intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt urê để thích ứng được với điều kiện thực tế trong các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối hiện nay tại Nhà máy đạm Phú Mỹ

Chia sẻ: Nguyễn Mai Thanh Lộc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:107

248
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân đạm là tên goij chung cho các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng và rất cần thiết cho cây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt urê để thích ứng được với điều kiện thực tế trong các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối hiện nay tại Nhà máy đạm Phú Mỹ

  1. Lời mở đầu ĐỀ TÀI Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt urê để thích ứng được với điều kiện thực tế trong các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối hiện nay tại Nhà máy đạm Phú Mỹ Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Nguyễn Anh Dũng SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 1
  2. Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................3 1.1 Sơ lược về urê [14].......................................................................................................4 1.2 Công nghệ sản xuất urê trên thế giới...........................................................................18 1.3 Nhà máy đạm Phú Mỹ [15] ........................................................................................26 CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................30 2.1 Công nghệ tổng hợp và tạo hạt urê tại Nhà máy [11, 16] ............................................31 2.2 Mô tả dòng công nghệ ................................................................................................42 CHƯƠNG 3 .....................................................................................................................50 3.1 Vận chuyển [16].........................................................................................................51 3.2 Lưu kho bảo quản (Urê hạt rời chưa đóng bao)...........................................................52 3.2 Lưu kho bảo quản (Urê hạt rời chưa đóng bao)...........................................................53 CHƯƠNG 4 .....................................................................................................................58 4.1 Yêu cầu chất lượng của hạt urê...................................................................................59 4.2 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng hạt urê tại Nhà máy đạm Phú Mỹ ...........65 CHƯƠNG 5 .....................................................................................................................68 5.1 Trong quá trình sản xuất.............................................................................................69 5.2 Trong quá trình lưu kho và phân phối.........................................................................81 CHƯƠNG 6 .....................................................................................................................82 6.1 Nhận định vấn đề cần khắc phục ................................................................................83 6.2 Phân tích: ...................................................................................................................85 6.3 Kiến nghị nâng cao chất lượng hạt urê tại Nhà máy đạm Phú Mỹ: ..............................87 CHƯƠNG 7 .....................................................................................................................99 7.1 Kết luận ...................................................................................................................100 7.2 Kiến nghị .................................................................................................................101 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 2
  3. Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Có rất nhiều loại phân bón cung cấp đạm (Nitơ) cho cây, trong đó phân urê có 44 – 48% Nitơ nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ Nitơ cao nhất. Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân urê được dùng để bón thúc và thích hợp trên đất chua phèn. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm nói chung hay phân urê nói riêng là rất lớn. Hiện nay, Nhà máy đạm Phú Mỹ đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 40% nhu cầu phân đạm urê, có vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả phân bón trong nước. Lượng phân urê được sử dụng sẽ ngày càng tăng vì đứng trước tình hình diện tích canh tác ở nhiều nơi ngày càng bị thu hẹp, người nông dân phải tăng lượng phân bón trên mỗi hecta nhằm mục đích duy trì hoặc tăng sản lượng thu hoạch. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng cao chất lượng phân urê cũng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Đứng trước nhu cầu thiết thực đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt urê để thích ứng được với điều kiện thực tế trong các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối hiện nay tại Nhà máy đạm Phú Mỹ”, nhằm tìm giải pháp nâng cao hơn nửa chất lượng hạt urê. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 3
  4. Lời mở đầu Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hạt urê được sản xuất tại Nhà máy đạm Phú Mỹ (sản xuất theo công nghệ prilling của nhà bản quyền Snamprogetti) để thích ứng với các điều kiện thực tế trong các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối. Phương pháp thực hiện đề tài: Tìm hiểu các yếu tố quyết định chất lượng hạt urê bên cạnh các chỉ tiêu cần đạt về độ đạm, nồng độ biuret, độ ẩm, cỡ hạt. Khảo sát nêu ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng hạt urê trên phương pháp sản xuất theo công nghệ Snamprogetty và Prilling (tạo hạt) tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. Đề xuất các kiến nghị khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt, phù hợp với công nghệ và trang thiết bị tại Nhà máy, nhằm nâng cao chất lượng hạt urê qua các khâu vận chuyển, lưu kho và phân phối hiện nay tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 4
  5. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ URÊ, CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP URÊ VÀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 3
  6. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ 1.1 Sơ lược về urê [14] 1.1.1 Khái niệm: Urê là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, oxy và hydro, với công thức phân tử CON2H4 hay (NH2)2CO, và công thức cấu tạo: Hình 3D của urê Tên quốc tế : Diaminomethanal. Tên khác: carbamide, carbonyl diamide. Urê còn được biết đến như là cacbamua. Urê được Hilaire Rouelle phát hiện năm 1773. Nó là hợp chất hữu cơ được tổng hợp nhân tạo đầu tiên từ các chất vô cơ vào năm 1828 bởi Frieldrich Woehler, bằng cách cho xyanat kali phản ứng với sulfat amoniac. 1.1.2 Tính chất của Urê : 1.1.2.1 Tính chất vật lý:  Dạng tinh thể và hình dạng bề ngoài: dạng kim, lăng trụ, tứ giác  Urê ở dạng tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy 132,4 0C, dễ hòa tan trong nước, dễ bị nhiệt phân tạo nhiều sản phẩm khác nhau  Nhẹ, dễ chảy nước hơn tất cả những loại phân đạm khác  Khi đốt có mùi khai, nhưng khi cho vào kiềm thì không có mùi khai SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 4
  7. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ  Phân tử lượng : 60,07g/mol  Khối lượng riêng : 750kg/m3  Độ tan : Bảng 1.1 Độ tan trong nước của urê theo nhiệt độ Nhiệt độ (0C) Độ tan (g/100 ml) 20 108 40 167 60 251 80 400 100 733  Nhiệt độ phân hủy : 132,7 °C (406 oK)  pKa : 0,18  pKb : 13,82  Tính hút ẩm : 81% (20°C) 73% (30°C)  Hiệu ứng nhiệt trong nước : 57,8 cal/g (thu nhiệt)  Tỷ lệ đạm rất cao 45-48 % đạm nguyên chất  Urê là chất dễ hút ẩm từ môi trường xung quanh tại một nhiệt độ nhất định, ứng với áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường lớn hơn áp suất hơi nước trên bề mặt urê  Urê sẽ hút ẩm khi độ ẩm môi trường xung quanh lớn hơn 70%, nhiệt độ 10 – 40 0 C SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 5
  8. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Bảng 1.2 Hàm ẩm không khí theo nhiệt độ Nhiệt độ Hàm ẩm không khí (0C) (g/Kg KKK) 10 71,8 15 79 20 80 25 75,8 30 72,5 40 68 50 62,5 (Công nghệ sản xuất phân bón urê, phòng Kỹ thuật - Công nghệ sản xuất, Nhà máy đạm Phú Mỹ) Theo số liệu bảng trên thì urê thường bị hút ẩm do hàm ẩm trong không khí cao, đặc biệt vào ngày hè, ẩm thấp. Để hạn chế việc hút ẩm, urê thường được đóng trong các bao PP, PE hoặc trong bao giấy nhiều lớp. 1.1.2.2 Tính chất hoá học : [12]  Giống như những loại phân đạm khác, phân urê acid hóa đất : (NH2)2CO + 4O2 = 2HNO3+ CO2 + H2O  Phân urê dễ bị phân hủy : + Trong không khí ẩm: 2NO + (NH2)2CO + ½O2 = 2N2+ H2O + CO2 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 6
  9. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ + Trong môi trường đất ẩm : urease (NH2)2CO + 3H2O ------> CO2 + 2NH4OH + Phân hủy bởi nhiệt: Ở 80 0C : (NH2)2CO  NH3 + HNCO HNCO tương tác lại với urê: HNCO + (NH2)2CO  NH2CONHCONH2 biuret NH2CONHCONH2  NH3 +HNCO Biuret có khả năng đốt cháy lá. Ở nhiệt độ 1300C: (NH2)2CO + H2O  2NH3 + CO2 1.1.3 Ứng dụng của urê: [11] 1.1.3.1 Trong công nông nghiệp  Làm phân bón, kích thích sinh trưởng, giúp cây phát triển mạnh, thích hợp với ruộng nước, rau xanh, lúa,… Urê cứng có chứa 0,8 – 2,0% biuret ban đầu được bón cho đất dưới dạng nitơ. Các loại dịch urê loãng hàm lượng biuret thấp (tối đa khoảng 0,3% biuret) được bón cho cây trồng dưới dạng phân bón lá.  Trộn lẫn với các chất phụ gia khác urê sẽ được dùng trong nhiều loại phân bón rắn có các dạng công thức khác nhau như photphat amôn urê (UAP); sunphat SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 7
  10. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ amôn urê (UAS) và urê photphat (urê + axit photphoric), các dung dịch urê nồng độ thuộc nitrat amôn urê (UAN) (80 – 85%) có hàm lượng nitơ cao nhưng điểm kết tinh lại thấp phù hợp cho việc vận chuyển lưu thông phân phối bằng hệ thống ống dẫn hay phun bón trực tiếp.  Là chất bổ sung vào thức ăn cho động vật, nó cung cấp một nguồn đạm cố định tương đối rẻ tiền để giúp cho sự tăng trưởng.  Urê được dùng để sản xuất lisin, một axit amino được dùng thông dụng trong ngành chăn nuôi gia cầm.  Các loại nhựa urê được polyme hóa từng phần để dùng cho ngành công nghiệp dệt có tác dụng làm phân bố đều các thành phần ép của các chất sợi.  Nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo, đặc biệt là nhựa urê – formaldehyd. Urê (cùng với Amoniac) phân hủy ở nhiệt độ và áp suất cao để sản xuất các loại nhựa melamin.  Là chất thay thế cho muối trong việc loại bỏ băng hay sương muối của lòng đường hay đường băng sân bay. Nó không gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại như muối.  Là một thành phần bổ sung trong thuốc lá, nó được thêm vào để tăng hương vị.  Đôi khi được sử dụng như là chất tạo màu nâu vàng trong các xí nghiệp sản xuất bánh quy.  Được dùng trong một số ngành sản xuất thuốc trừ sâu.  Là một thành phần của một số dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, dầu tắm và nước hoa.  Nó cũng được sử dụng như là chất là chất phản ứng trong một số gạc lạnh như để sơ cứu, do phản ứng thu nhiệt tạo ra khi trộn nó với nước.  Thành phần hoạt hóa để xử lý khói thải từ động cơ diesel. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 8
  11. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ 1.1.3.2 Trong y học  Urê được sử dụng trong các sản phẩm da liễu cục bộ để giúp cho quá trình tái hiđrat hóa của da.  Do urê được sản xuất và bài tiết khỏi cơ thể với một tốc độ gần như không đổi, nồng độ urê cao trong máu chỉ ra vấn đề với sự bài tiết hoặc trong một số trường hợp nào đó là sự sản xuất quá nhiều urê trong cơ thể.  Nồng độ urê cũng có thể tăng trong một số rối loạn máu ác tính (ví dụ bệnh bạch cầu và bệnh Kahler)  Nồng độ cao của urê (uremia) có thể sinh ra các rối loạn thần kinh (bệnh não). Thời gian dài bị uremia có thể làm đổi màu da sang màu xám. 1.1.4 Vài điểm chú ý về urê Trong số các sản phẩm hoá học được sử dụng phổ biến làm nguồn cung cấp phân đạm cho cây trồng như: Sulphur Amonium (SA), Nitrat Amonium (NH4NO3), urê… thì urê được sử dụng nhiều hơn cả vì những đặc tính vượt trội của nó về mọi phương diện. Bảng 1.3 Sản lượng tiêu thụ urê trên toàn thế giới Năm 1973 1997 2003 2007 Tiêu thụ 8,3 37,6 50 116,7 (Triệu tấn) 1.1.5 Ưu điểm của Urê  Urê có thể được dùng bón cho cây trồng dưới dạng rắn, dạng lỏng tưới gốc hoặc sử dụng như phân phun qua lá đối với một số loại cây trồng.  Khi sử dụng urê không gây hiện tượng cháy nổ nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường chung quanh (Nitrat Ammonium rất dễ gây cháy nổ). SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 9
  12. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ  Với hàm lượng đạm cao, đạt khoảng 46%, sử dụng urê giảm bớt được chi phí vận chuyển, công lao động và kho bãi tồn trữ so với các sản phẩm cung cấp đạm khác.  Việc sản xuất urê thải ra ít chất độc hại cho môi trường.  Khi được sử dụng đúng cách, urê làm gia tăng năng suất nông sản tương đương với các loại sản phẩm cung cấp đạm khác. 1.1.6 Cách sử dụng phân urê hiệu quả nhất Nitơ có thể bị mất đến 65% vào bầu khí quyển dưới dạng NH3 hoặc rửa trôi và ngấm xuống đất dưới dạng NO3 nếu phân urê được bón bằng cách trải trên mặt đất và để yên đó đến 24 giờ trong điều kiện không khí nóng và ẩm. Những cách làm gia tăng hiệu qủa của việc sử dụng urê là bón trộn vào đất trong giai đoạn chuẩn bị đất trồng, pha với nước trong hệ thống tưới tiêu hoặc tưới nước ngay sau khi bón với lượng nước tương đương một trận mưa khoảng 6,5mm nước đủ để hòa tan urê và đưa chúng ngấm xuống đến vùng không xảy ra hiện tượng mất đạm do bốc hơi ammonia. Sự thất thoát đạm liên quan tới nhiệt độ và độ pH của đất. Sự thất thoát Nitơ trong urê tùy thuộc rất lớn vào nhiệt độ và độ pH của đất. Bảng II.3 và II.4 dưới đây nói lên sự thất thoát đạm dưới dạng khí amoniac khi bón urê bằng cách trải lên bề mặt đất: SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 10
  13. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Bảng 1.4:Tỷ lệ % lượng urê mất đi do sự bay hơi khí amoniac theo nhiệt độ đất Thời gian Nhiệt độ đất (0C) (Ngày) 7 15 25 32 0 0 0 0 0 2 0 0 1 2 4 2 2 4 5 6 5 6 7 10 8 5 7 12 19 10 6 10 14 20 Bảng 1.5: Tỷ lệ % lượng urê mất đi do sự bay hơi amoniac theo độ pH của đất Thời gian Độ pH của đất (Ngày) 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 1 5 4 1 2 5 10 18 20 6 4 5 7 11 23 30 8 8 9 12 18 30 33 10 8 10 13 22 40 44 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 11
  14. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Ngày nay khoa học đang nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng nhũ tương, tức là không tưới phân trên mặt như hiện nay nữa mà sẽ đưa xuống dưới phần gốc cây sau đó cây sẽ hấp thụ đạm một cách từ từ. Cách làm này nếu thực hiện tốt sẽ là một bước tiến dài trong lĩnh vực nông nghiệp. 1.1.7 Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước và trên thế giới Tính đến thời điểm 2006/07 Việt Nam sử dụng mỗi năm 2.604.000 tấn phân NPK- đã quy đổi ra N, P2O5, K2O trong đó có 1.432.000 tấn N, 634.000 tấn P2O5, và 538.000 tấn K2O. Lượng phân mà Việt Nam sử dụng chiếm khoảng 1.6% trên tổng số lượng phân tiêu thụ trên toàn thế giới. Trong tổng số phân bón 162.750.000.000 tấn NPK đã quy đổi mà toàn thế giới sử dụng hàng năm, Trung Quốc là quốc gia sử dụng phân bón lớn nhất, với 48.800.000 tấn, gấp 20 lần lượng phân mà Việt Nam sử dụng. Nước sử dụng phân NPK đứng thứ 2 là Ấn Độ, với 22.045.000 tấn. Nước Mỹ đứng vị trí thứ 3 với 20.821.000 tấn. Khối EU gồm 15 nước nhưng chỉ sử dụng 13.860.000 tấn. Thái Lan mặc dù là một nước nông nghiệp mạnh trong khu vực và có diện tích trồng trọt lớn hơn nhiều lần so với Việt Nam, nhưng mỗi năm chỉ sử dụng 1.690.000 tấn ít hơn Việt Nam gần 1 triệu tấn/năm. 1.1.8 Tình hình sử dụng phân bón và sản xuất urê trong nước: Trong tổng số phân bón mà Việt Nam sử dụng thì lượng phân bón dùng cho lúa là nhiều nhất, chiếm 68.5% (1.783.000 tấn); tiếp đến là cây ngô chiếm 9.8% (256.000 tấn); thứ 3 là mía chiếm 3.6% (95.000 tấn); thứ 4 là rau quả chiếm 1.6% (41.000 tấn); thứ 5 là đậu nành chiếm 1.1% (28.000 tấn). Các cây trồng còn lại chiếm 15.3% (398.000 tấn). Giá phân urê trong nước trong một số năm qua vẫn còn bất ổn, để bình ổn thị trường phân urê năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đưa ra một số giải pháp đối với 2 Nhà máy sản xuất urê trong nước phải đảm bảo kế hoạch sản xuất năm 2009, đáp ứng kịp thời nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp theo từng mùa vụ. Bộ Thương mại, Hiệp hội phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT về thông tin thị trường, dự báo giá cả phân bón thế giới SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 12
  15. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ và trong nước, dự báo giá phân bón thế giới từng thời kỳ để có kế hoạch định hướng cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đảm bảo cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đảm bảo cung cầu cho cả nước. Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cần liên kết công khai với nhau lượng tồn kho trong mỗi mùa vụ, nắm chắc thông tin thị trường để cân đối và phân chia số lượng urê nhập khẩu tránh rủi ro và góp phân bình ổn giá urê khi vào vụ. Trong khoảng một năm tới, Nhà máy đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động với công suất 2350 tấn/ngày, sẽ cung cấp cho thị trường 800.000 tấn urê/năm. Đến năm 2010 có thêm Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn urê/năm. Như vậy cả nước sẽ có 4 Nhà máy đạm cung cấp trên 2 triệu tấn urê/năm đủ đáp ứng nhu cầu urê trong nước. 1.1.9 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Trong 10 năm trở lại đây, nhà nước ta luôn thúc đẩy quan hệ hợp tác đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề việc làm của nông dân, là việc làm đúng theo chỉ đạo chung của chính phủ . Tuy nhiên, thời gian gần đây con người bắt đầu quan tâm đến vấn đề lương thực và quỹ đất nông nghiệp. Đặt biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Theo Bộ Tài Nguyên – Môi Trường, diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng từ 8.973.783 ha của năm 2000 lên 9.363.063 ha vào năm 2010. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay điều này khó thành hiện thực. Bởi các nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đô thị mới hay dự án sân Golf ở ĐBSCL. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, trong 7 năm từ 2001-2007 tổng diện tích đất nộng nghiệp đã thu hồi chuyển sang phi nông nghiệp là 500.000 ha, chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Riêng năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả nước giảm 125.000 ha. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 13
  16. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Xu thế đô thị hoá đang gây ảnh hưởng trầm trọng đến diện tích đất trồng lúa. Việc thu đất nông dân để xây sân golf cũng là vấn đề thời sự ngày nay, diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp, muốn giữ vững năng suất, người nông dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón, điều này có thể làm giá lúa tăng nhanh trong một vài năm qua. Theo số liệu thống kê thì năng suất lúa luôn tăng, đi đôi với việc này là sự tăng nhanh của nhu cầu sử dụng phân bón. Ta có thể thấy rõ điều này qua bản đồ diện tích đất trồng lúa, năng suất lúa và sản lượng lúa của năm 2007. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 14
  17. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Hình 1.1: Bản Đồ Diện Tích Đất Nông Nghiệp 2007 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 15
  18. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Hình 1.2: Sản Lượng Lúa Cả Năm 2007 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 16
  19. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ Hình 1.3: Năng suất lúa cả năm 2007 SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 17
  20. Chương 1: Tổng quan về urê, công nghệ tổng hợp urê và Nhà máy đạm Phú Mỹ 1.2 Công nghệ sản xuất urê trên thế giới 1.2.1 Các phương pháp sản xuất urê: [12] a) HOCN + NH3 = (NH2)2CO Phương pháp này ít được sử dụng do phản ứng xảy ra ở nhiệt độ áp suất cao, HOCN gây độc hại. b) COCl2 + 2NH3 = (NH2)2CO + 2HCl Tuy nhiên có xảy ra phản ứng phụ: NH3 + HCl = NH4Cl làm cho lượng NH3 thực tế sử dụng lớn hơn lý thuyết. Do đó phương pháp này cũng ít được sử dụng. c) COS + 2NH3 = NH2COSNH4 thiô carbamat amôn Nhiệt phân: NH2COSNH4  (NH2)2CO + H2 S COS rất độc, thường được dùng làm chất độc trong chiến tranh. Hơn nữa phương pháp này đòi hỏi nhiệt độ, áp suất cao nên cũng ít được sử dụng. d) 2NH3 + CO2 = NH2COONH4 (1) t0, p NH2COONH4  (NH2)2CO + H2O (2) Đây là quá trình ngược với quá trình thủy phân carbamat amôn, hay nói cách khác đây là quá trình dehydrat hóa. Phản ứng (1) xảy ra nhanh và tỏa nhiệt được thực hiện đến cùng. Phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt, xảy ra chậm và không hoàn toàn, hiệu suất chuyển hóa tính trên lượng CO2 khoảng 50 – 80 %. Nhiệt độ quá trình sản xuất cao hơn nhiệt độ nóng chảy của urê nên urê trong quá trình sản xuất ở dạng nóng chảy, áp suất hơi lớn. Nước tạo nên sự xuất hiện carbamat và sản phẩm trung gian là (NH4)2CO3 … Do đó cần phải chưng luyện làm sạch. SVTH: Nguyễn Anh Dũng Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2