intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Thanhduy Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

348
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai trình bày nội dung với kết cấu 3 chương: Cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng; thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai; biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai

  1. ỦY  BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Họ và tên: LÊ THỊ THU HÀ Lớp: TC12SGT04  Khóa: 2012­2014 Đề  tài nghiên cứu: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO  HỌC SINH LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN  THỤ Ở TỈNH GIA LAI Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn: Th.S.GVC Hoàng Ngọc Thức
  2. Quảng Nam, ngày 03, tháng 04 năm 2014                                     PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài           Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ,   thế kỷ của nền kinh tế tri thức được đặt lên hàng đầu. Nhất là trong tình hình  hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ  đổi mới, phát triển mạnh mẽ  nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đòi hỏi mỗi người công dân Việt   Nam chẳng những có tri thức khoa học hiện đại, mà còn có nhân cách của con   người CNXH, cho nên đòi hỏi hệ thống giáo dục phải giáo dục một cách toàn  diện. Muốn giáo dục một cách toàn diện trước tiên phải đặt việc chăm lo bồi  dưỡng đạo đức lên hàng đầu, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển  nhân cách. Trẻ  em là tương lai của đất nước. Vì vậy trong nhiệm vụ  giáo dục hiện   nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề  hết sức quan trọng.   Muốn trở  thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ  cả  hai điều kiện:   đức và tài, như  Bác Hồ  từng nói: “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng   khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Muốn xây dựng con   người có đạo đức tốt cho thế hệ mai sau thì không phải dễ. Vì vậy ngay từ bây   giờ các em còn trẻ thơ, trong trắng, chúng ta phải giáo dục thật tốt để các em trở  thành một học sinh ngoan, trò giỏi. Để  hoàn thành nhiệm vụ  to lớn  ấy không   phải một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian và lòng kiên trì của mỗi  giáo viên chúng ta. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là hết sức cần thiết và  phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có hệ  thống. Việc giáo   2
  3. dục đạo đức cho học sinh đặc biệt quan trọng đối với học sinh tiểu học, vì ở lứa   tuổi này các em rất dễ  hấp thu những cái mới, cái tiến bộ, bắt chước theo mọi  người xung quanh để  làm những việc tốt; nhưng  ở  lứa tuổi này cũng dễ  có  những nhận thức lệch lạc, nếu không có sự định hướng giáo dục đúng đắn của  nhà trường, gia đình, xã hội.           Từ xưa, con người Việt Nam đã có rất nhiều truyền thống tốt đẹp trong  đó có truyền thống “tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống quý báu  của dân tộc ta. Người thầy được kính trọng, đề cao. Song do du nhập của nhiều  nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ  chế  thị  trường kinh tế  chạy theo lợi   nhuận   nên   việc   giáo   dục   đạo   đức   có   ít   nhiều   ảnh   hưởng.   Trước   đây   trong  trường tiểu học, vô lễ với thầy cô, nói tục là rất hiếm, ý thức kỷ luật, tinh thần   đoàn kết, giúp đỡ  bạn bè của học sinh cao; trong gia đình con cháu yêu thương   ông bà, cha mẹ. Thật đáng buồn là hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức đang   suy giảm, ý thức của học sinh ngày càng đi xuống, lười học... Ngoài xã hội ngày   càng nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội ngày càng tăng lên. Nhiều gia đình không quan  tâm đến con cái chỉ  lo làm ăn để  con ngày càng hư  hỏng, sa vào các tệ  nạn xã  hội... Vì vậy, việc giáo dục đạo đức là rất cần thiết và quan trọng. Thế  hệ  trẻ  hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu các em không được giáo dục  một cách toàn diện thì trong tương lai đất nước của chúng ta sẽ ra sao? Lúc đó,   đất nước của chúng ta sẽ  không thể  tiến bộ, không phát triển được, nhân cách  của con người cũng ngày càng đi xuống.  ́ ́ ừ nhưng ly do khach quan, chu quan nh          Xuât phat t ̃ ́ ́ ̉ ư đa phân tich, la ng ̃ ́ ̀ ươì  giáo viên trong tương lai nên tôi chọn đề tài “ nâng cao chất lượng giáo dục đạo   đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ   ở  tỉnh Gia Lai” để  làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và ý nghĩa 3
  4.           Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào.  Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh  Tiểu học là nhiệm vụ  quan trọng hàng đầu. Để  giáo dục đạo đức cho các em   nhiệm vụ  đó trước hết là của các thầy cô giáo. Trên cơ  sở  điều tra chất lượng   giáo dục đạo đức của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi xin đề  xuất một số  biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh  lớp 2 của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ; làm tài liệu tham khảo cho giáo  viên, phụ huynh, học sinh… Có thể áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức của  các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng. 3. Đối tượng và khách thể ­ Đối tượng nghiên cứu:  ­ Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 2 4. Giả thuyết khoa học            Nếu biết cách vận dụng các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh   tiểu học vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học   Hoàng VănThụ thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo  dục đạo đức cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu về cơ sở lí luận của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho  học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. ­ Tìm hiểu thực trạng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học   Hoàng Văn Thụ tỉnh Gia Lai. ­ Đề ra các giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu 4
  5.  ­ Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thyết: Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan  về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.  ­ Phương pháp điều tra giáo dục: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo  đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên   cứu. ­ Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ,   thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học sinh trong  học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại   khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,… để từ đó điều chỉnh   hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh.                                                 ­ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia           ­ Phương pháp thực nghiệm ­ Phương pháp toán học. 7. Lịch sử nghiên cứu            Trong công cuộc đổi mới, vấn đề  giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu   học được đặt ra với yêu cầu bức thiết. Nhà trường, gia đình và các tổ  chức xã  hội cần nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cùng với các nhà quản lý giáo dục  tiến hành các hoạt động giáo dục thiết thực để  giáo dục đạo đức cho học sinh  Tiểu học. Vấn đề  giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và   quan trọng, có nhiều tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu làm đề tài về việc giáo dục  đạo đức cho học sinh tiểu học. Mỗi đề  tài đề  cập đến một mảng khác nhau  nhưng cùng chung mục đích nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Đề  tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh  ở  trường tiểu học” của Nguyễn   Văn Nhớ đề cập đến mảng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Với  các biện pháp làm thay đổi quan điểm nhận thức qua đó cán bộ  ­ giáo viên của  5
  6. trường tự thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ  đối với công tác giáo dục đạo đức cho   học sinh, tăng cường kỹ  năng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS, đổi   mới tổ  chức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Bùi Bình Tây,  sinh viên trường Đại học Quảng Nam với bài viết Giáo dục đạo đức – nhân cách  cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ  thông qua môn học Tiếng Việt.   Nguyễn Thị Bình với bài viết: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh  trường Tiểu học”, tác giả đưa ra các biện pháp như giáo dục đạo đức thông qua   hoạt động dạy học, thông qua hoạt động ngoài giờ  lên lớp, vận động mọi lực  lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Phan Viết Học với đề tài: “ Giáo   dục đạo đức, truyền thông cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”,   đề  cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài  giờ lên lớp như: hoạt động xã hội và nhân văn, hoạt động văn hóa – nghệ thuật,   hoạt động lao động… Các tác giả  trên đều đề  cập đến việc giáo dục đạo đức   cho học sinh tiểu học nhưng mỗi tác giả đề cập đến một mảng khác nhau. Riêng  tôi cũng quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhưng đề tài  của tôi là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua  các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Có 4 con đường giáo dục  cho học sinh tiểu học: giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động,   giáo dục đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong tập thể  lớp học và tự  giáo dục.           Theo tác giả Nguyễn Sinh Hùng (Tài liệu Đạo đức và phương pháp dạy  đạo đức ở trường Tiểu học, 1992) muốn nghiên cứu và giảng dạy đạo đức, dù ở  cấp độ  nào vấn đề  đầu tiên là phải xác định rõ được các nguyên lý đạo đức và   các phạm trù cơ  bản của đạo đức, với một quan điểm phương pháp luận khoa  học chân chính; Các vấn đề  như  bản chất của đạo đức, sự  phát sinh và phát  triển của đạo đức, các tiêu chuẩn khoa học của đạo đức, vai trò của đạo đức  6
  7. trong đời sống xã hội. Chính là phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác­Lê nin, đã  được Mác và F.Anggen trình bày, luận giả theo quan điểm của triết học duy vật   biện chứng và duy vật lịch sử. Cho đến nay, trong quá trình đổi mới, mặc dù  trong nội hàm của từng vấn đề  đó đã có những dấu hiệu phát triển, phong phú  thêm những giá trị, chuẩn mực cơ bản của nó vẫn còn nguyên giá trị  lịch sử  và  vẫn còn ý nghĩa thực tiễn sắc bén của nó.   Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Ở  phương Tây, nhà triết học Socrat (470­399­TCN) đã cho rằng đạo đức  và sự  hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ   ở  sự  hiểu biết, do  vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức.  Chủ  Tịch Hồ  Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô  dụng”. Người  coi  trọng mục tiêu, nội dung giáo dục  đạo  đức trong các nhà  trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ  luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”,  “Con người cần có bốn đức tính: cần ­ kiệm ­ liêm ­ chính, mà nếu thiếu một  đức thì không thành người”. Kế  thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu   về  vấn đề  này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế  Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm  Hoàng Gia và nhiều tác giả khác. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi về nội dung: nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu   học thông qua các con đường giáo dục như: giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu  học trong hoạt động, giáo dục đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong  tập thể lớp học, tự giáo dục. ­ Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn  Thụ, thuộc thành phố pleiku, tỉnh Gia lai. 7
  8. 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài nghiên cứu   ­ Đề tài gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến  nghị.  ­ Phần mở đầu gồm có: lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối   tượng nghiên cứu, giả  thuyết khoa học, nhiệm vụ  nghiên cứu, phương pháp  nghiên cứu, lịch sử  vấn đề  nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu, cấu trúc   tổng quan của đề tài nghiên cứu. ­ Phần nội dung: + Chương 1: Cơ  sở  khoa học của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức   cho học sinh trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ  nói  riêng. + Chương 2: Thực trạng vấn đề  giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học tại   trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai.  + Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp   2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. ­ Phần kết luận và khuyến nghị: kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ  lục. PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1:  Cơ  sở  khoa học của việc nâng cao chất lượng  giáo   dục   đạo   đức   cho   học   sinh   trường   tiểu   học   nói   chung   và  trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng.  1.1. Cơ sở lí luận 8
  9. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.3.Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.3.1. Đạo đức 1.3.2. Giáo dục đạo đức 1.3.3. Tự giáo dục 1.3.4. Gia đình 1.3.5. Tập thể 1.4. Kết luận chung về chương 1 Chương 2: Thực trạng vấn đề  giáo dục đạo đức cho học  sinh tiểu học tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. 2.1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường: 2.1.1. Nhà trường 2.1.2. Giáo viên  9
  10. 2.1.3. Học sinh 2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay  ở  trường tiểu học Hoàng  Văn Thụ: 2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh ở nhà trường 2.2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh ở gia đình 2.2.3. Thực trạng đạo đức của học sinh ngoài xã hội 2.3. Chất lượng đạo đức của học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn  Thụ: 2.3.1. Thực trạng đạo đức của học sinh ở lớp 2.3.2. Thực trạng đạo đức của học sinh ở gia đình   2.3.3. Thực trạng đạo đức của học sinh ngoài xã hội  2.4. Vai trò của việc giáo dục đạo đức trong trường tiểu học: 2.4.1. Đối với học sinh trường tiểu học 2.4.2. Đối với học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ   ở  tỉnh  Gia Lai 2.5. Kết luận chung về chương 2 Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức  cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia  Lai. 10
  11. 3.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động: 3.1.1. Hoạt động học tập 3.1.2. Các hoạt động khác: hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt  động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ… 3.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình: 3.2.1. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức 3.2.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình 3.3. Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học: 3.3.1. Vai trò của tập thể lớp học trong việc giáo dục đạo đức 3.3.2. Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học 3.4. Tự  giáo dục (yếu tố  quyết định trực tiếp trình độ  đạo đức của học  sinh): 3.4.1. Vấn đề tự giáo dục 3.4.2. Tự tu dưỡng 3.4.3. Những điều kiện để học sinh có khả năng tự giáo dục 3.4.4. Để  giúp việc tự  tu dưỡng đạo đức của học sinh thuận lợi người   giáo viên cần giúp học sinh những vấn đề sau 3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.6. Bài học kinh nghiệm 3.7. Kết luận chung về chương 3 11
  12. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ  thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế  hệ  trẻ  nói chung,  cho học sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách   nhiệm của mỗi tổ  chức xã hội, mọi người, mọi gia  đình, đồng thời là trách  nhiệm nặng nề của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan   trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học góp phần không nhỏ  vào  việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh.         Trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, khi giáo dục đào tạo trở  thành  quốc sách hàng đầu, bậc tiểu học trở thành bậc học nền tảng, cần nhanh chóng  được phổ  cập và nâng cao chất lượng, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân  lực cho sự  nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những   mục tiêu cơ bản trong chiến lược giáo dục đào tạo là phát triển nhân cách nguồn  nhân lực. Nhân cách đó phải định hướng đúng đắn ngay từ  bậc giáo dục tiểu  học. Các nhà quản lý giáo dục nắm chắc mục tiêu này để  có kế  hoạch, biện   pháp trong quá trình tổ  chức thực hiện các hoạt động giáo dục để  hình thành  nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Cần quan tâm giáo dục  đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua 4 con đường giáo dục đạo đức cho học   sinh tiểu học: giáo dục đạo đức cho học sinh trong hoạt động, giáo dục đạo đức  trong gia đình, giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học và tự giáo dục. Trong đó,  tự giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của học sinh. Để học   sinh hình thành khả năng tự giáo dục, người giáo viên cần có kế hoạch, có biện   pháp giúp các em có nhận thức đúng, biết làm việc có kế hoạch và phương pháp,   biết tự kiểm tra đánh giá thường xuyên. 12
  13. Tuy nhiên do điều kiện thời gian có hạn, cộng với lý do khách quan và chủ  quan khác, nên đề tài chỉ mới đề cập đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo  đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ  thông qua các con   đường giáo dục. 2. Khuyến nghị: ­ Đối với phòng giáo dục và đào tạo:  + Có sự  chỉ  đạo kiên quyết hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ  của nhà  trường, cán bộ, giáo viên trong trường. + Quan tâm đến việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.  ­ Đối với ban lãnh đạo nhà trường: + Có sự chỉ đạo kiên quyết hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo   viên trong đó có nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. + Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên của trường học tập nâng cao  trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Có chế  độ  khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên   tích cực, có nhiều đóng góp trong đổi mới phương pháp giảng dạy. + Cần phối hợp với gia đình, xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. ­ Đối với giáo viên: + Phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức cho học sinh. + Người giáo viên cần có kế  hoạch, có biện pháp giúp các em có nhận thức   đúng, biết làm việc có kế  hoạch và phương pháp, biết tự  kiểm tra đánh giá  thường xuyên. 13
  14. + Không ngừng học tập, rèn luyện để  nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học. ­ Đối với phụ huynh học sinh: + Cần chủ  động phối hợp với giáo viên chủ  nhiệm và nhà trường để  nâng cao  chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. + Phụ huynh phải là tấm gương tốt để học sinh noi theo. + Quan tâm đến học sinh. ­ Đối với học sinh: + Phải cố gắng học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện. + Có động cơ  học tập, rèn luyện đúng đắn từ  đó có ý thức tự  hoàn thiện bản   thân theo các chuẩn mực xã hội quy định. 14
  15.  Tài liệu tham khảo: 1. Phan Hồng Dương (2010), “ Tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong  các trường”. 2. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học   và kĩ thuật. 3. Trần Đăng Hạnh (2012), Lí luận giáo dục tiểu học, Quảng Nam. 4. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Giáo dục học, NXB Giáo dục,   Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Lê (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục,  NXB Trẻ. 6. Mai Ngọc Luông, Lý Minh Tiên (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học   giáo dục, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Mai Ngọc Luông, Vũ  Khắc Tuân (2007), Giáo dục học, NXB Giáo dục. 8. Dương Thị  Thu Thảo (2011), Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức  ở  tiểu học, Quảng Nam. 9. Lưu Thu Thủy (2012), Vở bài tập đạo đức lớp 2, NXB Giáo dục.  15
  16. 10.Hoàng Ngọc Thức (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Quảng Nam. 11. Phạm Thị  Ngọc Trang (2013), Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư  phạm, Quảng Nam. 12.Nguyễn Thị  Ánh Tuyết (1997), Tâm lí trẻ  em lứa tuổi mầm non, NXB Đại  học quốc gia Hà Nội. 13.Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế  Hào, Phan Thị  Hạnh Mai (2007), Tâm lí  học, NXB Giáo dục.  Phụ lục: Phiếu điều tra. Bảng xếp loại hạnh kiểm năm học 2012 – 2013. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2