intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Phương pháp ứng dụng điều tra lập địa trong công tác trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng ở một số dự án Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

121
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều tra lập địa luôn được đánh giá là cần thiết và quan trọng trong công tác trồng rừng. Từ những năm 1970, trong chương trình hợp tác lâm nghiệp với C.H.D.C Đức, các chuyên gia lâm nghiệp Đức đã đưa công tác điều tra lập địa phục vụ cho quy hoạch trồng rừng thông nhựa ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 1971, ngành Lâm nghiệp Việt Namđã ban hành quy trình về điều tra lập địa cấpI.Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình trên còn hạn chế, chủ yếu chỉ mô tả các điều kiện lập địa khi thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Phương pháp ứng dụng điều tra lập địa trong công tác trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng ở một số dự án Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam "

  1. Phương pháp ứng dụng điều tra lập địa trong công tác trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng ở một số dự án Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam Ngô Đình Quế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Khắc Ninh, Tư vấn dự án Lâm nghiệp KFW. Điều tra lập địa luôn được đánh giá là cần thiết và quan trọng trong công tác trồng rừng. Từ những năm 1970, trong chương trình hợp tác lâm nghiệp với C.H.D.C Đức, các chuyên gia lâm nghiệp Đức đã đưa công tác điều tra lập địa phục vụ cho quy hoạch trồng rừng thông nhựa ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 1971, ngành Lâm nghiệp Việt Namđã ban hành quy trình về điều tra lập địa cấpI.Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình trên còn hạn chế, chủ yếu chỉ mô tả các điều kiện lập địa khi thiết kế trồng rừng. Năm 1996, theo yêu cầu của dự án trồng rừng Việt - Đức KFW1 thực hiện tại Lạng Sơn và Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án và đề xuất một phương pháp ứng dụng điều tra lập địa phục vụ cho trồng rừng. Phương pháp này đã được sử dụng và đánh giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng quốc tế tại Việt Nam như: Dự án trồng rừng KFW2 (H à Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị), dự án khu vực lâm nghiệp ADB (Phú Yên - Gia Lai - Quảng Trị - Thanh Hoá), dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà (Sơn La - Lai Châu), dự án trồng rừng KFW3(Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh). Cho đến nay, Ban QLDA KFW đã hoàn thiện, trình Bộ Nông Nghiệp &PTNT phê duyệt thành quy trình điều tra lập địa cho trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. 1. Mục đích và yêu cầu của phương pháp ứng dụng điều tra lập địa.
  2. 1.1.Mục đích. - Xác định và bố trí loài cây phù hợp với tiềm năng sức sản xuất của đất và mục tiêu của dự án. - Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch trồng rừng từ các chủ rừng tha m gia dự án. 1.2.Yêu cầu. - Điều tra lập địa là bước đi trước thiết kế trồng rừng và phải được tiến hành trên toàn bộ diện tích giành cho lâm nghiệp sau khi quy hoạch sử dụng đất thôn bản hoạch định. - Loài cây trồng được xác định phù hợp đến từng lô đất của chủ rừng hoặc nhóm hộ. 2. Quan điểm và phương pháp luận. 2.1.Quan điểm chung. - Phương pháp ứng dụng điều tra lập địa cần đơn giản và dễ sử dụng. - Các chỉ tiêu để đánh giá phải là các yếu tố chủ đạo, dễ định tính định lượng. 2.2. Phương pháp luận. - Tập đoàn cây trồng của từng địa phương đã được xác định theo vùng sinh thái hoặc qua kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp tại các địa ph ương.
  3. - Các yếu tố tự nhiên như: Độ ẩm, chế độ nhiệt, chế độ mưa...nhìn chung được đánh giá phù hợp với cây trồng. Tuy nhiên, cần xác định các yếu tố chủ đạo của lập địa để bố trí từng loài cây phù hợp trên những vị trí cụ thể. Ví dụ: Cây thông đuôi ngựa ( Pinus massoniana) là loài cây trồng phổ biến thuộc các tỉnh của dự án, nhưng không phải bất cứ dạng lập địa nào cũng phù hợp và phát huy hết tiềm năng sản xuất của đất, do đó cần phải có các chỉ ti êu cụ thể để quy định khu vực trồng thông đuôi ngựa. 3. Nội dung. 3.1 Xác định các yếu tố chủ đạo trong vùng dự án. Qua khảo sát đánh giá và từ kinh nghiệm thực tiễn khi ứng dụng cho dự án KFW1, các yếu tố chủ đạo để xác định dạng lập địa là: (1). Loại đất hình thành trên các nhóm đá mẹ. - Nhóm Fs: Đất Feralit hình thành trên nhóm đá phấn sa, phiến thạch sét; - Nhóm Fa: Đất Feralit hình thành trên nhóm đá Macma, cuội kết, Rhyolit, Granit; - Nhóm Fq: Đất Feralit hình thành trên nhóm đá Sa thạch. (2). Tầng sâu cơ giới của đất và tỷ lệ đá lẫn. - Cấp 1: Độ sâu tầng đất trên 50cm và có độ đá lẫn < 50%; - Cấp 2: Độ sâu tầng đất từ 30 - 50cm và độ đá lẫn < 50% hoặc độ sâu tầng đất trên 50cm, nhưng độ đá lẫn > 50%;
  4. - Độ sâu tầng đất < 30cm và độ đá lẫn > 50% hoặc độ sâu tầng đất từ 30 - 50cm và độ đã lẫn >70%. (3). Cây tái sinh mục đích hoặc thực bì chỉ thị. - Nhóm a: Cây tái sinh mục đích trên 400cây/ ha; - Nhóm b: Cây tái sinh mục đích từ 150 - 400cây/ ha hoặc thực bì cây bụi có độ che phủ trên 30%; - Nhóm c: Đất sau nương rãy còn gần tính chất đất rừng không có hoặc có thực bì thân thảo như cỏ lào, vừng dại....Cây tái sinh < 150cây/ ha. - Nhóm d: Đất trống đồi núi trọc, trảng cỏ. Thực bì chỉ thị: Sim, mua, ràng ràng, cỏ may, cỏ lông lợn... 3.2 Tổ hợp các yếu tố chủ đạo và phân nhóm dạng lập địa. - Với 3 yếu tố chủ đạo trên và các nhóm trong từng yếu tố ta sẽ có 36 dạng lập địa khác nhau. - Có những loài cây cùng sinh trưởng và phát triển tốt trên một số dạng lập địa có tính chất gần giống nhau. Để dễ sử dụng và đơn giản cần tiến hành ghép nhóm dạng lập địa cho các loài cây cùng mục đích sử dụng. Bảng phân chia nhóm dạng lập địa vùng dự án theo hướng sử dụng Dạng lập địa Hướng sử dụng Nhóm dạng lập
  5. địa A A1 Fs3a,Fa3a,Fq3a,Fs3b,Fa3b,Fq3b Khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung. Fs1a,Fa1a,Fq1a Khoanh nuôi tái sinh có trồng A2 Fs1a,Fs2a,Fa1a,Fa2a,Fq1a,Fq2a bổ sung. Trồng rừng mới: Những cây bản B Fs1b, Fs2b,Fa1b, Fa2b, Fq1b, Fq2b địa chịu bóng và trung tính. Trồng rừng mới: Những cây bản C Fs1c, Fa1c địa ưa sáng hoặc cây trung tính có cây phù trợ. Trồng rừng mới: Những cây ưa D Fs3c, Fa3c, Fq3c, Fs3d, Fa3d, Fq3d sáng chịu được nơi đất xấu, tầng Fs2c, Fa2c, Fq2c, Fs2d, Fa2d, Fq2d đất nông kết hợp cây phù trợ. Fq1c, Fq1d, Fa1d, Fs1d, Fs1C*, Fa1c*
  6. Ghi chú: C*: Thuộc những nơi vị trí đỉnh, có độ cao tương đối trên 30m hoặc hướng phơi phía Tây khô hạn. Nhóm thực bì a thuộc nhóm dạng lập địa A1 có cây tái sinh mục đích từ 800cây/ ha trở lên. 3.3 Thành quả của điều tra lập địa. (1). Xây dựng bản đồ nhóm dạng lập địa 1:5.000 cấp thôn bản; (2). Đề xuất cây trồng theo nhóm dạng lập địa; Trong từng vùng sinh thái của dự án (huyện hoặc một số xã): Xác định tập đoàn cây trồng. Ví dụ: Bảng đề xuất cây trồng vùng dự án huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang Nhó Loài cây theo thứ tự ưu tiên m DLĐ 1 2 3 4 5 6 Lim xẹt Trám đen Trám trắng Giẻ A2 Lim xanh Limxa.+Limx Limxẹt+Tr.trắ Tr.đ+Trámtrắn Tr.trg+Tr.đ Giẻ+Li ẹt m xẹt g g Limxa.+Tr.đe Limxẹt+Tr.đe Tr.đ+Lim xẹt n n
  7. Trám trắng Lim xẹt Vối thuốc Sấu B Lát hoa Trâm Tr.tr +Lát hoa Lát hoa+Vối Limx.+Vối Vốith+Lát Sấu+Lát Trâm+Sấ thuốc th. u Tr.tr + Vối Vốith+Trá thuốc Lát hoá+Sấu Limxe+Trámtrắ m g Vối thuốc Sấu + Lát C Trámtr.+Keo Lát+KeoLt Lt. Vối thuốc+sấu Thôngđn+Keo Thông đ.ngựa D Lt (3). Thảo luận với các chủ rừng chọn loài cây trồng cho hộ hoặc nhóm hộ. - Thông báo với các chủ rừng về các nhóm dạng lập địa thuộc khu vực trồng rừng của họ và tập đoàn cây trồng. - Thảo luận với các chủ rừng để xác định loài cây trồng cụ thể đối với từng hộ hoặc nhóm hộ 4. Kết quả. - Phương pháp ứng dụng điều tra lập địa trên đã được áp dụng cho trên 30.000ha trồng rừng mới đối với các loài cây: Hồi, trám, sa mộc, thông đuôi ngựa, thông nhựa, keo lá tràm, keo tai tượng, vối thuốc và khoanh nuôi tái sinh. Những nơi trồng đúng loài cây do điều tra lập địa xác định phát triển tốt.
  8. - Các đợt thẩm định đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định điều tra lập địa là hữu ích và cần thiết để xác định bố trí cây trồng cho các chủ rừng và chủ động giúp các cơ sở xây dựng kế hoạch trồng rừng hàng năm. - Do tầm quan trọng và cần thiết của điều tra lập địa, các dự án KFW quy định: Trước khi thiết kế trồng rừng, nhất thiết phải tiến hành điều tra lập địa. Nơi nào, hộ nào không điều tra lập địa sẽ không được trồng rừng hoặc trồng rừng không đúng loài cây mà điều tra lập địa xác định sẽ không được nghiệm thu. 5. Đánh giá và bình luận. - Điều tra lập địa không những cần thiết cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên cho trước mắt bảo đảm cây trồng có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt, mà về lâu dài còn tạo được sự bền vững cho lâm phần. - Việc ứng dụng phương pháp điều tra lập địa phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng vùng và yêu cầu của từng dự án. Do đó, trong quá trình thực hiện, các dự án luôn có hiệu đính, sửa đổi bổ sung để đơn giản hơn, cụ thể hơn. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa. Đề tài cấp Nhà nước KN 03 - 01 - Viện KHLN Việt Nam, 1995. 2. Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số lo ài cây rừng.NXB NN Hà Nội, 1994. 3. Bộ Lâm nghiệp. Quy trình điều tra lập địa cấp I - NXB NN 1971. 4. Nguyễn Văn Khánh. Điều tra và đánh giá lập địa trong lâm nghiệp - Tạp chí lâm nghiệp 9/ 1993.
  9. 5. Hội Khoa học Đất Việt Nam. Đất Việt Nam- NXB NN Việt Nam1996 6. Ngô Đình Quế, Nguyễn Khắc Ninh. Quy trình tạm thời điều tra xây dựng bản đồ dạng lập địa cho các Dự án trồng rừng Việt - Đức KFW1 ( Lạng Sơn - Hà Bắc, 1996 ). KFW2 ( Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị, 1998 ). KFW3 ( Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh, 2000 ). Dự án khu vực lâm nghiệp ADB ( Gia Lai - Phú Yên - Quảng Trị và Thanh Hoá, 1998 ). Lâm nghiệp xã hội sông Đà (Sơn La - Lai Châu , 1999 ). 7. Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Hướng dẫn điều tra lâm học phục vụ chương trình điều tra cơ bản, 1991 - 1995 - Viện ĐTQHR 4/ 1991. Application of site survey method in forest planting and forest regrowth maintenance in some international forestry project in Viet Nam. Summary:Site survey method applied in forest planting and forest regrowth maintenance is appreciated in Viet Nam. Content of this method consists of: - Identifying leading factors in the project regions such as: Soil types generated from different parent rocks, depth of soil layer, ratio of mixed stone fragments, desired regenerated species and indicator vegetation. - Collection of leading factors and grouping of soil types for use objectives. This method has been applied on 30,000ha. Serving new forest planting. Results show that where appropriate species were planted as determined by site survey, tree growth is good.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2