intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đưa ra một số thảo luận và đánh giá về vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính của công ty chứng khoán, các khuyến nghị giải pháp tài chính nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các công ty chứng khoán thuộc HNX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

  1. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THUỘC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Trần Văn Hải1 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Mẫu nghiên cứu là 63 công ty chứng khoán thuộc HNX, tương ứng 450 quan sát giai đoạn 2010 - 2021. Bằng cách sử dụng nghiên cứu định tính (Phương pháp tổng hợp; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp quy nạp và diễn giải) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phương pháp hồi quy tuyến tính), tác giả đã xác định được 7 yếu tố năng lực tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững, bao gồm (1) Quy mô vốn của công ty chứng khoán (Size); (2) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev); (3) Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn (Inv); (4) Dư nợ cho vay ký quỹ (Margin); (5) Tỷ lệ vốn khả dụng (Cap); (6) Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA); (7) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số thảo luận và đánh giá về vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính của công ty chứng khoán, các khuyến nghị giải pháp tài chính nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các công ty chứng khoán thuộc HNX. Từ khoá: Hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, năng lực tài chính, tăng trưởng bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các công ty đặt mục tiêu tăng trưởng có vai trò như mục tiêu tối đa hoá sức sinh lời, thậm chí nhiều doanh nghiệp coi sự tăng trưởng như yếu tố sống của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi công ty tăng trưởng, dòng tiền tăng, lợi nhuận tăng, doanh thu tăng, vốn tăng, nguồn tài trợ tăng và uy tín của công ty tăng lên 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Email: Haitv2008@gmail.com
  2. Phần 3. TÀI CHÍNH 623 nhanh chóng. Với công ty chứng khoán (CTCK) cũng vậy, là chủ thể quan trọng của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán tạo ra cơ chế huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua hoạt động bảo lãnh và môi giới chứng khoán. Vai trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Vai trò thực thi hoán tệ của chứng khoán giúp nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư nhằm cung cấp giá trị cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư. Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng trưởng công ty chứng khoán luôn phải đặt mục tiêu bền vững, nhằm giảm các rủi ro. Tăng trưởng bản chất có hai khía cạnh: khi doanh nghiệp kiểm soát và đảm bảo được tính ổn định của nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng thì sự tăng trưởng bền vững sẽ mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp tăng trưởng không kiểm soát được, mất cân đối về nguồn lực và nhu cầu tài chính, tốc độ tăng trưởng của doanh thu vượt tốc độ gia tăng của dòng tiền thuần, dòng lãi và dòng vốn sẽ lệ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài, gánh nợ không hoàn trả được, nguy cơ mất cân đối tài chính, rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời một số doanh nghiệp khác tăng trưởng chậm sẽ mất đi cơ hội phát triển. Vậy làm thế nào để tăng trưởng nhưng phải tăng trưởng bền vững, phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp muốn tối đa hoá sức sinh lời lâu dài. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Năng lực và năng lực tài chính Thuật ngữ “năng lực” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Theo Nguyễn Như Ý (1998) định nghĩa: “Năng lực là (i) Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; (ii) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc”. Thống nhất với quan điểm này theo Lê Văn Tề (1996) định nghĩa “Capacity là Khả năng, năng lực (i) Là số tiền tối đa mà xí nghiệp hoặc một ngành công nghiệp có thể có để sản xuất, với việc sử dụng hết công suất và đạt hiệu quả cao nhất hiện có. (ii) Trong kinh tế vĩ mô, năng lực là khả năng tiềm tàng trong tổng sản lượng quốc
  3. 624 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... gia” [8]. Như vậy, đa phần các nhà nghiên cứu đều đồng ý quan điểm “năng lực là khả năng để đạt được hiệu quả cao nhất”. Năng lực của một chủ thểcó thể được xem xét ở các khía cạnh như: năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý và điều hành, năng lực nhân sự, năng lực tài chính... Như vậy, năng lực tài chính là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của một chủ thể và mỗi chủ thể có những mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, đặc điểm riêng nên năng lực tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế cũng có những điểm riêng biệt. Khái niệm về năng lực tài chính của CTCK vẫn chưa nhận được nhận thức thống nhất và còn nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Theo Darrell Duffie (2010), một chuyên gia hàng đầu trong việc phân tích sự thất bại các định chế tài chính cho rằng “Khả năng tài chính của các nhà kinh doanh chứng khoán và công cụ phái sinh có quy mô và độ phức tạp phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh, khả năng sử dụng vốn của công ty” [3]. Theo các nhà khoa học Xiuping Wang và Tuoyu Wang (2017) của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tô Trung Quốc, “Năng lực tài chính của CTCK là khả năng tài chính của CTCK” [20]. Phạm Thị Vân Anh (2012) cho rằng “Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra” [14]. Theo Phan Thị Hằng Nga (2013), “Năng lực tài chính của doanh nghiệp chính là khả năng tài chính để doanh nghiệp thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả” [15]. Ở một quan điểm khác, Lã Thị Lâm (2016) lại cho rằng “Năng lực tài chính ngân hàng thương mại là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra của ngân hàng thương mại” [7]. Theo Nguyễn Thị Tuyết (2020), “Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đạt mục đích mà doanh nghiệp đề ra. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng huy động vốn, khả năng quản lý và sử dụng vốn và khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh” [12]. Từ những quan điểm khác nhau về năng lực tài chính trên đây, đồng thời xem xét dưới góc độ lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các
  4. Phần 3. TÀI CHÍNH 625 công ty chứng khoán, theo tác giả bài viết: “Nội hàm năng lực tài chính của công ty chứng khoán là khả năng tài chính của công ty, khả năng đó mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng cho doanh nghiệp, đầu vào và quá trình vận hành là năng lực về vốn, năng lực thanh toán, kết quả hoạt động đạt được mục tiêu sinh lời của doanh nghiệp. Năng lực tài chính không chỉ thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra mà còn thể hiện khả năng tài chính tiềm năng, triển vọng và thể hiện khá rõ thực chất cả trong tương lai. 2.2. Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán. Nhà nghiên cứu Higgins (1977) đã phát triển mô hình tăng trưởng bền vững (SGR) và đưa ra bốn chỉ số tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững bao gồm: Chia cổ tức, tỷ suất lợi nhuận, vòng quay tài sản và cơ cấu vốn [5]. Theo Asgar và cộng sự (2015), kết quả có mối quan hệ nghịch đảo giữa cơ hội tăng trưởng của công ty và tỷ lệ thay đổi trong tỷ lệ thu nhập giữ lại, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp và ý nghĩa giữa quy mô công ty với sự thay đổi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, nghĩa là mối quan hệ thuận chiều [2]. Theo Hafid (2016), các yếu tố làm cho lợi nhuận của công ty giảm dần do thành phần của giá vốn hàng bán và các chi phí khác ngày càng tăng. Mối tương quan giữa biến (ROL) phản ánh trong tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (TATO) ảnh hưởng chung đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) của công ty cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa chúng [4]. Theo Mukherjee và cộng sự (2018) có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa thanh khoản, khả năng sinh lời và đòn bẩy với tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty [10]. Theo Junaidi và cộng sự, mối quan hệ tiêu cực ảnh hưởng đến SGR bao gồm thanh khoản là tỷ lệ cho vay trên tài trợ (LFR), chất lượng tài sản bởi đây là khoản vay không thực hiện (NPL) và hiệu quả theo chi phí hoạt động đối với hoạt động thu nhập (BOPO) đối với SGR [6]. Rubunda và cộng sự (2019) cho thấy cấu trúc tài chính vốn chủ sở hữu có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng, trong khi cấu trúc lợi nhuận giữ lại kết quả là ảnh hưởng
  5. 626 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... là không đáng kể [16]. Theo Nugroho (2020), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững (SGR) [13]. Theo Akhtar và cộng sự (2021), ba thước đo đòn bẩy tài chính, tức là nợ ngắn hạn (STDL), nợ dài hạn (LTDL) và tổng nợ (TLEVR), đã được áp dụng để xem xét tác động của chúng đối với hiệu quả hoạt động, tức là tăng trưởng bền vững (SGR). Kết quả có tác động tiêu cực đáng kể đến đòn bẩy tài chính đối với tăng trưởng bền vững, đồng thời cho thấy STDL là một nguồn nợ chính góp phần gây ra rủi ro tái cấp vốn cao hơn cho các công ty và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động [1]. Theo Mubeen và cộng sự (2021), doanh nghiệp có vấn đề về vốn chủ sở hữu thứ cấp có nhiều khả năng tăng trưởng bền vững hơn so với các doanh nghiệp không có vấn đề về vốn chủ sở hữu thứ cấp. Các yếu tố cụ thể của công ty quan trọng đối với việc đánh giá mô hình SGR (tỷ lệ tăng trưởng bền vững) bao gồm đòn bẩy và quy mô, trong khi chính sách cổ tức và lợi nhuận cho kết quả khác nhau [9]. Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về loại hình công ty môi giới chứng khoán tương đối là đa dạng và hệ thống, các công trình có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao, tuy nhiên, nếu xét riêng các công trình nghiên cứu về năng lực tài chính của CTCK thì số lượng còn tương đối hạn chế, một số công trình của Trần Văn Hải (2021), điển hình như: vốn là nhân tố thể hiện năng lực tài chính của CTCK [19], năng lực tài chính của CTCK được thể hiện ở năng lực thanh toán [18], năng lực sinh lời thể hiện năng lực tài chính của CTCK [17]… Từ những quan điểm khác nhau về năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững, đồng thời xem xét dưới góc độ công ty chứng khoán là định chế tài chính trung gian đặc thù, theo tác giả bài viết: Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững cho công ty chứng khoán bao gồm hai bộ phận cấu thành: Năng lực tài chính nội sinh và năng lực tài chính ngoại sinh. Năng lực tài chính nội sinh cho tăng trưởng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận để lại tái đầu tư. Năng lực tài chính ngoại sinh là tăng trưởng mà doanh nghiệp đi huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng.
  6. Phần 3. TÀI CHÍNH 627 2.3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. * Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp quy nạp và diễn giải * Mục tiêu nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu mảng panel data Pooled OLS, FEM, REM để kiểm định tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). * Phương pháp. Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14 để phân tích lựa chọn mô hình hồi quy, kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu mảng. Đối với dữ liệu mảng, có thể tiến hành hồi quy theo 3 phương pháp là: Hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS), hồi quy tác động cố định (Fixed-Effects Model, Covariance model, Within Estimato, Individual Dummy Variable Model, Least Squares Dummy Variable Model- Fem), hồi quy tác động ngẫu nhiên (Radom-Effects Model, Random Intercept, Partial Pooling Model- Rem), thực nghiệm kiểm định hausman test, để lựa chọn mô hình phù hợp trong số 3 mô hình. Mô hình được chọn tiếp tục được kiểm định các khuyết tật và tiến hành khắc phục đối với các khuyết tật trong mô hình. * Dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu được tác giả sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang Vietstock.vn, từ báo cáo thường niên của các CTCK và Tổng cục Thống kê (Gso.gov.vn). Bộ dữ liệu gồm báo cáo tài chính của 63 công ty chứng khoán thuộc Sở Giao Dịch chứng khoán Hà Nội, tương ứng 450 quan sát trong giai đoạn 2010 - 2021, nghiên cứu sẽ loại trừ những CTCK mới thành lập hoặc hợp nhất khiến dữ liệu tài chính không đảm bảo tính so sánh và CTCK không công bố đủ thông tin cần thiết trong nghiên cứu. Theo Bollen (1989), khi phân tích mô hình có cấu trúc tuyến tính, kích thước mẫu được tính theo công thức n=5*2i (i là biến quan sát trong mô hình). Theo Tabachnick và Fidell (2007), kích thước mẫu trong phân tích hồi quy tuyến tính bội được tính theo công thức n= 50 + 8q (q là số biến độc lập trong mô hình).
  7. 628 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... - Làm sạch dữ liệu: Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả thực hiện bổ sung, hiệu chỉnh thông số của các biến để đảm bảo các kết quả xử lý dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng nghiên cứu. Cụ thể: (i) Bước 1: Sau khi nhập dữ liệu vào bản excel, tác giả tiến hành kiểm tra dấu hiệu bất thường của dữ liệu. Sau đó, tính giá trị của các biến nghiên cứu. (ii) Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh giá trị khuyết thiếu bằng các cách sau: (1) để nguyên, khi phân tích phần mềm tự gán giá trị khuyết thiếu mặc định; (2) gán giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình hoặc trung vị; (3) gán giá trị khuyết thiếu bằng 0. (iii) Bước 3: Phân tích tương quan riêng từng cặp biến để phát hiện lỗi số liệu trong trường hợp kết quả phân tích không giải thích được. Loại bỏ số liệu làm sai sai lệch mối quan hệ của các biến trong trường hợp có dấu hiệu ngoại lai của số liệu. * Lựa chọn các biến trong mô hình. Biến phụ thuộc là Tăng trưởng bền vững (biến SGR được đo lường bằng tỷ lệ Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư/Vốn chủ sở hữu đầu kỳ), các biến độc lập là năng lực tài chính của công ty chứng khoán. 4 ,1 , 13 H1 12 ,2 , ,3 11 ,4 0, ,5 9,1 ,6 8, ,7 H Quy mô của CTCK (Size) Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) Hệ số nợ (Lev) Khả năng sinh lời trên vốn chủ (ROE) Hệ số nợ ngắn hạn (Std) Tỷ lệ vốn khả dụng (Cap) Tăng trưởng Hiệu quả hoạt động (Ine) bền vững (SGR) Các khoản phải thu (Rec) Đầu tư tài sản ngắn hạn (Inv) Tuổi của CTCK (Age) Dư nợ cho vay ký quỹ (Margin) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Khả năng thanh toán (Cr) Lạm phát (CPI)
  8. Phần 3. TÀI CHÍNH 629 * Thống kê các biến trong mô hình, tên và ký hiệu biến, công thức tính. Bảng 1. Thống kê các biến của mô hình năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc HNX Kỳ TT Tên và ký hiệu biến Công thức tính vọng Biến phụ thuộc: Tăng trưởng bền vững (SGR) Biến độc lập: 1 Quy mô của CTCK (Size) Ln (Tổng tài sản) + 2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev) Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu + 3 Hệ số nợ ngắn hạn (Std) Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả + 4 Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn (Inv) Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản + 5 Hiệu quả hoạt động (Ine) Chi phí hoạt động/doanh thu thuần - Dư nợ cho vay ký quỹ/Vốn chủ 6 Dư nợ cho vay ký quỹ (Margin) + sở hữu 7 Tỷ lệ vốn khả dụng (Cap) Vốn khả dụng/Tổng giá trị rủi ro + 8 Tỷ lệ các khoản phải thu (Rec) Khoản phải thu /Tổng tài sản - 9 Khả năng thanh toán (CR) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn + Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 10 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) + bình quân Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở 11 + hữu (ROE) hữu bình quân Các biến kiểm soát và biến vĩ mô: 12 Tuổi của CTCK (Age) Ln (Năm lấy số liệu - Năm thành lập) + Tăng trưởng hàng năm của GDP 13 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) + thực tế 14 Lạm phát (CPI) Tỷ lệ tăng trưởng lạm phát hàng năm - (Nguồn: Tác giả tổng hợp) * Mô hình nghiên cứu có dạng: SGR = 0 + 1*Sizeit1 + 2*Levit2 + 3*Stdit3 + 4*Invit4 + 5*Ineit5 + 6*Marginit6 + 7*Cap it7 + 8*Recit8 + 9*Crit9 + 10*ROAit10 + 11*ROEit11 + 12*Age it12 + 13*GDP it13 + 14*CPI it14 + vi + ∑it với i =1,2,…,n và t = 1,2,..,t Trong đó: 0 : Hệ số chặn
  9. 630 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14: là các hệ số độ dốc của các biến độc lập ⌠it = vi + ∑it, sai số của mô hình được tách thành hai phần: vi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, ∑it đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. * Các giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết H01: Biến (Size) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), quy mô của công ty càng lớn thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H02: Biến (Lev) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), công ty sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H03: Biến (Std) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), các CTCK ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn thì xác suất năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H04: Biến (Inv) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn càng cao thì xác suất năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H05: Biến (Ine) có ảnh hưởng ngược chiều với biến (SGR), công ty có chi phí hoạt động càng thấp thì xác suất năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H06: Biến (Margin) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), các CTCK có dư nợ cho vay tín dụng chứng khoán cao thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H07: Biến (Cap) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), các CTCK duy trì tỷ lệ vốn khả dụng càng cao thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H08: Biến (Rec) có ảnh hưởng ngược chiều với biến (SGR), tỷ lệ các khoản phải thu càng thấp thì xác suất năng lực tài chính của các CTCK Việt Nam càng mạnh.
  10. Phần 3. TÀI CHÍNH 631 - Giả thuyết H09: Biến (Cr) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), khả năng thanh toán càng cao thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H10: Biến (Roa) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), khả năng sinh lời trên tài sản càng cao thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H11: Biến (Roe) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX càng mạnh. - Giả thuyết H12: Biến (Age) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), các CTCK có thời gian hoạt động lâu năm thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H13: Biến (Gdp) có ảnh hưởng cùng chiều với biến (SGR), Tăng trưởng hàng năm của GDP thực tế thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. - Giả thuyết H14: Biến (Cpi) có ảnh hưởng ngược chiều với biến (SGR), Tỷ lệ tăng trưởng lạm phát hàng năm giảm xuống thì năng lực tài chính của các CTCK thuộc HNX mạnh hơn. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua Bảng 2 cho thấy, độ lệch chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phân tán của tập dữ liệu quanh giá trị trung bình (Mean), dễ dàng nhận thấy giá trị STD Deviation/Mean của phần lớn các biến có giá trị nhỏ hơn 1, độ lệch chuẩn nhỏ hơn trung bình, dữ liệu dao động yếu, dữ liệu thống kê quan sát của mẫu chênh lệch thấp. Bảng 2. Kết quả thống kê các biến trong mô hình Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max SGR 450 -.0001059 .4323421 -7.485.132 297.255 Size 450 1.151.962 .6640879 9.252.387 131.529 Lev 450 .9087 6.082.774 -.0013317 1.337.492 Inv 450 .8869689 .1424891 .2414521 1 Ine 450 .6201652 1.034.681 -3.422.974 1.933.174
  11. 632 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Cap 450 4.603.366 3.787.344 -76 4.279.153 Rec 450 .0941048 .173451 0 .8716797 CR 450 2.138.842 4.187.726 -7.411.495 106460.6 Margin 450 .3214792 .590975 0 495.754 Roa 450 2.236.123 1.132.057 -8.378.185 5.560.888 Roe 450 3.775.062 1.745.946 -1.578.287 6.216.181 Std 450 .9380899 .1622083 .0117455 1 Age 450 1.237.043 .0581962 1.146.128 1.322.219 GDP 450 5.680.508 1.698.795 2.58 7.08 CPI 450 2.791.248 1.055.754 .63 4.09 (Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm Stata 14) * Kiểm tra đa cộng tuyến. Nghiên cứu sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) để kiểm tra đa cộng tuyến. Nếu hệ số VIF không vượt quá 10 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình Variable VIF 1/VIF Roe 5.02 0.193266 Roa 2.91 0.203547 Age 2.32 0.430176 Size 1.75 0.569847 GDP 1.63 0.613210 Rec 1.58 0.631728 Lev 1.32 0.755592 Cap 1.30 0.768675 Margin 1.26 0.792266 Ine 1.16 0.860432 Inv 1.13 0.885832 Std 1.12 0.889297 CPI 1.07 0.933252 CR 1.02 0.976184 Mean VIF 1.76   (Nguồn: Tác giả thống kê trên phần mềm STATA 14)
  12. Phần 3. TÀI CHÍNH 633 Các biến đưa vào mô hình (*) có liên quan tới luân chuyển vốn có những đặc trưng liên quan tới nhau, nên khi tiến hành chạy hồi quy tác giả đã tiến hành hồi quy riêng biệt để tránh đa cộng tuyến. Tuy nhiên, để xem xét các biến độc lập còn lại có đa cộng tuyến với nhau không tác giả tiến hành kiểm tra đa cộng tuyến với các biến độc lập khi đưa cùng lúc vào trong mô hình. Quan sát Bảng 3 cho thấy hệ số VIF của các biến trong mô hình đều có giá trị nhỏ hơn 10. Điều này cho thấy rằng mô hình hồi quy nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình. * Lựa chọn mô hình ước lượng Để thực hiện hồi quy dữ liệu bảng, có thể sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pool-OLS), phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình hồi quy (FEM) và (REM) cho dữ liệu bảng của mẫu nghiên cứu. Kiểm định Hausman có các giả thuyết như sau: H0 : Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (tức là mô hình REM là phù hợp) H1 : Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (tức là mô hình FEM là phù hợp). Kết quả kiểm định Hausman (Bảng 4), nghiên cứu nhận được kết quả prob là 0.0000 nhỏ hơn 0.05 (5%). Như vậy, với mức ý nghĩa 5% chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, phương pháp phù hợp được lựa chọn là ảnh hưởng cố định (FEM). Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình (FEM) để hồi quy tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các CTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021: Bảng 4. Kết quả kiểm định Hausman Test cho mô hình (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Variable FEM REM Difference S.E. Size -.0502357 -.0726135 .0223778 .0162732 Lev .0061625 .0014948 .0046677 .0004521
  13. 634 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Inv -.026646 -.1045307 .0778847 .0203718 Ine .0100077 .0121721 -.0021644 .0011289 Cap .0000885 .0001095 -.0000209 8.57e-06 Rec -.0964911 -.0718225 -.0246685 .0114026 CR 5.07e-07 5.45e-07 -3.78e-08 1.77e-07 Margin -.041347 -.0539769 -.0539769 .0083935 Roa -.0204265 -.0296179 .0091914 .0006805 Roe .0296044 .0381727 -.0085683 .0006106 Std -.0238828 -.0264053 .0025225 .012905 Age -.3479509 -.2042867 -.1436643 .0531 GDP .0040797 .0072646 -.0031849 .0006323 CPI -.0002287 -.0012665 .0010377 .0006934 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12) = (b-B)’[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 220.49 Prob>chi2 = 0.0000 (Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14) * Kiểm tra tính phù hợp của mô hình. Kiểm định phương sai sai số thay đổi, kết quả Bảng 5 của mô hình FEM (lệnh xttest3), kết quả cho thấy prob = 0.0000 < 0.05 mô hình FEM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bảng 5. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi trong FEM Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (91) = 3.7e+35 Prob>chi2 = 0.0000 (Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14) Kiểm định tự tương quan (lệnh xtserial). Bảng 6 cho thấy mô hình FEM có prob = 0.0836 > 0.05 nên mô hình FEM không có hiện tượng tự tương quan.
  14. Phần 3. TÀI CHÍNH 635 Bảng 6. Kết quả kiểm định tự tương quan trong FEM Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation F( 1, 81) = 3.068 Prob > F = 0.0836 (Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14) Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình và kiểm định phương sai sai số thay đổi (lệnh collin). Kết quả kiểm định đa cộng tuyến được thể hiện ở Bảng 7 cho thấy các biến độc lập có giá trị VIF < 10, chứng tỏ không có đa cộng tuyến. Bảng 7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong FEM Variable VIF SQRT VIF Tolerance R-Squared Size 1.75 1.32 0.5698 0.4302 Lev 1.32 1.15 0.7556 0.2444 Inv 1.13 1.06 0.8858 0.1142 Ine 1.16 1.08 0.8604 0.1396 Cap 1.30 1.14 0.7687 0.2313 Rec 1.58 1.26 0.6317 0.3683 CR 1.02 1.01 0.9762 0.0238 Margin 1.26 1.12 0.7923 0.2077 Roa 4.91 2.22 0.2035 0.7965 Roe 5.17 2.27 0.1933 0.8067 Std 1.12 1.06 0.8893 0.1107 Age 2.32 1.52 0.4302 0.5698 GDP 1.63 1.28 0.6132 0.3868 CPI 1.07 1.04 0.9333 0.0667 Mean VIF 1.91 (Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14) Như vậy, mô hình FEM không có đa cộng tuyến. Để khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng mô hình Bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS - Feasible Generalized Least Squares) nhằm thu được ước lượng vững và hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng lệnh esttab để so sánh các mô hình với nhau (Bảng 8). Lệnh: esttab OLS FEM REM GLS, r2 star(* 0.1 ** 0.05 *** 0.01) brackets nogap compress.
  15. 636 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Bảng 8. Kết quả hồi quy mô hình năng lực tài chính tác động lên tăng trưởng bền vững của các công ty chứng khoán thuộc HNX Variable OLS FEM REM GLS Size -0.0726*** -0.0502*** -0.0726*** 0.0232***   [-4.34] [-2.65] [-4.34] [3.61] Lev 0.00149 0.00616*** 0.00149 -0.00509***   [1.42] [6.61] [1.42] [-3.08] Inv -0.105** -0.0266 -0.105** -0.0522***   [-2.30] [-0.66] [-2.30] [-3.63] Ine 0.0122** 0.0100** 0.0122** 0.00426   [2.26] [2.24] [2.26] [1.16] Cap 0.000109*** 0.0000885*** 0.000109*** 0.0000310***   [5.56] [5.07] [5.56] [3.22] Rec -0.0718* -0.0965*** -0.0718* -0.0163   [-1.88] [-2.97] [-1.88] [-1.11] CR 0.000000545 0.000000507 0.000000545 1.07e-08   [0.45] [0.51] [0.45] [0.01] Margin -0.0540*** -0.0413*** -0.0540*** -0.0170*   [-3.83] [-3.10] [-3.83] [-1.73] Roa -0.0296*** -0.0204*** -0.0296*** -0.00436**   [-26.02] [-18.95] [-26.02] [-2.50] Roe 0.0382*** 0.0296*** 0.0382*** 0.0142***   [47.82] [36.24] [47.82] [9.52] Std -0.0264 -0.0239 -0.0264 -0.0131   [-0.68] [-0.72] [-0.68] [-0.69] Age -0.204 -0.348*** ;-0.204 -0.0651   [-1.51] [-2.95] [-1.51] [-1.04] GDP 0.00726** 0.00408 0.00726** 0.000513   [2.01] [1.37] [2.01] [0.25] CPI -0.00127 -0.000229 -0.00127 -0.000373   [-0.27] [-0.06] [-0.27] [-0.22] _cons 1.049*** 0.936*** 1.049*** 0.370***   [4.48] [4.20] [4.48] [3.19] N 450 R-sq 0.825 t statistics in brackets * p
  16. Phần 3. TÀI CHÍNH 637 Kết quả hồi quy mô hình (Bảng 8): SGR = 0.370 + 0.0232*Size - 0.00509*Lev - 0.0522*Inv - 0.0170*Margin + 0.0000310*Cap -0.00436*ROA + 0.0142*ROE + ⌠ Hệ số xác định (R2) là hệ số đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy. Giá trị của hệ số (R2) cho biết bao nhiêu phần trăm biến thiên trong biến phụ thuộc có thể giải thích bởi mô hình hồi quy. Dựa vào kết quả hồi quy cho kết quả, 7 biến độc lập giải thích được 82,5% sự biến thiên của biến phục thuộc SGR, bao gồm: Quy mô vốn của CTCK (Size); Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev); Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn (Inv); Dư nợ cho vay ký quỹ (Margin); Tỷ lệ vốn khả dụng (Cap); Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể kết quả tác động như sau: - Quy mô vốn của CTCK (Size): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa cao 1%. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu của CTCK càng lớn thì năng lực tài chính của CTCK sẽ mạnh, với mức tác động khi quy mô vốn chủ sở hữu của CTCK tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng bền vững của CTCK tăng 0.0232 đơn vị. Điều này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một CTCK có quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp họ tự chủ tốt về mặt tài chính, đồng thời có nhiều cơ hội để thực hiện được các hoạt động kinh doanh và cũng dễ dàng chống đỡ khi có các rủi ro xảy ra. - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa cao 1%. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của CTCK nào càng lớn thì năng lực tài chính của CTCK đó sẽ giảm với mức tác động là khi đòn bẩy tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng bền vững của CTCK giảm 0.00509 đơn vị. - Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn (Inv): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa cao 1%. Các quyết định đầu tư ngắn hạn của các CTCK chưa mang lại hiệu quả, mang nhiều rủi ro và chưa đóng góp đáng kể vào lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty. Khi công ty tăng tỷ lệ đầu tư ngắn hạn thì năng lực tài chính của CTCK đó sẽ giảm với mức tác động khi tỷ lệ đầu tư tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng bền vững của CTCK giảm 0.0522 đơn vị.
  17. 638 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... - Tỷ lệ vốn khả dụng (Cap): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền vững (SGR) của CTCK, mức ý nghĩa cao 1%. Các CTCK Việt Nam đã cân bằng được năng lực sinh lời và an toàn tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đồng nghĩa với chất lượng tài sản được nâng lên, mức độ rủi ro thấp, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, từ đó tác động tích cực đến tăng trưởng bền vững của CTCK. - Dư nợ cho vay ký quỹ (Margin): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa cao 10%. Hoạt động cho vay ký quỹ là một hoạt động sử dụng vốn của CTCK, các giao dịch ký quỹ giúp CTCK có cơ hội tăng lợi nhuận, cải thiện nguồn thu từ phí giao dịch, huy động được nhiều nhà đầu tư, thúc đẩy các công ty niêm yết, cải thiện tính thanh khoản. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua cho thấy hoạt động này chưa mang lại thu nhập đáng kể cho CTCK và có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK. Khi công ty dư nợ cho vay ký quỹ thì năng lực tài chính của CTCK đó sẽ giảm với mức tác động giảm 0.0170 đơn vị. - Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa rất cao 1%. Nếu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của CTCK càng lớn thì năng lực tài chính của CTCK càng mạnh. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một CTCK có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên đồng nghĩa CTCK đó kinh doanh có hiệu quả và như thế góp phần tăng vốn chủ sở hữu qua lợi nhuận để lại, như vậy sức mạnh tài chính sẽ được nâng cao thêm. - Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững của CTCK, mức ý nghĩa cao 1%. Trong giai đoạn nghiên cứu, các CTCK chưa sử dụng tốt các tài sản có của CTCK, chưa góp phần làm tăng năng lực tài chính của CTCK. Ngoài ra, ở mô hình (*) cho thấy mối quan hệ ít ý nghĩa giữa các biến: Khả năng thanh toán (CR); Tỷ lệ các khoản phải thu (Rec); Hiệu quả hoạt động (Ine); và các biến kiểm soát và vĩ mô (GDP, CPI, Age) với tăng trưởng bền vững. Hàm ý quản trị các hoạt động như nâng cao năng lực thanh toán, duy trì các khoản phải thu ở mức thấp, nâng cao
  18. Phần 3. TÀI CHÍNH 639 hiệu quả hoạt động chưa đóng góp đáng kể làm gia tăng năng lực tài chính cũng như tăng trưởng bền vững của CTCK. Đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu, không tìm thấy mối quan hệ ý nghĩa giữa biến tuổi (Age) của CTCK với tăng trưởng bền vững, điều này đồng nghĩa với việc những CTCK có thời gian hoạt động càng lâu, về lý thuyết có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, có lợi thế về thị phần, và lợi nhuận giúp CTCK tăng trưởng bền vững, tuy nhiên kết quả hồi quy mô hình (*) lại cho kết quả ngược lại. 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả kiểm định hồi quy mô hình, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp tài chính nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các công ty chứng khoán thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX): Một là, các CTCK Việt Nam cần tích cực tăng quy mô vốn chủ sở hữu như: tăng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư (trong giai đoạn này có thể áp dụng chính sách thặng dư cổ tức), tăng vốn góp của chủ sơ hữu, phát hành cổ phiếu (như cổ phiếu ưu đãi để tăng hiệu quả kênh phát hành cổ phiếu), sáp nhập, hợp nhất với các công ty chứng khoán có cùng năng lực tài chính và đặc điểm kinh doanh, hoặc sáp nhập, hợp nhất với các định chế tài chính trong và ngoài nước có năng lực tài chính mạnh. Hai là, giảm nguồn vốn nợ hoặc cơ cấu lại nợ theo hướng tăng tỷ lệ nợ dài hạn (có thể huy động vốn nợ thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi với thời gian hợp lý từ 2-3 năm, với hình thức này trước mắt đáp ứng nhu cầu về vốn, và khoản nợ sẽ chuyển thành vốn chủ sở hữu sau thời gian đáo hạn của trái phiếu). Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ký quỹ và đồng thời duy trì vốn khả dụng cao. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán lâu năm khuyến nghị nên tái cấu trúc lại bộ máy nhằm nâng cao ROE và từ đó công ty sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.
  19. 640 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akhtar, Muhammad, et al. (2022), “Impact of financial leverage on sustainable growth, market performance, and profitability”, Economic Change and Restructuring. 55(2), pp. 737-774. 2. Asgari, Mohammad Reza, et al. (2015), “The relationship between firm’s growth opportunities and firm size on changes ratio in retained earnings of listed companies in Tehran Stock Exchange”, International Journal of Innovation and Applied Studies. 10(3), p. 923. 3. Duffie, Darrell (2010), “The failure mechanics of dealer banks”, Journal of Economic Perspectives. 24(1), pp. 51-72. 4. Hafid, Ibrahim (2016), “The effect of margin profit and total assets towards sustainable growth rate of the distributor and trade company”, International Business Management. 10(4), pp. 423-428. 5. Higgins, Robert C (1977), “How much growth can a firm afford?”, Financial management, pp. 7-16. 6. Junaidi, Syapril, et al. (2019), “Liquidity, asset quality, and efficiency to sustainable growth rate for banking at Indonesia Stock Exchange”, Jurnal Keuangan dan Perbankan. 23(2), pp. 308-319. 7. Lã Thị Lâm (2016), Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay. 8. Lê Văn Tề (1996), Từ điển Kinh tế Tài chính Ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 9. Mubeen, Muhammad, et al. (2021), “Sustainable Growth of Nonfinancial Firms: An Empirical Examination of Emerging Economies”, Journal of Entrepreneurship, Management, and Innovation. 3(2), pp. 331-354. 10. Mukherjee, Tutun and Sen, Som Sankar (2018), “Sustainable growth rate and its determinants: A study on some selected companies in India”, Global Multidisciplinary. 10(1). 11. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin. 12. Nguyễn Thị Tuyết (2020), “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam”. 13. Nugroho, Vina Christina (2020), “Sustainable Growth Rate Model in Indonesia Manufacturing Firms”, The Winners. 21(2), pp. 93-100.
  20. Phần 3. TÀI CHÍNH 641 14. Phạm Thị Vân Anh (2012), Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, Học viện Tài chính. 15. Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 16. Rubunda, Emmaboles, Namusonge, Gregory S, and Oluoch, Oluoch (2019), “The Influence of Retained Earnings and Equity Finance Structure on the Growth of Small and Medium Manufacturing Enterprises in Rwanda”, European Journal of Social Sciences. 58(2), pp. 112-123. 17. Van Hai, Tran, “ENTERPRISE FACTORS AFFECTING SECURITIES COMPANY’S PROFITABILITY: EXPERIMENTAL RESEARCH IN VIETNAM”, Bank competition, ownership and stability interrelationship in transition economies: A case study of Vietnam, p. 1. 18. Van Hai, Tran (2021), “Factors Affecting Short-term Solvency of Securities Companies: The Case of Vietnam”, Technology. 19. Van Hai, Tran (2022), “Solutions To Enhance The Level Of Capital Sufficient Securities Companies: The Case Of Vietnam”, Journal of Positive School Psychology. 6(8), pp. 5024-5038. 20. Wang, Tuoyu (2017), Empirical research on financial capability evaluation of A-share listed companies in the securities industry based on principal component analysis, Vol. 4, 21-26.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2