Nghiên cứu phân lập hợp chất hữu cơ trong cây rau má (Centella asiatica L. – Apiaceae) thu hái tại Cần Thơ
lượt xem 1
download
Rau má - Centella asiatica (L.), họ Apiaceae – là một loài rau phổ biến ở Việt Nam. Bài báo trình bày cách chiết xuất, phân lập, tinh chế, xác định cấu trúc hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của Rau má thu hái tại Cần Thơ. Bài viết trình bày việc phân lập và xác định được cấu trúc một hợp chất từ Rau má đã thu hái.ica L. – Apiaceae) thu hái tại Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu phân lập hợp chất hữu cơ trong cây rau má (Centella asiatica L. – Apiaceae) thu hái tại Cần Thơ
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 5. Krzyzanowski, A., Saleeb, M., & Elofsson, M. (2018), Synthesis of Indole-, Benzo[b]thiophene-, and Benzo[b]selenophene-Based Analogues of the Resveratrol Dimers Viniferifuran and (±)-Dehydroampelopsin B. Organic Letters, 20(21), pp 6650-6654. 6. Mattio, L.M., Dallavalle, S., Musso, L. et al. (2019), Antimicrobial activity of resveratrol- derived monomers and dimers against foodborne pathogens. Scientific Reports, 9(1). 7. Snyder, S.A., Zografos, A.L. and Lin (2007), Total synthesis of resveratrol‐based natural products: A chemoselective solution. Angewandte Chemie International Edition, 46, pp 8186-8191. 8. Vo, D. D., & Elofsson, M. (2016), Total Synthesis of Viniferifuran, Resveratrol-Piceatannol Hybrid, Anigopreissin A and Analogues - Investigation of Demethylation Strategies. Advanced Synthesis & Catalysis, 358(24), pp 4085–4092. 9. Yi-tang Li, Chun-suo Yao, Jin-ye Bai, Mao Lin, Gui-fang Cheng (2006), Anti- inflammatory effect of amurensin H on asthma-like reaction induced by allergen in sensitized mice. Acta Pharmacologica Sinica, 27, pp 735–740. 10. Zhu W, Sun S, Yang F, Zhou K. (2018), UHPLC/MS Identifying Potent α-glucosidase Inhibitors of Grape Pomace via Enzyme Immobilized Method. Journal of Food Science, 83(4), pp 1131-1139. (Ngày nhận bài: 03/08/2020 - Ngày duyệt đăng: 07/09/2020) NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY RAU MÁ (Centella asiatica L. – Apiaceae) THU HÁI TẠI CẦN THƠ Nguyễn Vinh1*, Lê Thị Thủy Ngọc1, Đặng Cao Nguyên1, Thạch Trần Minh Uyên1, Dương Thị Trúc Ly1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: nguyenvinh2526@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rau má - Centella asiatica (L.), họ Apiaceae – là một loài rau phổ biến ở Việt Nam. Bài báo trình bày cách chiết xuất, phân lập, tinh chế, xác định cấu trúc hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của Rau má thu hái tại Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Phân lập và xác định được cấu trúc một hợp chất từ Rau má đã thu hái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phần trên mặt đất của Rau má thu hái tại Cần Thơ. Nguyên liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 50%. Các chất trong dịch chiết cồn được hấp phụ vào than hoạt và giải hấp phụ bằng methanol. Cao methanol được tách thành các phân đoạn bằng sắc ký cột chân không. Thu chất tinh khiết từ phân đoạn bằng cách kết tinh lại. Cấu trúc chất này được xác định bằng cách so sánh thông tin về điểm chảy và dữ liệu phổ 1H-NMR với các tài liệu chuyên ngành. Kết quả: Một chất tinh khiết đã được phân lập và xác định là acid palmitic. Kết luận: Kết quả góp phần vào việc so sánh thành phần hóa học của Rau má giữa các địa phương tạo cở sở cho việc mở rộng phạm vi ứng dụng của Rau má tại Cần Thơ. Từ khóa: Centella asiatica (L.) Urb, Apiaceae, Rau má, phân lập. 184
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 ABSTRACT STUDY THE METHOD OF ISOLATION AND IDENTIFICATION OF SOME ORGANIC COMPOUNDS PRESENTING IN CENTELLA ASIATICA L. – APIACEAE COLLECTED IN CAN THO Nguyen Vinh1*, Le Thi Thuy Ngoc1, Dang Cao Nguyen1, Thach Tran Minh Uyen1, Duong Thi Truc Ly Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Centella asiatica (L.) Urb, Apiaceae, also known as asiatic pennywort, is a common plant in Viet Nam. This paper studies the extraction, isolation, refinement, structural identification and determination of some compounds in terrestrial part of Centella asiatica collected in Can Tho. Objectives: The result shows that at least one chemical compound presenting in Centella asiatica was isolated and determined the structure. Materials and methods: The terrestrial part of Centella asiatica was collected in Can Tho. The terrestrial part of Centella asiatica with suitable size is extracted by immersion with 50% ethanol. The extract is purified by adsorption on activated carbon then desorption through methanol. The methanol solution is fractioned by vacuum column chromatography. These fractions are further recrystallized for pure compounds. Chemical structures of the compounds are elucidated by NMR (1H-NMR). Results: From Centella asiatica (L.) Urb, one pure compound was isolated: palmitic acid (CA1). Conclusion: The obtained results are consistent with the research objectives. This result may contribute to the determination of the active components in asiatic pennywort and support further research in order to increase commercial value of asiatic pennywort. Keywords: Centella asiatica (L.) Urb, Apiaceae, asiatic pennywort, isolation. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với chiến lược phát triển của ngành Dược nước nhà, các chế phẩm đông dược hoặc sản phẩm có nguồn gốc dược liệu ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Để sản xuất được sản phẩm chất lượng thì kiểm soát nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó định tính và định lượng hoạt chất là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng có được từ sản phẩm. Ở nước ta, vùng trồng Rau má phân bố rất rộng từ Bắc vào Nam với diện tích đáng kể. Rau má có nhiều tác dụng như hỗ trợ làm lành vết thương, trị bệnh lao, ngăn ngừa bệnh tim mạch [1], tinh dầu Rau má ở Nam Phi còn có hoạt tính kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn Gram dương [7]. Mặt khác, Rau má có tác dụng sinh học là nhờ vào các triterpenoid, chủ yếu có các khung ursan hoặc khung oleanan [6], [10]. Ngoài ra, Rau má còn một số thành phần hóa học khác như: sesquiterpen [8], acid phenolic [2], các hợp chất flavonoid [2] và hợp chất polyacetylen [4]. Tuy nhiên, liệu thành phần hóa học cũng như hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu Rau má được thu hái từ các địa phương khác nhau có hoàn toàn giống nhau và hiệu quả sử dụng có tương tự nhau. Câu hỏi này cho thấy nhu cầu có được thông tin về thành phần cũng như hàm lượng hoạt chất tương ứng với từng loại Rau má thu hái ở các địa phương khác nhau là một nhu cầu cần thiết trước khi tiến hành nghiên cứu hay sản xuất các sản phẩm từ loại dược liệu này. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phân lập hợp chất hữu cơ trong cây Rau má (Centella asiatica L. - Apiaceae) thu hái tại Cần Thơ” đã được thực hiện với mục tiêu phân lập được một chất có trong Rau má đã thu hái và xác định được cấu trúc của chất phân lập được. 185
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Nguyên liệu: Mẫu cây rau má Centella asiatica L. được thu hái tại Cần Thơ vào tháng 12 năm 2018 được định danh bởi bộ môn Sinh di truyền Trường Đại học Cần Thơ bằng phương pháp giải trình tự gen. Dược liệu được loại bỏ tạp, phơi khô, xay kích cỡ khoảng 3x3 mm trước khi chiết xuất. 2.2. Hóa chất và thiết bị Ether dầu hỏa (PE), methanol, chloroform, thuốc thử vanilin-sulfuric (VS), than hoạt. Thiết bị: Tủ sấy Memmert, bếp cách thủy Memmert, Cân kỹ thuật Kern ABJ- NM/ABS-N, máy cô quay chân không Heidolph, đèn UV 254 và 365 nm Camag, bể siêu âm Grant, cân phân tích ẩm hồng ngoại AND Model MX50, máy đo điểm chảy Stuart SMP3, máy đo cộng hưởng từ hạt nhân Bruker. Địa điểm nghiên cứu: Phòng nghiên cứu tại LBM Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật dược, Khoa Dược, trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Chiết xuất và phân lập Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 50%. Các chất trong dịch chiết cồn được cho hấp phụ vào than hoạt theo tỷ lệ 10 gam than hoạt cho 1 lít dịch chiết. Sau khi đậy kín và để yên trong 24 giờ, than hoạt được lọc và sấy khô ở 60oC. Sau đó, các chất có trong than hoạt được phản hấp phụ bằng methanol. Quá trình phản hấp phụ được thực hiện trên bếp cách thuỷ có nhiệt độ là 60oC với thời gian là 30 phút/lần, thực hiện 07 lần. Dịch methanol phản hấp phụ được cô bay hơi dung môi thu được cao đặc (cao M). Cao M được tách thành các phân đoạn đơn giản bằng sắc ký cột chân không với pha tĩnh là silica gel 40 - 63 µm (Merck) với pha động lần lượt là ether dầu hỏa - chloroform (1:1), và ether dầu hỏa - chloroform (4:6) thu các phân đoạn. Các phân đoạn có thành phần đơn giản có thể tiến hành phân lập chất tinh khiết bằng phương pháp kết tinh lại. 2.3.2. Xác định cấu trúc chất Cấu trúc của chất phân lập được được xác định bằng cách so sánh thông tin về điểm chảy và dữ liệu phổ 1H-NMR với các tài liệu chuyên ngành. III. KẾT QUẢ 3.1. Phân lập và tinh chế Từ 3,2 kg Rau má khô chiết với cồn 50% bằng phương pháp ngấm kiệt thu được 25,71 lít dịch chiết đầu đậm đặc và 30 lít dịch chiết loãng. Xử lý dịch chiết cồn với than hoạt và phản hấp phụ bằng methanol. Dịch methanol được cô quay bay hơi dung môi thu được 67 gam cao (cao M). 50 gam cao M được nạp lên sắc ký cột chân không và triển khai lần lượt với hai hệ dung môi: Ether dầu hỏa – chloroform (1:1) thu được 24 phân đoạn từ A1 – A24. Ether dầu hỏa – chloroform (4:6) thu được 4 phân đoạn từ A25 – A28. Phân đoạn A9 có khối lượng tương đối lớn và thành phần khá đơn giản nên được chọn để phân lập chất tinh khiết bằng phương pháp kết tinh và tinh chế bằng cách kết tinh lại. Kết quả từ phân đoạn này thu được 9 mg chất đặt tên là CA1. Chất này cho thấy sự tinh khiết trên sắc ký lớp mỏng khi kiểm tra qua 03 hệ dung môi dung môi có độ phân cực khác nhau. 186
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 Hệ PE - CHCl3 (7:3) Hệ CHCl3 100% Hệ CHCl3 - CH3OH (9:1) Hình 1: Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết của CA1 3.2. Xác định cấu trúc chất CA1 Hợp chất CA1 có dạng tinh thể hình kim, ngắn, không màu, nhiệt độ nóng chảy 62,3oC. Trên sắc ký lớp mỏng, CA1 không hiện vết dưới UV 365 và 254 nm; với thuốc thử VS (hơ nóng) thì cho vệt trắng hình cung. Phổ 1H-NMR cho thấy CA1 có 31H, cụ thể: δH (ppm), J (Hz): 0,88 (3H, t, J = 7 Hz, H-16); 1,30 (24H, m, H-14); 1,63 (2H, m, H-15); 2,34 (2H, t, J = 7.5 Hz, H-2). Sau khi so sánh các đặc điểm lý hóa và dữ liệu phổ 1H-NMR của CA1 với tài liệu tham khảo có thể kết luận CA1 chính là acid palmitic, một acid béo khá phổ biến trong thực vật. IV. BÀN LUẬN 4.1. Phân lập và tinh chế Từ 50 gam cao M, qua sắc ký cột chân không thu được 27 phân đoạn từ kém phân cực đến phân cực. Với kỹ thuật sắc ký này, từ cao toàn phần nhanh chóng tách thành các phân đoạn đơn giản hơn. Khi kết tinh chất từ phân đoạn A9, qua khảo sát thấy hệ dung môi thích hợp để kết tinh là PE - chloroform (4:6). Nếu tăng hay giảm độ phân cực bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ những dung môi trong hệ kết tinh thì hình dạng kết tinh sẽ thay đổi, càng xa độ phân cực của dung môi tối ưu thì tinh thể kết tinh sẽ càng ngắn lại và hiệu suất kết tinh sẽ không cao. Sau khi kết tinh bằng hệ dung môi là PE - chloroform (4:6) thu được mẫu 1. Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng nhận thấy còn 2 vết tạp có Rf1 = 0,75 và Rf2 = 0. Để loại các tạp này, mẫu 1 tiếp tục được kết tinh trong n-hexan và methanol. Đây là hai dung môi đại diện cho nhóm kém phân cực (n-hexan) và nhóm phân cực (methanol) phù hợp để hòa tan tạp kém phân cực (Rf1 = 0,75) và tạp phân cực (Rf2 = 0). Việc rửa mẫu bằng dung môi lạnh giúp chất kết tinh ít bị hao hụt hơn. Sau 3 lần kết tinh bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau, từ phân đoạn A9 đã thu được chất CA1. Khi kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng với 3 hệ dung môi có độ phân cực khác nhau, CA1 chỉ cho 1 vết khi phát hiện bằng thuốc thử VS còn dưới đèn UV 254 và 365 nm thì không thấy tạp chất lẫn chất CA1. Điều này chứng tỏ chất này không phát hiện được bằng UV và có thể gọi là tinh khiết trên sắc ký lớp mỏng. 187
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 4.2. Xác định cấu trúc chất CA1 Hợp chất CA1 có dạng tinh thể hình kim, ngắn, không màu, nhiệt độ nóng chảy 62,3oC. Chất này thu được từ phân đoạn kém phân cực, tan trong n-hexan, PE chứng tỏ đây là chất có độ phân cực kém. Trên sắc ký lớp mỏng, CA1 không hiện vết dưới UV 365 và 254 nm; với thuốc thử VS (hơ nóng) thì cho vệt trắng hình cung. Điều này có thể gợi ý rằng CA1 không có hoặc có rất ít nối đôi trong cấu trúc và các nối đôi này (nếu có) không liên hợp với nhau. Phổ 1H-NMR cho thấy CA1 có 31H, dự đoán trong đó có 3H nằm trong nhóm CH3, 28H nằm trong nhóm CH2. Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy khả năng CA1 là một acid béo. Kiểm tra số lượng H với các acid béo thường hiện diện trong thực vật thì nhận thấy có sự tương đồng giữa CA1 và acid palmitic. Tiếp tục so sánh dữ liệu phổ 1H-NMR và điểm chảy của CA1 với acid palmitic thì nhận thấy có sự phù hợp với nhau. Như vậy có thể nói CA1 chính là acid palmitic. Kết quả này cũng phù hợp với tài liệu công bố về các hợp chất hóa học có trong Rau má đã công bố [3]. Bảng 1. Dữ liệu phổ 1H-NMR của CA1 so với acid palmitic [9] CA1 (CDCl3, 500 MHz ) Acid palmitic (CDCl3, 400 MHz) STT δH, J (Hz) δH, J (Hz) 1 2,31 (2H, t, 7,5) 2,36 (2H, t, 7,6) 2 1,63 (2H, m) 1,64 (2H, m) 3 1,3 (24H, m) 1,24 (24H, m) 4 0,88 (3H, t, 7) 0,89 (3H, t, 6,4) Bảng 2. So sánh điểm nóng chảy của CA1 với acid palmitic [5] CA1 Acid palmitic Điểm nóng chảy (oC) 62,3 62,5 Hình 2: Cấu trúc của CA1 = acid palmitic V. KẾT LUẬN Từ phần trên mặt đất của loài Rau má Centella asiatica (L.) Urb. - Apiaceae thu hái tại Cần Thơ, bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với kỹ thuật kết tinh lại đã phân lập được một chất tinh khiết. Dựa vào các đặc điểm lý hóa và dữ liệu phổ 1H-NMR đã xác định được hợp chất này là acid palmitic. Đây là một acid béo có chuỗi dài bão hòa, đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành phụ gia và mỹ phẩm. 188
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 29/2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây rau má, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr 631-632. 2. Chong N.J. and Aziz Z. (2011), A systematic review on the chemical constituents of Centella asiatica, Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 2(3), pp 445-459. 3. Gohil K.J., Patel J.A. and Gajjar A.K. (2010), Pharmacological Review on Centella asiatica: A Potential Herbal Cure-all, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 72(5), pp 546-556. 4. Govindan G. (2007), A Bioactive Polyacetylene Compound Isolated from Centella asiatica, Planta Medica, 73(6), pp 597-599. 5. Haynes W.M. (2015), CRC Handbook of Chemistry and Physics 95th Edition, CRC Press LLC, Boca Raton. 6. Oydefi O.A. and Afolayan A.J. (2005), Chemical composition and Antibacterial activity of the Essential oil of Centella asiatica Growing in South Africa, Pharmaceutical Biology, 43(3), pp 249-252. 7. P. Puttarak, P. Panichayupakaranant (2012), Factors affecting the content for pentacyclic triterpenes in Centella asiatice raw materials, Pharmaceutical Biology, 5(12), pp 1508-1512. 8. Qin L.P., Ding R.X., Zhang W.D. and et al (1998), Essential oil from Centella asiatica and its antidepressant activity, Di Er Jun Yi Da Xue Xue Bao, 19 (2), pp 186-187. 9. The metabolomics innovation centre (2016), 1H-NMR Spectrum (HMDB0000220), Biological Magnetic Resonance Data Bank. 10. Zheng, L. Qin (2007), Chemical components of Centella asiatica and their bioactivities, Journal of Chinese Integrative Medicine, 5(3), pp 348-351. (Ngày nhận bài: 02/08/2020 - Ngày duyệt đăng: 06/09/2020) 189
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả mù u để ứng dụng trong kiểm nghiệm - Hà Minh Hiền
14 p | 202 | 27
-
NGHIÊN CỨU SINH TỔNG HỢP KHÁNG SINH CHỐNG NẤM TỪ STREPTOMYCES 16.34
32 p | 142 | 26
-
Nghiên cứu phân lập các hợp chất alkaloid từ rễ trinh nữ hoàng cung crinum latifolium L., amaryllidaceae
14 p | 118 | 11
-
Phân lập hợp chất hướng tác dụng chống oxy hóa của Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thu hái ở Yên Bái
9 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu phân lập hai hợp chất có hoạt tính sinh học từ chủng vi nấm biển Penicillium sp. M485
7 p | 18 | 3
-
Khảo sát thực vật học và thành phần hóa học của cây lấu đỏ (psychotria rubra (lour.)poir., rubiaceae
6 p | 72 | 3
-
Hoạt tính kháng viêm và ức chế tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ cây tỏi đá ba tia (Aspidistra triradiata N. Vislobokov)
9 p | 8 | 3
-
Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên
6 p | 82 | 3
-
Tác dụng trên viêm loét dạ dày và phân lập các hợp chất từ phân đoạn n-hexan của lá cây Sanchezia nobilis Hook.f.
15 p | 9 | 3
-
Phân lập các hợp chất trong phân đoạn ether và ethyl acetat rễ Cam thảo đá bia Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda, Apocynaceae
6 p | 13 | 2
-
Đánh giá một số hoạt tính sinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ (Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, Commelinaceae)
7 p | 16 | 2
-
Nghiên cứu phân lập và xác định hợp chất cần sa tổng hợp 5- FLUORO-MDMB-PICA trong các mẫu tang vật thu tại Việt Nam từ 2018 – 2020
5 p | 23 | 2
-
Nghiên cứu phân lập hai hợp chất terpenoid từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat của cây thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) trevis)
6 p | 52 | 2
-
Phân lập flavonoid từ phân đoạn có tính chống oxy hóa của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala paniculata L.)
6 p | 72 | 2
-
Nghiên cứu quy trình tổng hợp tạp A và tạp B của sulpirid
8 p | 9 | 1
-
Phân lập hai dẫn chất catechin từ sinh khối tế bào Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)
4 p | 43 | 0
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Đinh lăng răng (Polyscias guilfoylei cv.Quinquefolia)
5 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn