intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật nghe - kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

333
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống, có nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe! Điều đó mang lại những bất lợi gì trong giao tiếp? rong giao tiếp, nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe! Đó có phải là một thói quen không? Đó là biểu hiện “hợm mình”. Người như vậy thường cho rằng mình là quan trọng, hiểu biết hơn người. Lại có người trong khi nghe người khác nói thường nói chen vào và cắt ngang câu chuyện của người khác. Có thể nói, những người như vậy là vô duyên nhất! Trong giao tiếp, kỹ năng nghe...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật nghe - kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

  1. Nghệ thuật nghe - kỹ năng quan trọng trong giao tiếp Trong cuộc sống, có nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe! Điều đó mang lại những bất lợi gì trong giao tiếp? Trong giao tiếp, nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe! Đó có phải là một thói quen không? Đó là biểu hiện “hợm mình”. Người như vậy thường cho rằng mình là quan trọng, hiểu biết hơn người. Lại có người trong khi nghe người khác nói thường nói chen vào và cắt ngang câu chuyện của người khác. Có thể nói, những người như vậy là vô duyên nhất! Trong giao tiếp, kỹ năng nghe là rất cần thiết. Khi nghe người khác nói chuyện, bạn nên tập trung chú ý lắng nghe, đó là biểu hiện sự tôn trọng và khuyến khích người nói. Bạn đừng vội nói về mình nhé! Những tiếng: “Thật thế sao?”, “Thú vị nhỉ?” thật ra không có thông điệp quan trọng nhưng nhiều khi lại làm cho cuộc nói chuyện thêm rôm rả, làm cho người nói và người nghe trở nên gần gũi, thân thiện. Có người tỏ ra hờ hững khi nghe người khác nói, đó cũng là biểu hiện xem thường người khác. Không gì buồn bằng khi đang có niềm tâm sự muốn giãi bày với người khác mà người đó lại tiếp thu với thái độ thờ ơ! Bởi vậy nói chuyện có duyên không phải là khéo nói mà trước hết phải có sự cảm thông với tâm tư của người nói. Người muốn nói chuyện với ta không
  2. phải để nghe ta nói mà thực ra họ muốn ta chia sẻ tâm sự với họ. Bởi vì: có niềm vui nếu kể được với ai, niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn nói được với ai, nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Nghệ thuật nghe đòi hỏi sự kiềm chế tính hiếu thắng và tính cách điềm đạm của người nghe. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong giao tiếp hàng ngày. Ngay cả lúc nói chuyện vui giữa chốn đông người, bạn cũng nên biết “lượng sức mình“, nếu trước đó đã có người nói chuyện hay rồi, thông minh hóm hỉnh rồi , bạn cảm thấy mình không thể nói hay hơn, hấp dẫn hơn họ được, tốt nhất ta nên im lặng mà thưởng thức, để không trở thành kẻ nhạt nhẽo, vô duyên. Thế mới biết: Nghe là cái tài không phải ai cũng có, mà thực ra chúng ta cũng cần phải luyện đấy! Người biết nghe đâu phải là người kém cỏi? Tục ngữ có câu: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng”, chúng ta cần rèn luyện mình thành một khán giả kiên nhẫn biết lắng nghe bạn nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2