TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ CHỨC NĂNG CƠ TIM<br />
Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH ĐÃ LỌC MÁU CHU KỲ<br />
Hoàng Đình Anh*; Đào Hồng Dương**; NguyÔn Minh Tïng**<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi nghiên cứu chỉ số chức năng cơ tim (chỉ số Tei) ở 44 bệnh nhân (BN) suy thận mạn<br />
tính được điều trị lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Quân y 103 so sánh đối chiếu với<br />
30 BN suy thận mạn chưa LMCK. Kết quả cho thấy:<br />
BN suy thận mạn đã LMCK, chức năng thất trái được cải thiện với thời gian tống máu ET<br />
dài hơn: 257,07 ± 40,14 ms so với nhóm chưa lọc máu ET: 236,03 ± 34,37 ms, chỉ số Tei thất<br />
trái (0,81 ± 0,13) giảm so với nhóm chưa LMCK (0,84 ± 0,09). Chức năng thất phải nhóm đã<br />
LMCK cũng được cải thiện với Tei thất phải (0,33 ± 0,17), giảm hơn so với nhóm chưa LMCK<br />
Tei thất phải (0,36 ± 0,19).<br />
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc máu chu kỳ; Chỉ số Tei thất trái; Chỉ số Tei thất phải.<br />
<br />
STUDY OF MYOCARDIAL PERFORMANCE INDEX (TEI INDEX)<br />
IN CHRONIC RENAL FAILURE PATIENTS WITH HEMODIALYSIS<br />
summary<br />
We studied myocardial performance index (Tei index) in 44 chronic renal failure patients with<br />
hemodialysis treatment in 103 Hospital, compared with 30 patients no hemodialysis. The result<br />
showed that:<br />
The chronic failure renal with hemodialysis had functional left ventricular was improved with<br />
left ventricular ejection time (ET): (257.07 ± 40.14 ms) longer than chronic failure renal without<br />
hemodialysis ET: (236.03 ± 34.37 ms), Tei index 0.81 ± 0.13 also decreased than patiens<br />
without hemodialysis 0.84 ± 0.09.<br />
The patients had hemodialysis that is functional right ventricular also was improved with RV<br />
Tei 0.33 ± 0.17 compared with no hemodialysis RV Tei: 0.36 ± 0.19.<br />
* Key words: Chronic renal failure; Left ventricular Tei index; Right ventricular Tei index.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy thận mạn là tình trạng chức năng<br />
thận giảm sút do tổn thương cầu thận,<br />
giảm và mất dần chức năng lọc của cầu<br />
thận, BN cần được điều trị thận nhân tạo<br />
hoặc ghép thận.<br />
Biến chứng tim mạch thường gặp ở BN<br />
suy thận là tăng huyết áp (THA), phì đại<br />
<br />
thất trái. BN chưa lọc máu có tới 70 - 80%<br />
THA, nghiên cứu của Gerard và CS nhận<br />
thấy mức độ THA tương quan với mức<br />
protein niệu và suy giảm mức lọc cầu<br />
thận [6], nếu THA không được kiểm soát tốt<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Đình Anh (anhhoangc9@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 11/02/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/04/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/04/2014<br />
<br />
86<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
sẽ dẫn đến suy tim nặng, Foley và CS<br />
nghiên cứu BN suy thận có lọc máu gặp tỷ<br />
lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch là<br />
10,4 - 15,7% [5].<br />
Có nhiều phương pháp đánh giá chức<br />
năng tim ở BN suy thận, siêu âm Doppler<br />
tim vẫn là phương pháp có giá trị khảo<br />
sát khá toàn diện cả về hình thái và chức<br />
năng tim. Năm 1995, Tei và CS đã đưa ra<br />
phương pháp đánh giá toàn bộ chức<br />
năng thất trái, đó là chỉ số chức năng cơ<br />
tim (MPI - myocardial performance index),<br />
được gọi theo tên tác giả là chỉ số Tei [8].<br />
Hiện tại, đã có một số nghiên cứu về<br />
chỉ số Tei [1, 2] ở bệnh tim mạch, nhưng<br />
nghiên cứu trên BN suy thận mạn còn<br />
hạn chế, đánh giá chức năng tim còn<br />
chưa được quan tâm nhiều, do vậy chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục<br />
tiêu: Tìm hiÓu biến đổi một số thông số<br />
siêu âm Doppler tim và chỉ số Tei ở BN<br />
suy thận mạn đã LMCK.<br />
<br />
BN được làm siêu âm Doppler tim tại<br />
Khoa Chẩn đoán Chức năng với máy siêu<br />
âm Philips HD-15, đánh giá toàn bộ các<br />
thông số siêu âm thường quy, tính chỉ số<br />
Tei thất trái và phải.<br />
Chỉ số Tei thất trái: phương pháp siêu<br />
âm Doppler xung dòng chảy qua van 2 lá<br />
và qua van động mạch chủ, tính thời gian<br />
giãn cơ đồng thể tích thất trái (IVRT), thời<br />
gian co cơ đồng thể tích (IVCT), thời gian<br />
tống máu ET và thời gian toàn tâm thu<br />
(TST).<br />
Đánh giá chỉ số Tei theo tác giả Tei và<br />
CS (1995) [8] với sơ đồ dưới đây:<br />
<br />
Sơ đồ cách tính chỉ số Tei thất trái:<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
74 BN được chẩn đoán xác định suy<br />
thận mạn tính tại Bệnh viện Quân y 103,<br />
trong đó, nhóm nghiên cứu 44 BN đã<br />
LMCK suy thận độ IIIb và độ IV. Nhóm<br />
chứng gồm 30 BN suy thận độ II và IIIa,<br />
chưa phải điều trị lọc máu. BN được chẩn<br />
đoán xác định mức độ suy thận tại Khoa<br />
Thận và Lọc máu (A12), Bệnh viện Quân<br />
y 103.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Tei (thất trái) = (IVRT + IVCT)/ET.<br />
- Chỉ số Tei thất phải: phương pháp<br />
siêu âm Doppler xung dòng chảy qua van<br />
3 lá tính thời gian toàn tâm thu thất phải<br />
(TST), dòng chảy qua van động mạch<br />
phổi tính thời gian tống máu thất phải<br />
(ET).<br />
<br />
ơ<br />
<br />
87<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
(IVRT + IVCT) thất phải = TST thất phải ET thất phải.<br />
Do đó, Tei thất phải là: Tei (thất phải) =<br />
(TST thất phải - ET thất phải)/ET thất<br />
phải.<br />
Thống kê xử lý số liệu theo chương trình<br />
SPSS 11.5 của WHO.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
THÔNG SỐ<br />
<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
CHƯA LMCK<br />
(n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN<br />
CỨU ĐÃ<br />
LMCK<br />
(n = 44)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam, n (%)<br />
<br />
20 (66,7%)<br />
<br />
41 (93,2%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nữ, n (%)<br />
<br />
10 (33,3%)<br />
<br />
3 (6,8%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tuổi trung<br />
bình<br />
Thời gian<br />
LMCK (năm)<br />
<br />
35,47 ± 13,09 33,51 ± 8,41<br />
<br />
Về thời gian LMCK, với 44 BN đều<br />
được chẩn đoán suy thận nặng giai đoạn<br />
IIIb-IV phải LMCK, thời gian lọc máu trung<br />
bình của BN 4 năm, BN lọc máu ngắn<br />
nhất 6 tháng, dài nhất 7 năm. Như vậy, so<br />
với nhóm chứng suy thận chỉ ở giai đoạn<br />
II-IIIa, BN có chỉ định lọc máu là BN suy<br />
thận nặng, biến chứng tim mạch gặp<br />
nhiều hơn, nhưng khi đã được LMCK,<br />
tình trạng suy tim sẽ được cải thiện, do<br />
vậy chúng tôi đánh giá chỉ số Tei thất trái<br />
và thất phải và so sánh 2 nhóm với nhau<br />
để theo dõi tình trạng suy tim ở BN suy<br />
thận đã được LMCK.<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
4,0 ± 3,1<br />
<br />
Chúng tôi nghiên cứu đánh giá chỉ số<br />
chức năng cơ tim (Tei) cả thất phải và trái<br />
ở 74 BN suy thận mạn tính từ độ II - IV<br />
bằng siêu âm Doppler tim, so sánh giữa<br />
nhóm đã LMCK (nhóm nghiên cứu) và<br />
chưa LMCK (nhóm chứng), kết quả cho<br />
thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm nghiên cứu<br />
chủ yếu gặp ở nam giới (93,2%) nhiều<br />
hơn nhóm chứng (66,7%), nữ gặp ít hơn<br />
(6,8% so với 33,3%), sự khác biệt này do<br />
BN vào điều trị tại Bệnh viện Quân y 103<br />
gồm nhiều đối tượng cả quân và dân,<br />
nhưng khi có chỉ định LMCK, điều trị dài<br />
ngày chủ yếu là nam quân nhân.<br />
Về tuổi gặp ở cả 2 nhóm đều khá trẻ,<br />
trung bình nhóm LMCK 33,51 ± 8,41 tuổi,<br />
nhóm chưa LMCK 35,47 ± 13,09 tuổi, 2<br />
nhóm không có sự khác biệt p > 0,05, tuổi<br />
thấp như vậy vì ở cả 2 nhóm chủ yếu là<br />
BN suy thận do viêm cầu thận mạn, bệnh<br />
88<br />
<br />
lý này thường gặp ở người trẻ tuổi. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương<br />
đương với Đỗ Doãn Lợi: tỷ lệ BN nam<br />
cao hơn nữ (nam 62,4%, nữ 37,6%), tuổi<br />
cũng gặp ở người trẻ (39,8 ± 14 tuổi) [3].<br />
<br />
Bảng 2: Chỉ số Tei thất trái ở BN suy<br />
thận đã LMCK.<br />
THÔNG<br />
SỐ<br />
<br />
NHÓM CHỨNG NHÓM CHỨNG<br />
CHƯA LMCK ĐÃ LMCK (n = 44)<br />
(n = 30)<br />
<br />
p<br />
<br />
IVRT (ms)<br />
<br />
114,87 ± 16,59<br />
<br />
119,61 ± 18,43<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
IVCT (ms)<br />
<br />
82,13 ± 10,28<br />
<br />
85,75 ± 10,67<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ET (ms)<br />
<br />
236,03 ± 34,37<br />
<br />
257,07 ± 40,14<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
0,84 ± 0,09<br />
<br />
0,81 ± 0,13<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ số Tei<br />
<br />
So sánh về thời gian giãn cơ đồng thể<br />
tích (IVRT) và thời gian co cơ đồng thể<br />
tích (IVCT) giữa 2 nhóm suy thận chưa và<br />
đã lọc máu không có sự khác biệt, chỉ số<br />
Tei thất trái nhóm LMCK 0,81 ± 0,13,<br />
nhóm chưa LMCK 0,84 ± 0,09 đều tăng<br />
khá cao so với người bình thường khỏe<br />
mạnh, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu<br />
Hoài, Dương Quang Huy (Tei: 0,45 ± 0,06)<br />
[1, 2]. Như vậy, BN suy thận có suy thất<br />
trái cả tâm thu và tâm trương rõ ràng,<br />
nhưng cũng chưa khác biệt giữa 2 nhóm,<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
nhóm đã chạy thận chu kỳ, chỉ số Tei<br />
thấp hơn nhóm chưa LMCK.<br />
Mặc dù ở nhóm LMCK, các thông số<br />
IVRT và IVCT chưa có cải thiện so với<br />
chứng, nhưng thời gian tống máu đã cải<br />
thiện rõ rệt, thời gian tống máu ET tăng<br />
có ý nghĩa so với nhóm chưa LMCK (ET:<br />
257,07 ± 40,14 ms so với 236,03 ± 34,37<br />
ms, p < 0,05), điều này cho thấy LMCK ở<br />
BN suy thận nặng đã làm giảm bớt tình<br />
trạng suy tim. Pappas KD và CS (2007)<br />
nhận thấy BN LMCK được điều trị kết<br />
hợp chống thiếu máu, chỉ số Tei giảm<br />
đáng kể do thời gian tống máu kéo dài,<br />
chức năng tim được cải thiện rõ rệt [7].<br />
Bảng 3: Chỉ số Tei thất phải ở BN suy<br />
thận đã LMCK.<br />
<br />
LMCK<br />
(n = 30)<br />
<br />
LMCK<br />
(n = 44)<br />
<br />
p<br />
<br />
ETp (ms)<br />
<br />
264,33 ± 39,28 278,57 ± 44,54 > 0,05<br />
<br />
TST (ms)<br />
<br />
368,3 ± 59,69<br />
<br />
373,82 ± 56,81 > 0,05<br />
<br />
TST-ETp<br />
(ms)<br />
<br />
103,97 ± 52,16<br />
<br />
95,25 ± 46,04 > 0,05<br />
<br />
Chỉ số Tei<br />
<br />
0,40 ± 0,21<br />
<br />
0,33 ± 0,17<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Để đánh giá toàn diện chức năng toàn<br />
bộ của tim, chúng tôi khảo sát cả chức<br />
năng thất phải thấy thời gian tống máu<br />
thất phải (ETp), tổng thời gian giãn cơ<br />
đồng thể tích và co cơ đồng thể tích thất<br />
phải (TST - ETp) giữa 2 nhóm chưa LMCK<br />
và đã LMCK chưa có khác biệt. Còn chỉ<br />
số Tei thất phải đánh giá tình trạng suy<br />
thất phải ở cả 2 nhóm đều tăng cao hơn<br />
so với chỉ số ở người bình thường, kết<br />
quả thu được chỉ số Tei ở BN suy thận<br />
chưa LMCK là 0,40 ± 0,21, đã LMCK:<br />
0,33 ± 0,17, nghiên cứu của Eidem và CS<br />
[4] thấy Tei thất phải ở người bình thường là<br />
<br />
0,28 ± 0,04, kết quả này cho thấy BN suy<br />
thận đã bắt đầu có suy thất phải, nhưng<br />
chưa nhiều. Vonk MC và CS cho rằng Tei<br />
thất phải có giá trị đánh giá suy tim phải ở<br />
BN tăng áp lực động mạch phổi, tác giả<br />
nghiên cứu 98 BN tăng áp lực động mạch<br />
phổi, Tei thất phải là 0,41 ± 0,21, như vậy<br />
khi Tei thất phải ≥ 0,36 có biến đổi chức<br />
năng tâm thu thất phải [9].<br />
So sánh giữa 2 nhóm chưa LMCK và<br />
đã LMCK, chỉ số Tei thất phải không khác<br />
biệt, nhưng ở nhóm LMCK, Tei thất phải<br />
đã giảm dưới mức 0,36, điều này cho<br />
thấy ở BN suy thận được LMCK, tình<br />
trạng suy tim thất phải cũng được cải<br />
thiện như thất trái.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Có suy chức năng cơ tim thất trái ở<br />
BN suy thận mạn chưa LMCK và đã<br />
LMCK, biểu hiện bằng chỉ số Tei thất trái<br />
tăng cao: chỉ số Tei thất trái khi chưa<br />
LMCK: 0,84 ± 0,09, Tei thất trái ở BN đã<br />
LMCK: 0,81 ± 0,13, ở BN LMCK, tình<br />
trạng suy thất trái được cải thiện hơn,<br />
thời gian tống máu kéo dài hơn với ET:<br />
257,07 ± 40,14 ms, chỉ số Tei thất trái<br />
giảm hơn nhóm BN chưa LMCK.<br />
- BN suy thận mạn chưa LMCK và<br />
LMCK đã bắt đầu suy giảm chức năng<br />
thất phải với chỉ số Tei thất phải 0,40 ± 0,21<br />
và 0,33 ± 0,17, BN LMCK, tình trạng suy<br />
thất phải được cải thiện với Tei thất phải:<br />
0,33 ± 0,17.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Thu Hoài và CS. Nghiên<br />
cứu chỉ số Tei ở các BN nhồi máu cơ tim cấp.<br />
Tạp chí Tim mạch Việt Nam. Hội Tim mạch<br />
Việt Nam. 2006, 43, tr.16-22.<br />
<br />
89<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
2. Dương Quang Huy. Nghiên cứu chỉ số<br />
chức năng cơ tim - Tei thất trái ở BN ĐTĐ týp<br />
2. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.<br />
2006.<br />
3. Đỗ Doãn Lợi. Nghiên cứu những biến<br />
đổi về hình thái chức năng tim và huyết động<br />
bằng phương pháp siêu âm Doppler trên BN<br />
suy thận giai đoạn IV. Luận án Tiến sỹ Y học.<br />
Học viện Quân y. 2002.<br />
4. BW Eidem et al. Usefulness of the<br />
myocardial performance index for assessing<br />
right ventricular function in congenital heart<br />
disease. Am J Cardiol. 2000, 86, pp.654-658.<br />
5. Foley RN, Parfrey PS et al. Serial<br />
change in echocardiographic parameters and<br />
cardiac failure in end stage renal disease.<br />
Transplantation. 2000, pp.912-916.<br />
<br />
90<br />
<br />
6. Gerard M et al. Pathophysiology of<br />
cardiovascular disease in hemodialysis patients.<br />
International Kidney. 2000, 58, pp.140-147.<br />
7. Pappas KD, Gouva CD. Correction of<br />
anemia with erythropoietin in chronic kiney<br />
disease stage 3 or 4: Effects on cardiac<br />
performance. Drugs. 2007.<br />
8. C Tei. New non-invasive index for<br />
combined systolic and diastolic ventricular<br />
function. J Cardiol. 1995, 26, pp.135-136.<br />
9. Vonk MC, Verugt FW, Dijk AP. Right<br />
ventricle Tei-index: A tool to increase the acuracy<br />
of non-invasive detection of pulmonary arterial<br />
hypertension in connective tissue diseases.<br />
Journal of the American College of Cardiology.<br />
2007.<br />
<br />