. Ba là, quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp đòi hỏi sự vào cuộc giữa các bộ ngành, lĩnh vực và các bên liên quan. Chính sách tạo thuận lợi cho phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp cần được lồng ghép ở nhiều cấp độ (địa phương, quốc gia và quốc tế) và lĩnh vực (từ nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường). Động lực từ các chính sách thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp nói chung hiện nay và mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp nói riêng chưa đủ lớn để tạo động lực mở rộng mô hình. Bốn là, sự thay đổi kinh tế nông thôn, diện tích hiện trạng đất nông nghiệp theo từng chu kỳ phát triển tạo ra những thách thức không nhỏ để triển khai mô hình. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực nông thôn và miền núi Việt Nam nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng tương đối phức tạp đã gây khó khăn cho quá trình nhân rộng mô hình. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp ở vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ Để mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp đạt hiệu quả cao, đảm bảo đem lại kết quả khả quan cả về kinh tế - xã hội và môi trường, các bên liên quan trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, thay đổi nhận thức của người sản xuất và xã hội về phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp. Hiện nay, mô này là phương thức tiếp cận được nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới khuyến khích. Với các nguyên tắc hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên, cần kết hợp hài hòa nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, để thực hiện các nguyên tắc này không phải là dễ vì đây là khái niệm mới và cách tiếp cận mới. Để phát triển mạnh hơn mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp thì đầu tiên cần có những chiến lược truyền thông để thay đổi nhận thức cho những nhà quản lý, người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp. Cùng với đó, cần thay đổi nhận thức của xã hội để khuyến khích sản xuất theo hướng xanh, sạch và bền vững hơn. Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ người sản xuất chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp truyền thống sang mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp. Cần phải có những chính sách hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi hệ thống sản xuất. Cụ thể là bên cạnh các chính sách đào tạo, tập huấn kiến thức cho người nông dân thì cũng cần có chính sách hỗ trợ về giống, về kết nối chuỗi, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hay có chính sách ưu đãi tín dụng hỗ trợ cho nông nghiệp liên kết. Thứ ba, phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp. Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông 348 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nghiệp, như: sửa đổi Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp, Luật Hợp tác xã. Đặc biệt, cần có những chính sách hỗ trợ cho các hộ liên kết sản xuất theo mô hình nông nghiệp kết hợp. Hỗ trợ các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra thông qua chính sách ưu đãi tín dụng, thuế, hỗ trợ đào tạo, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Ứng dụng chuyển đổi số cũng góp phần tăng tính minh bạch cho chuỗi giá trị sản phẩm mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp. Thứ tư, thiết lập các mục tiêu chuyển đổi theo hướng mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp cần được đưa vào chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình và kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Gắn kết kế hoạch hành động của các địa phương với kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm quốc gia. Cần thiết phải rà soát lại hệ thống chính sách Nông nghiệp hiện thời của cả trung ương và địa phương, có các điều chỉnh phù hợp với mục tiêu nông nghiệp bền vững. 5. Kết luận Mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp là hướng đi mới, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững của các địa phương và quốc gia. Để mô hình này phát huy hết tính ưu việt và phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng miền, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiếp cận vốn, tăng cường ứng dụng công nghệ và nâng cao nhận thức của người nông dân và toàn xã hội.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Anh (2022). Nhân rộng 5 mô hình nông nghiệp thông minh ở miền trung, truy cập từ https://tuoitrethudo.com.vn/nhan-rong-5-mo-hinh-nong- nghiep-thong-minh-o-mien-trung-199603.html 2. FAO (2013). Climate smart agriculture Sourcebook, retrieved from https://www.fao.org/3/i3325e/i3325e.pdf 3. Nhật Phương (2020), Hiện thực một khát vọng, truy cập từ https:// baonghean.vn/hien-thuc-mot-khat-vong-post232821.html 4. Tổng Cục Thống kê (2021). Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 Economy and Forecast Review 349
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2