Đề bài: Nghị luận xã hội về quan niệm: Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được <br />
nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả. Người ta làm tất <br />
cả để kiểm tra cái không mua được tất cả là tiền – điều đó thực sự là bất hạnh.<br />
<br />
Nếu chỉ nhiều về tiền mà thiếu văn hoá thì gọi đó là trọc phú, mà trọc phú thì chưa bao <br />
giờ được coi là giàu cả. Bọn trọc phú vô đạo nói “cái gì không mua được bằng tiền thì có <br />
thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chúng không biết rằng khi cái định mua nếu quy ra <br />
tiền rất lớn đã trở thành thứ vô hình, là giá trị chung mà không phải là sở hữu của riêng <br />
một người để có thể tùy tiện mua bán.<br />
<br />
Khi làm việc không nghĩ đến tiền thì khi ăn cứ phải băn khoăn lấy đâu ra tiền để trả. Tờ <br />
một đô la khi đốt đi sẽ còn lại tro bụi. Nhưng giá trị của nó sẽ đi vào tất cả những tờ đôla <br />
còn lại.<br />
<br />
Khi đồng tiền có giá trị thì người ta muốn đầu tư, khi nó mất giá trị thì người ta bàn đến <br />
chuyện đầu cơ, khi nó không còn giá trị thì người ta vùng lên đạp đổ xã hội.<br />
<br />
Bọn bất lương có thể làm được tiền giả bằng công nghệ cao và rất phức tạp, nguy hiểm, <br />
nhưng tại sao chúng không muốn làm ra đồ thật cho dù đơn giản hơn nhiều? Là vì chúng <br />
muốn ăn cắp cả thế giới – Tiền giả đó chính là cái mà quỷ dữ đã xui chúng làm ra và trả <br />
cho công lao của chúng. Người sáng mắt khi nhận một đô la còn phải nhìn kiểm tra thật <br />
kĩ, người mù họ chỉ sờ, người có tâm họ chỉ cần nghe.<br />
<br />
Ngoài tình yêu và danh dự, cái gì có thể đếm được thì hãy đếm cho chi li. Nếu là ham <br />
muốn thì bao nhiêu tiền cũng không đủ – Nhưng nếu xác định là chất lượng cuộc sống thì <br />
không cần nhiều tiền lắm cũng đủ. Cùng ngồi trên đống cát rất dễ là bạn. Nhưng khi <br />
cùng ngồi trên đống vàng nhiều khi dễ trở thành kẻ thù.<br />
<br />
Giàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có <br />
đó rất không yên ổn. Sự lụi bại của xã hội ở chỗ: Người tâm huyết thì thiếu tiền, không <br />
vị trí – Kẻ thừa tiền, thừa danh, thừa quyền thì không tâm huyết. Có những điều nếu trả <br />
bằng tiền thì người ta không muốn trả hoặc không chịu nổi, nhưng có thể trả bằng thứ <br />
khác, thậm chí dễ chịu và “tiết kiệm” hơn nhiều.<br />
<br />
Từ khi phát minh ra đồng tiền người ta có thể không cần cảm ơn. Nhưng nếu nói cảm ơn <br />
với nhau thì đồng tiền đã hàm chứa những giá trị mới. Cái gì không phải của mình thì: – <br />
Rồi cũng mất – Phải trả giá đánh đổi – Gây ra hậu quả hay ngộ độc. Tiền thì tùy từng nơi <br />
có phải là giá trị hay không, nhưng một đôla thì ở đâu cũng là một đôla. Một món hàng chỉ <br />
có giá một đôla nhưng sự thật về nó có khi là hàng triệu đôla.<br />
<br />
Chúng bảo nhau “cái khó bó cái khôn” nhưng khi hỏi đến cái “khôn” của chúng thì hoá ra <br />
đó là cái “khôn tiểu nhân”, ăn người, ích kỉ, ngắn hạn … vì vậy nếu dùng cái “khôn” ấy <br />
thì chỉ sinh thêm cái khó cho mai sau mà thôi. Chúng nghĩ ra bao nhiêu câu đối để xỏ xiên <br />
nhau, để khoe mẽ cái tài chơi chữ của mình, thế mà không nghĩ ra được một chiến lược <br />
kinh doanh sản phẩm để kiếm được nhiều tiền hơn.<br />
<br />
Kiếm tiền là câu chuyện của tài năng, còn xử sự với tiền đó là vấn đề của Văn hoá. <br />
Người ta trả một đôla cho việc mua, nhưng đòi hơn một đôla cho việc mất lòng tin. Một <br />
chai nước một đôla có ý nghĩa lớn lao ở chỗ nó đã kịp đến với người ta khi đang khát trên <br />
sa mạc. Một cây nến một đôla nhưng đã vô cùng ý nghĩa khi nó đã được thắp lên vào lúc <br />
mà người ta cần đến ánh sáng.<br />
<br />
Một đôla có thể mua được một liều “thuốc chết” ví như thuốc chuột, nhưng “thuốc sống” <br />
cần rất nhiều liều. Mình có, rất nhiều thứ trong đó không phải là tiền mà là tinh thần của <br />
mình. Đồng tiền kiếm được khi mang về nhà nó không còn là đồng tiền nữa. Đồng tiền <br />
lương thiện sẽ sản sinh ra các giá trị. Đồng tiền bất chính như tên trộm, sẽ lấy cắp đi rất <br />
nhiều thứ khác của người ta.<br />
<br />
Người ta giả dối trong lao động thì sẽ trở thành kẻ ăn cắp những đồng tiền của người <br />
khác. Đồng tiền đảm bảo sức mạnh của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp nếu bạn <br />
đem sử dụng sức mạnh ấy thì lại làm cho đồng tiền của bạn mất giá. Người biếu tiền <br />
thường nghĩ đến cái mục đích của mình còn người nhận lại quan tâm đến cái lí của nhận. <br />
Đúng ra là người biếu nên biết đến những ý nghĩa của giá trị sử dụng, còn người nhận <br />
nên thấy được cái tình của người biếu.<br />
<br />
Tiền mua được cao lương mĩ vị nhưng không mua được sự ngon miệng<br />
<br />
Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khoẻ<br />
<br />
Tiền mua được đồng hồ Rolex nhưng không mua được thời gian<br />
<br />
Tiền mua được bộ quần áo sang trọng nhưng không mua được phong cách<br />
<br />
Tiền mua được hợp đồng bảo hiểm nhưng không mua được sự yên ổn<br />
<br />
Tiền mua được Sex nhưng không mua được tình yêu<br />
<br />
Tiền mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được tổ ấm<br />
<br />
Tiền mua được kính Rayban nhưng không mua được tầm nhìn<br />
<br />
Tiền mua được máy tính nhưng không mua được sự sáng tạo<br />
<br />
Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự kính trọng<br />
<br />
Tiền mua được sách, bằng cấp nhưng không mua được tri thức<br />
<br />
Tiền mua được đàn nhưng không mua được cảm xúc…<br />
<br />
Tiền có thể thỏa mãn được tham vọng nhưng không thoả mãn được khát vọng.<br />
<br />
Bài số 2<br />
<br />
Đồng tiền quả có sức mạnh vô biên. Trong những xã hội thối nát, đồng tiền có thể mua <br />
tất cả, từ bằng cấp đến địa vị xã hội, quan chức… đây là ý kiến hoàn toàn sai lạc.<br />
<br />
Con người phát minh ra đồng tiền chỉ để làm phương tiện trung gian của việc trao đổi <br />
hàng hóa. Thử hình dung, ngoài biển cả bao la không có chút lương thực thực phẩm nào, <br />
nếu ai đó có trong tay cả núi tiền thì liệu tiền đó có cứu được sinh mệnh anh ta? Vì thế <br />
chỉ nên xem đồng tiền luôn là phương tiện. Trong một xã hội, thông thường người ta <br />
cũng đánh giá con người qua khả năng thu nhập. Điều đó được lượng hóa bằng tiền. <br />
Nhưng số tiền mà một cá nhân thu nhập được trong quá trình lao động cũng vẫn chưa thể <br />
nói hết phẩm giá đạo đức của người đó. Tóm Lại, đồng tiền không thể là thước đo phẩm <br />
giá của con người.<br />
<br />
Có hai cách kiếm tiền. Kiếm tiền chân chính bằng khả năng và lao động của mình và <br />
kiếm tiền bất chính bằng mọi thủ đoạn như tham nhũng, hối lộ, buôn bán ma túy, cho vay <br />
nặng lãi… Bi đát thay cho những ai tôn thờ đồng tiền. Đối với hạng người này, càng <br />
nhiều tiền họ càng hạnh phúc. Chỉ cần nhìn thấy đồng tiền là họ sẵn sàng quên đi tất <br />
thảy mọi điều quý giá trên đời. Và một nghịch lí tất yếu xảy ra, để hạnh phúc thì cá nhân <br />
đó phải bằng mọi cách vơ vét tiền. Đến mức, tự họ biến họ thành một “cái máy” kiếm <br />
tiền không hơn không kém.<br />
<br />
Kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng cách sử dụng tiền đó cho mục đích gì. <br />
Khi chết con người ta đem được gì sang thế giới bên kia?<br />
<br />
Vậy nên, có nhiều tiền chưa hẳn đã hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến khi người đó biết cách <br />
làm ra những đồng tiền chân chính bằng mồ hôi xương máu của chính mình và biết sử <br />
dụng đồng tiền ấy một cách khôn ngoan.<br />
<br />
Bài số 3<br />
<br />
“Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh <br />
vọng…”<br />
<br />
Bạn suy nghĩ như thế nào về câu nói trên đây? Quả thật, ai trong chúng ta cũng cần tiền. <br />
Cần tiền để ăn uống. Cần tiền để xây cất. Cần tiền để mua sắm. Cần tiền để du lịch, <br />
thư giãn và giải trí. Cần tiền để học tập. Cần tiền để trị bệnh v.v.. Thật vậy, tiền gắn <br />
liền với nhu cầu sinh tồn của con người. Vì thế, ai cũng vất vả lao động để kiếm tiền. <br />
Có người nhiều tiền. Có người ít tiền. Và cũng có người đôi khi không có đồng xu nào <br />
dính túi. Người có nhiều tiền cuộc sống sẽ dư dật và thoải mái. Người có ít tiền hay <br />
không có tiền phải sống vất vả khổ cực. Tuy nhiên, tiền có phải là tất cả? Có nhiều tiền <br />
cũng đồng nghĩa với có hạnh phúc chăng? Vậy phải nhận ra giá trị và sử dụng tiền như <br />
thế nào để cuộc đời chúng ta thật sự có ý nghĩa?<br />
<br />
Tiền giải quyết nhu cầu vật chất và tinh thần. Tiền có phải là tất cả? Một bạn trẻ đã <br />
cảm nhận thế này: “Tiền? Mọi người đều nói tiền không phải là tất cả. Vì nó không thể <br />
mua được mọi thứ như sức khoẻ, hạnh phúc… Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái của <br />
nó, "tiền không phải là tất cả" chỉ là những ý nghĩ của những người khá, đủ ăn đủ mặc… <br />
Còn đối với người nghèo và thậm chí người giàu, tiền có lẽ là đích sống của họ, vì đây là <br />
một cuộc sống đầy lo toan tính toán, có tiền mới có thể sống được.” Thật vậy, ai cũng <br />
cần tiền, nhất là những người nghèo, những người đang thất nghiệp. Nhịp sống bận rộn <br />
và hối hả nơi đất Sài Thành này cho ta thấy điều đó. Phần đông cư dân Sài Thành ai cũng <br />
tranh thủ thức dậy sớm để đi làm. Đi sớm về trễ vì kế sinh nhai. Có người làm công nhân. <br />
Có người làm nhân viên ngân hàng. Có người làm kế toán, kỹ sư, bác sĩ hay nhân viên xã <br />
hội v.v… Tất cả đều muốn kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình.<br />
<br />
Tiền có phải là tất cả? Một bạn trẻ khác đã đưa ra ví dụ: “Một gia đình có hai người con, <br />
một giàu, một nghèo. Người con nghèo không có tiền mua thuốc cho bố mẹ uống nhưng <br />
người giàu lại mua và quan tâm bằng vật chất, và khi có nhiều tiền, sẽ có cuộc sống tốt <br />
hơn. Và nếu có nhiều rồi, không phải lo âu về vật chất, lúc đó, tinh thần thoải mái và… <br />
nhưng tiền không mua được sự bất tử. Đó chính là hạn chế của tiền.”<br />
<br />
Tựu trung lại, tiền không là tất cả nhưng ai cũng cần tiền. Tiền có giá trị đối với cuộc <br />
sống con người. Thế nên, Publius Syrus mới nói: “Tiền bạc khiến cả thế giới xoay <br />
chuyển.” Bạn có bao giờ tìm hiểu ở Sài Gòn này có bao nhiêu ngân hàng chưa? Nhiều <br />
lắm. Tại sao? Tất cả cũng chỉ vì sự lưu thông của đồng tiền. Người ta vay tiền để kinh <br />
doanh, xây cất, đầu tư dự án. Ngân hàng cho vay để kiếm lợi nhuận từ đồng tiền. Tuy <br />
nhiên, tiền không là tất cả. Trên đời này cái gì cũng đều có mặt trái của nó. Đôi khi vì tiền <br />
mà người ta “vào tù ra khám”. Điều này được thể hiện như thế nào?<br />
Vì tiền mà “vào tù ra khám”. Louisa May Alcott nói: “Tiền bạc là gốc rễ của cái ác…” <br />
Cũng vì tiền mới có tham nhũng hối lộ. Cũng vì tiền mà nhiều doanh nghiệp, công ty <br />
tuyên bố phá sản. Cũng vì tiền mà nhiều người giết người, cướp của bất chấp cả lương <br />
tri. Cũng vì tiền mà người bạn của tôi phải ngồi tù vì bị kết tội mua bán trái phép chất ma <br />
túy. Cũng vì tiền mà nhiều người đánh đề, cá độ bóng đá, đánh bài, đá gà đến tán gia bại <br />
sản. Vì tiền mà vợ chồng li dị, anh em ruột chém giết, xích mích nhau v.v… Quả thật, <br />
mãnh lực của đồng tiền làm băng hoại phẩm chất con người. Tiền làm phát sinh nhiều tệ <br />
nạn xã hội, nhức nhối lòng người.<br />
<br />
Thế nên, Samuel Johnson đã trải nghiệm: “Tiền bạc và thời gian là những gánh nặng ghê <br />
gớm nhất của cuộc đời… và những kẻ bất hạnh nhất là những người sở hữu chúng nhiều <br />
hơn mình có thể sử dụng.” Thật vậy, có tiền lại muốn có thêm tiền. Không có tiền thì tìm <br />
mọi cách để có tiền. Đó là gánh nặng cuộc đời cho cả hai. Người có nhiều tiền sợ mất <br />
tiền, xài tiền phung phí và thỏa sức hưởng thụ. Người không có tiền bất chấp tất cả <br />
miễn sao có được tiền như ông bà ta có câu: “Bần cùng sinh đạo tặc.” Vậy nên, tiền <br />
không những không phải là tất cả nhưng còn là nguyên nhân của tệ nạn và cái ác. Tiền có <br />
thể mua được nhiều thứ nhưng liệu nó có mua được hạnh phúc?<br />
<br />
Tiền không mua được hạnh phúc và rất mong manh. Gần đây, các phương tiện truyền <br />
thông rầm rộ đề cập chuyện cái chết của người cha nghệ sĩ diễn viên Mai Thu Huyền. <br />
Bác ấy đã bất ngờ ra đi vĩnh viễn sau ca phẫu thuật ở bệnh viện Pháp – Việt (FV). Dư <br />
luận xôn xao. Gia đình bàng hoàng xót xa và phẫn nộ. Được biết nghệ sĩ Mai Thu Huyền <br />
là một người thành đạt và giàu có. Cô ta có nguyên căn hộ thênh thang ở Phú Mỹ Hưng, <br />
quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Thế nhưng, điều mà cô không có như bao người khác là không <br />
còn thấy mặt cha ruột của mình trong cuộc đời này. Ngẫm nghĩ mới thấy cuộc đời này <br />
không có gì trọn vẹn. Được cái này mất cái kia. Có nhiều tiền chưa chắc đã có được hạnh <br />
phúc.<br />
<br />
Vì thế, Benjamin Franklin mới triết lý: “Tiền bạc chưa bao giờ và sẽ không bao giờ khiến <br />
con người hạnh phúc, trong bản chất nó không có gì có thể tạo ra hạnh phúc. Một người <br />
càng có nó nhiều bao nhiêu càng muốn nó nhiều bấy nhiêu.” Quả vậy, nhiều người giàu <br />
lại muốn giàu thêm. Nhưng ai dám chắc rằng giàu có là hạnh phúc. Bạn tôi làm quản lý <br />
nhân sự cho một ngân hàng nước ngoài hợp tác với Việt Nam. Thu nhập mỗi tháng rất <br />
khá. Tuy nhiên, cha của bạn tôi lại có máu đỏ đen. Nợ nần. Lo lắng. Bất an… Nhưng <br />
cuộc đời là thế. Tiền quan trọng nhưng cũng rất mong manh. Có tiền chưa chắc đã có <br />
hạnh phúc.<br />
<br />
Vậy, phải sử dụng tiền như thế nào để cuộc sống được đảm bảo và ý nghĩa?<br />
<br />
Les Brown xác tín mạnh mẽ: “Điều quan trọng với tôi là tiền không quan trọng với tôi.” <br />
Còn bạn và tôi thì sao? Trong một buổi học kỹ năng sống cho người khiếm thị, nhà tâm lý <br />
đưa ra câu hỏi: Hãy sắp xếp bậc thang giá trị: tiền bạc, của cải vật chất, danh vọng, <br />
quyền lực, thời gian, sức khỏe, tình yêu? Buổi học có ba nhóm. Trong đó có hai nhóm xếp <br />
thời gian là bậc thang giá trị cao nhất. Tiền bạc là bậc thang giá trị cuối cùng. Tình yêu là <br />
bậc thang thứ hai.<br />
<br />
Bạn thân mến, Chúa Giêsu nói: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình thì nào có <br />
ích chi?” (Mt 16,26). Những người khiếm thị trên đây tuy khiếm khuyết về đôi mắt thể lý <br />
nhưng rất tinh tế về ánh sáng của tâm hồn. Họ đã chọn thời gian, tình yêu là bậc thang giá <br />
trị cao nhất cho cuộc đời. Có thời gian và tình yêu sẽ có tất cả. Còn mỗi Kitô hữu chúng ta <br />
thì sao? Chúa có phải là cùng đích và là tất cả cho đời mình? Tiền bạc không là tất cả. Có <br />
tiền chưa chắc đã có hạnh phúc. Có tiền không phải là có tất cả.<br />
<br />
Vậy thì tiền có phải là tất cả? Điều này phụ thuộc vào cảm nhận và sự chọn lựa của bạn <br />
và tôi. “Tiền là một đầy tớ tốt nhưng cũng là một ông chủ xấu.” Thế thì chúng ta nhìn <br />
tiền chỉ là phương tiện hay là mục đích của đời mình?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />