Ngành thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Trong bài viết "Ngành thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam", tác giả đề cập các tác động của chuyển đổi số đến ngành thương mại điện tử và kết quả đạt được của ngành thương mại điện tử dưới tác động của chuyển đổi số ở Việt Nam đến hết năm 2022. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngành thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
- NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM Vũ Hồng Nhung1 Tóm Tắt: Cú hích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 làm cho kinh tế số trở thành quá trình không thể đảo ngược và là xu hướng toàn cầu. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại. Việt Nam xây dựng mục tiêu cơ bản đến năm 2030 thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); Kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20% buộc các doanh tại Việt Nam cần có giải pháp kinh tế số thích ứng để nắm bắt cơ hội này. Nhiều công nghệ đột phá dựa trên nền tảng số hóa, tích hợp với các công nghệ thông minh tự động hóa kinh doanh. Nổi bật là kinh tế số với những chuyển biến lớn, trong đó, thương mại điện tử (TMĐT) được xem là mũi nhọn của nền kinh tế số. Trong bài viết này, tác giả đề cập các tác động của chuyển đổi số đến ngành TMĐT và kết quả đạt được của ngành TMĐT dưới tác động của chuyển đổi số ở Việt Nam đến hết năm 2022. Từ khóa: chuyển đổi số, thương mại điện tử 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự tác động của đại dịch covid khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, thu hẹp quy mô hoạt động; điều kiện môi trường kinh doanh biến động không ngừng và ngày càng phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng mở rộng và khốc liệt. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại gặp nhiều thách thức và khó khăn. Thương mại điện tử tiếp tục được xem là giải pháp và là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số những năm gần đây. Năm 2022, hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng tại Việt Nam. Theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Sau khi vượt qua đại dịch Covid-19, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra dự đoán này trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước và khả năng thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Ngành thương mại điện tử tại Việt Nam dù phát triển với tốc độ cao nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế số, tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn. 1 Học viện Tài chính
- 358 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Chuyển đổi số Chuyển đổi số được định nghĩa là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” (Vial, Gregory, 2019). Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kế quy mô và ngành nghề. Chuyển đổi số mô tả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tối ưu quy trình hiện tại của họ và tăng trải nghiệm của khách hàng nhằm duy trì tính cạnh tranh và phù hợp trong nền kinh tế mới lấy khách hàng làm trung tâm. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là cài đặt một phần mềm mới, hoặc chuyển sang sử dụng điện toán đám mây, mà cốt lõi của chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi cả về chuyên môn kinh doanh kết hợp với tất cả các yếu tố liên quan tới doanh nghiệp. Mặc dù chuyển đổi số được thúc đẩy bởi các thay đổi từ kì vọng của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh có tính kết nối cao với các hiểu biết số, việc thực hiện chuyển đổi đơn thuần bằng việc thay đổi công nghệ là không đủ. Chuyển đổi số đòi hỏi kết hợp kinh doanh với yếu tố chuyên môn và hiểu biết số một cách thích hợp để đảm bảo thành công. 2.2. Thương mại điện tử 2.2.1. Khái niệm Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”. Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử, giải thích: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Như vậy, đây là một hình thức kinh doanh trực tuyến diễn ra trên các trang mạng internet. Các cửa hàng bán sản phẩm trên các kênh TMĐT có thể là cửa hàng online hoặc các doanh nghiệp. Các kênh TMĐT có tác dụng giúp cho người dùng thực hiện các công việc mua bán hàng hóa trực tuyến. Mô hình kinh doanh TMĐT được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Những cuộc cách cuộc cách mạng chuyển đổi số sẽ thay đổi ngành TMĐT trong những năm tới. Ngược lại, TMĐT là một phần của chuyển đổi số. Áp dụng TMĐT trong chuyển đổi số không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể chuyển đổi số ngay cả khi họ không có sản phẩm để sản xuất, vận chuyển và giao hàng.
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 359 2.2.2. Các hình thức của thương mại điện tử Việc phân chia thị trường thương mại điện thành nhiều loại mô hình khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ mình đang thuộc hình thức TMĐT nào và có những phương pháp kinh doanh, vận hành phù hợp nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn về do- anh số và doanh thu bán hàng. Thị trường TMĐT cũng được phân thành các hình thức khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Có 6 loại hình TMĐT cơ bản: - B2B (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp): B2B là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên các kênh TMĐT. - B2C (Doanh nghiệp tới người tiêu dùng): Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đây là loại hình thức TMĐT phổ biến và dễ thấy nhất. - C2B (Người tiêu dùng đến doanh nghiệp): Các trang web mà người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và doanh nghiệp đặt hàng của họ. - C2C (Người tiêu dùng đến người tiêu dùng): Các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm giữa người tiêu dùng. - Ngoài các loại TMĐT này, còn có các loại phổ biến khác như G2C (Chính phủ đến người tiêu dùng), C2G (Người tiêu dùng đến Chính phủ) hoặc B2E (Doanh nghiệp đến nhà tuyển dụng). 2.3. Chuyển đổi số tác động đến ngành thương mại điện tử Chuyển đổi số là xu hướng, là cách mạng trong kỉ nguyên mới, nó tác động đến tất cả các ngành nghề trong đó có TMĐT. Thương mại điện tử được hiểu là mua bán hàng hóa qua mạng Internet. Trong đó, trang web chỉ là một khía cạnh trong quá trình chuyển đổi số của công ty bán lẻ. Doanh nghiệp TMĐT cần theo dõi những thay đổi trong kỳ vọng và hành vi của người tiêu dùng, nhờ vậy có thể sửa đổi các chiến thuật của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cuối cùng, doanh nghiệp còn phải theo kịp đối thủ cạnh tranh của mình. Cách mạng chuyển đổi số đã làm thay đổi đáng kể hoạt động của ngành TMĐT, bao gồm: - Công nghệ thực tế tăng cường (AR) phá vỡ những hạn chế của mua sắm trực tuyến Phần mềm AR là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong ngành TMĐT vì nó giúp người mua sắm trực quan hóa các sản phẩm mà họ quan tâm. Trước khi có AR, người tiêu dùng phụ thuộc vào trí tưởng tượng, vào các loại thước đo và sự may mắn khi mua sắm online. Họ không thể hình dung sản phẩm một cách tự tin. Tích hợp AR đã cách mạng hóa TMĐT bằng cách loại bỏ rào cản tâm lý lớn trong người mua. Chẳng hạn, khi muốn mua sắm đồ nội thất cho căn hộ nhưng còn nhiều băn khoăn, người tiêu dùng có thể dùng các ứng dụng quét sàn căn hộ, tùy chỉnh đồ nội thất và ngắm nghía như khi nó xuất hiện thật trong căn hộ của mình. Để minh chứng cho điều này, có thể xem cách nhà bán lẻ đồ nội thất Burrow đã áp dụng. Burrow có một ứng dụng gọi là Burrow at Home, giúp người tiêu dùng đặt thử các món đồ nội thất trong không gian sống của họ. Bằng cách sử dụng ứng dụng, người tiêu dùng có thể quét sàn của một căn phòng, tùy chỉnh ghế sofa Burrow và ngắm nghía như khi nó xuất hiện thật sự trong căn phòng.
- 360 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Dữ liệu lớn (Big data) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường cá nhân hóa Dữ liệu lớn là hoạt động kinh doanh lớn và nó là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh. Các nhà bán lẻ TMĐT lớn sẽ sử dụng dữ liệu lớn để cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cao. - Thương mại điện tử headless Thương mại điện tử headless (headless ecommerce) đã nổi lên trong những năm gần đây như một kỹ thuật quan trọng cho sự linh hoạt và tốc độ phát triển của TMĐT. Giải pháp TMĐT headless có thể cung cấp nhiều tùy chọn và cá nhân hóa hơn nhưng đòi hỏi một cách tiếp cận am hiểu về công nghệ hơn. Hầu hết mọi người không biết các trang web yêu thích của họ hoạt động như thế nào. Họ chỉ truy cập vào trang web, đặt hàng và sau đó làm công việc của họ. Trong khi đó, ở phía hậu trường của trang TMĐT, đơn hàng và sở thích đặt hàng của khách đã được di chuyển qua hệ thống thương mại và đưa mọi thứ vào cơ sở dữ liệu của nó. - Áp dụng nhiều phương thức thanh toán Được phát minh lần đầu tiên vào những năm 1920, thẻ tín dụng đã độc quyền hàng thế kỷ liền trong mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi đó, các phương thức thanh toán thay thế, bao gồm cả các nền tảng blockchain như Bitcoin còn khá non trẻ. Để dẫn đầu, các công ty TMĐT đương đại phải cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các phương thức thanh toán, bao gồm cả các tùy chọn mua ngay-trả-sau (buy-now-pay-later – BNPL). Khía cạnh này của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán lẻ. Bằng cách thêm tùy chọn thanh toán hàng tháng không lãi suất, các nhà bán lẻ đã kích thích tiêu dùng các sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm đắt đỏ. - Mua sắm trên thiết bị di động tiếp tục mở rộng Mọi người mua tất cả mọi thứ nhờ smartphone. Dữ liệu do hãng thống kê Statista thu thập năm 2021, gần 73% giao dịch TMĐT sẽ diễn ra trên thiết bị di động. Người tiêu dùng gần như luôn có lựa chọn nhà bán lẻ hoặc nhà bán buôn - nếu bạn không mang đến cho họ trải nghiệm linh hoạt, họ sẽ chỉ mua sắm ở nơi khác. 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH TMĐT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM Thương mại điện tử đang dần trở thành một hình thái kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2021, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 16% so với năm 2020, đạt 13,7 tỷ USD, chiếm 7% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. Kết quả điều tra từ khoảng 11.000 cá nhân người tiêu dùng và gần 10.000 doanh nghiệp, báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố cũng cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 361 Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD). Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020. Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Hình 1: Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam, giai đoạn 2018-2023 (tỷ USD) Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Ước tính, với doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự báo, năm 2023, với 74% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm mỗi người ước đạt khoảng 300-320 USD. Con số này năm 2022 là 288 USD. Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (76%); thiết bị đồ dùng gia đình (67%); đồ công nghệ và điện tử (61%); sách, hoa, quà tặng (53%); xem phim trực tuyến (35%) và thực phẩm (32%)… Bảng 1: Quy mô thị trường TMĐT tại Việt Nam, giai đoạn 2018-2023 2018 2019 2020 2021 2022 2023* Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (triệu người) 39,9 44,8 49,3 54,6 57 59-62 Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người (USD) 202 225 240 251 288 300-320 Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và 4,2 4,9 5,5 7 7,5 7,8-8 doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (%) Tỷ lệ người dân sử dụng Internet (%) 60 66 70 73 73,2 74 Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Một điểm đáng chú ý, nếu như hoạt động mua sắm của người dùng trên website thương mại điện tử giảm thì kênh mua sắm trên diễn đàn mạng xã hội và các ứng dụng mua hàng trên di động lại tăng mạnh. Cụ thể, trên diễn đàn mạng xã hội tăng từ 42% lên 65% và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động tăng từ 47% lên 63%. Báo cáo cũng cho biết, thời gian trung bình truy cập Internet của người dùng Việt Nam (khoảng 6 giờ 23 phút) tương đương với mức trung bình toàn cầu (6 giờ 37 phút). Việt Nam là
- 362 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM một trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng hóa trực tuyến hàng tuần ở mức trên 60%, cao hơn mức trung bình toàn cầu 57,6%. Theo đánh giá của Google và Temasek tại báo cáo “Kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2022”, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô nền kinh tế Internet (bao gồm các lĩnh vực: bán lẻ trực tuyến, vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến và nội dung nghe nhìn trực tuyến) đứng thứ 3 trong khu vực (sau Indonesia, Thái Lan), đạt 49 tỷ USD năm 2022. Báo cáo trên cũng đưa ra dự báo trong giai đoạn 2022 – 2025, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực đạt khoảng 31%/năm, quy mô ước đạt 49 tỷ USD vào năm 2025. Có được những kết quả như trên là do sự nỗ lực, đồng bộ của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi số với ngành TMĐT, như: - Tổ chức triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2022 – 2025 đã được ban hành tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; - Triển khai Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.ceca.gov.vn). Bộ Công Thương đã có 5 đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (BKAV, FPT, Viettel, Mobiphone, CMC). - Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT Go Online (www.goonline. gov.vn). Năm 2022, Chương trình đã có 20 doanh nghiệp với gần 50 giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số và TMĐT tham gia; đã hỗ trợ trung bình trên 50.000 đơn hàng sử dụng các giải pháp chuyển phát thông minh mỗi tháng tới các doanh nghiệp, người bán hàng trên môi trường trực tuyến; bước đầu đã thành công giúp 5 doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn TMĐT Amazon tại Mỹ. Trung bình mỗi tháng giúp nhóm doanh nghiệp nà tiêu thụ hơn 500 đơn hàng trên Amazon. - Triển khai các chương trình kết nối TMĐT nổi bật tại Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thái Bình, Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của các Sàn TMĐT lớn như Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada cũng như các đối tác chuyển phát như VNPost, Viettel Post... đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên TMĐT. Các mặt hàng nông sản tiêu biểu như vải thiều, nhãn lồng, bưởi, na, dừa, bơ cùng các mặt hàng thực phẩm đặc sản như nước mắm sá sùng, mật ong, cà phê... được đẩy mạnh tiêu thụ trên các sàn giao dịch TMĐT. - Triển khai nền tảng hỗ trợ giao dịch tích hợp thanh toán điện tử KeyPay kết nối, hỗ trợ dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 cho Bộ Công Thương và 09 Bộ, ngành, 03 tỉnh/ thành phố với trên 32 đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước. Năm 2022, KeyPay đã trở thành giải pháp chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Có thể nói, phát triển kinh tế số và xã hội số trong thương mại điện tử góp phần hiện đại hóa chu trình kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 363 4. KẾT LUẬN Trong điều kiện công nghiệp 4.0 và tác động của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã quan tâm, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên cả nước. Hơn nữa, cùng với phát triển hạ tầng mạng thông tin, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng internet ngày càng nhiều, trong đó những người dùng internet để mua hàng trực tuyến càng tăng cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động TMĐT đã nắm bắt được xu hướng và tích cực đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng công nghệ,... thu hút được lượng khách hàng lớn mua sắm. Tuy nhiên, vẫn còn có rào cản nhất định như tính bảo mật thông tin khiến người tiêu dùng còn e ngại khi mua bán những sản phẩm trên TMĐT. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp nhằm giải quyết các khó khăn trên. Về phía Chính phủ, việc tiếp tục cải tiến và hoàn thiện khung pháp lý cho TMĐT vẫn là hành động cần thiết, nhằm tạo một môi trường lành mạnh cho cả người mua và người bán trên môi trường số, bên cạnh đó là cải thiện hạ tầng công nghệ, góp phần giúp những giao dịch mua bán trên TMĐT thuận lợi và dễ dàng hơn. Về phía doanh nghiệp, cần quan tâm hơn đến những hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi mua - bán trên các trang TMĐT để có thêm nhiều khách hàng trung thành giới thiệu những sản phẩm của doanh nghiệp đến những người xung quanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2022), Báo cáo Tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 ngành Công Thương, NXB Công Thương, Hà Nội. 2. Bộ Công Thương (2022), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, NXB Công Thương, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), Báo cáo chuyển đổi số doanh nghiệp 2022 4. Đức Thành (2021), Những quy định mới về thương mại điện tử. Truy cập từ: https://pbgdpl.haiphong. gov.vn/Chinh-sach-phap-luat/Nhung-quy-dinh-moi-ve-thuong-mai-dien-tu-67473.html 5. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (2023), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 6. Lê Phú Khánh (2023), Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-viet- nam-109074.htm 7. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ (2020) 8. Vial, Gregory. (2019). Understanding digital transformation: A review and a research agenda. The Journal of Strategic Information Systems. 28. 10.1016/j.jsis.2019.01.003.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản (Ngành: Thương mại điện tử/ Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
98 p | 15 | 9
-
Giáo trình Nghiệp vụ giao nhận và quản lý kho hàng (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
62 p | 23 | 7
-
Giáo trình Pháp luật thương mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
85 p | 22 | 6
-
Giáo trình Tiếng Anh Thương mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
55 p | 13 | 6
-
Giáo trình Hậu cần trong thương mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
63 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
38 p | 7 | 5
-
Giáo trình Khai báo hải quan điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
47 p | 9 | 5
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
93 p | 8 | 5
-
Giáo trình Tác nghiệp thương mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
140 p | 9 | 4
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
98 p | 12 | 4
-
Giáo trình Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
80 p | 10 | 4
-
Giáo trình Tác nghiệp thưởng mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)
140 p | 7 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật xử lý ảnh (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
142 p | 8 | 3
-
Giáo trình Hậu cần trong thương mại điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
63 p | 6 | 3
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 6 | 2
-
Giáo trình Kinh doanh thương mại (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
54 p | 10 | 2
-
Điện tử hóa quá trình tuyển dụng lao động và thái độ của lao động tiềm năng trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam: Nghiên cứu tổng quan
9 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn