TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ<br />
HOMOCYSTEIN HUYẾT TƢƠNG VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NHỒI MÁU NÃO<br />
Nguyễn Văn Tuấn*; Nguyễn Minh Hiện*; Phạm Văn Trân*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu mối tương quan giữa tăng homocystein máu với một số yếu tố nguy<br />
cơ (YTNC) hay gặp của đột quỵ nhồi máu não (NMN). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br />
bệnh chứng trên 136 bệnh nhân (BN) đột quỵ NMN, trung bình 65,6 ± 10,33 tuổi; tỷ lệ đột quỵ<br />
NMN nam/nữ = 1,83. Nhóm chứng: 136 người lớn không bị đột quỵ não, có các YTNC tương<br />
đương nhóm bệnh. Kết quả: YTNC của nhóm NMN gồm tăng huyết áp (61,0%), tăng<br />
homocystein huyết tương (42,6%), tăng triglycerid (41,2%), tăng cholesterol (36,6%), giảm<br />
HDL-C (32,3%), nghiện thuốc lá (24,3%), đái tháo đường (21,1%), béo phì (19,1%), tăng LDL-C<br />
(17,2%) và lạm dụng rượu (14,0%). Tăng homocystein huyết tương (> 15 µmol/l) là YTNC độc<br />
lập của NMN với OR = 3,0 [95% CI; 1,75 - 5,16] và p < 0,0001. Nhóm bệnh có mối tương quan<br />
thuận mức trung bình giữa nồng độ homocystein với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương<br />
(r = 0,3; p < 0,001; r = 0,346 với p < 0,0001); có mối tương quan thuận mức yếu với chỉ số BMI<br />
(r = 0,173 và p < 0,05), tương quan nghịch mức yếu với LDL-C (r = -0,236 và p < 0,05). Không<br />
có sự tương quan giữa tăng homocystein với tuổi, giới, đái tháo đường, cholesterol, HDL-C và<br />
triglycerid. Kết luận: ở BN đột quỵ NMN, có mối tương quan thuận giữa nồng độ homocystein<br />
huyết tương với tăng huyết áp và chỉ số BMI; tương quan nghịch với LDL-C.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não; Homocystein; Yếu tố nguy cơ.<br />
<br />
Study on Relationship between Plasma Homocysteine Concentration<br />
and some Risk Factors in Patients with Ischemic Stroke<br />
Summary<br />
Objectives: To search relationship between the increased blood homocysteine levels and<br />
some common risk factors of cerebral infarction. Subjects and methods: Case-control study on<br />
136 patients with ischemic stroke, mean age 65.6 ± 10.33; ratio of male/female = 1.83; the<br />
control group included 136 adults without stroke, the risk factors were similar to the study group.<br />
Results: Risk factors of cerebral infarction group was hypertension (61.0%), increased plasma<br />
homocysteine (42.6%), hypertriglyceridemia (41.2%), hypercholesterolemia (36.6%), decreased<br />
HDL-C (32.3%), smoke (24.3%), diabetes mellitus (21.1%), obesity (19.1%), increased LDL-C<br />
(17.2%) and abuse alcohol (14.0%). Increased plasma homocysteine (> 15 μmol/l) are<br />
independent risk factors of cerebral infarction with OR = 3.0 [95% CI; 1.75 to 5.16] and<br />
p < 0.0001.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Tuấn (bstuanvqy103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/01/2016<br />
<br />
145<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
In the disease group, there was a positive correlation between medium levels of homocysteine<br />
and SBP and DBP (r = 0.3, p < 0.001; r = 0.346, p < 0.0001); weak positive correlation with BMI<br />
(r = 0.173 and p < 0.05) and weak negative correlation with LDL-C (r = -0.236 and p < 0.05).<br />
There was no correlation between increased plasma homocysteine concentrations with age,<br />
gender, diabetes, cholesterol, HDL-C and triglyceride. Conclusion: There is a positive<br />
correlation between plasma homocysteine level and hypertension and BMI; inversely correlated<br />
with LDL-C in patients with ischemic stroke.<br />
* Key words: Ischemic stroke; Homocysteine; Risk factor.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Homocystein được xác định là YTNC<br />
của bệnh tim mạch và đột quỵ não. Cơ<br />
chế gây xơ vữa động mạch do tăng<br />
homocystein máu liên quan đến tạo thành<br />
các sản phẩm có tính oxy hóa. Trong<br />
máu, homocystein tự oxy hóa tạo thành<br />
cystein-homocystein disulfid và những<br />
sản phẩm có tính oxy hóa mạnh như<br />
hydrogen peroxid và superoxid. Các sản<br />
phẩm có tính oxy hóa mạnh gây rối loạn<br />
chức năng nội mạc mạch máu, kích thích<br />
tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu,<br />
thúc đẩy peroxid hóa lipid và oxy hóa<br />
cholesretol-LDL [2, 7, 8]. Như vậy, tăng<br />
homocystein máu là một trong những yếu<br />
tố khởi đầu cho hình thành và phát triển<br />
xơ vữa động mạch, hậu quả cuối cùng là<br />
biến chứng tắc động mạch nói chung và<br />
đột quỵ NMN nói riêng.<br />
Xơ vữa động mạch là một quá trình<br />
phức tạp, có sự tham gia của nhiều<br />
YTNC. Tăng homocystein máu là một<br />
trong những tác nhân đầu tiên làm tổn<br />
thương nội mạc động mạch, phát động<br />
quá trình xơ vữa động mạch và đột quỵ<br />
não. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có<br />
nhiều nghiên cứu về tương tác giữa<br />
homocystein với các YTNC khác. Xuất<br />
phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm: Tìm hiểu<br />
mối tương quan giữa nồng độ<br />
146<br />
<br />
homocystein máu với một số YTNC ở BN<br />
đột quỵ NMN.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
* Nhóm bệnh: 136 BN lần đầu tiên bị<br />
đột quỵ NMN, mắc bệnh trong 2 tuần đầu<br />
của bệnh. Điều trị nội trú tại Khoa Đột<br />
quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ 3 - 2014<br />
đến 10 - 2015.<br />
- Tiêu chuẩn chọn BN: theo tiêu chuẩn<br />
lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO, 1989) [1]. Cận lâm sàng dựa vào<br />
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não có<br />
hình ảnh đột quỵ NMN.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lý gây tăng<br />
nồng độ homocystein máu như ung thư,<br />
bệnh vảy nến nặng, suy giáp, suy gan,<br />
ghép tạng, suy thận mạn. Bệnh tim mạch<br />
trước đột quỵ đang sử dụng một số thuốc<br />
chống động kinh và chống ung thư.<br />
* Nhóm chứng: 136 đối tượng chọn<br />
ngẫu nhiên, khỏe mạnh, hoặc có các<br />
YTNC đột quỵ như tăng huyết áp, đái<br />
tháo đường, rối loạn mỡ máu, nghiện<br />
thuốc lá, lạm dụng rượu, béo phì; nhưng<br />
chưa có biến chứng đột quỵ não, nhồi<br />
máu cơ tim và tắc động mạch ngoại vi.<br />
BN khám ngoại trú tại Phòng Khám bệnh;<br />
điều trị tại Khoa Tim mạch, Khoa Nội tiết,<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Bệnh viện Quân y 103. Tiến hành trong<br />
cùng thời gian với nhóm bệnh, sau khi đã<br />
hiệu chỉnh về tuổi, giới, tăng huyết áp, đái<br />
tháo đường.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phân tích bệnh-chứng và mô tả cắt<br />
ngang. Thống kê và phân tích số liệu trên<br />
phần mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi.info<br />
3.2.4 và Epical 2000.<br />
<br />
* Phương pháp định lượng nồng độ<br />
homocystein máu:<br />
Định lượng nồng độ homocystein máu<br />
lúc đói theo kỹ thuật miễn dịch đo độ đục.<br />
Chạy trên máy AU 400 - Beckman Coulter<br />
- Olympus (Nhật Bản, 2007) làm tại Khoa<br />
Sinh hoá, Bệnh viện Quân y 103. Nồng<br />
độ homocystein huyết tương ở người<br />
bình thường từ 3,7 - 13,9 µmol/l; tăng<br />
homocystein huyết tương khi > 15 μmol/l.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm phân bố theo tuổi và giới.<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 65,60 ± 10,33, tương đương với nhóm chứng<br />
64,26 ± 10,53 tuổi (p > 0,05). Phân bố theo nhóm tuổi 10 năm, không thấy khác biệt<br />
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nhóm tuổi 50 - 79 chiếm đa số (84,6%) và nhóm tuổi<br />
hay gặp nhất từ 60 - 69 (37,5%).<br />
<br />
Tỷ lệ nam giới<br />
Tỷ lệ nữ giới<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Đặc điểm phân bố giới của nhóm đối tượng nghiên cứu.<br />
Ở nhóm đột quỵ não, tỷ lệ nam là 89/136 (65,4%), tỷ lệ nữ: 47/136 (34,6%). Tỷ lệ<br />
đột quỵ não ở nam/nữ = 1,83. Nhóm chứng: tỷ lệ nam/nữ là 1,51. Không khác biệt về<br />
giới giữa nhóm bệnh và nhóm nghiên cứu.<br />
147<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
2. Đặc điểm phân bố một số YTNC của đột quỳ não.<br />
Bảng 1: Đặc điểm về YTNC của nhóm bệnh và nhóm chứng.<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 136)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 136)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
83<br />
<br />
61,0<br />
<br />
81<br />
<br />
59,6<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
30<br />
<br />
22,1<br />
<br />
34<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Cholesterol > 5,2 mmol/l<br />
<br />
48/131<br />
<br />
36,6<br />
<br />
47/133<br />
<br />
35,3<br />
<br />
LDL-C > 3,9 mmol/l<br />
<br />
22/128<br />
<br />
17,2<br />
<br />
17/116<br />
<br />
14,7<br />
<br />
Triglycerid > 2,3 mmol/l<br />
<br />
54/131<br />
<br />
41,2<br />
<br />
54/132<br />
<br />
40,9<br />
<br />
HDL-C ≤ 0,9 mmol/l<br />
<br />
41/127<br />
<br />
32,3<br />
<br />
41/116<br />
<br />
35,3<br />
<br />
Nghiện thuốc lá<br />
<br />
33<br />
<br />
24,3<br />
<br />
30<br />
<br />
22,1<br />
<br />
Lạm dụng rượu<br />
<br />
19<br />
<br />
14,0<br />
<br />
18<br />
<br />
13,2<br />
<br />
Thừa cân<br />
<br />
31<br />
<br />
22,8<br />
<br />
36<br />
<br />
26,4<br />
<br />
Béo phì<br />
<br />
26<br />
<br />
19,1<br />
<br />
19<br />
<br />
14,0<br />
<br />
Tăng homocystein<br />
<br />
58<br />
<br />
42,6<br />
<br />
27<br />
<br />
19,9<br />
<br />
YTNC<br />
<br />
Tỷ lệ gặp YTNC ở cả hai nhóm tương<br />
đương nhau, khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05). Trong đó ở nhóm<br />
bệnh, tăng huyết áp là YTNC hay<br />
gặp nhất (61,0%), triglycerid (41,2%),<br />
cholesterol (36,6%) và giảm HDL-C<br />
(32,3%). Tuy nhiên, khác biệt rõ rệt<br />
về tăng homocystein máu giữa nhóm<br />
bệnh và nhóm chứng (p < 0,0001).<br />
Nguyễn Văn Chương (2007) nghiên<br />
cứu trên 1.105 BN đột quỵ não chung cho<br />
thấy, tỷ lệ tăng huyết áp 51,28%; rối loạn<br />
mỡ máu 32,07%; đái tháo đường 16%;<br />
tiền sử đột quỵ não 10,67%; béo phì 3,33%;<br />
uống nhiều rượu 12,3%; nghiện thuốc lá<br />
11,7%; bệnh gout 3,7% và Migrain 29,06%<br />
[1]. Nguyễn Văn Thông và CS (2010)<br />
nghiên cứu trên 534 BN đột quỵ NMN<br />
thấy: tăng huyết áp 67,2%; đái tháo<br />
148<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
đường 12,6%; hút thuốc lá 7,7%; nghiện<br />
rượu 6%; tăng cholesterol (45,3%); tăng<br />
triglycerid 28,7%; tăng LDL-C: 37,4% [2].<br />
Phạm Thị Thanh Hòa (2010) nghiên cứu<br />
về các YTNC trên 2.145 BN đột quỵ não,<br />
trong đó NMN có 1.260 BN. Tỷ lệ tăng<br />
huyết áp 71,36%; rối loạn lipid máu 31,03%;<br />
nghiện thuốc lá 34,53%; nghiện rượu<br />
26,49%; đái tháo đường 10,95% và béo<br />
phì 1,03% [3]. Nghiên cứu của Perry,<br />
H Refsum và CS (1995) thực hiện tại Anh<br />
với 107 BN đột quỵ NMN, kết quả tăng huyết<br />
áp 67,3%; hút thuốc lá 58,9%; nghiện<br />
rượu 16,8% và đái tháo đường 4,7%.<br />
Như vậy, tỷ lệ YTNC ở các nghiên cứu<br />
có sự khác biệt, nhưng YTNC thường<br />
gặp nhất của đột quỵ là tăng huyết áp<br />
(> 50%), rối loạn lipid máu và tăng<br />
homocystein máu.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
3. Nồng độ homocystein huyết tƣơng và nguy cơ đột quỳ NMN.<br />
Bảng 2: Nồng độ homocystein huyết tương trung bình.<br />
Nhóm<br />
Homocystein<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 136)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 136)<br />
<br />
Chỉ số p<br />
<br />
Nồng độ homocystein trung bình (µmol/l)<br />
<br />
15,01 ± 4,67<br />
<br />
12,22 ± 4,38<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Nồng độ homocystein trung bình của<br />
nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,0001).<br />
Nghiên cứu của J Perry, H Refsum và<br />
CS (1995) thực hiện tại Anh với 107 BN<br />
đột quỵ NMN tuổi trung bình 54,0 ± 5,0;<br />
nồng độ homocystein trung bình (13,7<br />
<br />
µmol/l) cao hơn nhóm chứng (11,9<br />
µmol/l) (p < 0,05) [9]. Moghaddasi và CS<br />
(2010) nghiên cứu trên 80 BN đột quỵ<br />
NMN và 60 người nhóm chứng ở Iran, kết<br />
quả: nồng độ homocystein nhóm đột quỵ<br />
não là 21,1 ± 9,8 μmol/l, nhóm chứng:<br />
13,5 ± 3,2 μmol/l [8].<br />
<br />
Bảng 3: Nguy cơ bị đột quỵ nhồi máu do tăng nồng độ homocystein máu.<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 136)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 136)<br />
<br />
> 15 µmol/l<br />
<br />
58 (42,6%)<br />
<br />
27 (19,9%)<br />
<br />
≤ 15 µmol/l<br />
<br />
78<br />
<br />
109<br />
<br />
Homocystein<br />
<br />
Tăng nồng độ homocystein huyết<br />
tương (> 15 µmol/l) là YTNC đột quỵ nhồi<br />
máu ở nhóm bệnh với tỷ suất chênh (OR)<br />
là 3,0 và p < 0,0001.<br />
Nguyễn Đức Hoàng (2005) nghiên cứu<br />
trên 108 BN đột quỵ não tại Huế thấy: tuổi<br />
trung bình 62,35 ± 13,02; nồng độ<br />
homocystein máu trung bình ở nhóm đột<br />
quỵ não (17,27 ± 7,48 mol/l) cao hơn nhóm<br />
chứng (10,79 ± 2,73 mol/l) (p < 0,001).<br />
Chọn điểm cắt tăng homocystein > 15<br />
μmol/l, OR = 11,8 với p < 0,001 [2].<br />
Nghiên cứu của Cao Phi Phong (2005)<br />
trên 220 BN đột quỵ NMN tại Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, kết quả: mức homocystein<br />
trung bình ở nhóm bệnh cao hơn nhóm<br />
chứng (13,28 ± 5,59 so với 9,67 ± 3,07<br />
với p < 0,01) và OR là 5,29 (95% CI; 2,40<br />
- 11,64; p < 0,001) [5]. Jyrki K. Virtanena<br />
và CS (2005), tiến hành nghiên cứu thuần<br />
tập để đánh giá hậu quả của nồng độ<br />
homocystein và axít folic với nguy cơ đột<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
Chi-square<br />
<br />
0,000<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1,75 - 5,16<br />
<br />
16,44<br />
<br />
quỵ, kết quả: nồng độ homocystein huyết<br />
thanh trung bình 10,0 ± 3,4 µmol/l. Nguy<br />
cơ đột quỵ não bất kỳ với chỉ số HR<br />
(hazard rate ratio) là 2,77 (CI 95% CL,<br />
1,23 - 6,24); nguy cơ đột quỵ NMN với<br />
HR = 2,61 (95% CI: 1,02 - 6,71) [10].<br />
Như vậy, các nghiên cứu đều cho thấy<br />
nồng độ homocystein ở nhóm bệnh cao<br />
hơn nhiều so với nhóm chứng có ý nghĩa<br />
thống kê. Tuy nhiên, một số nghiên cứu<br />
khác nhau có mức homocystein huyết<br />
tương khác nhau. Điều này có thể do đặc<br />
điểm về nhóm tuổi, vùng dịch tễ, thói<br />
quen sinh hoạt và tiêu chuẩn ở phòng xét<br />
nghiệm khác nhau. Mặt khác, khả năng<br />
mắc bệnh với OR trong nghiên cứu này<br />
thấp hơn của Cao Phi Phong (OR = 5,29)<br />
và Nguyễn Đức Hoàng (OR = 11,8). Sở<br />
dĩ có sự khác nhau này là do cách chọn<br />
đối tượng nghiên cứu, chúng tôi chọn<br />
mẫu có sự tương đồng về các YTNC như<br />
tuổi, giới, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.<br />
149<br />
<br />