t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT<br />
KÉO BÓC TÁCH VIÊM DÍNH KHỚP VAI DƯỚI GÂY TÊ<br />
THẦN KINH TRÊN VAI KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU<br />
ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG<br />
Hoàng Tiến Ưng*; Hà Hoàng Kiệm*; Bùi Văn Tuấn; Hoàng Văn Thắng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau và phục hồi tầm vận động khớp vai của kỹ thuật<br />
kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp vật lý trị liệu để điều trị<br />
viêm quanh khớp vai đông cứng (VQKVĐC) và đánh giá tác dụng không mong muốn của<br />
kỹ thuật này. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trên 64 BN VQKVĐC<br />
giai đoạn 2. Điều trị nền mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày, vật lý trị liệu 1 lần/ngày trong 1 tuần,<br />
sau đó tiến hành thủ thuật, sau thủ thuật, điều trị tiếp phác đồ trên 1 tuần. Đánh giá kết quả<br />
gồm: mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động khớp đo bằng thước đo góc hai cạnh,<br />
phân loại mức độ hạn chế vận động theo Phân loại McGill - McRomi. Đánh giá tại 3 thời điểm<br />
ngay trước, sau thủ thuật và sau thủ thuật 1 tuần. Kết quả và kết luận: ngay sau thủ thuật,<br />
mức độ giảm đau không khác biệt so với trước thủ thuật, nhưng sau 1 tuần giảm đau rất tốt,<br />
không còn BN nào đau vừa và nặng, 89,06% BN đau nhẹ. Tầm vận động khớp vai thụ động<br />
0<br />
trở về bình thường (180 ) 98,44% ngay sau thủ thuật, sau 1 tuần về bình thường 100% BN.<br />
Không gặp tác dụng không mong muốn sau thủ thuật.<br />
* Từ khóa: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng; Kéo bóc tách viêm dính khớp vai; Gây tê<br />
thần kinh trên vai<br />
<br />
Study of Effectiveness and Safety of Capsular Release Technique<br />
of Adhesive Capsulitis of the Shoulder under Suprascapular Nerve<br />
Block and Physiotherapy in Treatment of Frozen Shoulder<br />
Summary<br />
Objectives: Evaluation of effectiveness and side effects of capsular release technique of<br />
adhesive capsulitis of the shoulder under suprascapular nerve block and physiotherapy to treat<br />
frozen shoulder. Subjects and method: The study was carried out on 64 patients with frozen<br />
shoulder in stage 2. The patients were treated by the form: mobic 7.5 mg x 2 tab/day,<br />
physiotherapy 1 time/day in 1 week, then making technic. After technic, the patients continued<br />
treating the same as before. Evaluation of pain according to VAS scale. Evaluation of range of<br />
treating the shoulder’s motion according to classification of McHill-McRomi. Evaluation at 3 times:<br />
before and after technic and after technic 1 week. Result and conclusion: There was the good<br />
pain relief 1 week after technic, only 89.06% with slight pain, no patients with average and<br />
severe pain. At time after technic and after 1 week, range of motion of shoulder became normal.<br />
There were not any side effects after technic.<br />
* Keywords: Frozen shoulder; Capsular release of adhesive capsulitis; Suprascapular nerve block.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tiến Ưng (bshoangtienungbvqy103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 19/01/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/03/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/04/2018<br />
<br />
77<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ<br />
dùng để chỉ các trường hợp viêm, đau<br />
khớp vai do tổn thương phần mềm (gân,<br />
cơ, dây chằng, bao khớp, bao hoạt dịch)<br />
mà không có tổn thương ở sụn và xương<br />
khớp vai, không do nhiễm khuẩn và không<br />
do chấn thương mới. Viêm quanh khớp<br />
vai được chia làm 3 thể: viêm quanh<br />
khớp vai đơn thuần; VQKVĐC còn được<br />
gọi là viêm dính khớp vai; hội chứng vai<br />
tay còn được gọi là hội chứng loạn dưỡng<br />
thần kinh giao cảm phản xạ. Trong ba thể<br />
bệnh trên, VQKVĐC là thể bệnh hay gặp,<br />
đặc trưng lâm sàng là đau và hạn chế<br />
tầm vận động khớp vai, điều trị còn gặp<br />
nhiều khó khăn [2].<br />
Có nhiều phương pháp điều trị bảo tồn<br />
VQKVĐC như dùng thuốc chống viêm<br />
giảm đau, vật lý trị liệu, y học cổ truyền,<br />
có thể phối hợp các phương pháp [3].<br />
Nhưng điều trị bảo tồn chỉ giúp giảm viêm<br />
giảm đau, tầm vận động khớp vai hầu<br />
như cải thiện rất ít. Khi ngừng điều trị,<br />
đau khớp vai trở lại, điều trị thường phải<br />
kéo dài hàng năm hoặc hơn. Nhiều trường<br />
hợp phải phẫu thuật nội soi khớp vai hoặc<br />
kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây<br />
mê, các kỹ thuật này chỉ thực hiện được<br />
ở những bệnh viện lớn và chi phí tốn kém<br />
[1].<br />
Xuất phát từ những khó khăn trong<br />
điều trị VQKVĐC, Bộ môn - Khoa Phục<br />
hồi Chức năng, Bệnh viện Quân y 103 đã<br />
nghiên cứu và đề xuất kỹ thuật bóc tách<br />
khớp vai viêm dính dưới gây tê thần kinh<br />
78<br />
<br />
trên vai để điều trị VQKVĐC. Để đánh giá<br />
hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật<br />
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục<br />
tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và phục<br />
hồi tầm vận động khớp vai của kỹ thuật<br />
bóc tách khớp vai viêm dính dưới gây tê<br />
thần kinh trên vai kết hợp vật lý trị liệu để<br />
điều trị VQKVĐC.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
64 BN được chẩn đoán xác định<br />
VQKVĐC giai đoạn 2, điều trị tại Khoa<br />
Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ 4 - 2016 đến 11 - 2016, tự nguyện tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo định<br />
nghĩa VQKVĐC giai đoạn 2 của Codman<br />
E.A [4].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tổn thương<br />
xương khớp vai (X quang), loãng xương<br />
vừa và nặng, mắc các bệnh nặng như<br />
suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn nhịp<br />
tim…, BN đang có tăng huyết áp, sốt,<br />
BN dị ứng với lidocain.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, can thiệp theo dõi dọc 2 tuần.<br />
- Cách thức tiến hành: BN được điều<br />
trị nội khoa 1 tuần trước khi tiến hành kỹ<br />
thuật (mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày, vật lý<br />
trị liệu (điện xung, paraffin, sóng ngắn, tập<br />
vận động khớp vai) 1 lần/ngày để giảm<br />
đau, sau đó tiến hành kỹ thuật, sau kỹ<br />
thuật điều trị tiếp 1 tuần phác đồ như<br />
trước khi làm kỹ thuật.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
- Các bước tiến hành kỹ thuật: gây tê<br />
thần kinh trên vai bằng lidocain 40 mg x<br />
2 ống (thử phản ứng trước). Gây tê bổ<br />
sung vào bao khớp vai tại hai vị trí: phía<br />
trên ngoài và phía trước mỗi vị trí 1 ống<br />
lidocain 40 mg. Sau gây tê 5 - 10 phút<br />
tiến hành kéo bóc tách.<br />
Thì 1: BN nằm ngửa trên giường kỹ<br />
thuật; thì 2: một kỹ thuật viên dùng tay cố<br />
định xương bả vai của BN; thì 3: người<br />
<br />
thực hiện thủ thuật một tay nắm bàn tay<br />
BN, một tay nắm cánh tay BN; thì 4:<br />
người thực hiện kỹ thuật ngả người dùng<br />
trọng lực (không dùng sức) kéo xuôi theo<br />
người BN rồi từ từ dạng và đưa cánh tay<br />
BN lên trên kết hợp xoay ngửa bàn tay<br />
BN, khi cánh tay BN đạt 1800 thì dừng lại,<br />
đưa tay BN xuôi theo người, cho BN nghỉ<br />
5 - 10 phút rồi dậy. Đo mạch, huyết áp<br />
trước và ngay sau thủ thuật.<br />
<br />
Hình 1: Vị trí phong bế thần kinh trên vai (hai hình trái) và<br />
bao khớp vai (hai hình phải).<br />
- Các thông số được thu thập tại 3 thời<br />
điểm ngay trước và sau kỹ thuật, sau kỹ<br />
thuật 1 tuần: đánh giá chức năng khớp<br />
vai dựa vào 2 triệu chứng đau và hạn chế<br />
vận động: đau đánh giá theo thang điểm VAS<br />
(không đau: 0 điểm, đau nhẹ: 1 - < 5 điểm,<br />
đau vừa: 5 - < 8 điểm, đau nặng: 8 10 điểm). Tầm vận động khớp vai đo<br />
bằng thước đo góc hai cành theo phương<br />
<br />
pháp zero, đánh giá mức độ hạn chế vận<br />
động dạng khớp vai theo McGill - McRomi<br />
(2005) chia 4 độ: không hạn chế: 1800,<br />
hạn chế nhẹ: > 1500, hạn chế vừa: 50 - 1500,<br />
hạn chế nặng: 0 - < 500.<br />
Tác dụng không mong muốn và tai biến<br />
có thể xảy ra khi tiến hành thủ thuật như:<br />
dị ứng thuốc, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm,<br />
chảy máu, rách bao khớp, gãy xương.<br />
79<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Tuổi và giới (n = 64).<br />
Thông số<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 41<br />
<br />
5<br />
<br />
7,81<br />
<br />
41 - 50<br />
<br />
23<br />
<br />
35,94<br />
<br />
51 - 60<br />
<br />
31<br />
<br />
48,44<br />
<br />
> 60<br />
<br />
5<br />
<br />
7,81<br />
<br />
Nam<br />
<br />
42<br />
<br />
65,62<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
22<br />
<br />
34,38<br />
<br />
Giới<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05 (Anova)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Độ tuổi hay gặp nhất 51 - 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,9.<br />
Bảng 2: Thời gian mắc bệnh và vị trí đau (n = 64).<br />
Thông số<br />
Thời gian mắc bệnh (tháng)<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
3<br />
<br />
31<br />
<br />
48,44<br />
<br />
Vai phải<br />
<br />
35<br />
<br />
54,69<br />
<br />
Vai trái<br />
<br />
29<br />
<br />
45,31<br />
<br />
p<br />
< 0,05 (Anova)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BN đến điều trị muộn > 3 tháng gặp nhiều nhất, vai phải gặp nhiều hơn vai trái,<br />
nhưng chưa thấy sự khác biệt (p > 0,05).<br />
* Các biện pháp đã điều trị trước khi đến viện:<br />
Điều trị bằng thuốc non-steroid đơn thuần hoặc có kết hợp tiêm corticoid vào khớp:<br />
15 BN (23,44%); vật lý trị liệu đơn thuần: 10 BN (15,63%); kết hợp thuốc và vật lý trị liệu:<br />
39 BN (60,93%).<br />
2. Kết quả điều trị.<br />
* Mức độ đau khớp vai:<br />
Bảng 3: Mức độ đau (VAS).<br />
Mức độ đau<br />
<br />
Trước thủ thuật, n (%) (1)<br />
<br />
Sau thủ thuật 1 tuần, n (%) (2)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
22 (34,38)<br />
<br />
57 (89,06)<br />
<br />
p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
31 (48,44)<br />
<br />
7 (10,94)<br />
<br />
p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,05<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
11 (17,18)<br />
<br />
0<br />
<br />
p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01<br />
<br />
Điểm (x ± SD)<br />
<br />
7,53 ± 1,2<br />
<br />
1.87 ± 0,5<br />
<br />
p2,1 > 0,05; p3,1 < 0,01<br />
<br />
Ngay sau thủ thuật, mức độ đau không khác biệt so với trước thủ thuật, sau thủ thuật<br />
1 tuần giảm đau rõ, không còn BN nào đau nặng, 89,06% BN đau nhẹ (p < 0,01).<br />
80<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
* Tầm vận động khớp vai:<br />
Bảng 4: Dạng khớp vai và đưa lên trên (theo Phân loại McGill-McRomi).<br />
Thời điểm<br />
<br />
Ngay trước<br />
thủ thuật<br />
<br />
Ngay sau<br />
thủ thuật<br />
<br />
Sau thủ<br />
thuật 1 tuần<br />
<br />
p (so với trước<br />
thủ thuật)<br />
<br />
Thụ động<br />
n (%)<br />
<br />
Mức độ hạn chế<br />
<br />
Chủ động n (%)<br />
<br />
Không hạn chế<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
5 (7,81)<br />
<br />
6 (9,37)<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
49 (76,56)<br />
<br />
50 (78,12)<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
10 (15,63)<br />
<br />
8 (12,5)<br />
<br />
Không hạn chế<br />
<br />
49 (76,56)<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
10 (15,63)<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
5 (7,81)<br />
<br />
p (so với trước<br />
thủ thuật)<br />
<br />
63 (98,44)<br />
< 0,001<br />
<br />
1 (1,56)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Không hạn chế<br />
<br />
63 (98,43)<br />
<br />
64 (100)<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
1 (1,57)<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
0<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Ngay sau thủ thuật, tầm vận động dạng khớp vai và đưa cánh tay lên trên chủ động<br />
đã trở về mức gần bình thường (do còn đau), nhưng tầm vận động thụ động đã trở<br />
về bình thường (98,44%), sau 1 tuần, cả tầm vận động chủ động và thụ động đã trở về<br />
bình thường (100%).<br />
Bảng 5: Xoay trong khớp vai (theo Phân loại McGill-McRomi).<br />
Thời điểm<br />
<br />
Mức độ hạn chế<br />
Không hạn chế<br />
<br />
Ngay trước<br />
thủ thuật<br />
<br />
Ngay sau<br />
thủ thuật<br />
<br />
Sau thủ thuật<br />
1 tuần<br />
<br />
Chủ động<br />
n (%)<br />
<br />
p (so với trước<br />
thủ thuật)<br />
<br />
Thụ động<br />
n (%)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
21 (32,81)<br />
<br />
21 (32,81)<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
36 (56,25)<br />
<br />
37 (57,81)<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
7 (10,94)<br />
<br />
6 (9,38)<br />
<br />
Không hạn chế<br />
<br />
36 (56,25)<br />
<br />
p (so với trước<br />
thủ thuật)<br />
<br />
56 (87,5)<br />
< 0,001<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
21 (32,81)<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
7 (10,94)<br />
<br />
8 (12,5)<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Không hạn chế<br />
<br />
63 (98,43)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
64 (100)<br />
< 0,001<br />
<br />
Hạn chế nhẹ<br />
<br />
1 (1,57)<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế vừa<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hạn chế nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Ngay sau thủ thuật, động tác xoay trong chủ động về bình thường (56,25%), số còn<br />
lại do đau. Động tác thụ động về bình thường 87,5%. Sau 1 tuần, 98,43% vận động<br />
chủ động về bình thường, 100% vận động thụ động về bình thường.<br />
81<br />
<br />