Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của cây gai cua (Argemone mexicana L. – Papaveraceae)
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày xác định đặc điểm thực vật và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của loài Gai cua Argemone mexicana L. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loài Gai cua được xác định đặc điểm soi bột, đặc điểm vi phẫu (của các bộ phận dùng thân, lá) bằng phương pháp nhuộm kép, xác định hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase in vitro bằng phương pháp đo quang của Ellman.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của cây gai cua (Argemone mexicana L. – Papaveraceae)
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 2017 – 2018: Epidemiological, clinical characteristics and outcomes”, PLoS One, 16 (1). 9. Gregory Hussey (2008), “Measles”, Nutrition and Health in Developing Countries, pp. 163-176. 10. Ilyas M, et al (2020), “The Resurgence of Measles Infection and its Associated Complications in Early Childhood at a Tertiary Care Hospital in Peshawar, Pakistan”, Polish Journal of Microbiology, 69 (2), pp. 177 – 184. 11.Tatang K Samsi, et al (1992), “Risk factors for severe measles”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 23 (3), pp. 497 – 503. 12. Anis-ur-Rehman, Siddiqui TS , Idris M (2008), "Clinical outcome in measles patients hospitalized with complications.", J Ayub Med Coll Abbottabad. , 20 (2), pp. 14 – 16. 13. Saleem AF, Zaidi A, Ahmed A, (2009): “Measles in children younger than 9 months in Pakistan”, Indian Pediatr, 46 (11), pp. 1009 – 1012. 14. Vikram Naga Vemula, et al (2014), “Risk factors and clinical profile of measles infection in children in Singapore”, Infection, Disease & Health, 21(4), pp. 192 – 196. (Ngày nhận bài: 30 / 07 /2021 – Ngày duyệt đăng: 22 / 7 /2021) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME ACETYLCHOLINESTERASE CỦA CÂY GAI CUA (ARGEMONE MEXICANA L. – PAPAVERACEAE) Lê Thị Bích Hiền1*, Lê Lộc1, Lê Tuấn Anh2 1. Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 2. Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung * Email: ltbhien@huemed-univ.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy một số loài thuộc chi Argemone, họ Papaveraceae chứa đựng nhiều hoạt tính sinh học có giá trị như chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm... Loài Gai cua được dùng trong y học cổ truyền nhiều nước. Dịch chiết loài này sở hữu một số tác dụng dược lý như kháng vi sinh vật, chống viêm, ức chế tế bào ung thư, hạ đường huyết… Mục tiêu nghiên cứu: xác định đặc điểm thực vật và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của loài Gai cua Argemone mexicana L. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loài Gai cua được xác định đặc điểm soi bột, đặc điểm vi phẫu (của các bộ phận dùng thân, lá) bằng phương pháp nhuộm kép, xác định hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase in vitro bằng phương pháp đo quang của Ellman. Kết quả: Đã xác định đặc điểm vi phẫu, soi bột của loài nghiên cứu, chỉ ra các đặc điểm vi học đặc trưng nhất giúp nhận biết loài Gai cua. Dịch chiết toàn phần và dịch chiết các phân đoạn loài Gai cua có tác dụng ức chế enzyme acetylcholinesterase ở mức độ trung bình với giá trị IC50 trong khoảng 25,29 - 86,66 µg/mL. Dịch chiết chloroform từ lá cây Gai cua ức chế enzyme acetylcholinesterase với giá trị IC50 25,29 ± 0,22 µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu đã góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu về mặt vi học và xác định hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của loài Gai cua A. mexicana L. Từ khóa: Acetylcholinesterase, Argemone mexicana L., vi phẫu, soi bột. 84
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 ABSTRACT STUDY ON BOTANICAL CHARACTERISTICS AND ACETYLCHOLINESTERASE INHIBITORY ACTIVITY OF ARGEMONE MEXICANA L. - PAPAVERACEAE Le Thi Bich Hien1*, Le Loc1, Le Tuan Anh2 1. University of Medicine and Pharmacy, Hue University 2. Quang Tri Center of Science and Technology, Mientrung Institute for Scientific Research, VAST Background: Pharmacological studies showed that some species of Argemone genus, Papaveraceae family contain many valuable biological activities such as antioxidant, inhibition of cancer cells, analgesic, anti-inflammatory, antibacterial, antifungal… The species Argemone mexicana L. was used in traditional medicine in many countries. The extract of this species possessed a number of pharmacological effects such as antibacterial, anti-inflammatory, inhibition of cancer cells, hypoglycemia, etc. Objectives: Investigating botanical characteristics and acetylcholinesterase inhibitory activity of A. mexicana L. Materials and methods: Powder of A. mexicana L. was characterized, microsurgical properties (stems and leaves) were evaluated by double dyeing method, acetylcholinesterase inhibitory activity was determined by Ellman's photometric method. Results: Characterized the microsurgery and powder of A. mexicana L., pointed out the most characteristic microbiological features to identify the studied species. Evaluation acetylcholinesterase inhibitory using total extract and fractionated extracts of A. mexicana L. with average activity of IC50 value ranged 25.29 to 86.66 µg/mL. The chloroform extract from the leaves of A. mexicana L. inhibited acetylcholinesterase with an IC50 value of 25.29 ± 0.22 µg/mL. Conclusion: The present study contributed to standardize the species A. mexicana L. in terms of microbiological characteristics and determined acetylcholinesterase inhibitory activity of the studied species. Keywords: Acetylcholinesterase, Argemone mexicana L., microsurgery, powder characteristics. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới chi Argemone gồm khoảng 40 loài, có vùng phân bố rộng khắp các châu lục [9]. Một số dịch chiết hay những hợp chất phân lập từ chi Argemone chứa đựng nhiều hoạt tính sinh học như giảm đau chống viêm, chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư, kháng khuẩn kháng nấm... [5], [6], [8]. Dịch chiết loài Gai cua (Argemone mexicana L.) thuộc chi Argemone đã được báo cáo có hoạt tính kháng vi sinh vật, chống viêm, ức chế tế bào ung thư, hạ đường huyết… [6]. Ở nước ta, toàn cây Gai cua được sắc cùng một số vị thuốc khác trị viêm gan vàng da cấp. Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị bệnh ngoài da mạn tính, nhựa mủ tươi dùng chữa phù, vàng da [1]. Theo giả thuyết cholinergic, các chất ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE) sẽ làm tăng nồng độ và thời gian hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, do đó có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer [3]. Theo khảo sát sơ bộ của nhóm nghiên cứu, dịch chiết methanol loài Gai cua có khả năng ức chế AChE khá tốt. Vì vậy nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm thực vật và xác định hoạt tính ức chế AChE của loài Gai cua để góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu và nâng cao giá trị tiềm năng về mặt dược liệu của loài cây này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thân và lá loài Gai cua (A. mexicana L.) được thu hái ở 85
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Mẫu nghiên cứu được định danh tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hình 1: Hình ảnh loài Gai cua Argemone mexicana L. 2.2. Hóa chất và trang thiết bị Hoá chất: enzyme acetylcholinesterase (AChE), acetylthiocholine iodide (ATCI), 5,5’- dithiobis-nitrobenzoic acid (DTNB), galantamine, kali dihydrophosphate (KH2PO4), natri hydroxide (NaOH), natri bicarbonate (NaHCO3); và một số hoá chất dùng để nghiên cứu các đặc điểm vi học. Trong đó, AChE, ATCI, DTNB, galantamine đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng cho phân tích (Sigma-Aldrich và Merck). Các hoá chất còn lại đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V. Trang thiết bị: Kính hiển vi chụp ảnh NIKON ECLIPSE E100 (Nhật). Máy đo quang ELISA Micropate Reader EMR 500 (Hoa Kỳ). Bể siêu âm ELMASONIC S100H (Đức). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật Phương pháp nghiên cứu đặc điểm soi bột Dược liệu sau khi thu hái được sấy khô, xay nhỏ, nghiền mịn thành bột, rây cho bột có kích thước thích hợp. Bột dược liệu được quan sát các đặc điểm dưới kính hiển vi quang học. Tiến hành chụp ảnh và mô tả các đặc điểm bột dược liệu. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vi phẫu Tiêu bản vi phẫu được thực hiện bằng phương pháp nhuộm kép [2]. Tiến hành soi tiêu bản dưới kính hiển vi quang học, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm vi phẫu. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase Phương pháp chiết xuất 20g bột dược liệu (mỗi loại thân, lá) được chiết có hỗ trợ sóng siêu âm trong 5 giờ ở nhiệt độ phòng bằng 200 mL dung môi methanol, lọc thu lấy dịch chiết, đem cô chân không thu được cao toàn phần. Cao toàn phần được phân tán vào 100 mL nước rồi tiến hành chiết phân đoạn trong bình gạn lần lượt với các dung môi: n-hexane, chloroform và ethyl acetate, mỗi dung môi tiến hành chiết 3 lần theo nguyên tắc đồng lượng. Dịch chiết các phân đoạn được cất thu hồi dung môi thu được cắn của các phân đoạn n-hexane, chloroform, ethyl acetate và nước. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase Xác định hoạt tính ức chế AChE bằng phương pháp đo quang dựa trên nguyên tắc của Ellman [4]. Nguyên tắc của phương pháp: Cơ chất ATCI bị thủy phân nhờ xúc tác của AChE tạo thiocholine. Thiocholine phản ứng với thuốc thử DTNB giải phóng ra hợp chất 5- 86
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 thio-2-nitrobenzoic acid màu vàng. Đo độ hấp thụ của dung dịch tạo thành ở bước sóng 405 nm để xác định hoạt tính ức chế AChE. Chất đối chứng dương được sử dụng là galantamine. Quy trình thực hiện: thêm lần lượt dung dịch đệm phosphate pH 8, mẫu thử và dung dịch AChE 0,25 IU/mL vào từng giếng của đĩa 96 giếng. Hỗn hợp này được trộn đều và ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó, dung dịch thuốc thử DTNB 2,4 mM và dung dịch cơ chất ATCI 2,4 mM lần lượt được thêm vào hỗn hợp và trộn đều. Tiếp tục ủ hỗn hợp trong 24 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó dung dịch được đo độ hấp thụ ở bước sóng 405 nm. Mỗi mẫu thử được tiến hành lặp lại 3 lần. Hoạt tính ức chế AChE của mẫu thử được tính theo công thức: A Atr / t I % (1 t ) 100% Ađc Atr / đc I%: phần trăm hoạt tính ức chế AChE. At và Atr/t lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu trắng của mẫu thử. Ađc và Atr/đc lần lượt là độ hấp thụ của mẫu đối chứng và mẫu trắng của mẫu đối chứng. Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50% AChE) được xác định từ phương trình hồi quy tuyến tính giữa % ức chế AChE và logarit nồng độ của mẫu thử. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật 3.1.1. Đặc điểm vi phẫu - Đặc điểm vi phẫu thân Vi phẫu thân cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm khoảng 1/4 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm khoảng 3/4 còn lại. Biểu bì gồm một hàng tế bào kích thước đồng đều. Hạ bì gồm 3-4 lớp tế bào hình bầu dục. Mô dày gồm 2-3 lớp tế bào có vách dày, xếp đều đặn. Mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục, ít khi thấy khoảng gian bào. Trong mô mềm vỏ có các cụm mô cứng xen kẽ nhau, xếp ngay trên các bó libe. Libe và gỗ hợp thành từng bó xếp chồng chất lên nhau, kích thước không đồng đều, thành một vòng tròn xung quanh thân cây. Sát bên dưới các bó gỗ có thể có các đám mô cứng. Mô mềm ruột kích thước không đều, một số trường hợp thân cây tiêu biến phần mô mềm ruột ở chính giữa thân. a b c d e f g h i Hình 2: Vi phẫu thân cây Argemone mexicana L. a. Biểu bì d. Mô cứng g. Gỗ b. Hạ bì e. Mô mềm vỏ h. Mô cứng c. Mô dày f. Libe i. Mô mềm ruột 87
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 - Đặc điểm vi phẫu lá + Gân lá: Mặt trên lõm, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm các tế bào hình chữ nhật. Dưới lớp biểu bì gồm 2-3 lớp hạ bì. Riêng vị trí giữa của gân lá, ngay dưới lớp biểu bì dưới là lớp mô dày. Các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc đa giác. Giữa gân lá gồm có 7-9 bó libe-gỗ không đều xếp thành 1 hình cung. Phía trên và phía dưới các bó libe gỗ có thể có các cụm mô dày để nâng đỡ cho các bó dẫn. a c c c b f b d e c c Hình 3: Vi phẫu gân lá loài Argemone mexicana L. a. Biểu bì c. Mô dày e. Libe b. Hạ bì d. Mô mềm f. Gỗ + Phiến lá: Biểu bì tế bào không đều, hình chữ nhật; lỗ khí nhỏ, quan sát thấy ở biểu bì dưới. Lông tiết đầu tròn, hiếm gặp. Mô giậu trên 1-2 lớp tế bào xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô khuyết tế bào hình bầu dục, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ nằm rải rác trong phần mô khuyết. Mô giậu dưới gồm 2 lớp tế bào hình lăng trụ, xếp khít nhau, đều đặn. a f b c d e g a Hình 4: Vi phẫu phiến lá loài Argemone mexicana L. a. Biểu bì d. Bó libe-gỗ g.Lông tiết b. Mô giậu trên e. Mô giậu dưới c. Mô khuyết f. Lỗ khí 3.1.2. Đặc điểm soi bột - Đặc điểm bột lá và hoa Bột màu lục, mùi thơm nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Hạt phấn hoa nằm 88
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 riêng rẽ và kết thành đám. Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Lông che chở đơn bào hiếm gặp. Nhiều mảnh mạch vạch. Mảnh mạch xoắn. Mảnh mô mềm. Bó sợi. a b c d e f g h Hình 5: Đặc điểm bột lá và hoa Argemone mexicana L. a. Hạt phấn hoa c. Mảnh biểu bì mang lỗ khí f. Mảnh mạch xoắn b. Cụm hạt phấn d. Bó sợi g. Mảnh mô mềm e. Mảnh mạch vạch h. Lông che chở - Đặc điểm bột thân Bột màu lục xám, mùi thơm nhẹ. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Mảnh mô mềm là các tế bào thành mỏng. Bó sợi. Mảnh mạch xoắn. Nhiều mảnh mạch vạch. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hiếm gặp. Tế bào mô cứng thành dày. a b c d e f g Hình 6: Đặc điểm bột thân Argemone mexicana L. a. Mảnh biểu bì mang lỗ khí d. Bó sợi g. Mảnh mạch xoắn b. Mảnh mạch vạch e. Mảnh mô mềm c. Tế bào mô cứng f. Tinh thể calci oxalate 89
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 3.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase Bảng 1. Hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của cây Gai cua STT Phân đoạn Bộ phận dùng IC50 ± SD (µg/mL) Thân 86,66 ± 4,53 1 Methanol Lá 71,19 ± 1,13 Thân * cxđ 2 n-hexane Lá * cxđ Thân 26,80 ± 0,56 3 Chloroform Lá 25,29 ± 0,22 Thân 61,03 ± 1,47 4 Ethyl acetate Lá 51,34 ± 1,58 Thân 43,37 ± 1,74 5 Nước Lá 37,12 ± 0,50 6 Galantamine - 0,33 ± 0,01 * cxđ: chưa xác định Các dịch chiết của loài Gai cua có tác dụng ức chế AChE với giá trị IC50 trong khoảng 25,29 - 86,66 µg/mL. Trong đó, dịch chiết chloroform từ lá cây có hoạt tính mạnh nhất trong tất cả các phân đoạn với giá trị IC50 25,29 ± 0,22 µg/mL. IV. BÀN LUẬN 4.1. Về đặc điểm thực vật Nghiên cứu đã mô tả các đặc điểm vi phẫu (lá và thân), đặc điểm bột (lá và hoa, thân) của cây Gai cua, góp phần cung cấp sơ bộ các dữ liệu về vi học của loài cây này. Kết quả nghiên cứu là báo cáo đầu tiên về đặc điểm vi học của loài Gai cua. Các kết quả này là cơ sở quan trọng góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu, tạo cơ sở khoa học cho quá trình kiểm nghiệm loài cây này. Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm đặc trưng nhất về vi phẫu và soi bột giúp nhận biết loài cây Gai cua, bao gồm: Vi phẫu gân lá: dưới lớp biểu bì gồm 2-3 lớp hạ bì; Vi phẫu phiến lá có lông tiết đầu tròn, hiếm gặp; Vi phẫu thân: Mô mềm vỏ có các cụm mô cứng xếp xen kẽ nhau, ngay trên các bó libe; sát bên dưới các bó gỗ vùng trung trụ có các đám mô cứng. Về soi bột: Hạt phấn hoa nằm riêng rẻ và kết thành đám; Bột thân có các tinh thể calci oxalate hình cầu gai. 4.2. Về hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase Nghiên cứu đã áp dụng mô hình đánh giá hoạt tính ức chế AChE in vitro bằng phương pháp đo quang của Ellman. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến để đánh giá hoạt tính ức chế AChE trên dịch chiết dược liệu [7]. N. Srivastava và cộng sự cũng đã đánh giá hoạt tính ức chế AChE của dịch chiết phân đoạn nước các bộ dùng khác nhau của loài Gai cua và báo cáo rằng dịch chiết lá và thân Gai cua có hoạt tính mạnh hơn so với 2 bộ phận dùng khác là hoa và quả. Nghiên cứu của Srivasta đã xác định giá trị IC50 của dịch chiết thân, lá, quả và hoa loài Gai cua lần lượt là 0,30; 0,56; 1,15 và 1,44 µg/mL [10]. Wirginia Kukula-Koch và cộng sự (2015) đã báo cáo về sự có mặt của hợp chất galantamine trong cây Gai cua với hàm lượng 0,77% [11]. Galanthamine là một loại thuốc đã được cấp số đăng ký để điều trị bệnh Alzheimer do có khả năng ức chế enzyme AChE mạnh. Điều này góp phần giải thích cho hoạt tính ức chế AChE của dịch chiết loài Gai cua. Kết quả nghiên cứu phần nào cho 90
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 thấy sự tương đồng khi so sánh với nghiên cứu của N. Srivastava [10]. Mặc dù dịch chiết loài Gai cua thu hái ở Việt Nam có hoạt tính ức chế AChE ở mức độ trung bình, thể hiện hoạt tính yếu hơn khi so sánh với nghiên cứu của N. Srivastava thực hiện tại Ấn Độ [10], điều này có thể giải thích do các loài thực vật sinh sống trong các điều kiện địa lý khác nhau sẽ có sự tích lũy hoạt chất khác nhau, cũng như có thể có sự khác biệt trong một vài thông số của quy trình nghiên cứu hoạt tính ức chế AChE. Điểm mới của nghiên cứu là đã xác định hoạt tính ức chế AChE các phân đoạn khác nhau và các bộ phận dùng khác nhau của cây Gai cua. Kết quả nghiên cứu góp phần định hướng cho việc chiết xuất phân lập các hợp chất có hoạt tính ức chế AChE từ phân đoạn chloroform của lá cây Gai cua, góp phần vào việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có tiềm năng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng để phát triển thuốc điều trị Alzheimer. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã mô tả các đặc điểm vi phẫu và soi bột của loài Gai cua Argemone mexicana L., đã chỉ ra các đặc điểm vi học đặc trưng nhất giúp nhận biết, tạo cơ sở khoa học cho quá trình thu mẫu và kiểm nghiệm loài thực vật này. Về hoạt tính sinh học, dịch chiết toàn phần và dịch chiết các phân đoạn của loài Gai cua có tác dụng ức chế enzyme acetylcholinesterase với các giá trị IC50 trong khoảng 25,29 - 86,66 µg/mL. Trong đó, dịch chiết chloroform từ lá cây Gai cua có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC50 25,29 ± 0,22 µg/mL. Lời cảm ơn: Kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi đề tài KHCN cấp Trường ĐH Y Dược Huế, mã số: 14/19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, tr. 993. 2. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 21. 3. Di Giovanni S., Borloz A., Urbain A. et al (2008), In vitro screening assays to identify natural or synthetic acetylcholinesterase inhibitors: thin layer chromatography versus microplate methods, Eur. J. Pharm. Sci., 33(2), pp. 109-119. 4. Ellman G. L., Courtney K. D., Andres V. Jr., Feather-Stone R. M. (1961), A new and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity, Biochem. Pharmacol., 7, pp. 88-95. 5. Florence Jimoh, Adeolu Adedapo, Adamu Aliero, Anthony Afolayan (2010), Polyphenolic and biological activities of leaves extracts of Argemone subfusiformis (Papaveraceae) and Urtica urens (Urticaceae), Rev. Biol. Trop., 58(4), pp. 1517-1533. 6. Goutam Brahmachari, Dilip Gorai, Rajiv Roy (2013), Argemone mexicana: chemical and pharmacological aspects, Rev Bras Farmacogn., 23(3), pp. 559-575. 7. Lin H. Q., Ho Michelle T., Lau Lesley S., Wong Kelvin K., Shaw P. C., Wan David C. C. (2008), Anti-acetylcholinesterase activities of traditional Chinese medicine for treating Alzheimer's disease, Chem Biol Interact., 175(1), pp. 352-354. 8. M. Mashiar Rahman, Md. Jahangir Alam, Shamima Akhtar Sharmin, M. Mizanur Rahman, Atiqur Rahman and M. F. Alam (2009), In Vitro Antibacterial Activity of Argemone mexicana L. (Papaveraceae), Chiang Mai Univ. J. Nat. Sci., 8(1), pp. 77-84. 9. Mirtadzadini, M., Akbari, F. & Hatami, E. (2016), Argemone (Papaveraceae), A New Genus For The Flora of Iran, Iran J Bot., 22 (2), pp.79-81. 10. Srivastava N., Sharma R.K., Singh N., Sharma B. (2012), Acetylcholinesterase from human erythrocytes membrane: a screen for evaluating the activity of some traditional plant extracts, Cell. Mol. Biol., 58(1), pp. 160-169. 11. Wirginia Kukula-Koch & Tomasz Mroczek (2015), Application of hydrostatic CCC–TLC– 91
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 39/2021 HPLC–ESI-TOF-MS for the bioguided fractionation of anticholinesterase alkaloids from Argemone mexicana L. roots, Anal. Bioanal. Chem., 407(9), pp. 2581-2589. (Ngày nhận bài: 19/6/2021 – Ngày duyệt đăng: 03/8/2021) KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HBA1C Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021 Đỗ Mỹ Linh*, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Long Quốc Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: dmlinh.y41@student.ctump.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Haemoglobin A1C (HbA1C) là Hb kết hợp với glucose giúp phản ánh tình trạng glucose máu trong 8-12 tuần trước khi đo. Tuy nhiên, nồng độ HbA1C lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bao gồm tình trạng thiếu máu. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy không đái tháo đường. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chọn từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, chia thành ba nhóm: thiếu máu thiếu sắt (n=30), thiếu máu do giảm sinh tủy (n=30) và nhóm chứng (n=30). Kết quả: Nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy đều cao hơn nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm chứng (5,97±0,63% so với 5,35±0,59%, p < 0,001 và 5,91±0,83% so với 5,35±0,59%, p < 0,05). Có tương quan nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Ferritin huyết thanh với nồng độ HbA1C, r = -0,461, p < 0,05. Kết luận: Nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do giảm sinh tủy thường cao hơn bệnh nhân không thiếu máu. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng HbA1C để chẩn đoán đái tháo đường ở bệnh nhân thiếu máu. Khi đó nên sử dụng các tiêu chuẩn còn lại (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ để chẩn đoán. Từ khóa: haemoglobin A1C, HbA1C, thiếu máu, đái tháo đường. ABSTRACT THE STUDY ON HBA1C LEVEL IN NON-DIABETIC ANAEMIC PATIENTS AND CORRELATED FACTORS AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL IN 2020-2021 Do My Linh*, Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Long Quoc Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Haemoglobin A1C (HbA1C) is a glycated form of haemoglobin that reflects average plasma glucose level over the previous 8 to 12 weeks. However, HbA1C can be affected by multiple non-glycaemic parameters including anaemia. Objectives: 1) To describe the level of HbA1C in non-diabetic patients with iron deficiency anaemia and with hypoproliferative anaemia. 2) To investigate some factors correlated to HbA1C level in nondiabetic patients with iron deficiency anaemia. Materials and methods: A cross–sectional study on patients selected from Can Tho Central General Hospital from October 2020 to April 2021, were divided into three groups: iron deficiency anaemia (n=30), hypoproliferative anaemia (aplastic anaemia and acute leukemia) (n=30) and healthy controls (n=30). Results: The mean HbA1C level in iron deficient anaemic non- 92
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase của hai loài Piper thomsonii (C. DC.) Hook. f. var. thomsonii và Piper hymenophyllum Miq., họ Hồ tiêu (Piperaceae)
278 p | 218 | 46
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An
5 p | 57 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Vọng đắng thu hái tại Thái Bình
9 p | 14 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata L.)
8 p | 41 | 4
-
Đặc điểm thực vật học ba loài trong chi zephyranthes herb họ thủy tiên (amaryllidaceae) ở Việt Nam
12 p | 81 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm
6 p | 92 | 4
-
Đặc điểm thực vật, mã vạch DNA và phân tích sơ bộ thành phần hóa học của cây Trà gân-Camellia euphlebia, Theaceae
8 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học sơ bộ của loài Trà hoa vàng (Camellia quephongensis) thu hái tại Quế Phong, Nghệ An
9 p | 8 | 3
-
Đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của loài Bìm đẹp - Ipomoea sp. họ bìm bìm (Convolvulaceae)
8 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ cam (Rutaceae)) thu hái tại Đà Nẵng
9 p | 11 | 3
-
Phân tích đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sơ bộ thành phần hóa học của cây Trà Nhật (Camellia sp.) họ trà (Theaceae)
9 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng kháng khuẩn của cây hẹ (Allium tuberosum Roxb.)
5 p | 13 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban, Họ Na-Annonaceae)
27 p | 56 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ (Garcinia sp.) thu hái ở Thái Nguyên
6 p | 46 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm in vitro của dược liệu Chua Lè (Emilia sonchifolia)
7 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Bình vôi tía thu hái tại Bắc Kạn
5 p | 34 | 2
-
Khảo sát đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sàng lọc một số tác dụng sinh học của cây cam sũng (Sauropus Spatulifolius Beille, Phyllanthaceae)
9 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn