intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật lãnh đạo quân sự trong những cuộc chiến tranh nhân dân

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

171
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh chiến thắng, lịch sử những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam có ghi lại 3 lần thất bại: thất bại của An Dương Vương trước Triệu Đà; thất bại của Hồ Quý Ly trước nhà Minh, và thất bại của triều Nguyễn trước thực dân Pháp. Dù không có chung bối cảnh lịch sử, nhưng cả 3 thất bại trên đều có chung một nguyên do. Nguyên do ấy xuất phát từ tầng lớp lãnh đạo của cuộc kháng chiến: để mất lòng dân. Bảo vệ Tổ quốc: phản xạ có điều kiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật lãnh đạo quân sự trong những cuộc chiến tranh nhân dân

  1. Nghệ thuật lãnh đạo quân sự trong những cuộc chiến tranh nhân dân Bên cạnh chiến thắng, lịch sử những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam có ghi lại 3 lần thất bại: thất bại của An Dương Vương trước Triệu Đà; thất bại của Hồ Quý Ly trước nhà Minh, và thất bại của triều Nguyễn trước thực dân Pháp. Dù không có chung bối cảnh lịch sử, nhưng cả 3 thất bại trên đều có chung một nguyên do. Nguyên do ấy xuất phát từ tầng lớp lãnh đạo của cuộc kháng chiến: để mất lòng dân. Bảo vệ Tổ quốc: phản xạ có điều kiện Một quốc gia nhỏ nằm cạnh một đại cường quốc. Một chiếc cầu nối phương bắc với phương nam. Xét riêng về mặt địa chính trị, vị trí đất nước này đã đủ khiến cho việc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trở thành một trong những thử thách khó tránh khỏi trên hành trình gìn giữ biên
  2. cương.Mỗi bước tiến của dân tộc là mỗi bước người dân Việt Nam phải đánh đổi bằng trí tuệ, mồ hôi và sinh mạng. Ngay từ những ngày đầu dựng nước, Việt Nam - khi ấy có tên là Văn Lang - đã phải đối phó với hoạ xâm lăng đến từ đội quân đầy tham vọng của Tần Thuỷ Hoàng (thế kỷ thứ 3 TCN). Trước sức mạnh của quân Tần, người Việt đã trốn vào rừng, ngày ẩn đêm hiện, tiến hành cuộc chiến tranh du kích rộng lớn. Sau hơn 10 năm chiến đấu, tướng chỉ huy của quân giặc là Đồ Thư phải bỏ mạng giữa lúc sĩ khí của chúng đã hao mòn. Cuộc trường kỳ kháng chiến đầu tiên của dân tộc thắng lợi. Chẳng bao lâu sau, (từ 184 đến 179 TCN), người Việt lại phải đối mặt với một cuộc xâm lăng mới. Vì mất cảnh giác, An Dương Vương để giang sơn rơi vào tay Triệu Đà. Cái giá cho bài học đau đớn đó là 1000
  3. năm Bắc thuộc - 1000 năm mà bản sắc và sự tồn tại của dân tộc phải qua thử lửa, xương máu của không ít thế hệ đã đổ xuống để tìm lại tự chủ. Đó cũng là 1000 tinh thần bất khuất của từng người dân Việt được rèn vào trong máu. Năm 938, trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, kết thúc chuỗi nỗ lực thiên niên kỷ để giành lại độc lập của người Việt. Kỷ nguyên độc lập dân tộc bắt đầu với sự ra đời của nhà Ngô (938-965), Đinh (968-979), tiền Lê (980-1009) và được các triều đại Lý (1010- 1225), Trần (1226-1399), Hồ (1400-1407), Lê (1428-1527), Tây Sơn (1788-1801) và Nguyễn (1802-1884) vun đắp và hoàn thiện. Trong khoảng thời gian này, người dân Việt Nam vẫn tiếp tục chiến đấu để tạo nên bao chiến công hiển hách: 2 lần đập tan âm mưu xâm lược
  4. của quân Tống (năm 981 và 1076-1077); 3 lần đánh bại đội quân hùng mạnh nổi danh khắp thế giới Mông-Nguyên (1258, 1285 và 1288); đè bẹp và giành lại đất nước từ tay nhà Minh cướp nước (1417-1427) và đẩy lui chớp nhoáng 29 vạn quân Thanh xâm lược (1789). Cách đây chưa lâu, để giành lại độc lập và bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ, người dân Việt Nam lại buộc phải chiến đấu với những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thiếu thốn đối đầu với đầy đủ, lạc hậu đối đầu với hiện đại, chính nghĩa đối đầu với phi nghĩa, sau "30 năm dân chủ cộng hoà", Việt Nam lại là người chiến thắng. Lịch sử của đất nước này là lịch sử của những cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Chiến đấu vì dân tộc dường như đã trở thành một phản xạ có điều
  5. kiện trong mỗi người dân Việt Nam. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, và chẳng biết từ bao giờ, người Việt Nam đã tự đúc kết cho mình một “cẩm nang” chống ngoại xâm. "Cẩm nang" chống ngoại xâm Làm thế nào để không bị quân thù đè bẹp? Làm thế nào để nắm quyền chủ động? Làm thế nào để xoay chuyển tình thế? Đó là vấn đề tưởng chừng như không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé và những kẻ xâm lược khổng lồ. Tuy thế, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng dù kẻ địch có đến từ đâu, lớn mạnh cỡ nào, ta vẫn có cách để tiêu
  6. diệt chúng. Trong binh pháp của người Việt, kỹ thuật lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh đã trở thành nghệ thuật: Những đội quân xâm lược có tiềm lực mạnh luôn muốn đánh nhanh, thắng nhanh vì chúng chắc rằng nếu cự lại sức mạnh của chúng, chúng ta sẽ không thể tồn tại được lâu. Thế nên, thay vì chọn cách đối đầu ngay như ý muốn của quân giặc, người Việt Nam tìm cách làm suy giảm sức mạnh địch. Nhưng bằng cách nào? Bằng một thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, bằng sức mạnh thoắt ẩn thoắt hiện và dường như ở đâu cũng có của các lực lượng tại chỗ - mà sau này chúng ta gọi bằng cái tên du kích. Chiến tranh du kích đã xuất hiện ngay trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc đầu tiên của dân tộc - kháng chiến chống quân Tần xâm lược của nhà
  7. nước Văng Lang. Theo sách Hoài Nam Tử thì người Việt đã trốn vào rừng và tiến hành chiến tranh du kích. Sau hơn 10 năm không thể tiêu diệt được ta, quân Tần rệu rã, mất hết ý chí và thất bại. Sau này, những chiến thắng lớn của dân tộc đều mang dấu ấn của việc huy động sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông - đội quân hung bạo, đánh bại một loạt các quốc gia từ Á sang Âu, là ba lần người dân Đại Việt cùng nhau thực hiện kế “vườn không nhà trống” (kế thanh dã), cả nước đánh giặc khiến quân Nguyên không những không thể đánh theo lối sở trường của mình mà còn rơi vào tình trạng điêu đứng, tạo điều kiện cho những cái tên Vạn Kiếp, Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng đi vào lịch sử.
  8. Sau đó 7 thế kỷ, bài học về chiến tranh nhân dân lại được vận dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975). Tướng Pháp Pellet đã đánh giá về sức mạnh và hiệu quả của loại hình chiến tranh này như sau: “Trong cuộc chiến tranh du kích này, kẻ địch [quân dân Việt Nam] ở khắp nơi – không có mặt trận cố định cũng không có những công trình phòng ngự đặt đúng vị trí mà ở đó chúng ta có thể sử dụng có hiệu quả những phương tiện chiến đấu mạnh và hiện đại để tiêu diệt địch. Mỗi bụi tre, mỗi mái nhà đều có thể che dấu kẻ địch. Như thế sẽ thấy tinh thần của quân đội ta căng thẳng đến chừng nào, vì ở bất cứ đâu, không kể ngày đêm đều phải chống cự với kẻ địch mà ta không thể nắm được”. Chính sức mạnh của nhân dân Việt Nam là điều khiến kẻ thù sợ hãi nhất.
  9. Bên cạnh đó, sự chủ động và biết chớp thời cơ cũng là hai thành tố cơ bản tạo nên bất kỳ một chiến thắng nào. Nhìn lại những cuộc chiến tranh yêu nước trong lịch sử dân tộc mới hay, hai bài học này đã được vận dụng một cách rất độc đáo: từ thời Hai Bà Trưng cho tới Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung và gần đây nhất là kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Gom sức dân, khơi dòng yêu nước - Vai trò của những nhà lãnh đạo tài ba Nhân dân ta không ngại đánh giặc. Chúng ta có cẩm nang chống ngoại xâm. Nhưng có một yếu tố mà nếu thiếu nó, tất cả những điều nói trên về lòng yêu nước hay sức mạnh dân tộc chỉ là những khái niệm mơ hồ. Đó là sự dẫn dắt của những nhà cầm quân tài ba.
  10. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Nhưng để biến nguồn sức mạnh này trở thành một mãnh lực xoá sạch bóng quân thù, dân tộc đó phải sản sinh và nuôi dưỡng được những con người có bàn tay “gom”, khơi và hướng đường cho dòng sức mạnh ấy. Nhớ lại thời Hồ (1400-1407), khi quân Minh ùn ùn sang xâm lược, dù đã gắng sức chống chọi nhưng vì chiến đấu đơn độc, không huy động được lòng dân nên Hồ Quý Ly - vị vua đầu tiên và duy nhất của triều Hồ - nhanh chóng thất trận. Đất nước sa vào tay giặc.
  11. Một trong những thất bại đáng tiếc nữa là thất bại của triều Nguyễn (1802-1884). Không chỉ nhu nhược, thiếu kiên quyết, các vị vua nhà Nguyễn còn không thấy được sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân. Bị động trước sức tấn công của thực dân Pháp nhưng triều Nguyễn lại làm ngơ trước cuộc chiến đấu của nhân dân, quay sang chủ hoà với địch. Việc làm ấy đã đẩy những đất nước rơi vào cảnh lầm than trong suốt gần một thế kỷ. “Có lật thuyền mới biết sức dân như nước”, nhà quân sự tài trí Nguyễn Trãi của nghĩa quân Lam Sơn (1417-1427) đã đúc kết ra điều ấy. Nhìn lại lịch sử, những thất bại lớn của các triều đại trên đều nằm ở chỗ họ không huy động được nhân tâm, xa rời quần chúng và thiếu tầm lãnh đạo chiến lược.
  12. “Trải Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”. (Nguyễn Trãi, “Cáo bình Ngô”) Tham chiếu lại lịch sử, bắt đầu từ số này, chuyên trang Lanhdao.net sẽ cùng điểm lại đôi điều về nghệ thuật lãnh đạo quân sự của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung và những vị tướng lỗi lạc của thời đại Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2