Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG RÒNG RỌC CÁC NGÓN TAY<br />
Đào Thanh Tú *, Đỗ Phước Hùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ròng rọc là cấu trúc có vai trò quan trọng trong chức năng của bàn tay. Sự hiểu biết về đặc<br />
điểm giải phẫu của ròng rọc cùng mối liên quan với các cấu trúc lân cận sẽ giúp cho điều trị các tổn thương liên<br />
quan đến ròng rọc một cách tốt nhất.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Gồm các tay được cắt từ cổ tay trở<br />
lên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và của xác tươi người Việt Nam trưởng thành<br />
tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Có 34 ngón I và 136 các ngón dài. Ở ngón I, 100% có sự hiện diện của 4 ròng rọc gồm A1, Av,<br />
chéo và A2. Ròng rọc Av hiện diện 3 kiểu hình: ngang (58,82%), chéo (35,3%) hoặc liên tục với A1 (5,88%). Bờ<br />
gần ròng rọc A1 nằm cách nếp da gần khớp bàn đốt ngón I 1,15mm. Thần kinh phía quay nằm sát bờ quay ròng<br />
rọc A1, cách 0,55mm. Ở các ngón dài, ròng rọc A1, A2, A3, A4 hiện diện 100%, A5 97,79%. Ròng rọc A1 có<br />
dạng một, hai, ba dải vòng hoặc liên tục với A2 (4,41%). Khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng rọc<br />
A1 tương đương khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt tới nếp da khớp gian đốt gần.<br />
Kết luận: Các ròng rọc hiện diện tương đối hằng định ở các ngón tay. Sự liên quan của các ròng rọc với các<br />
nếp da giúp xác định chính xác vị trí ròng rọc trên lâm sàng.<br />
Từ khóa: Ròng rọc ngón tay, nếp da tay.<br />
ABSTRACT<br />
THE ANATOMICAL STUDY OF THE FINGER FLEXOR PULLEYS<br />
Dao Thanh Tu, Do Phuoc Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 181 - 186<br />
Introduction: The flexor pulleys system plays an important role in movement of the finger. In hand practice,<br />
management of these pulley problems requires accurate knowledge to achieve proper treatment and better<br />
outcome.<br />
Objectives: The purpose of the study was to identify anatomical characteristics and landmarks of finger<br />
flexor pulleys of the hand.<br />
Methods: Serial case study. We studied thirty fresh cadaveric hands and four amputated upper extremities.<br />
Results: Three annular (A1, Av, A2) and 1 oblique pulley were identified in all thumbs. The Av (variable<br />
annular pulley) appear to be 3 discrete forms which designated transverse (58.82%), oblique (35.3%) or fused<br />
with the A1 pulley (5.88%). The proximal edge of the A1 pulley was 1.15mm proximal to the most proximal<br />
metacarpophalangeal joint flexion crease. The distance of radial digital nerve and the proximal margin of the A1<br />
pulley is 0.55mm. In finger, the A1, A2, A3 and A4 pulleys were identified in all cases and A5 was 97.79%. There<br />
are three types of A1: 1 band, 2 bands or 3 bands. The A1 pulley was fused with the A2 in 4.41%. We found no<br />
difference between the distance of digital-palmar to proximal interphalangeal creases and the proximal edge of<br />
the A1 pulley to the digital-palmar crease.<br />
Conclusions: The appearance of the flexor pulleys system were relatively static in all the cases. Skin creases<br />
can be used as surface landmarks to accurately locate the underlying pulleys.<br />
Keywords: finger flexor pulleys, skin creases.<br />
<br />
* Bệnh Viện Chợ Rẫy, ** Bộ Môn Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Đào Thanh Tú ĐT: 0902663789 Email: dr.thanhtu@yahoo.com<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát 181<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Ròng rọc là những dải mô sợi nằm dọc theo Thiết kế nghiên cứu<br />
bao gân gấp tại ngón tay. Hệ thống ròng rọc của Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca<br />
ngón tay giữ cho gân gấp đi đúng đường, ngăn<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
hiện tượng cung tên và về mặt cơ sinh học là bản<br />
34 bàn tay, trong đó 30 bàn tay từ xác tươi, 4<br />
lề giúp gấp, duỗi ngón tay hiệu quả. Tổn thương<br />
bàn tay từ chi cắt cụt.<br />
một phần hoặc toàn bộ các ròng rọc này sẽ gây<br />
đau hoặc mất chức năng ngón tay. Các bệnh lí Tiêu chí đưa vào<br />
liên quan đến ròng rọc ngày càng gặp nhiều trên Tay cắt cụt từ cổ tay trở lên tại Bệnh viện Chợ<br />
lâm sàng. Thường gặp nhất là tổn thương do vết Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
thương, do chấn thương, do bệnh lí viêm hẹp Tay của xác tươi người Việt Nam trưởng<br />
bao gân gấp hoặc ít gặp hơn do biến chứng điều thành tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y<br />
trị như chích corticosteroid. Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Y học hiện đại ngày nay cho thấy để điều trị Tiêu chí loại trừ<br />
tốt một thương tổn thì điều cần thiết đầu tiên là Các ngón tay có những bất thường hoặc bị<br />
phải có hiểu biết sâu sắc cấu trúc giải phẫu của tổn thương vùng phẫu tích như: biến dạng, có<br />
vùng thương tổn đó. Các trường hợp đứt ròng dấu hiệu chấn thương, có vết thương trước đó.<br />
rọc A2, A4 do vết thương hay chấn thương thì<br />
Các ngón tay được phẫu tích nhằm xác định<br />
cần thiết phải phục hồi hoặc tái tạo. Để tái tạo sự hiện diện, vị trí, hình dạng và kích thước của<br />
ròng rọc A2 ngày càng có nhiều kĩ thuật mới các ròng rọc vòng. Sau đó xác định khoảng cách<br />
được áp dụng như kĩ thuật ít xâm lấn, tạo hình từ các ròng rọc tới bó mạch thần kinh 2 bên và tới<br />
kiểu 1 vòng, 2 vòng hay 3 vòng. Ngoại khoa cắt các nếp da, khe khớp gần bên.<br />
ròng rọc A1 điều trị viêm hẹp bao gân gấp cũng<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
ngày càng gặp nhiều trên lâm sàng. Dù mổ kín<br />
hay mổ hở đều đòi hỏi cần phải cắt hết ròng rọc Sự hiện diện, vị trí kích thước các ròng rọc<br />
A1, không cắt vào ròng rọc A2 và không gây tổn Ngón 1<br />
thương thêm cho gân gấp, mạch máu, thần kinh.<br />
100% trường hợp có sự hiện diện của cả 4<br />
Do đó, muốn đạt được các yêu cầu trên không<br />
ròng rọc: A1, Av, OP và A2.<br />
thể không có hiểu biết về đặc điểm giải phẫu các<br />
Ròng rọc A1 có dạng nằm ngang, liên kết với<br />
ròng rọc cũng như mối liên quan với các cấu trúc<br />
tấm sụn mặt lòng, nằm tại vị trí khớp bàn đốt.<br />
giải phẫu gần bên.<br />
Ròng rọc Av (ròng rọc vòng thay đổi) nằm gần<br />
Trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất ròng rọc A1, là một ròng rọc tương đối tách biệt,<br />
hoàn toàn về số lượng ròng rọc, vị trí, sự liên nằm ngay tại 1/2 gần của xương đốt gần. Ròng<br />
quan của ròng rọc với các mốc da, mốc xương, rọc này xuất phát từ phía bờ trụ của xương đốt<br />
thần kinh, mạch máu. Ngoài ra, giữa các gần ngón 1, ngay tại mức tiếp nối gân cơ của cơ<br />
chủng tộc khác nhau đặc điểm giải phẫu ròng khép ngón cái rồi chạy qua bám vào phía bờ<br />
quay. Ròng rọc chéo xuất phát từ phía bờ trụ của<br />
rọc cũng khác. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu<br />
xương đốt gần và chạy chéo qua bám vào phía<br />
về giải phẫu ròng rọc làm nền tảng cho ứng<br />
bờ quay tại nền xương đốt xa. Ròng rọc A2 nhìn<br />
dụng lâm sàng còn bỏ ngỏ. Từ thực tế này, chung thấy mỏng, dạng nằm ngang và nằm về<br />
chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giải phẫu phía gần nơi bám gân gấp ngón cái dài,tại vùng<br />
ứng dụng ròng rọc các ngón tay”. khớp gian đốt.<br />
<br />
<br />
<br />
182 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ròng rọc Av hiện diện dưới 3 dạng: nằm Bảng 1: Kích thước các ròng rọc<br />
ngang 58,82%, nằm chéo 35,3% và liên tục với A1 Ròng rọc A1 Av OP A2<br />
5,88%. Ở trường hợp liên tục với A1 quan sát Kích thước 4,62 ±<br />
5,0 ± 0,91 3,68 ± 0,7 3,5 ± 0,73<br />
(mm) 0,92<br />
thấy tại vùng tiếp giáp giữa 2 ròng rọc thực tế là<br />
dải mô sợi mỏng và hướng đi các thớ sợi của 2<br />
ròng rọc cũng tương đối khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Các ròng rọc ngón 1 với các dạng của Av. (A:) Dạng ngang. (B): Dạng chéo. (C): Dạng liên tục A1<br />
Các ngón dài xương đốt giữa, còn ròng rọc A5 nằm ở vùng<br />
Có tất cả 5 ròng rọc vòng, theo thứ tự từ gần khớp gian đốt xa, ngay trước nơi bám tận của<br />
đến xa là A1, A2, A3, A4 và A5. Ròng rọc A5 gân gấp các ngón sâu.<br />
hiện diện trong 97,78% trường hợp.<br />
Ròng rọc A1 liên tục với ròng rọc A2 trong<br />
Các ròng rọc này có dạng vòng và nằm 4,41% trường hợp, nhưng vẫn quan sát thấy lớp<br />
ngang ở ngón tay. Ròng rọc A1 nằm ngay tại vị mỏng giữa 2 ròng rọc này.<br />
trí khớp bàn đốt, bám vào tấm gan tay. Ròng rọc<br />
Ròng rọc A1 có thể là dạng 1 dải vòng, dạng<br />
A2 nằm tại vùng xương đốt gần, ròng rọc A3 tại<br />
2 hoặc 3 dải vòng.<br />
vị trí khớp gian đốt gần, ròng rọc A4 nằm tại<br />
Bảng 2: Kích thước ròng rọc A1 của các ngón (mm)<br />
Ròng rọc A1 A2 A3 A4 A5<br />
Ngón 2 7,05 ± 0,65 13,07 ± 0,65 2,11 ± 0,67 6,13 ± 1,6 1,37 ± 0,32<br />
Ngón 3 7,1 ± 0,78 16,68 ± 2,14 2,11 ± 0,56 7,11 ± 1,3 1,54 ± 0,4<br />
Ngón 4 6,27 ± 0,73 14,32 ± 1,6 2,09 ± 0,54 6,28 ± 1,52 1,56 ± 0,4<br />
Ngón 5 5,39 ± 0,76 10,14 ± 1,69 1,7 ± 0,5 5,45 ± 1,17 1,08 ± 0,46<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Các ròng rọc ngón dài. A: Các ròng rọc ngón tay. B:. A1 và A2 nằm sát nhau. C: A1 dạng 3 dải vòng.<br />
Mối liên quan của của các ròng rọc với các này đo được là 1,15 ± 0,71mm.<br />
cấu trúc giải phẫu lân cận Ròng rọc A1 gần khe khớp bàn đốt hơn so<br />
với ròng rọc Av; ròng rọc A2 nằm cũng gần khe<br />
Ngón 1<br />
khớp liên đốt hơn so với ròng rọc chéo.<br />
Bờ gần ròng rọc A1 nằm về phía gần so với<br />
nếp da gần khớp bàn đốt ngón 1, khoảng cách<br />
<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát 183<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
Bó mạch thần kinh bên quay chạy sát với Các ngón dài<br />
ròng rọc A1 hơn so với bên trụ. Các ròng rọc ngón dài hiện diện từ gần đến<br />
Các ngón dài xa theo đúng thứ tự từ 1 đến 5. Vị trí xuất hiện<br />
Tỉ lệ khoảng cách trung bình từ nếp da của các ròng rọc trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
khớp bàn đốt tới nếp da khớp gian đốt gần so cũng tương tự như y văn thế giới(2,14). Đó là các<br />
với từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng ròng rọc A1, A3 và A5 tương ứng nằm ở khớp<br />
rọc A1 gần như là 1. bàn đốt ngón, khớp gian đốt gần và khớp gian<br />
đốt xa ngón tay. Tất cả đều xuất phát từ tấm mặt<br />
Ròng rọc A1 nằm về phía xa so với nếp da<br />
lòng của khớp. Ròng rọc A2 và A4 tương ứng<br />
gần hoặc xa của gan tay, khoảng cách từ bờ gần<br />
nằm ở vùng xương đốt gần và đốt giữa. Ròng<br />
ròng rọc A1 của ngón 2 đến nếp gan tay gần<br />
rọc A5 hiện diện trong 97,78% số trường hợp. Tỉ<br />
trung bình là 3,76 ± 1,64mm, của ngón 3, 4 và 5<br />
lệ hiện diện của các ròng rọc cũng tương tự các<br />
tới nếp gan tay xa là 2,2 ± 1,14mm, 3,39 ± 1,29mm<br />
nghiên cứu khác(2,7,15).<br />
và 2,28 ± 1,39mm.<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có<br />
Bó mạch thần kinh chạy cách ròng rọc A1 từ<br />
các trường hợp A1 và A2 nằm sát nhau. Dù tỉ<br />
2-4mm mỗi bên.<br />
lệ không cao nhưng các phẫu thuật viên cần<br />
BÀN LUẬN phải chú ý đến điều này. Nếu không có thể sẽ<br />
Sự hiện diện, vị trí kích thước các ròng rọc cắt luôn 1 phần hoặc cả ròng rọc A2 khi thực<br />
hiện phẫu thuật cắt ròng rọc A1 để điều trị<br />
Ngón 1<br />
bệnh ngón tay lò xo.<br />
Tất cả 34 mẫu phẫu tích đều có sự hiện<br />
Ngoài ra chúng tôi nhận thấy ròng rọc A1 có<br />
diện của 4 ròng rọc, gồm 3 ròng rọc vòng và 1<br />
thể hiện diện dưới dạng 1 dải vòng duy nhất<br />
ròng rọc chéo là phù hợp với các y văn thế<br />
hoặc dạng 2 dải vòng, 3 dải vòng gần nhau. Tỉ lệ<br />
giới(1,3,13) rong những năm gần đây, quan niệm<br />
dạng 1 dải vòng chiếm tỉ lệ ưu thế là 92,65% số<br />
về số lượng ròng rọc của ngón I đã thay đổi<br />
trường hợp. Do có sự hiện diện của ròng rọc A1<br />
với sự tìm ra ròng rọc Av. Ròng rọc này được<br />
dạng 2 hoặc 3 dải vòng nên khi phẫu thuật cắt<br />
đề cập đến đầu tiên bởi tác giả Schmidt(12) và<br />
ròng rọc A1, các phẫu thuật viên có thể sẽ cắt<br />
được làm rõ sau này bởi các tác giả Bayat và<br />
không hết nếu không chú ý.<br />
Schubert(1,13). Theo các tác giả này, có 3 dạng<br />
của ròng rọc Av: dạng liên tục với ròng rọc Tương tự như ở ngón cái, kích thước các<br />
A1, dạng chéo và dạng nằm ngang. Trong đó, ròng rọc ngón dài trong nghiên cứu nhỏ hơn so<br />
dạng nằm ngang là dạng chiếm ưu thế. Như với y văn thế giới(2,5). Sự khác biệt này theo chúng<br />
vậy kết quả của chúng tôi cũng tương đồng tôi có thể do khác về chủng tộc, khác về cỡ mẫu<br />
với các tác giả khác. Vai trò của ròng rọc này<br />
như đã nói ở trên.<br />
đến nay vẫn chưa được làm rõ.<br />
Mối liên quan của của các ròng rọc với các<br />
Kích thước các ròng rọc trong nghiên cứu<br />
nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả Bayat(1) cấu trúc giải phẫu lân cận<br />
hay Schubert(13). Sự khác biệt này theo chúng tôi Ngón 1<br />
có thể do khác về chủng tộc, khác về cỡ mẫu. Các Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bờ gần<br />
nghiên cứu của tác giả trên thế giới thực hiện ở ròng rọc A1 nằm về phía gần so với nếp gấp da<br />
châu Âu hoặc Mỹ. Tạng người ở các nước này<br />
gần của khớp bàn ngón 1, tức nếp da này nằm<br />
thường là cao lớn hơn châu Á, bàn tay lớn hơn<br />
nên đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến kích ngày trên ròng rọc. Khoảng cách giữa 2 mốc trên<br />
thước các ròng rọc. chúng tôi đo được là 1,15 ± 0,71mm. Kết quả này<br />
<br />
<br />
<br />
184 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không khác biệt so với các tác giả Hazani (2011)(6) ngón 2 nằm tương ứng tại vị trí nếp gan tay gần<br />
và tác giả Patel (2013)(11). Đây là một mốc da hữu và với các ngón 3, 4 và 5 là tại vị trí nếp gan tay<br />
xa(8). Năm 1992, tác giả Lyu cũng cho kết quả<br />
hiệu dùng làm mốc để xác định bờ gần ròng rọc<br />
như của Lorthioir, trừ ngón 3 Lyu cho rằng bờ<br />
A1 trên lâm sàng.<br />
gần A1 nằm ở khoảng giữa của nếp gan tay gần<br />
và gan tay xa(9). Cả hai nghiên cứu trên không<br />
cho khoảng cách cụ thể là bao nhiêu và cũng<br />
không chính xác khi thực tế lâm sàng, vị trí bờ<br />
gần của ròng rọc A1 không nằm ngay tại các nếp<br />
da gan tay. Năm 1997, Nagoshi đã chỉ ra rằng bờ<br />
gần của ròng rọc A1 nằm cách nếp gan tay gần<br />
khoảng 5mm với ngón 2 và khoảng vài mm về<br />
phía xa nếp gan tay xa với các ngón 3, 4 và 5(10).<br />
Năm 1999, Dunn và Pess đã nghiên cứu và cho<br />
kết quả rằng bờ gần ròng rọc A1 nằm cách nếp<br />
da khớp bàn đốt trung bình 20mm về phía gần(4).<br />
Theo chúng tôi, mốc da này nằm hơi xa để xác<br />
định bờ gần A1. Như vậy, so với các nghiên cứu<br />
khác, chúng tôi cho kết quả rõ ràng hơn. Ròng<br />
rọc A1 nằm về phía xa so với nếp da gần hoặc xa<br />
Hình 3: Xác định bờ gần A1 trên lâm sàng. của gan tay, khoảng cách từ bờ gần ròng rọc A1<br />
Tương tự như Patel (2013)(11), nghiên cứu của của ngón 2 đến nếp gan tay gần trung bình là<br />
chúng tôi cũng nhận thấy bờ quay của ròng rọc 3,76 ± 1,64mm, của ngón 3, 4 và 5 tới nếp gan tay<br />
A1 nằm sát với bó mạch – thần kinh phía quay xa là 2,2 ± 1,14mm, 3,39 ± 1,29mm và 2,28 ±<br />
nên cần chú ý để không cắt phạm vào các cấu 1,39mm. Chúng tôi cho rằng trên lâm sàng cũng<br />
trúc này khi phẫu thuật cắt ròng rọc A1 ngón I. có thể sử dụng các mốc da này để xác định bờ<br />
gần ròng rọc A1.<br />
Tác giả Wilhelmi (2001)(16) và Fiorini (2011)(5)<br />
chỉ ra rằng khoảng cách từ nếp da khớp bàn đốt<br />
tới nếp da khớp gian đốt bằng với khoảng cách<br />
từ nếp da khớp bàn đốt tới bờ gần ròng rọc A1.<br />
Trong nghiên cứu, qua đo đạc cẩn thận, chúng<br />
tôi cũng ghi nhận được kết quả tương tự. Như<br />
vậy, cũng có thể xem đây là mốc giải phẫu đáng<br />
tin cậy để xác định vị trí của ròng rọc A1. Cách<br />
xác định này chính xác hơn việc sử dụng các nếp<br />
da gan tay. Thứ nhất là do các nếp da gan tay dễ<br />
Hình 4: Liên quan của các ròng rọc ngón dài với các<br />
thay đổi trên mỗi người chứ không hằng định<br />
nếp da. như các nếp gấp da của các khớp ngón tay. Thứ<br />
Các ngón dài hai là sử dụng các nếp da gan tay sẽ phải cộng<br />
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định thêm các con số khoảng cách nên sẽ khó nhớ và<br />
mối liên quan của các nếp da tay với vị trí của dễ có sai số hơn.<br />
các ròng rọc. Năm 1958, nghiên cứu của Các mốc da trên có ưu điểm là tương đối<br />
Lorthioir cho rằng bờ gần của ròng rọc A1 của hằng định và rất dễ xác định. Do đó từ vị trí các<br />
<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát 185<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
ròng rọc cũng như các khoảng cách với mốc da ròng rọc Av đòi hỏi cần có các nghiên cứu cơ<br />
có thể giúp các phẫu thuật viên bàn tay xác định sinh học để làm rõ vai trò của ròng rọc này.<br />
vị trí của các ròng rọc trên lâm sàng hay khi thực TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
hiện phẫu thuật, giúp tiếp cận tổn thương nhanh 1. Bayat A, et al. (2002), "The pulley system of the thumb:<br />
anatomic and biomechanical study", J Hand Surg Am. 27 (4), pp.<br />
nhất, chính xác nhất và ít xâm lấn các mô mềm 628-635.<br />
khác của ngón tay. 2. Doyle JR (1988), "Anatomy of the finger flexor tendon sheath<br />
and pulley system", J Hand Surg Am. 13 (4), pp. 473-484.<br />
Bó mạch thần kinh nằm tương đối cách xa 3. Doyle JR, et al. (1977), "Anatomy of the flexor tendon sheath<br />
bờ của ròng rọc A1, tuy nhiên vẫn cần phải and pulleys of the thumb", J Hand Surg Am. 2 (2), pp. 149-151.<br />
4. Dunn MJ, et al. (1999), "Percutaneous trigger finger release: a<br />
chú ý khi cắt ròng rọc A1 để không phạm phải<br />
comparison of a new push knife and a 19-gauge needle in a<br />
các cấu trúc này. cadaveric model", J Hand Surg Am. 24 (4), pp. 860-865.<br />
5. Fiorini HJ, et al. (2011), "Anatomical study of the A1 pulley:<br />
length and location by means of cutaneous landmarks on the<br />
palmar surface", J Hand Surg Am. 36 (3), pp. 464-468.<br />
6. Hazani R, et al. (2011), "Transverse anatomic landmarks for the<br />
A1 pulley of the thumb", Hand (N Y). 6 (4), pp. 416-419.<br />
7. Katzman BM, et al. (1998), "Anatomy and histology of the A5<br />
pulley", J Hand Surg Am. 23 (4), pp. 653-657.<br />
8. Lorthioir J, (1958), "Surgical treatment of trigger-finger by a<br />
subcutaneous method", J Bone Joint Surg Am. 40-a (4), pp. 793-<br />
795.<br />
9. Lyu SR, (1992), "Closed division of the flexor tendon sheath for<br />
trigger finger", J Bone Joint Surg Br. 74 (3), pp. 418-420.<br />
10. Nagoshi M, et al. (1997), "Percutaneous release for trigger finger<br />
in idiopathic and hemodialysis patients", Acta Med Okayama. 51<br />
(3), pp. 155-158.<br />
11. Patel RM, et al. (2013), "Hand surface landmarks and<br />
measurements in the treatment of trigger thumb", J Hand Surg<br />
Am. 38 (6), pp. 1166-1171.<br />
12. Schmidt HM, et al. (1999), "(Pulleys of the tendon sheath of the<br />
flexor pollicis longus muscle)", Handchir Mikrochir Plast Chir. 31<br />
(6), pp. 362-366.<br />
Hình 5: Minh họa cách xác định vị trí bờ gần ròng 13. Schubert MF, et al. (2012), "Varied anatomy of the thumb<br />
pulley system: implications for successful trigger thumb<br />
rọc A1 các ngón dài.<br />
release", J Hand Surg Am. 37 (11), pp. 2278-2285.<br />
KẾT LUẬN 14. Strauch B, et al. (1985), "Digital flexor tendon sheath: an<br />
anatomic study", J Hand Surg Am. 10 (6 Pt 1), pp. 785-789.<br />
Sự hiện diện, vị trí, kích thước cũng như 15. Tang JB, et al. (2001), "Effect of A3 pulley and adjacent sheath<br />
integrity on tendon excursion and bowstringing", J Hand Surg<br />
mối liên quan của các ròng rọc ngón tay với<br />
Am. 26 (5), pp. 855-861.<br />
nếp da, khe khớp và bó mạch thần kinh là 16. Wilhelmi BJ, et al. (2001), "Trigger finger release with hand<br />
tương đối hằng định. Trong đó, có thể sử surface landmark ratios: an anatomic and clinical study", Plast<br />
Reconstr Surg. 108 (4), pp. 908-915.<br />
dụng các nếp da tay làm mốc để xác định sự<br />
hiện diện của các ròng rọc một cách dễ dàng Ngày nhận bài báo: 18/11/2016<br />
trên lâm sàng. Cần có thêm các nghiên cứu<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016<br />
lâm sàng để củng cố kết quả có được từ<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
186 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />