intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng" nhằm lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Đại học Đà Nẵng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO VÕ ĐÌNH HỢP NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Thể dục thể thao Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Công Dân 2. TS Ngũ Duy Anh Phản biện 1: PGS.TS Ngô Trang Hưng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 2: TS Hướng Xuân Nguyên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Viện Khoa học Thể duc thể thao . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi ....ngày…….tháng……năm 20… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Võ Đình Hợp (2019), “Nhu cầu và thái độ của sinh viên Đại học Đà Nẵng đối với hoạt động TDTT”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao (Số 6), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr.23-27. 2. Võ Đình Hợp (2020), “Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ở Đại học Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học Thể thao (Số 6), Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội, tr.75-78.
  4. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận cơ bản của giáo dục trong nhà trường, bao gồm các giờ học GDTC bắt buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ học của học sinh, sinh viên. Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thành tích đã đạt được về lĩnh vực GDTC và TTTH trong thời gian qua, công tác GDTC của cả nước nói chung và Đại học Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập: chất lượng thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu hiện tại. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu về chuyên môn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chương trình, giáo trình phương pháp giảng dạy, công tác quản lý chậm đổi mới, thành tích của nhiều môn thể thao quá thấp so với khu vực và trên thế giới, chất lượng công tác GDTC trường học còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng” Mục đích: Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Đại học Đà Nẵng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  5. 2 Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học của Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu 2: Lựa chọn một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học của Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học tại Đại học Đà Nẵng. Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa, quản lý đào tạo, đội ngũ giảng viên, cộng tác viên, cơ sở vật chất...có tác động rất lớn đến chất lượng GDTC. Vì vậy, các giải pháp giải quyết các yếu tố này, nhất là nhóm giải pháp sư phạm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện thể chất của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học của Đại học Đà Nẵng; mặt khác, nó sẽ là cơ sở khoa học để bổ sung cho các nghiên cứu tiếp theo về giáo dục thể chất trường học. 2. Những đóng góp mới của Luận án - GDTC của ĐHĐN đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả GDTC và TTTNT vẫn còn nhiều bất cập chưa tương xứng với vị thế của trung tâm đại học lớn ở Miền Trung: Đội ngũ giảng viên còn thiếu , chưa đảm bảo về số lượng và đạt chuẩn theo quy định (1267.03 SV/GV); cơ sở vật chất, diện tích sân tập còn thiếu và chưa đồng đều ở các trường thành viên, tỷ lệ diện tích sân tập
  6. 3 luyện TDTT còn thấp (0.62m2/01SV); chương trình GDTC về nội dung chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của sinh viên; số lượng sinh viên tham gia tập luyện TDTT còn rất hạn chế(18,18%); kết quả xếp loại học lực chưa cao, còn 10,15% chưa đạt yêu cầu và thể lực theo Quyết định số 53/2008/BGDĐT của sinh viên chưa như mong đợi, còn gần 60% chưa đạt chuẩn. - Luận án đã xác định 6 giải pháp nâng cao chất lượng GDTC và TTTNT tại ĐHĐN: Giải pháp 1: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học GDTC theo hướngtích cực hóa, kích thích nhu cầu khơi gợi hứng thú tập luyện TDTT phát triển tính chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự rèn luyện của sinh viên; Giải pháp 2: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thểthao ngoại khóa theo nhu cầu và điều kiện thực tiễn của ĐHĐN; Giải pháp 3: Tăng cường tuyên truyền, giáodụcnâng caonhậnthứcvề vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọngcủaGDTCvà T T T N T; Giải pháp 4: Xây dựng ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, tổ chức, triển khai trong giảng dạy GDTC và TTTNT tại ĐHĐN; Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch quy hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên GDTC và TTTNT tại ĐHĐN đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ theo đúng qui định; Giải pháp 6: Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng thêm sân bãi, mua sắm thêm trang thiết bị dụng cụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và rèn luyện TDTT cho sinh viên. - Qua kiểm nghiệm 2 giải pháp sư phạm đã thể hiện tính hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC và TTTNT tại ĐHĐN: Sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p>0.05; sinh
  7. 4 viên đánh giá tốt về nội dung chương trình và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh viên hài lòng và cảm thấy hứng thú sau khi tham gia chương trình thực nghiệm; giảng viên nhận thức được trách nhiệm và thấy được sự tác động tích cực của việc đổi mới nội dung chương trình nhằm đáp ứng với yêu cầu của GDTC trong giai đoạn mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Cấu trúc của luận án: Luận án được trình bày trong 138 trang giấy khổ A4, bao gồm: Đặt vấn đề: 03 trang; Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 36 trang; Chương II: Phương pháp, đối tượng, tổ chức nghiên cứu: 10 trang; Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 86 trang; Kết luận và kiến nghị: 02 trang. Trong luận án có 60 bảng, 13 biểu đồ, 04 sơ đồ. Luận án sử dụng 111 tài liệu tham khảo (96 tài liệu tiếng Việt, 04 tài liệu tiếng Anh, 03 tài liệu tiếng Nga, 08 tài liệu website internet) và phần phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan Giải pháp, Phương pháp dạy học, Chuẩn kiến thức, Thể chất, Phát triển thể chất, Giáo dục thể chất, Chất lượng: Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, chất lượng được hiểu là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”. Theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001, chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó có những khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố và tiềm ẩn.
  8. 5 Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Các phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. Nó không phải là chất lượng sản phẩm hay kiểu dáng công nghiệp. Chất lượng giáo dục thể chất: Chất lượng GDTC là kết quả tổng hợp của quá trình GDTC, phản ánh trong các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực thể chất của người học, phù hợp với mục tiêu GDTC cho từng cấp học, bậc học và ngành nghề đào tạo. Chất lượng GDTC cũng được hiểu là chất lượng con người được đào tạo ra từ các hoạt động GDTC, ở đây được hiểu là chất lượng cả mặt GDTC và giáo dưỡng thể chất. Quan điểm xây dựng và phát triển GDTC ở nước ta hiện nay là: Lấy việc nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh, sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình học tập; Đảm bảo tính khoa học, sư phạm, kết hợp truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học GDTC hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới; Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính, với sức khoẻ và thể lực học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác GDTC ở các cấp bậc học, là chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC. Vì vậy Tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC và thể thao trường học, thuộc nội hàm Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Đại học.
  9. 6 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về công tác GDTC trong thời kỳ đổi mới Các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là những định hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT và GDĐT 1.2.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đã chỉ rõ “Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học”. Điều đó đã khẳng định vị trí và vai trò của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước – lực lượng lao động mới quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thế kỷ 21 [63]; Luật giáo dục (2019) [61], Luật thể dục, thể thao (2006) [62], khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển TDTT trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. 1.2.2 Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục thể chất và thể thao trường học Trên cơ sở mục tiêu GDTC và thể thao trường học, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản pháp quy để chỉ đạo công tác GDTC và thể thao trường học trong các trường CĐ, ĐH, cụ thể như sau: Xác định tầm quan trọng của mục tiêu GDTC trong nhà trường, Bộ GD&ĐT rất quan tâm tạo điều kiện để các trường học tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến những tiến bộ khoa học về GDTC và hoạt động thể thao.
  10. 7 1.3. Đặc điểm của giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ. GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác và phát triển các tố chất thể lực 1.3.1. Giáo dục thể chất nội khóa Giờ học TDTT trong các trường học các cấp hoặc các buổi huấn luyện thể thao trong các trường năng khiếu thể thao chính là hiện thân của giờ học GDTC nội khóa (hay còn gọi là GDTC chính khóa). 1.3.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Hoạt động TDTT ngoại khóa có vị trí quan trọng trong giáo dục và trong TDTT trường học nói chung và trong hệ thống giáo dục đào tạo đại học nói riêng 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học Chất lượng GDTC và TTTH phụ thuộc vào các yếu tố: Con người (nhà quản lý, người thầy, người học); Chương trình môn học; Cơ sở vật chất. 1.5. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục thể chất ở trƣờng đại học GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, nhằm trang bị cho HSSV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ bảo vệ nâng cao sức khỏe, nhiệm vụ giáo dưỡng, nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao
  11. 8 1.6. Đặc điểm sinh lý, tâm lý độ tuổi sinh viên Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi thuộc thời kỳ đầu lứa tuổi thanh niên, nên cần phải đặc biệt chú ý, phải được tiếp tục GDTC một cách khoa học, để nâng cao thể lực, góp phần hoàn thiện các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. 1.7. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.7.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo nhiều báo cáo của các nhà khoa học trên thế giới, hiện nay GDTC không chỉ góp phần vào việc phát triển thể chất và kỹ năng vận động cho học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển cá nhân (PD-Personal Development) và phát triển xã hội (SD-Social Development). 1.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Giáo dục thể chất là một trong những lĩnh vực quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường như: Nguyễn Đăng Chiêu (2009), Võ Văn Vũ (2015), Nguyễn Đức Thành (2013), Hoàng Hà (2016), Nguyễn Việt Hoà (2019), Nguyễn Hữu Vũ (2015), Nguyễn Gắng (2014), Nguyễn Văn Hoà (2017). Tóm tắt chƣơng 1 Quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC ở trường học nói chung và trường đại học nói riêng sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới. Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xác định là một bộ phận không thể thiếu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
  12. 9 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ĐHĐN; công tác GDTC nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể của đề tài luận án là 12.698 sinh viên đại học chính quy ở cơ sở ĐHĐN (Thành phố Đà Nẵng), bao gồm: Khách thể tham gia kiểm tra thể lực: 6826 sinh viên, khách thể tham gia khảo sát thực trạng chất lượng GDTC và TTTNT: 3822 sinh viên. Khách thể tham gia thực nghiệm các giải pháp sư phạm: 2050 sinh viên (1192 nam, 858 nữ) thuộc 03 trường đại học thành viên thuộc ĐHĐN (Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm và Đại học Kinh tế). Khách thể tư vấn và khảo sát ý kiến về học thuật gồm 19 chuyên gia, là các nhà khoa học và cán bộ quản lý và 34 giảng viên của khoa GDTC Đại học Đà Nẵng. 2.1.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu Phạm vi: Các hoạt động dạy và học môn học GDTC, các hoạt động thể thao ngoại khóa của ĐHĐN Thời gian: Từ tháng 12/2015 đến 12/2020. Khách thể: Những sinh viên có sức khoẻ bình thường 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm,
  13. 10 Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp SWOT, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học TDTT; Đại học Đà Nẵng (Khoa GDTC, các trường thành viên thuộc ĐHĐN). 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2020. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu thực trạng chất lƣợng giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học của Đại học Đà Nẵng 3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học của Đại học Đà Nẵng: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thực trạng chất lượng GDTC và TTTH từ các công trình nghiên cứu liên quan; Phỏng vấn trưng cầu ý kiến tư vấn chuyên gia (Bảng 3.1) „ 3.1.2. Đánh giá thực trạng chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học của Đại học Đà Nẵng: Thực trạng công tác quản lý GDTC và TTTH của Đại học Đà Nẵng; Thực trạng chương trình Giáo dục thể chất; Thực trạng đội ngũ giảng viên (Bảng 3.6); Thực trạng cơ sở vật chất cho dạy học và hoạt động TDTT (Bảng 3.8); Thực trạng kết quả học tập của sinh viên(Bảng 3.9) ; Thực trạng thể lực của sinh viên(Bảng 3.10); Thực trạng hoạt động ngoại khóa (Bảng 3.14, 3.15, 3.16).
  14. Bảng 3.1. Kết quả xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học ở Đại học Đà Nẵng (n=19) Giá trị TT Các tiêu chí Trung bình Độ lệch 1 Công tác quản lý GDTC và thể thao trường học 4.14 0.37 2 Chương trình GDTC cơ bản, nâng cao và sức khỏe yếu 4.32 0.67 3 Hoạt động thể thao (tổ chức các hoạt động thi đấu, hình thức tổ chức ngoại 4.18 0.51 khóa TDTT của sinh viên) 4 Đội ngũ giảng viên và huấn luyện viên TDTT 4.74 0.45 5 Cơ sở vật chất cho hoạt động GDTC và thể thao trường học 4.33 0.51 6 Thái độ, sự quan tâm, yêu thích rèn luyện thể chất của sinh viên 4.18 0.51 7 Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về công tác GDTC và TTTH 3.41 0.45 8 Nhận xét của sinh viên về công tác GDTC và thể thao trường học 3.49 0.42 9 Kết quả học tập môn GDTC 4.14 0.37 10 Sự phát triển thể lực của sinh viên 4.32 0.67
  15. 11 3.1.2. Đánh giá thực trạng chất lƣợng công tác giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học của Đại học Đà Nẵng Kết quả khảo sát thực trạng tham gia tập luyện các môn ngoại khóa của sinh viên ĐHĐN trình bày tại bảng 3.16 và kết quả khảo sát mức độ và hình thức quan tâm theo dõi hoạt động TDTT của sinh viên Đại học Đà Nẵng trình bày ở bảng 3.17 và biểu đồ 3.4-3.5. 3.1.3. Bàn luận mục tiêu 1 Về cơ cấu tổ chức quản lý TDTT của ĐHĐN: Có 02 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TDTT của ĐHĐN: Khoa GDTC có chức năng giảng dạy môn học GDTC, đào tạo ngành GDTC, thực hiện các hoạt động chuyên môn; Trung tâm Thể thao có chức năng tổ chức các sự kiện TDTT, phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, huấn luyện các đội tuyển thể thao, tổ chức các dịch vụ TDTT. Về chương trình môn học GDTC Kết quả nghiên cứu được trình bày tại mục 3.2 đã phác họa nên một bức tranh tổng thể về chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên đại học chính qui của ĐHĐN gồm 4 học phần: 120 tiết khá đa dạng và phong phú có học phần tự chọn và học phần bắt buộc, có học phần cơ bản và học phần nâng cao; trong các học phần tự chọn có các học phần (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, Võ Vovinam, và thể dục Aerobics). Đặt biệt có chương trình GDTC đặc thù cho SV có sức khoẻ yếu. Về hoạt động thể thao trường học: Kết quả khảo sát 3822 SV ĐHĐN, chỉ có 695 SV có tham gia tập luyện thể thao (457 nam, 238 nữ) chiếm tỷ lệ
  16. 12 18.18% (11.96% nam và 6.23% nữ), trong số 1286 SV được khảo sát có 56,29% SV tập luyện TDTT và 43.71% không tham gia tập luyện TDTT. Về đội ng giảng viên: Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên trên 1 giảng viên GDTC ĐHĐN là 1GV/1267.03 SV. Theo quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" thì tỷ lệ giảng viên TDTT trên số SV bậc đại học: Đạt 1/500 vào năm 2015, đạt 1/400 vào năm 2020 và đạt 1/300 vào năm 2030. Về cơ s v t chất phục vụ cho công tác GDTC: Tỷ lệ diện tích sân bãi tập luyện TDTT trên 01 sinh viên của ĐHĐN là 0.62 m2/SV; Với điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp, thiếu thốn như ở ĐHĐN hiện nay chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy GDTC chính khóa cho SV các trường ĐHBK, ĐHSP, ĐHSPKT, ĐHNN, ĐHKT và CĐCNTT. Về thực trạng kết quả học t p môn học GDTC của sinh viên: Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC của 6826 sinh viên của ĐHĐN, cho thấy, học lực môn học GDTC của SV ĐHĐN qua 4 học phần với phổ điểm bình quân: Loại Khá giỏi 37.15%; Loại Trung bình 52.70%; Loại Yếu kém 10.15%. Về phát triển thể lực của sinh viên: Thực trạng xếp loại thể lực của SV ĐHĐN theo quyết định số 53/2008/BGDĐT cho thấy: Sinh viên năm thứ nhất (18 tuổi): nam (loại tốt 8.87%; loại Đạt 35.30% và loại chưa đạt
  17. 13 55.83%) và nữ (loại tốt 12.82%; loại Đạt 27.35% và loại chưa đạt 59.83%); Sinh viên năm thứ hai (19 tuổi): nam (loại tốt 6.79%; loại Đạt 32.67% và loại chưa đạt 60.54%), nữ (loại tốt 5.02%; loại Đạt 33.83% và loại chưa đạt 61.15%). Kết quả trên cho thấy SV ĐHĐN chưa đạt thể lực theo qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo từ 55.83% - 61.15%. Về sự quan tâm và yêu thích của sinh viên đối với TDTT: Kết quả khảo sát mức độ quan tâm theo dõi các hoạt động TDTT của SV cho thấy nam sinh viên quan tâm nhiều hơn nữ mức rất thường xuyên và thường xuyên (nam 60.39% - 81.9% và nữ 39.99% - 60.39%). Sinh viên có mức độ yêu thích tập luyện thể thao khá cao, tổng mức độ thích và rất thích đạt từ 68,45 đến 78,71% ở cả nam và nữ trong từng năm học. Việc ưa thích môn học GDTC của SV cả nam và nữ ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ bình quân 46,95% ở nam và 52,26% ở nữ. 3.2. Lựa chọn một số giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học của Đại học Đà Nẵng 3.2.1. Ma trận SWOT về thực trạng giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học của Đại học Đà Nẵng Phân tích SWOT nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu (yếu tố bên trong), các cơ hội, thách thức (yếu tố bên ngoài ) trong lĩnh vực GDTC và thể thao trường học tại Đại học Đà Nẵng, qua phân tích sẽ xác định được các giải pháp phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của Đại học Đà Nẵng.
  18. Các yếu tố môi trƣờng bên Cơ hội: O ngoài Thách thức: T O1 - O2 - O3 - O4 – T1 - T2 - T3 - T4 - T5-T6 O5-O6 Các yếu tố môi trƣờng bên trong Giải pháp S - O: Phát huy điểm mạnh để tận Điểm mạnh: Giải pháp S - T: Phát huy dụng thời cơ: S điểm mạnh để tránh đe S1O1O2,S1S2O3O4, S1- S2 - S3 - dọa: S1S2S3T3T5,S1S2T5, S1S2S5O3O4, S4 - S5-S6 S4T1T2T4T6 S3S4S5O1O2O3 S1S2O1O3O4O6 Giải pháp W - T: Khắc Giải pháp W - O: Tận Điểm yếu: phục điểm yếu hạn chế đe dụng cơ hội để khắc W dọa: phục điểm yếu: W1 - W2 - W2W3W4T3T5, W1W6O1O2,W3O1O2 W3 - W4 - W3T4T5T6 W2W4O1O2, W5 - W6 W1W5T3T5,W4W6T1T2T W5W6O3O4 4 Sơ đồ 3.3. Phân tích ma trận SWOT
  19. 14 3.2.2. Kiểm định phân tích SWOT qua ý kiến chuyên gia Để đảm bảo tính khách quan, phân tích SWOT được trưng cầu ý kiến chuyên gia theo thang đo giá trị liker 5 bậc (phụ lục 3), cho thấy số ý kiến đồng tình cao, trình bày ở các bảng 3.20-3.23: 3.2.3. Cơ sở pháp lý để lựa chọn giải pháp Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ĐHĐN dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ĐHĐN về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và phát triển GDTC và thể thao trường học nói riêng:Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “...Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng 3.2.4. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp Khi đề xuất các giải pháp sư phạm nâng cao chất lượng GDTC và TTTNT cho SV ĐHĐN luận án dựa vào các nguyên tắt cơ bản sau đây: Tính mục tiêu; tính hệ thống; tính đồng bộ; tính kế thừa và bổ sung; tính thực tiễn; tính khả thi: 3.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục thể chất của Đại học Đà Nẵng Bước 1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia Bước 2: Kiểm định độ tin cậy và xếp hạng mức độ quan trọng các giải pháp Bước 3: Cấu trúc nội tại các giải pháp(Xây dựng nội dung của cấu trúc gồm: Mục đích; Nội dung giải pháp; Các đơn vị phối hợp; Biện pháp tổ chức thực hiện).
  20. Bảng 3.24. Kết quả khảo sát lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác Giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học Đại học Đà Nẵng (n=19) Giá trị TT Giải pháp Trung Độ lệch bình I Nhóm giải pháp sƣ phạm: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học GDTC theo hướng tích cực hóa, 4.58 0.51 Giải pháp kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú tập luyện TDTT phát triển tính chủ 1 động, sáng tạo, năng lực tự học, tự rèn luyện của sinh viên 4.74 0.45 GiảI pháp Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo nhu 2 cầu và điều kiện thực tiễn của ĐHĐN II Nhóm giải pháp hỗ trợ:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2