Đào Thị Tân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 3 - 7<br />
<br />
NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM<br />
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY<br />
Đào Thị Tân, Dương Thị Hương*<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nói đến nữ trí thức Việt Nam là nói đến một trong những lực lượng sáng tạo và truyền bá tri thức.<br />
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nữ trí thức đóng vai trò quan trọng trên<br />
mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công tác giáo dục đào tạo, gia đình…Tuy nhiên, hiện<br />
nay với những định kiến và áp lực xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế nghề nghiệp và hạnh<br />
phúc gia đình của nữ trí thức. Dưới góc độ nghiên cứu của bài viết này nhằm chỉ ra một số trở ngại<br />
đối với nữ trí thức và cần phải làm gì để nâng cao vị thế của nữ trí thức Việt Nam.<br />
Từ khóa: Nữ trí thức, Tri thức, Vị thế, Vai trò, Định kiến<br />
<br />
Trí*thức là những người lao động trí óc, có<br />
trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn<br />
nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng<br />
tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra<br />
những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá<br />
trị đối với xã hội. Có thể khẳng định rằng, trí<br />
thức nói chung hay nữ trí thức nói riêng là<br />
tầng lớp có trình độ học vấn cao trong xã hội,<br />
đặc điểm cơ bản của nữ trí thức là lao động trí<br />
óc và tính sáng tạo. Trong xã hội phong kiến<br />
với ảnh hưởng “nữ nhân nan hóa” mà việc thi<br />
cử công danh không có chỗ cho phụ nữ, trước<br />
cách mạng tháng Tám nữ trí thức rất hiếm và<br />
sự đối xử trong xã hội thuộc địa rất bất công.<br />
(Theo Nam Phong tháng 06/1918 lương của<br />
giáo viên nữ chỉ bằng 80% thậm chí 60% giáo<br />
viên nam). Nữ trí thức Việt Nam ngày nay<br />
xuất thân từ các giai tầng khác nhau, được<br />
đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và qua<br />
nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Do đặc thù về giới<br />
phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như:<br />
giáo dục, y tế; trong chuyên môn, phụ nữ<br />
chiếm số đông trong các lĩnh vực: văn học,<br />
ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học<br />
tự nhiên và kinh tế. Nữ trí thức cũng đã có<br />
những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp<br />
xây dựng và đổi mới đất nước, nhiều nữ trí<br />
thức đạt được những giải thưởng cao quý<br />
trong nước và quốc tế, vinh dự được Ðảng và<br />
Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo<br />
*<br />
<br />
Tel: 0979 787221, Email: huongnguyenthai26@gmail.com<br />
<br />
Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc<br />
Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân<br />
dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Giải thưởng Kovalepxkai,<br />
Bông hồng vàng… Nhiều chức danh khoa<br />
học trước đây chỉ có nam giới mới có thể đạt<br />
tới thì nay ngày càng nhiều nữ trí thức đạt<br />
được (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tiến sĩ<br />
khoa học...), hoặc được nhận các danh hiệu<br />
cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh<br />
hùng Lao động. Những vị trí trọng trách trong<br />
Nhà nước đã có phụ nữ tham gia, như: Chủ<br />
tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng<br />
và tương đương,..tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội<br />
khóa XIV chiếm 26,80%; nữ đại biểu HĐND<br />
khóa 2016 - 2021, cấp tỉnh/thành chiếm<br />
26,46%, cấp quận, huyện, thị xã chiếm<br />
27,51% và cấp xã, phường, thị trấn chiếm<br />
26,70%. Trong lĩnh vực khoa học và công<br />
nghệ, phó giáo sư là nữ chiếm 30,9%, nữ tiến<br />
sĩ là 38,6%, và 54,6% nữ thạc sĩ.[9], tỷ lệ nữ<br />
trí thức trong tổng số người đạt tiêu chuẩn<br />
PGS, GS (từ năm 2000 - 2015) có cải thiện<br />
theo thời gian. Sau 8 năm, năm 2015, tỷ lệ nữ<br />
đạt chuẩn GS (so với năm 2007) đã tăng được<br />
1,80 lần, PGS tăng 2,52 lần [10]. Theo thống<br />
kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt<br />
Nam, trong lĩnh vực giáo dục, năm học 2015 2016, số phó giáo sư là nữ chiếm 18,8%; số<br />
tiến sĩ là nữ chiếm 31%, số thạc sĩ là nữ<br />
chiếm 58,1%. Ở cấp đại học, giảng viên nữ<br />
chiếm 51% [11], trong lĩnh vực giáo dục và<br />
đào tạo, y tế, nữ chiếm hơn 70% tổng số lao<br />
3<br />
<br />
Đào Thị Tân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
động. Nhiều nữ doanh nhân thành đạt, năng<br />
động, tài ba, đóng góp quan trọng vào sự<br />
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Xét theo<br />
thành phần kinh tế, so với nam giới thì 43,3%<br />
nữ trí thức làm việc trong thành phần kinh tế<br />
nhà nước, 32% làm việc trong thành phần<br />
kinh tế tập thể, riêng trong thành phần kinh tế<br />
ngoài Nhà nước nữ trí thức chiếm tỷ lệ 53%.<br />
Độ tuổi trung bình của nữ trí thức hiện nay là<br />
từ 25 đến 40, khẳng định sức trẻ của trí tuệ, sự<br />
say mê trải nghiệm cuộc sống và là lực lượng<br />
nữ trí thức nòng cốt. Nữ trí thức tập trung chủ<br />
yếu ở thành thị, chủ yếu là 2 trung tâm lớn là<br />
Hà Nội và Hồ Chí Minh đồng thời nữ trí thức<br />
ở các dân tộc ít người chiếm tỷ lệ thấp.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, nữ trí thức Việt<br />
Nam đã dần khẳng định được vị trí bình đẳng<br />
của mình với nam giới trong xã hội. Người<br />
phụ nữ được giải phóng khỏi sự ràng buộc<br />
của hệ thống triết lý tư tưởng phong kiến với<br />
gia đình để tự tin bước ra ngoài xã hội, góp<br />
phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát<br />
triển đất nước. Tuy vậy, trước yêu cầu của sự<br />
nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh<br />
tế quốc tế, vấn đề phụ nữ nói chung, nữ trí<br />
thức nói riêng còn có nhiều mặt hạn chế, đặt<br />
ra nhiều thách thức như: định kiến xã hội về<br />
giới vẫn còn nặng nề; trình độ ngoại ngữ, tin<br />
học, kiến thức hội nhập và năng lực lãnh đạo<br />
quản lý chưa tương xứng với yêu cầu; một bộ<br />
phận nhỏ tinh thần tự học chưa cao, ngại học;<br />
một số ít kém ý thức kỷ luật, phát ngôn và<br />
làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết, làm giảm<br />
sức mạnh của cơ quan, đơn vị, doanh<br />
nghiệp... Những hạn chế trên phần lớn<br />
nguyên nhân đều xuất phát từ những định<br />
kiến xã hội và áp lực đối với nữ trí thức.<br />
Một số định kiến về nữ trí thức Việt Nam<br />
Định kiến về giới thể hiện thông qua sự nhận<br />
thức và hành vi. Trước hết, xét về mặt nhận<br />
thức của xã hội đối với phụ nữ nói chung hay<br />
nữ trí thức nói riêng từ xưa đến nay luôn ở thế<br />
“yếu”. Những định kiến về giới thông qua<br />
ngôn ngữ (ví như “Đồ đàn bà”, “Biết gì mà<br />
nói”), thông qua những niềm tin được thể<br />
4<br />
<br />
188(12/3): 3 - 7<br />
<br />
hiện qua các thước đo chuẩn mực giới truyền<br />
thống mà ít nhiều đã có những biến đổi theo<br />
những điều kiện kinh tế - xã hội. Từ định kiến<br />
nhận thức, sự phân biệt giới ở một bộ phận<br />
các tầng lớp xã hội còn nặng nề. Quan điểm<br />
“trọng nam, khinh nữ” không chỉ xuất phát ở<br />
nông thôn mà còn ở thành thị, không chỉ ở<br />
nhân dân mà còn ở một số đội ngũ quản lý<br />
những người có trình độ và địa vị trong xã<br />
hội. Ảnh hưởng từ tư tưởng coi thường phụ<br />
nữ đem đến những hệ lụy về niềm tin và sự<br />
trọng dụng đối với năng lực người phụ nữ,<br />
đặc biệt là các lĩnh vực như nghiên cứu khoa<br />
học, các ngành về khoa học công nghệ, quản<br />
lý hay chính trị, xã hội… Do vậy, nữ trí thức<br />
cần được nhận thức dựa trên những phẩm<br />
chất chân chính, năng lực trí tuệ.<br />
Xét về mặt hành vi, nữ trí thức là lực lượng<br />
có học vấn cao, được đào tạo bài bản chuyên<br />
sâu tuy nhiên họ đối mặt với việc lựa chọn<br />
nghề nghiệp eo hẹp cả về số lượng và chất<br />
lượng. Chính định kiến hành vi đối với năng<br />
lực của người phụ nữ không những giới hạn<br />
nữ trí thức trong những nghề nghiệp (như<br />
giáo viên cấp dưới các cấp, kế toán, nhân viên<br />
văn phòng, nhân viên đào tạo) mà còn giới<br />
hạn về độ an toàn của nghề nghiệp với những<br />
nhiệm vụ được giao thường không mang tính<br />
thử thách, không phát huy được khả năng<br />
sáng tạo, năng lực của bản thân. Sự ghi nhận<br />
về chuyên môn, sự cống hiến và sự trưởng<br />
thành trong công việc của nữ trí thức được<br />
xếp sau nam giới. Việc một bộ phận nữ trí<br />
thức không có việc làm là điều tất yếu khi<br />
chưa có sự nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào<br />
tạo, sử dụng nữ trí thức đúng đắn. Theo Bản<br />
tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam,<br />
quý 4 năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc<br />
làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm<br />
2017 phân theo vùng và phân theo giới ở nữ<br />
giới là 455,1 nghìn người (chiếm 42,5%) [1,<br />
tr.4] trong tổng số lượng người thát nghiệp<br />
trong độ tuổi chia theo giới tính, trong đó ở trình<br />
độ đại học thất nghiệp nhiều hơn cao đẳng, ở<br />
nông thôn thất nghiệp nhiều hơn ở đô thị.<br />
<br />
Đào Thị Tân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Định kiến về áp lực bản thân và trách nhiệm<br />
gia đình của nữ trí thức. Đối với nữ trí thức,<br />
bên cạnh những rào cản xã hội đã định sẵn<br />
cho họ thì tâm lý giới cũng là một bức tường<br />
kìm hãm sự phát triển, thăng tiến về nghề<br />
nghiệp. Bản thân nữ trí thức vẫn thiếu ý chí,<br />
thiếu tự tin, an phận thủ thường, bằng lòng<br />
với hiện thực; không chịu được áp lực công<br />
việc, ngại thay đổi, ngại phấn đấu, đặt công<br />
việc gia đình cao hơn công việc cơ quan…Tại<br />
sao người nữ trí thức lại có tư thế an phận, dễ<br />
dàng chấp nhận hiện thực? sự an phận này<br />
dường như chỉ xuất hiện ở nữ giới mà ít xuất<br />
hiện ở nam giới? có thể lí giải một trong số<br />
những nguồn gốc của tâm lý đó là cách thức<br />
giáo dục theo giới tính, vô hình chung tạo ra<br />
một khuôn thước “nữ tính” như dịu dàng,<br />
nghe lời, lắng nghe, chấp nhận, hi sinh ở<br />
người phụ nữ. Song, vấn đề cơ bản vẫn nằm ở<br />
chính định kiến mà nữ trí thức tự xây dựng<br />
cho mình như: là phụ nữ thì không nên va<br />
chạm hay đối đầu, bản thân còn hạn chế về<br />
trình độ chuyên môn, công việc gia đình là<br />
trên hết, không muốn tiến thân, ưu tiên tiến<br />
thân cho người chồng, xã hội chưa quan tâm<br />
đúng mức đến nữ trí thức…Như vậy, áp lực<br />
về bản thân mà nữ trí thức đặt ra rất nặng nề<br />
chủ yếu là sự thiếu tự tin, sựu e ngại va chạm<br />
và thiếu tính phản biện xã hội nên vị thế của<br />
họ không thể nâng cao và phát triển khi họ<br />
không vượt qua được áp lực chính mình.<br />
Một trong những khó khăn lớn đầu tiên cản<br />
trở sự phát triển chuyên môn mà nữ trí thức<br />
thường đề cập đó là trách nhiệm đối với gia<br />
đình. Nữ trí thức và gia đình xây dựng cho họ<br />
các vai trò người công dân, người vợ, người<br />
mẹ, người thầy đầu tiên của con cái. Với việc<br />
hoàn thành và hoàn thành tốt đồng thời các<br />
vai trò, sự chi phối về mặt thời gian cũng như<br />
thể lực, trí lực và tâm lực dẫn đến nữ trí thức<br />
tụt hậu trong việc trau dồi chuyên môn, cập<br />
nhật các thông tin mới, gánh nặng công việc<br />
gia đình làm bệ đỡ cho tâm lý an phận, ít nỗ<br />
lực phấn đấu, đặc biệt trong công tác nghiên<br />
cứu khoa học. Mặc dù, gia đình hiện đại cởi<br />
<br />
188(12/3): 3 - 7<br />
<br />
mở hơn, sự nhận thức về bình đẳng giới đã có<br />
nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa khắc phục được<br />
tư duy lệch lạc về vai trò của nữ giới và nam<br />
giới trong gia đình.<br />
Trong thời đại ngày nay, để cân bằng giữa sự<br />
nghiệp và gia đình tuy khó khăn nhưng vẫn<br />
có nhiều nữ trí thức thực hiện được. Để phát<br />
huy vai trò của nữ trí thức trong sự nghiệp<br />
xây dựng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng<br />
gia đình Việt Nam phát triển bền vững và để<br />
phát triển con người Việt Nam toàn diện cần<br />
phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của<br />
nữ trí thức ở nước ta<br />
Một là, khắc phục tâm lý giới ở người phụ nữ<br />
là nhiệm vụ hàng đầu. Tâm lý giới tạo cho nữ<br />
giới luôn mặc cảm so với nam giới về công<br />
tác chuyên môn, năng lực lãnh đạo; không chỉ<br />
gặp khó khăn với đồng nghiệp nam mà còn<br />
gặp khó khăn với cả đồng nghiệp nữ do sự<br />
hẹp hòi “níu áo nhau”. Nữ trí thức phải tự đổi<br />
mới nhận thức về vị trí vai trò của mình, nỗ<br />
lực vươn lên, không ỷ lại hay lệ thuộc vào gia<br />
đình hay xã hội. Cần đấu tranh tâm lý giới đối<br />
với bản thân, gia đình và định kiến giới về<br />
nhận thức, hành vi - đòi hỏi nữ trí thức vượt<br />
qua được các áp lực cá nhân và xã hội.<br />
Hai là, phát huy các giá trị tốt đẹp của nữ trí<br />
thức. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên chức,<br />
truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt<br />
Nam đối với gia đình và khẳng định chỗ đứng<br />
của mình trong xã hội, là những người “giỏi<br />
việc nước, đảm việc nhà”. Nữ trí thức ở nước<br />
ta không ngừng vươn tới mục tiêu: Xây dựng<br />
người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức,<br />
có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống<br />
văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi<br />
ích xã hội và cộng đồng.<br />
Ba là, tăng cường hoạt động tuyên truyền,<br />
giáo dục về bình đẳng giới. Bình đẳng giới<br />
giúp cho xã hội và nam giới có sự nhận thức<br />
đúng đắn về vị thế của nữ trí thức, trả lại chỗ<br />
đứng cho nữ trí thức trong việc góp phần thúc<br />
đẩy tăng trưởng kinh tế, tham gia tích cực các<br />
5<br />
<br />
Đào Thị Tân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hoạt động chính trị, chủ động phản biện xã<br />
hội và mở rộng bình đẳng giới. Bình đẳng<br />
giới phải được thông qua các đạo luật “Luật<br />
bình đẳng giới”, “Luật chống bạo lực gia đình”<br />
và phải được thể hiện trong đời sống. Đồng<br />
thời, trong các cấp học ngay từ mẫu giáo cần<br />
có sự giáo dục cho trẻ em gái định hướng về sự<br />
tự chủ, tự tin và bình đẳng về giới.<br />
Bốn là, đẩy mạnh các chính sách ưu tiên đối<br />
với nữ trí thức về giáo dục, đào tạo. Đầu tư<br />
giáo dục cho nữ trí thức với tầm quan trọng<br />
không dừng ở một nhóm người hay một tầng<br />
lớp mà là đối với sự phát triển của quốc gia.<br />
Công tác giáo dục đào tạo nữ trí thức có hiệu<br />
quả sẽ tạo ra một lực lượng lao động ưu tú,<br />
một nguồn nhân lực chất lượng cao là cầu nối<br />
giữa gia đình và xã hội, một thế hệ mới xây<br />
dựng đất nước. Cần huy động ngân sách cho<br />
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ,<br />
giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ chế, chính<br />
sách đãi ngộ, khuyến khích xứng đáng đối<br />
với nữ trí thức có thành tích cao trong<br />
công tác.<br />
Năm là, phát huy vai trò của Hội nữ trí thức<br />
Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức xã hội<br />
tập hợp lực lượng nữ trí thức, kể cả đội ngũ<br />
nữ trí thức sinh sống và làm việc ở nước<br />
ngoài; tạo điều kiện cho nữ trí thức không chỉ<br />
chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và giúp đỡ nhau<br />
trong công việc, hoạt động xã hội mà còn là<br />
tổ chức bảo vệ quyền lợi và phát triển cho nữ<br />
trí thức. Không ngừng huy động các nguồn<br />
lực để phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân<br />
lực nữ, đào tạo nữ trí thức trẻ.<br />
Sáu là, Đảng và Nhà nước cần phát triển hơn<br />
nữa các dịch vụ xã hội về gia đình. Sinh thời,<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết mực quan<br />
tâm đến phát huy vai trò phụ nữ trong các<br />
hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội, Người<br />
cho rằng các sở, ban, ngành, phải lập nhà trẻ,<br />
vườn trẻ, nhà ăn để phụ nữ yên tâm công tác,<br />
lao động sản xuất. Người nói: “Muốn cho<br />
người mẹ sản xuất tốt thì cần phải tổ chức<br />
những nơi gửi trẻ, những lớp mẫu giáo”<br />
[4,tr.295]; “nhà ăn công cộng càng thêm<br />
6<br />
<br />
188(12/3): 3 - 7<br />
<br />
nhiều, thì phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao<br />
động, như vậy phụ nữ mới thật sự được giải<br />
phóng, nam giới mới thật sự bình quyền” [4,<br />
tr.370]. Nhà nước đầu tư phát triển rộng khắp<br />
các dịch vụ liên quan đến gia đình với chi phí<br />
hợp lý là một trong những điều kiện quan<br />
trọng nhằm giải phóng chị em phụ nữ nói<br />
chung và nữ trí thức nói riêng khỏi “gánh<br />
nặng” về chăm sóc gia đình, để có nhiều cơ<br />
hội hơn phát huy năng lực, trí tuệ nâng cao vị<br />
thế của mình trong mọi lĩnh vực, hướng tới<br />
phát triển toàn diện bản thân, tiến bộ xã hội<br />
và bình đẳng giới.<br />
Bảy là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng<br />
đối với đội ngũ nữ trí thức. Nữ trí thức là một<br />
bộ phận tinh hoa của trí thức Việt Nam, có<br />
trình độ sâu rộng, luôn kiên trì nỗ lực hoàn<br />
thành công tác và xây dựng hạnh phúc gia<br />
đình. Cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị<br />
trí, vai trò to lớn của họ đối với sự phát triển<br />
kinh tế- xã hội của đất nước đồng nghĩa với<br />
việc xây dựng gia đình và các thế hệ con<br />
người Việt Nam phát triển bền vững. Thể chế<br />
hóa các chủ trương của Đảng thành các cơ<br />
chế, chính sách hợp lý để tạo môi trường cho<br />
nữ trí thức phấn đấu, cống hiến và phát triển.<br />
Tiếp tục lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới,<br />
tăng cường tiếng nói của nữ trí thức trong<br />
việc xây dựng, hoạch định cơ chế, chính sách<br />
pháp luật liên quan đến phụ nữ. Lãnh đạo có<br />
hiệu quả quá trình xây dựng gia đình Việt<br />
Nam nói chung, gia đình trí thức nói riêng ấm<br />
no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, bền vững,<br />
tạo điều kiện giải phóng phụ nữ, để nữ trí<br />
thức học tập, cống hiến phát triển.<br />
Nâng tầm vị thế nữ trí thức Việt Nam hiện<br />
nay đồng nghĩa đề cao vai trò của thế mạnh<br />
nội lực của đất nước. Để nâng cao vị thế nữ<br />
trí thức Việt Nam hiện nay, cũng là một cuộc<br />
cách mạng “to và khó” đối với chính bản thân<br />
chị em phụ nữ và toàn xã hội. Cho nên để<br />
phát triển lực lượng nữ trí thức một cách toàn<br />
diện, nâng tầm phụ nữ Việt Nam trong thời<br />
đại mới chúng ta cần để thực hiện đồng thời<br />
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên.<br />
<br />
Đào Thị Tân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội – Tổng<br />
cục Thống kê (2017), Bản tin cập nhật thị trường<br />
lao động Việt Nam, số 16, quyw 4 năm 2017<br />
2. Ngô Thị Tuấn Dung, Vũ Thị Cúc (2008),<br />
Những vấn đề lý luận cơ bản về giới và kinh<br />
nghiệm giải quyết vấn đề giới ở một số nước trên<br />
thế giới, Nxb. Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.<br />
3. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm<br />
trong tâm lý học xã hội, Nxb. Đại học Quốc gia,<br />
Hà Nội.<br />
4. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội<br />
5. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học<br />
về giới, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
188(12/3): 3 - 7<br />
<br />
6. Nguyễn Thị Tuyết (2007), Cơ sở lý luận và thực<br />
tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các<br />
trường Đại học Việt Nam theo hướng bình đẳng<br />
giới, Luận án tiến sỹ quản lý giáo dục<br />
7. Web:http://www.gso.gov.vn<br />
8. Web:http://www.tapchicongsan.org.vn<br />
9. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/diendan/item/1906-vai-tro-vi-the-cua-nu-tri-thuc-vietnam-trong-phat-trien-ben-vung.html.<br />
10.<br />
http://daidoanket.vn/mat-tran/vai-tro-nu-trithuc-trong-phat-trien-tintuc387032<br />
11.http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/101006<br />
7/0/38279/Dao_tao_boi_duong_doi_ngu_tri_thuc_<br />
nu_trong_thoi_ky_cong_nghiep_hoa_hien_dai_ho<br />
a_va_hoi_nhap_quoc.<br />
<br />
SUMMARY<br />
ADVANCINGTHE POSITION OF VIETNAMESE INTELLECTUAL<br />
WOMEN IN TODAY’S TIME<br />
Dao Thi Tan, Duong Thi Huong*<br />
University of Economics and Bussiness Administration - TNU<br />
<br />
Vietnamese intellectual women is a creative force as well as the diffusion of knowledge. In the<br />
process of industrialization and modernization of the country, intellectual women play an<br />
important role in all social economy sectors, especially in education, training and family.<br />
However, the prejudices and SOCIAL pressures have significantly affected intellectual women’s<br />
career and happiness in family life. This research aims to point out some of the obstacles for<br />
intellectualwomen and suggestions for improving the status of Vietnamese intellectual women in<br />
the current period.<br />
Keywords: Intellectual women, Knowledge, Education, Position, Prejudice<br />
<br />
Ngày nhận bài: 27/8/2018; Ngày phản biện: 02/10/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0979 787221, Email: huongnguyenthai26@gmail.com<br />
<br />
7<br />
<br />