T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN VÀ CHỨC NĂNG<br />
TẾ BÀO BETA Ở BỆNH NHÂN BỆNH KHỚP MẠN TÍNH<br />
CÓ HỘI CHỨNG CUSHING DO CORTICOID<br />
Phạm Thanh Bình*; Nguyễn Minh Núi*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào (CNTB) beta ở<br />
bệnh nhân (BN) hội chứng Cushing do corticoid. Đối tượng và phương pháp: 114 người bao<br />
gồm 85 BN hội chứng Cushing do corticoid và 29 người có bệnh khớp mạn tính không có hội<br />
chứng Cushing, có độ tuổi tương đương được khám lâm sàng, làm xét nghiệm glucose và<br />
insulin máu lúc đói để tính chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và CNTB beta theo mô hình<br />
HOMA2 (Homeostasis Model Assessment). Kết quả: chỉ số kháng insulin ở BN hội chứng<br />
Cushing (1,54 ± 0,85), cao hơn nhóm chứng (0,98 ± 0,53) (p < 0,05). Tỷ lệ kháng insulin ở BN<br />
hội chứng Cushing (56,47%), cao hơn nhóm chứng (24,14%) (p < 0,05). Tỷ lệ giảm CNTB beta<br />
ở BN hội chứng Cushing (16,47%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng<br />
(13,79%) (p > 0,05). Chỉ số độ nhạy insulin ở BN hội chứng Cushing (89,87 ± 53,54) thấp hơn<br />
có ý nghĩa so với nhóm chứng (128,00 ± 57,27) (p < 0,05), tỷ lệ giảm độ nhay insulin ở BN hội<br />
chứng Cushing (51,76), cao hơn nhóm chứng (17,24) (p < 0,05). Kết luận: BN hội chứng Cushing<br />
có biểu hiện tăng chỉ số kháng insulin và giảm độ nhạy insulin.<br />
* Từ khóa: Hội chứng Cushing do corticoid; Chỉ số kháng insulin; Chức năng tế bào beta;<br />
Bệnh khớp mạn tính.<br />
<br />
Investtigation of HOMA2-IR and HOMA2-B in Cushing’s Syndrome<br />
Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate insulin resistance, insulin sensitivity and beta-cell function in Cushing<br />
syndrome patients. Subjects and methods: 114 participants, including 85 Cushing’s syndrome<br />
patients and 29 non Cushing syndrome individuals with equivalent age were performed clinical<br />
examination, testing blood glucose and fasting insulin to calculate the index of insulin resistance (IR),<br />
insulin sensitivity and beta cell function based on HOMA2 (Homeostasis Model Assessment).<br />
Results: The HOMA2-IR in Cushing’s syndrome patients were (1.54 ± 0.85), significantly higher<br />
than that of control group (0.98 ± 0.53; p < 0.05). The ratio of insulin resistance in Cushing’s<br />
syndrome patients was (56.47%), higher than that of control group (24.14%; p < 0.05). The ratio<br />
of decreased beta cell function in Cushing’s syndrome patients was (16.47%), similar to that of<br />
the control group (13.79%; p > 0.05). Insulin sensitivity index in Cushing’s syndrome patients<br />
was (89.88 ± 53.42), significantly lower than that of the control group (128.00 ± 57.27; p < 0.05),<br />
The ratio of decreased insulin sensitivity index in Cushing’s syndrome patients was (51.76),<br />
higher than that of the control group (17.24, p < 0.05). Conclusion: Cushing’s syndrome patients<br />
have increased insulin resistance and reduced insulin sensitivity.<br />
* Key words: Cushing syndrome’s; Insulin resistance; Beta cell function; Acute Arthritis.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thanh Bình (thanhbinh4121d@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2017<br />
<br />
45<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng Cushing là một rối loạn nội<br />
tiết do gia tăng mạn tính glucocorticoid<br />
(GCs) trong máu [2]. Hội chứng cushing<br />
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng<br />
có biểu hiện lâm sàng giống nhau [3].<br />
Trong đó, nguyên nhân do sử dụng quá<br />
liều và kéo dài cortisol hoặc steroid tổng<br />
hợp giống cortisol là nguyên nhân thường<br />
gặp trên lâm sàng ở nhiều chuyên khoa<br />
khác nhau. Hội chứng Cushing do corticoid<br />
là hậu quả của việc sử dụng GCs liều cao<br />
kéo dài, làm nồng độ thuốc trong trong<br />
máu cao hơn nồng độ sinh lý từ đó gây ra<br />
các tác dụng phụ trên nhiều cơ quan<br />
trong cơ thể [1]. Đái tháo đường là một<br />
trong các biến chứng phổ biến của hội<br />
chứng Cushing chiếm khoảng 20% [5].<br />
Đái tháo đường trong hội chứng Cushing<br />
xuất hiện chủ yếu do hậu quả của kháng<br />
insulin và giảm tiết insulin do tăng GCs [6].<br />
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về<br />
hội chứng Cushing. Tuy nhiên, đánh giá<br />
tình trạng kháng insulin ở BN hội chứng<br />
Cushing chưa được nghiên cứu đầy đủ.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm: Khảo sát chỉ số kháng insulin<br />
(HOMA2-IR) độ nhạy insulin (HOMA2-IS)<br />
và CNTB beta (HOMA2-β) ở BN bị bệnh<br />
khớp mạn tính có hội chứng Cushing do<br />
corticoid.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
114 đối tượng chia làm 2 nhóm: nhóm<br />
nghiên cứu (85 BN), được chẩn đoán hội<br />
chứng Cushing theo Aron (2001) điều trị<br />
tại Khoa Khớp và Nội tiết, Bệnh viện<br />
Quân y 103. Nhóm chứng (29 người)<br />
có bệnh lý khớp mạn tính, không có hội<br />
46<br />
<br />
chứng Cushing có độ tuổi tương đương<br />
nhóm nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Tất cả đối tượng nghiên cứu được<br />
khám lâm sàng, cận lâm sàng. Đánh giá<br />
kháng insulin dựa vào nồng độ glucose<br />
máu lúc đói và insulin máu lúc đói theo<br />
mô hình HOMA2 vi tính đã được cập nhật<br />
hoàn chỉnh năm 2004, phiên bản 2.2.2<br />
năm 2007 chạy trên giao diện excel, phần<br />
mềm được cung cấp miễn phí qua trang<br />
web http//www.dtu.ox.ac.uk/homa. Dùng<br />
các cặp nồng độ glucose-insulin lúc đói<br />
để tính chỉ số kháng insulin, CNTB beta,<br />
độ nhạy insulin, kết quả được phiên giải<br />
như sau:<br />
- Đánh giá nồng độ insulin: dựa vào<br />
chỉ số tham chiếu Khoa Sinh hoá.<br />
- HOMA2-IR (Homeostasis Model<br />
Assessment 2 of Insulin resistance) chỉ số<br />
kháng insulin tính theo cặp nồng độ<br />
glucose-insulin lúc đói. Khi chỉ số này cao<br />
hơn tứ phân vị trên của nhóm chứng được<br />
coi có kháng insulin.<br />
- HOMA2-%B (Homeostasis Model<br />
Assessment 2 of beta-cell function) chỉ số<br />
CNTB beta tính theo cặp nồng độ glucoseinsulin. Khi chỉ số này nhỏ hơn giá trị trung<br />
bình của nhóm chứng-SD được coi là giảm<br />
CNTB beta.<br />
- HOMA2-%S (Homeostasis Model<br />
Assessment 2of Insulin sensitivity) độ nhạy<br />
insulin tính theo cặp nồng độ glucoseinsulin. Khi chỉ số này nhỏ hơn giá trị<br />
trung bình của nhóm chứng-SD được coi<br />
giảm độ nhạy insulin.<br />
So sánh các chỉ số này giữa BN hội<br />
chứng Cushing và nhóm chứng theo thuật<br />
toán t-test cho hai số trung bình quan sát.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Việc sử dụng liều cao glucocorticoid trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ GCs<br />
trong máu tăng cao kéo dài, gây ra nhiều biến chứng. Đái tháo đường là một biến<br />
chứng thường gặp (20%). Cơ chế gây ra đái tháo đường tăng kháng insulin và giảm<br />
tiết insulin do GCs tăng quá mức [6].<br />
1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: So sánh tuổi và giới giữa hai nhóm nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu (n = 85)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 29)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
61,00 ± 10,78<br />
<br />
56,97 ± 15,26<br />
<br />
Nam<br />
<br />
43,53<br />
<br />
55,17<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
56,47<br />
<br />
44,83<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi trung bình và tỷ lệ về giới của hai nhóm tương đương nhau (p > 0,05).<br />
2. Đặc điểm phân chia nồng độ insulin ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 2: So sánh nồng độ insulin giữa 2 nhóm.<br />
Insulin<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu (n = 85)<br />
<br />
Nhóm chứng bệnh (n = 29)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
< 7,1 µU/ml<br />
<br />
24<br />
<br />
28,24<br />
<br />
16<br />
<br />
55,17<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
7,1 - 15,6 µU/ml<br />
<br />
42<br />
<br />
49,41<br />
<br />
12<br />
<br />
41,38<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 15,6 µU/ml<br />
<br />
19<br />
<br />
22,35<br />
<br />
1<br />
<br />
3,45<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
± SD<br />
<br />
11,25 ± 6,07<br />
<br />
7,65 ± 4,17<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nồng độ insulin máu lúc đói trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ BN có insulin máu lúc đói > 15,6 µU/ml ở nhóm nghiên<br />
cứu là 22,35%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (3,45; p < 0,05).<br />
Lấy điểm cắt giới hạn của nhóm chứng là 11,82 µU/ml, chúng tôi thấy tỷ lệ BN hội<br />
chứng Cushing có tăng nồng độ insulin máu (48,23 %), cao hơn có ý nghĩa thống kê so<br />
với nhóm chứng (p < 0,05). Như vậy, BN hội chứng Cushing có hiện tượng cường insulin.<br />
Tình trạng cường insulin chủ yếu do kháng insulin gây ra. Có thể, do hiện tượng kháng<br />
insulin ở ngoại vi, nên tụy đảo phải tăng cường tiết insulin để đáp ứng với tình trạng<br />
trên. Sự kết hợp giữa tăng tiết của tế bào beta ở ngoại kết hợp với kháng insulin làm<br />
cho nồng độ insulin máu lúc đói tăng cao. Sau một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng<br />
giảm tiết insulin ở tế bào beta tụy đảo.<br />
47<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
3. Đặc điểm chỉ số kháng insulin, CNTB beta và độ nhạy insulin ở BN hội chứng<br />
Cushing do corticoid.<br />
Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của chỉ số HOMA2 giữa 2 nhóm.<br />
Nhóm<br />
<br />
Chỉ số<br />
HOMA2-IR<br />
HOMA2-β<br />
HOMA2-IS<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 85)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 29)<br />
<br />
p<br />
<br />
1,43 ± 0,80<br />
<br />
0,98 ± 0,53<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
± SD<br />
Tứ phân vị trên<br />
± SD<br />
<br />
1,26<br />
149,19 ± 78,49<br />
<br />
Chỉ số giới hạn<br />
± SD<br />
<br />
105,26 ± 37,57<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
67,69 - 142,83<br />
94,23 ± 53,03<br />
<br />
Chỉ số giới hạn<br />
<br />
128,00 ± 57,27<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
70,73 - 185,27<br />
<br />
Theo đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (1998) sử dụng điểm cắt giới hạn của chỉ<br />
số HOMA2-IR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tứ vị phân trên của chỉ số HOMA2 - IR ở<br />
nhóm chứng, đây là điểm cắt giới hạn để chúng tôi xác định có tăng hay không chỉ số<br />
kháng insulin ở nhóm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình<br />
chỉ số HOMA2-IS ở BN hội chứng Cushing là 94,23 ± 53,03, thấp hơn nhóm chứng<br />
(128,00 ± 57,27) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chúng tôi lấy điểm cắt giới hạn ở<br />
nhóm chứng của HOMA2-IS là 70,73 - 185,27, 44,71% BN hội chứng Cushing có giảm<br />
độ nhạy insulin và cao hơn nhóm chứng là (17,24%) (p < 0,05). Chỉ số HOMA2-IS<br />
trung bình ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng<br />
(p < 0.05). Kết quả trên cho thấy tình trạng kháng insulin ở nhóm BN hội chứng Cushing<br />
do corticoid phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Carla Giordano và CS<br />
nghiên cứu trên tổng cộng 140 BN hội chứng Cushing do bệnh lý tuyến yên và thượng<br />
thận (113 BN nữ, 27 BN nam), giá trị HOMA2-IR trung bình là 2,04 ± 0,98 [4].<br />
Bảng 4: So sánh tỷ lệ kháng insulin, giảm CNTB beta theo và giảm độ nhạy insulin<br />
giữa 2 nhóm.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 85)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 29)<br />
<br />
p<br />
<br />
Kháng insulin theo HOMA2-IR<br />
<br />
41<br />
<br />
48,24<br />
<br />
7<br />
<br />
24,14<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Giảm CNTB β theo HOMA2-β<br />
<br />
12<br />
<br />
14,12<br />
<br />
4<br />
<br />
13,79<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giảm độ nhạy insulin theo HOMA-S<br />
<br />
38<br />
<br />
44,71<br />
<br />
5<br />
<br />
17,24<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ BN hội chứng Cushing kháng insulin theo HOMA2-IR (48,24%), cao hơn có<br />
ý nghĩa thống kê với nhóm chứng (21,14%) (p < 0,05. Như vậy, ở nhóm BN có hội<br />
chứng Cushing giá trị trung bình của chỉ số HOMA2 - IR và tỷ lệ BN có kháng insulin<br />
theo HOMA2 - IR cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm chứng, điều này chứng tỏ tình trạng<br />
kháng insulin theo chỉ số HOMA - IR ở BN hội chứng Cushing do corticoid là rõ rệt. Tỷ<br />
lệ giảm chức năng tế bào beta theo chỉ số HOMA2-β ở nhóm nghiên cứu tương<br />
đương với nhóm chứng (p > 0,05). Tỷ lệ giảm độ nhạy insulin theo chỉ số HOMA2 - IS<br />
ở nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.<br />
48<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Độ nhạy insulin chính là tỷ lệ phần<br />
trăm nghịch đảo của kháng insulin, trên<br />
BN ĐTĐ týp 2, giảm CNTB beta, giảm độ<br />
nhạy của insulin và giảm khối lượng tế<br />
bào beta là dấu hiệu trưng khi bệnh phát<br />
triển, bởi vì hoạt động tiết insulin của tế<br />
bào beta xảy ra liên tục và tế bào beta<br />
phải tiếp xúc với nhiều loại tác động của<br />
quá trình glycat hóa như protein bị glycat<br />
hóa, tổn thương hệ võng mạc nội mô và<br />
bào tương.<br />
<br />
(p < 0,05). Tỷ lệ giảm độ nhạy insulin ở<br />
BN hội chứng Cushing (44,71%), cao hơn<br />
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
3. Bista B, Beck N. Cushing syndrome.<br />
Indian J Pediatr. 2014, 81 (2), pp.158-164.<br />
<br />
Qua nghiên cứu chỉ số kháng insulin<br />
và CNTB beta ở 85 BN mắc bệnh hội<br />
chứng Cushing và 29 người khỏe mạnh,<br />
chúng tôi rút ra một số kết luận: chỉ số<br />
kháng insulin theo HOMA2-IR ở BN hội<br />
chứng Cushing (1,43 ± 0,80), cao hơn<br />
nhóm chứng (0,98 ± 0,53) (p < 0,05). Tỷ lệ<br />
kháng insulin ở BN hội chứng Cushing<br />
(48,24%), cao hơn nhóm chứng (24,14%)<br />
(p < 0,05). Độ nhạy insulin ở BN hội chứng<br />
Cushing là 94,23 ± 53,03 thấp hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm chứng (128,00 ± 57,27)<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đào Văn Phan. Hormon vỏ thượng thận.<br />
Dược lý học lâm sàng. Trường Đại học Y<br />
Hà Nội. Nhà xuất bản Y học. 2005, tr.596-60<br />
2. Đỗ Trung Quân. Hội chứng Cushing.<br />
Bệnh học nội khoa tập II. Đại học Y Hà Nội.<br />
Nhà xuất bản Y học. 2012, tr.347-359.<br />
<br />
4. Giordano C et al. Is diabetes in Cushing's<br />
syndrome only a consequence of hypercortisolism.<br />
Eur J. Endocrinol. 2014, 170 (2), pp.311-319.<br />
5. Pivonello R et al. Pathophysiology of<br />
diabetes mellitus in Cushing's syndrome.<br />
Neuroendocrinology. 2010, 92 Suppl 1,<br />
pp.77-81.<br />
6. Van Raalte D.H, Ouwens D.M, Diamant<br />
M. Novel insights into glucocorticoid-mediated<br />
diabetogenic effects: towards expansion of<br />
therapeutic options?Eur J. Clin Invest. 2009,<br />
39 (2), pp.81-93.<br />
<br />
49<br />
<br />