T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH<br />
TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
TRONG 5 NĂM (2014 - 2019)<br />
Đào Ngọc Bằng1; Bạch Quốc Tuấn1; Nguyễn Huy Lực1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch<br />
màng phổi ác tính tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm (2014 - 2019).<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 203 bệnh nhân tràn dịch<br />
màng phổi ác tính, điều trị nội trú và được nội soi màng phổi tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ 05 - 2014 đến 05 - 2019. Kết quả: tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1) và độ tuổi trung<br />
bình cao (64 ± 11,56 tuổi). Hình ảnh mảng thâm nhiễm dày sần màng phổi, xung huyết màng<br />
phổi và vệt nến gặp 55,67%, 56,65% và 56,65%. Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(72,91%), tiếp theo là ung thư vú (9,85%). Ung thư trung biểu mô màng phổi chỉ chiếm 1,97%.<br />
Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến 41,22%, ung thư tế bào nhỏ 2,03%. Kết luận: đặc điểm tràn dịch<br />
màng phổi ác tính có giá trị trong quyết định chiến lược xử trí tiếp theo cho bệnh nhân. Đối với<br />
bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính do ung thư phế quản, cần sinh thiết khối u phổi để chẩn<br />
đoán týp mô bệnh ung thư.<br />
* Từ khóa: Tràn dịch màng phổi ác tính; Nội soi màng phổi.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ quan trọng, từ đó có biện pháp điều trị<br />
cho BN, trong đó các biện pháp điều trị<br />
Tràn dịch màng phổi (TDMP) ác tính là giảm nhẹ có hiệu quả trên lâm sàng.<br />
một hội chứng thường xảy ra trên bệnh Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực<br />
nhân (BN) ung thư giai đoạn tiến triển. hiện nhằm mục tiêu: Nghiên cứu một số<br />
TDMP ác tính ảnh hưởng nhiều đến cuộc đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của<br />
sống cũng như liên quan đến tỷ lệ tử BN TDMP ác tính tại Trung tâm Hô hấp,<br />
vong và thời gian sống thêm của BN ung Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm<br />
thư. Nguyên nhân hàng đầu của TDMP (2014 - 2019).<br />
ác tính là ung thư phế quản, tiếp theo là<br />
ung thư vú, u lympho, ung thư tử cung ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
buồng trứng… Ung thư biểu mô tuyến NGHIÊN CỨU<br />
của phổi và vú chiếm khoảng 50 - 65% 1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
TDMP ác tính. Khoảng 30% BN ung thư 203 BN TDMP ác tính, điều trị nội trú<br />
phổi sẽ xuất hiện TDMP ác tính [1, 5]. tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y<br />
Chẩn đoán sớm TDMP ác tính có ý nghĩa 103 từ 05 - 2014 đến 05 - 2019.<br />
<br />
1. Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đào Ngọc Bằng (bsdaongocbang@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/08/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2019<br />
<br />
78<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Lựa chọn những BN được chản đoán TDMP ác tính dựa trên kết quả mô bệnh<br />
màng phổi qua sinh thiết màng phổi mù có chỉ định soi màng phổi và hợp tác tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Loại trừ BN có chống chỉ định soi màng phổi: suy tim, suy thận nặng, rối loạn đông<br />
máu…, không đồng ý soi màng phổi.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
BN được khám lâm sàng, làm xét nghiệm sinh hóa, công thức máu, marker ung<br />
thư, chụp X quang phổi và cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực, chọc hút dịch làm xét<br />
nghiệm sinh hóa và tế bào, sinh thiết màng phổi xét nghiệm mô bệnh học. BN được<br />
nội soi phế quản trước khi soi màng phổi. Tiến hành nội soi màng phổi. Sinh thiết<br />
màng phổi cho BN chưa có chẩn đoán xác định ung thư hoặc týp ung thư. Đánh giá<br />
kết quả đặc điểm dịch màng phổi, hình ảnh tổn thương màng phổi và tổn thương mô<br />
bệnh học.<br />
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới.<br />
<br />
Giới Nam Nữ Tổng số<br />
Tuổi<br />
n % n % n %<br />
<br />
< 40 5 4,03 1 1,27 6 2,96<br />
<br />
43 - 50 10 8,06 7 8,86 17 8,37<br />
<br />
51 - 60 30 24,19 19 24,05 49 24,14<br />
<br />
61 - 70 38 30,65 29 36,71 67 33,00<br />
<br />
71 - 80 38 30,65 15 18,98 53 26,11<br />
<br />
> 80 3 2,42 8 10,13 11 5,42<br />
<br />
Tổng số 124 100 79 100 203 100<br />
<br />
X ± SD 63,69 ± 11,88 64,48 ± 11,09 64 ± 11,56<br />
<br />
BN nghiên cứu có tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1), độ tuổi trung bình cao (64 ± 11,56)<br />
và không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình giữa nhóm BN nam và nữ. Tỷ lệ BN<br />
mắc bệnh gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 61 - 70 (30,65% ở BN nam, 36,71% ở BN nữ).<br />
6 BN (2,96%) của cả 2 nhóm ở độ tuổi < 40.<br />
<br />
79<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
Đặc điểm về độ tuổi tương tự với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới:<br />
Nguyễn Mạnh Tường và CS (2005) [2], Janssen J.P và CS (2007) [6]… BN trong độ<br />
tuổi này thường gặp bệnh ác tính. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu này cao rõ rệt hơn khi<br />
so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực và CS (2010): tỷ lệ nam/nữ là 4,6/1 [3].<br />
Đặc điểm này cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ thấp hơn<br />
các nghiên cứu trên thế giới: Janssen J.P và CS (2007 [6]), Yoon D.W và CS (2016) [7]…<br />
Sự khác biệt này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ của ung thư. Tại các nước<br />
Âu, Mỹ, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc cao, là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi, nguyên nhân<br />
chủ yếu gây TDMP ác tính.<br />
Bảng 2: Đặc điểm hút thuốc.<br />
Giới Nam Nữ Tổng số<br />
Hút thuốc n % n % n %<br />
Có 107 86,29 0 0 107 52,71<br />
Không 17 13,71 79 100 96 47,29<br />
<br />
Tổng 124 100 79 100 203 100<br />
<br />
BN nghiên cứu có tiền sử hút thuốc đều là nam giới (86,29% ở BN nam và 52,71%<br />
toàn bộ BN nghiên cứu). Theo Collins L.G và CS (2007), hút thuốc làm tăng nguy cơ<br />
mắc ung thư phế quản 10 - 30 lần so với người không hút thuốc [8]. Do vậy, tỷ lệ BN<br />
nam trong nghiên cứu này cao hơn nữ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thời gian mắc bệnh.<br />
Đa số BN nghiên cứu có thời gian mắc bệnh < 1 tháng (46,31%). Tỷ lệ BN mắc<br />
bệnh > 3 tháng chỉ chiếm 19,7%.<br />
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tường (2005) [2], Nguyễn<br />
Vũ Hoàng Việt (2011) [4], cho thấy BN thường nhập viện muộn. Nguyên nhân có thể<br />
do triệu chứng lâm sàng của TDMP ác tính thường khởi phát từ từ, các triệu chứng<br />
ban đầu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống BN. Ngoài ra, việc nhận thức cũng như sự<br />
phát triển của chăm sóc y tế khu vực cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm này.<br />
<br />
80<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
2. Đặc điểm TDMP ác tính.<br />
* Mức độ TDMP:<br />
Ít: 9 BN (4,43%); vừa: 135 BN (66,51%); nhiều: 59 BN (29,06%), tương tự với kết quả<br />
của Nguyễn Vũ Hoàng Việt (2011) [4]: BN thường nhập viện khi đã xuất hiện nhiều<br />
triệu chứng trên lâm sàng, tương ứng với mức độ TDMP vừa hoặc nhiều.<br />
Bảng 3: Đặc điểm glucose, LDH dịch màng phổi.<br />
Xét nghiệm<br />
Dịch màng phổi N (n = 203) % X ± SD Thấp nhất Cao nhất<br />
<br />
Glucose mmol/l) Thấp 30 14,78<br />
5,47 ± 2,32 0,03 13,8<br />
Bình thường 173 85,22<br />
LDH (U/l) < 1.000 178 87,68 31 5.076<br />
587,96 ± 622,04<br />
≥ 1.000 25 12,32<br />
<br />
Glucose dịch màng phổi trung bình ở giới hạn bình thường, trong khi số trung bình<br />
của LDH dịch màng phổi tăng cao. 14,78% BN có glucose trong dịch màng phổi giảm<br />
và 12,32% BN có LDH ≥ 1.000 U/l. Đặc điểm LDH trong dịch màng phổi tương tự với<br />
các kết quả nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, nồng độ glucose dịch màng phổi khác<br />
nhau ở từng nghiên cứu [9]. Sự khác biệt này có thể liên quan đến thời điểm lấy dịch<br />
xét nghiệm trước hoặc sau ăn, thời gian đưa bệnh phẩm đến labo xét nghiệm…<br />
* Hình ảnh màng phổi trên nội soi màng phổi:<br />
U tròn nhẵn: 73 BN (35,96%); u sùi: 71 BN (34,98%); mảng thâm nhiễm dày sần<br />
màng phổi: 113 BN (55,67%); hình vệt nến: 115 BN (56,65%); xung huyết màng phổi:<br />
115 BN (56,65%). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực và CS<br />
(2010) [3], Wu Y.B và CS (2017) [7]…, với hình ảnh thâm nhiễm dày sần màng phổi<br />
hay gặp khi nội soi màng phổi cho BN TDMP ác tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Nguyên nhân của TDMP ác tính.<br />
<br />
81<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất - Tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1), độ<br />
(72,91%), tiếp theo là ung thư vú (9,85%), tuổi trung bình cao (64 ± 11,56). Độ tuổi<br />
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Mạnh mắc bệnh gặp nhiều nhất từ 61 - 70.<br />
Tường (2005) [2], Yoon D.W và CS (2016), - Hình ảnh mảng thâm nhiễm dày sần<br />
với 2 nguyên nhân hay gặp nhất là ung màng phổi, xung huyết màng phổi và vệt<br />
thư phế quản và ung thư vú. Trong nghiên<br />
nến gặp 55,67%, 56,65% và 56,65%.<br />
cứu này, tỷ lệ ung thư trung biểu mô<br />
màng phổi chỉ chiếm 1,97%. Theo nhiều - Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao<br />
kết quả nghiên cứu trên thế giới, ung thư nhất (72,91%), tiếp theo là ung thư vú<br />
trung biểu mô màng phổi hiếm gặp, nam (9,85%). Ung thư trung biểu mô màng<br />
cao hơn nữ tùy theo từng nghiên cứu. phổi chỉ chiếm 1,97%. Tỷ lệ ung thư biểu<br />
Tỷ lệ ung thư không rõ nguồn gốc trong mô tuyến chiếm 41,22%, ung thư tế bào<br />
nghiên cứu 1,48%, thấp hơn kết quả các nhỏ 2,03%.<br />
nghiên cứu trước đây. Đặc điểm này cho Đặc điểmTDMP ác tính có giá trị trong<br />
thấy hiệu quả của nội soi màng phổi sinh quyết định chiến lược xử trí tiếp theo cho<br />
thiết và sự phát triển của chẩn đoán mô BN. Cần sinh thiết khối u phổi để chẩn<br />
bệnh học trong chẩn đoán nguyên nhân đoán týp mô bệnh ung thư phế quản.<br />
TDMP ác tính.<br />
* Phân loại mô bệnh học ung thư TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
phế quản: 1. Đỗ Quyết. Tràn dịch màng phổi. Bệnh<br />
Ung thư biểu mô tuyến: 61 BN (41,22%); màng phổi. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.<br />
ung thư biểu mô vảy: 15 BN (10,14%); 2013, tr.145-177.<br />
ung thư tế bào nhỏ: 3 BN (2,03%); không 2. Nguyễn Mạnh Tường. Nghiên cứu chẩn<br />
định týp: 69 BN (46,61%), phù hợp với đoán và gây dính màng phổi qua nội soi trong<br />
các nghiên cứu trên thế giới, với tỷ lệ tràn dịch màng phổi ác tính. Luận văn Thạc sỹ<br />
ung thư biểu mô tuyến của phổi thường Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 2005.<br />
cao nhất. Tuy nhiên, 46,61% BN không 3. Nguyễn Huy Lực, Mai Xuân Khẩn.<br />
định týp được bằng bệnh phẩm dịch Nghiên cứu nguyên nhân và kết quả gây dính<br />
màng phổi. Đặc điểm này cho thấy cần màng phổi qua nội soi màng phổi ở bệnh<br />
nhân tràn dịch màng phổi ác tính. Tạp chí<br />
sinh thiết khối u phổi trong chẩn đoán týp<br />
Y học Thực hành. 2010, 6 (723), tr.40-42.<br />
mô bệnh, từ đó đưa ra liệu trình điều trị<br />
4. Nguyễn Vũ Hoàng Việt. Vai trò của nội<br />
tốt nhất cho BN.<br />
soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch<br />
màng phổi ác tính. Luận văn Tốt nghiệp Bác<br />
KẾT LUẬN sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2011.<br />
Nghiên cứu 203 BN TDMP ác tính điều 5. Penz E, Watt K.N, Hergott C.A et al.<br />
trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân Management of malignant pleural effusion:<br />
y 103 trong 5 năm (2014 - 2019), chúng Challenges and solutions. Cancer Management<br />
tôi rút ra một số kết luận: and Research. 2017, 9, pp.229-241.<br />
<br />
82<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
6. Janssen J.P, Collier G, Astoul P et al. American Family Physician. 2007, 75 (1),<br />
Safety of pleurodesis with talc poudrage in pp.56-63.<br />
malignant pleural effusion: A prospective 9. Sahn S.A, Huggins J.T. Malignant<br />
cohort study. Lancet. 2007, 369 (9572), pleural effusions. Fishman’s Pulmonary<br />
pp.1535-1539. Diseases and Disorders. Fifth edition. 2015,<br />
7. Wu Y.B, Xu L.L, Wang X.J et al. pp.1188-1197.<br />
Diagnostic value of medical thoracoscopy in 10. Yoon D.W, Cho J.H, Choi Y.S et al.<br />
malignant pleural effusion. BMC Pulmonary Predictors of survival in patients who<br />
Medicine. 2017, 17, p.109. underwent video assisted thoracic surgery talc<br />
8. Collins L.G, Haines C, Perkel R et al. pleurodesis for malignant pleural effusion.<br />
Lung cancer: Diagnosis and management. Thoracic Cancer. 2016, 7 (4), pp.393-398.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
83<br />