NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH KHỬ MỰC GIẤY LOẠI VĂN PHÒNG THEO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT HỢP GIỮA TÁC NHÂN SINH HỌC VÀ HÓA HỌC
lượt xem 17
download
Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới và Việt Nam Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới Tình hình sử dụng giấy loại ở Việt Nam Khử mực giấy loại Giấy loại, cấu trúc mực in và phương pháp in Phương pháp khử mực giấy loại Các phương pháp khử mực Hóa chất sử dụng trong quá trình khử mực thông thường: Quá trình khử mực giấy loại có sử dụng enzym Enzym và cơ chế hoạt động của enzym Giới thiệu chung về enzym Tính chất của enzym Cơ chế hoạt động của enzym...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH KHỬ MỰC GIẤY LOẠI VĂN PHÒNG THEO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT HỢP GIỮA TÁC NHÂN SINH HỌC VÀ HÓA HỌC
- 0 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ *********&********* BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2008 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH KHỬ MỰC GIẤY LOẠI VĂN PHÒNG THEO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT HỢP GIỮA TÁC NHÂN SINH HỌC VÀ HÓA HỌC Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Việt Kỹ sư công nghệ giấy 7125 17/02/2009 HÀ NỘI 11/2008
- 1 MỤC LỤC TT Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 Phần I TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG GIẤY LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP 3 KHỬ MỰC ENZYM I.1. Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới và Việt Nam 3 I.1.1 Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới 3 I.1.2 Tình hình sử dụng giấy loại ở Việt Nam 6 I.2 Khử mực giấy loại 8 I.2.1 Giấy loại, cấu trúc mực in và phương pháp in 8 I.2.2 Phương pháp khử mực giấy loại 10 I.2.2.1 Các phương pháp khử mực 10 I.2.2.2 Hóa chất sử dụng trong quá trình khử mực thông thường: 12 I.3 Quá trình khử mực giấy loại có sử dụng enzym 13 I.3.1 Enzym và cơ chế hoạt động của enzym 13 I.3.1.1 Giới thiệu chung về enzym 13 I.3.1.2 Tính chất của enzym 14 I.3.1.3 Cơ chế hoạt động của enzym 15 I.3.2 Ứng dụng của enzym trong quá trình khử mực giấy loại văn phòng 16 I.3.2.1 Hoạt động của enzym trong quá trình tuyển nổi khử mực giấy 17 loại I.3.2.1.1 Bản chất hóa học của quá trình tuyển nổi khử mực. 17 I.3.2.1.2 Hoạt động của enzym khi khử mực giấy loại 19 Phần II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 II.1 Đối tượng, hóa chất và thiết bị nghiên cứu 22 II.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22 II.1.2 Hóa chất 22 II.1.3 Thiết bị 22 II.2 Phương pháp nghiên cứu 23 II.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu 23 II.2.2 Phương pháp nghiên cứu 23 Phần III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 III.1 Nghiên cứu xác lập quy trình tuyển nổi khử mực giấy loại bằng hóa 26 chất III.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng NaOH tới kết quả khử 26 mực giấy loại bằng hóa chất. III.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng H2O2 tới kết quả khử mực 27 giấy loại bằng hóa chất. III.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng chất khử mực tới kết quả 28 khử mực giấy loại bằng hóa chất. III.1.4 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian ủ tới kết quả khử mực 29
- 2 giấy loại bằng hóa chất. III.2 Nghiên cứu qúa trình tuyển nổi khử mực bằng hóa chất kết hợp với 31 tác nhân sinh học III.2.1 Nghiên cứu qúa trình tuyển nổi khử mực giấy loại sử dụng enzym 31 α- amylaza. III.2.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng enzym α-amylaza trong 31 quá trình tuyển nổi khử mực giấy loại III.2.1.2 Nghiên cứu khả năng tiết kiệm hóa chất chủ yếu khi sử dụng 32 enzym α- amylaza cho quá trình tuyển nổi khử mực III.2.2 Nghiên cứu qúa trình tuyển nổi khử mực giấy loại sử dụng enzym 34 BIO-DE 30 III.2.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng enzym BIO-DE 30 tới kết 34 quả khử mực giấy loại III.2.2.2 Nghiên cứu khả năng tiết kiệm hóa chất chủ yếu khi sử dụng 35 enzym BIO-DE cho quá trình tuyển nổi khử mực III.2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới kết quả khử mực giấy 37 loại có sử dụng enzym BIO-DE 30. III.2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng pH môi trường tới kết quả khử mực 38 giấy loại có sử dụng enzym BIO-DE30 III.2.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý enzym BIO-DE 30 tới 40 kết quả khử mực giấy loại III.4 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - kỹ thuật việc sử dụng enzym trong 42 quá trình khử mực giấy loại bằng phương pháp tuyển nổi III.4.1 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kỹ thuật 42 III.4.2 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế 43 Phần IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
- 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, tái sinh giấy loại và các sản phẩm từ giấy đang được các nhà máy bột giấy và giấy hết sức quan tâm. Do ý thức bảo vệ môi trường đã được cải thiện và như những quy định chặt chẽ trong sản xuất, ngành công nghiệp giấy thế giới cũng như ở Việt Nam đang nỗ lực thu hồi và tái sinh ít nhất 40% tất cả các sản phẩm giấy đã qua sử dụng [18]. Chính bởi nhu cầu sử dụng xơ sợi tái sinh trong các sản phẩm giấy tăng cao mà công nghệ khử mực giấy loại cũng được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn. Các phương pháp khử mực giấy loại bằng hóa chất truyền thống từ trước tới nay có giá thành cao, sử dụng nhiều hóa chất có hại cho môi trường. Việc sử dụng hoá chất có xu hướng cải thiện mức loại mực và độ trắng của bột giấy, nhưng những hóa chất này sau đó thải ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng. Cùng với giá thành cao và sự ảnh hưởng đến môi trường, các hóa chất khử mực còn tác động vào trong xơ sợi và các tính chất cơ lý của bột. Một trong những phương pháp cải tiến quá trình khử mực giấy loại là kết hợp giữa tác nhân sinh học và hóa học đã thu hút được sự chú ý của các nhà sản xuất trong thời gian gần đây. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những loại enzym như xenlulaza, hemixelulaza, xylanaza, amylaza và lipaza có hiệu quả trong việc khử mực giấy loại văn phòng. Các enzym có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả khử mực giấy loại báo và tạp chí. Khử mực giấy loại có sử dụng enzym đặc biệt hiệu quả đối với những giấy loại có sử dụng những phương pháp in mà phương pháp khử mực truyền thống không có tác dụng như in laser hay in xerographic (có mặt các hạt toner) do sự bám dính của các phân tử mang màu trên giấy rất bền vững. Do những ưu điểm về khả năng khử mực của phương pháp khử mực có sử dụng enzym cũng như nâng cao xơ sợi tái sinh. Năm 2008, Viện công nghiệp Giấy và Xenluylô đã được Bộ Công Thương giao cho thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quá trình khử mực giấy loại văn phòng theo phương pháp xử lý kết hợp giữa tác nhân sinh học và hóa học”.
- 2 Nôi dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu sử dụng hóa chất để khử mực giấy loại văn phòng bằng phương pháp tuyển nổi khử mực. - Nghiên cứu hiệu quả khử mực của các loại enzym kết hợp với hóa chất - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ (pH, thời gian, thời điểm sử dụng enzym và mức dùng) của quá trình sử dụng enzym tới hiệu suất và chất lượng bột giấy như: + Hiệu suất bột + Độ trắng và tính chất cơ lý + Mức loại mực - Xác định hiệu quả loại mực của giai đoạn tuyển nổi và rửa. - Từ các kết quả thí nghiệm, thiết lập qui trình khử mực giấy loại văn phòng - Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của quá trình đã được thiết lập.
- 3 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG GIẤY LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỬ MỰC SỬ DỤNG ENZYM I.1.Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới và Việt Nam I.1.1. Tình hình sử dụng giấy loại trên thế giới Ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu thứ cấp tái sinh. Theo dự báo về sự phát triển công nghiệp giấy của FAO và RISI ít nhất từ nay đến 2010, mức tăng trưởng nhu cầu sử dụng giấy loại trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng bình quân 2,6÷2,9%/năm, tăng từ 360 triệu tấn năm 2005 lên đến 410 triệu tấn năm 2010. Trong đó, vật liệu giấy và các tông loại cho sản xuất các tông sóng đạt mức 135 triệu tấn, các giấy loại và các tông bao bì khác đạt 46 triệu tấn, tổng cộng 181 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 44%. Về bán thành phẩm xơ sợi dùng cho công nghiệp giấy, năm 2005 trên toàn thế giới là 345 triệu tấn, trong đó xơ sợi từ giấy loại chiếm 44%, đạt mức 150 triệu tấn. Dự đoán đến năm 2010 sẽ đạt 398 triệu tấn, trong đó xơ sợi giấy loại chiếm tỷ lệ 48%, đạt khoảng 190 triệu tấn [3]. Thu gom và xử lý giấy loại tại các nước có ngành công nghiệp giấy phát triển đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại nguồn nguyên liệu đáng kể cho sản xuất giấy. Điển hình, năm 2006 ngành giấy Nhật bản đã sử dụng khoảng 62% bột giấy tái chế từ giấy loại cho sản xuất giấy và các tông. Về khối lượng, hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 20÷21 triệu tấn giấy loại, ví dụ năm 2006 tiêu thụ nội địa 19,03 triệu tấn giấy loại và xuất khẩu giấy loại đạt 4,1 triệu tấn. Tỷ lệ sử dụng giấy loại của ngành giấy Hoa Kỳ là 61%. Trong năm 2006, Hoa Kỳ tái chế hơn 51 triệu tấn giấy loại, trong đó dành cho xuất khẩu 16 triệu tấn [4]. Các nước Châu Á khác có nền công nghiệp giấy phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, hàng năm tiêu thụ một lượng giấy loại khổng lồ được thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, năm 2005 Hàn Quốc tiêu thụ 7,5 triệu tấn, năm 2006 tăng lên 8,6 triệu tấn, trong đó nhập khẩu 1,2 triệu tấn[4], và đạt mức tiêu thụ giấy loại lên đến 80%. Năm 2006, Đài Loan tiêu thụ 3,980 triệu tấn giấy loại, trong đó nhập khẩu 0,76 triệu tấn [4]. Trong năm 2006, Trung Quốc tiêu thụ 42,2
- 4 triệu tấn giấy loại, trong đó nhập khẩu lên đến 19,6 triệu tấn và tỷ lệ sử dụng giấy loại đạt mức 65%. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng sử dụng một lượng giấy loại rất lớn cho sản xuất giấy và các tông. Năm 2006, Indonexia tiêu thụ khoảng 5,51 triệu tấn giấy loại với mức sử dụng giấy loại chiếm 62,0%. Thái Lan tiêu thụ 2,77 triệu tấn giấy loại đạt tỷ lệ 64%, Malayxia tiêu thụ 1,1 triệu tấn và đạt mức sử dụng giấy loại 75,5 %...[4]. Một đặc trưng cơ bản là ở những nước có ngành công nghiệp sản xuất giấy không phát triển như Đài Loan, Malayxia, Philippin, tỷ lệ dùng bột giấy loại cho sản xuất luôn ở mức cao. Rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á đã phải nhập khẩu giấy loại từ nước ngoài, khi ở lục địa này đang có sự bùng nổ về công nghiệp sản xuất giấy. Khối lượng giấy loại nhập khẩu từ Mỹ vào các nước Châu Á năm 2006 được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Nhập khẩu từ Mỹ vào các nước Châu Á năm 2006 Nước Các loại Tỷ lệ nhập ONP DIP OCC khác Tổng cộng DIP,% Tr.Quốc 1,248,000 62,000 2,400,000 2,950,000 6,660,000 0.9% Indonexia 112,000 28,000 296,000 19,000 455,000 6.2% Hàn Quốc 250,000 72,000 350,000 340,000 1,012,000 7.1% Đài loan 44,000 28,000 240,000 78,000 390,000 7.2% Thái Lan 97,000 6,100 230,000 21,000 354,100 1.7% Từ bảng 1.1 cho thấy giấy loại nhập khẩu ở các nước trên là tương đối lớn, phổ biến nhất là bao bì hòm hộp cũ, chiếm tỷ lệ từ 36 đến 65%. Đây là nguồn nguyên liệu xơ sợi quan trọng cho sản xuất giấy và các tông. Lý giải cho sự phát triển không ngừng của việc sử dụng xơ sợi tái sinh ban đầu là sự cạnh tranh về giá và yêu cầu luật pháp ở nhiều quốc gia. Sự ảnh hưởng của các nhà môi trường thông qua chiến dịch xanh và sự chấp nhận giấy làm từ xơ sợi tái sinh của thị trường đã làm tăng hiệu quả các chính sách của các quốc gia trong vấn đề sử dụng nguyên liệu tái sinh. Theo quan điểm của các nhà môi trường, ngành công nghiệp sử dụng xơ sợi tái sinh là rất thân thiện với môi trường. Rõ ràng việc sử dụng giấy tái sinh có thể tiết kiệm được nguồn tài nguyên rừng và nguồn năng lượng sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy.
- 5 Công nghệ xử lý, tái chế, hoàn nguyên và làm giàu xơ sợi tại các nước trên thế giới do đó đã đạt mức độ hiện đại, đồng bộ với các loại thiết bị tiên tiến, các dây chuyền sản xuất gọn nhẹ, hiệu quả cao về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Hiện nay, công nghệ khử mực giấy loại đã được các nước trên thế giới triển khai ứng dụng và ngày càng hoàn thiện hơn, với công nghệ đánh tơi nồng độ cao cho phép phân tán và tách mực tốt hơn, tăng hiệu quả của các hóa chất khử mực. Công nghệ sàng lọc nhiều giai đoạn, xử lý các tạp chất và sử dụng các phụ gia trong các công đoạn xử lý để nâng cao chất lượng xơ sợi. Những thiết bị tuyển nổi gần đây đã được cải thiện đáng kể kích thước bong bóng khí phân tán, tăng hiệu quả loại mực nhiều hơn trước.[20] Châu Âu là lục địa có khả năng khử mực giấy loại chiếm lớn nhất trên toàn cầu. Bắc Mỹ và Châu Á cùng chiếm 25%. Khả năng khử mực ở các lục địa khác là không đáng kể và được biểu diễn ở hình 1.1 Hình1.1: Năng lực khử mực giấy loại toàn cầu Nam Mỹ,C.Phi, C.Đai Dương 6% Bắc Mỹ 25% Châu ÂU 44% Châu Á 25% Trên thế giới và châu Âu, bột khử mực được dùng chủ yếu cho giấy in báo, giấy vệ sinh, giấy in và giấy viết, các lớp giấy của các tông duplex. Trong tương lai, công nghệ khử mực giấy loại sẽ phát triển với công nghệ ngày càng tiên tiến hơn nữa.[18].
- 6 Các công đoạn khử mực giấy loại có sử dụng enzym được minh hoạ theo sơ đồ hình 1.2 [2]. GIẤY LOẠI NỒNG ĐỘ BỘT:5÷12% ENZYMS ĐÁNH TƠI XỬ LÝ ENZYM KIỂM TRA CSF THỜI GIAN: 10÷20 PHÚT NHIỆT ĐỘ: 40÷60 OC pH: 5,0 CHẤT HĐ BỀ MẶT, TRỢ TUYỂN NỔI SÀNG CHỌN/LÀM SẠCH RỬA PHÂN TÁN TUYỂN NỔI THỜI GIAN: 10÷20 PHÚT pH: 4,0÷10 RỬA/CÔ ĐẶC NHIỆT ĐỘ: 50OC XỬ LÝ ENZYM LẦN 2 (NẾU CẦN) THỜI GIAN: 10÷20 PHÚT PHÂN TÍCH CƠ LÝ BỘT THÀNH PHẨM PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH Hình 1.2:Qui trình khử mực giấy loại sử dụng enzym I.1.2 Tình hình sử dụng giấy loại ở Việt Nam Giấy loại ở nước ta bao gồm biên xén kẻ, giấy vở học sinh, giấy văn phòng, giấy báo, tạp chí hàng ngày và nhiều nhất là bao bì hòm hộp các tông. Việc sử dụng giấy loại cho sản xuất giấy ở Việt Nam không chỉ xuất phát từ ưu thế của giấy loại là giá rẻ và nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm phù hợp với nguyên liệu này, mà còn do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sản lượng bột giấy và giấy. Tính đến năm
- 7 2007, tổng sản lượng giấy đạt 1.130.000 tấn giấy, trong đó cáctông các loại 590.000 tấn (chiếm 52%), nhưng bột giấy cung cấp chỉ đạt 355.000 tấn (đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất), bột giấy nhập khẩu khoảng 110.000 tấn (chiếm 9,0 %)[4], khối lượng giấy loại sử dụng khoảng 861.000 tấn (sau quy đổi 718.000 tấn- chiếm tỷ lệ 61% nhu cầu tiêu thụ). Giấy loại đó bao gồm: thu gom trong nước 550.000 tấn (sau quy đổi 458.000 tấn) và nhập khẩu 311.000 tấn (sau quy đổi 260.000 tấn). Nguồn giấy loại nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là từ Mỹ, Singapo và Nhật Bản. Số liệu về công suất, sản lượng bột giấy và giấy, khối lượng giấy loại tiêu thụ trong năm 2007 của ngành giấy Việt Nam được tổng hợp trong bảng 2.[5] Bảng1.2:Công suất, sản lượng bột giấy và giấy- tiêu thụ giấy loại trong năm 2007 Hạng mục Bột giấy Giấy Tỷ lệ bột/giấy 1. Công suất thiết kế 336.000 1.341.000 25,0% 2. Sản lượng 2007 355.000 1.130.000 30,0% 3. Bột nhập khẩu 110.000 - 9,0% 4. Tiêu thụ giấy loại 718.000 - 61,0% Trong đó 4.1 Nhập khẩu 260.000 36% 4.2 Thu gom trong nước 458.00 64% Do mức tiêu thụ sản phẩm giấy tăng nhanh nên lượng giấy loại thu hồi cũng tăng nhanh chóng, đòi hỏi ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải có xu hướng phát triển công nghệ tái chế nguồn nguyên liệu này nhằm tận dụng triệt để, đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên rừng và không gây ô nhiễm môi trường. Một trong những công nghệ tái chế giấy loại đang được phát triển ở Việt Nam là công nghệ khử mực, chủ yếu là giấy in, giấy viết, giấy báo và tạp chí cũ. Tuy nhiên, công nghệ khử mực giấy loại mới chỉ dừng lại ở phương pháp khử mực bằng hóa chất và đang được áp dụng ở một số nhà máy: Công ty cổ phần giấy Sài gòn với dây chuyền khử mực giấy loại DIP 20 tấn/ngày, Công ty cổ phần giấy Trúc Bạch 6.000 tấn/năm, Công ty giấy New Toyo 60 tấn/ngày, Công ty giấy tissue Sông Đuống 20.000 tấn/năm và một số nhà máy ở Bắc Ninh để sản xuất giấy vệ sinh từ
- 8 giấy loại văn phòng. Đáng chú ý hiện nay là dây chuyền khử mực giấy in báo của Công ty cổ phẩn giấy Tân Mai công suất 70 tấn/ngày… Mặt khác do giá nguyên liệu bột giấy có xu hướng tăng cao, đòi hỏi các nhà máy phải có những chuyển biến lớn để tăng mức tận dụng giấy loại, đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của thị trường mà vẫn tuân thủ các điều kiện môi sinh, môi trường sản xuất. Theo xu hướng chung của toàn cầu, việc áp dụng quy trình khử mực giấy loại bằng phương pháp xử lý kết hợp giữa tác nhân sinh học và hóa học là hoàn toàn thiết yếu để sản phẩm giấy tạo ra đạt độ trắng, độ sạch mực mà vẫn giữ được độ bền cơ lý và đạt hiệu suất cao đồng thời dễ dàng tiến hành các quá trình xử lý nước thải để giảm thiểu môi trường. I.2. Khử mực giấy loại I.2.1. Giấy loại, cấu trúc mực in và phương pháp in. Giấy loại là tất cả các loại giấy và các tông đã qua sử dụng, hoặc giấy và các tông bị loại trong quá trình sản xuất, phân loại, gia công, in ấn được sử dụng để tái sản xuất thành bột giấy, giấy và các tông bằng các phương pháp xử lý cơ học hoặc kết hợp giữa phương pháp cơ học và hóa học. Giấy loại có thể tái sử dụng nhiều lần, song số lần càng nhiều thì chất lượng giấy thấp đi, số lần tái sử dụng tốt nhất từ 8÷10 lần. Giấy loại cần khử mực chủ yếu là các sản phẩm: giấy báo cũ, giấy loại văn phòng, báo tạp chí cũ…Thành phần chủ yếu là bột hóa tẩy trắng, bột cơ học và các thành phần như sau: - Mực in : 1÷7 % - Phụ gia các loại : 3÷30 % - Tạp chất ngoại lai : 1÷3% Mực in là một chất màu được pha chế từ nhiều thành phần khác nhau dùng để tạo ra sự tương phản về màu sắc trên vật liệu in qua khuôn in, nó phải phù hợp với phương pháp in và tính chất của vật liệu in.
- 9 Ứng với mỗi loại mực in được sử dụng cho các phương pháp in khác nhau. Một số phương pháp in hiện nay gồm: phương pháp in flexo, phương pháp in offset, phương pháp in lưới, phương pháp in ống đồng và phương pháp in phun. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu giấy loại được in bằng mực in offset, laser với phương pháp in offset. Mực in offset là một hỗn hợp lỏng quánh ở dạng huyền phù, mịn. Thành phần cấu tạo gồm có: bột màu (pigment), chất liên kết, phụ gia. Bột màu: là các chất màu tạo ra màu sắc cho mực in, nếu không có pigment thì không tạo ra mực in, màu của pigment là màu của mực. Pigment là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có màu, có công thức hoá học khác nhau và chúng có đặc điểm chung là không thấm nước, không tan trong nước, cồn, kích thước siêu mịn (trong in offset, đường kính hạt pigment rất nhỏ 1µm), đồng thời pigment hầu như không tan trong dung môi hữu cơ, không tác động với vật liệu và các nguyên vật liệu sản xuất mực. Pigment quyết định các tính chất quang học của mực và sự bền màu của mực in. Chất liên kết: là các chất lỏng tự nhiên hoặc tổng hợp có tính kết dính, có khả năng dàn thành màng mỏng trên bề mặt vật liệu in và bám dính chắc vào đó. Thành phần của chất liên kết bao gồm: chất tạo màng (amino formandehit, phenol formandehit, dầu thực vật, bitum, xenlac), dung môi hữu cơ hoà tan chất tạo màng (rượu, cồn, dầu khoáng). Chất liên kết quyết định đến độ bám dính , tính xúc biến, tính lưu biến và tính bền cơ học của mực. Các loại chất liên kết khác nhau thể hiện các loại hình bám dính khác nhau: quá trình thẩm thấu, quá trình khô bằng nhiệt, quá trình hoá học. Tính chất chung của mọi chất liên kết trong thành phần mực in cần phải có là: * Phải có đủ độ dính để khi đem phối trộn với pigment, dầu khô, chất độn, thì hỗn hợp mực in có thể dính được lên mặt các quả lô, các ống kim loại, mặt giấy in. Nếu không, mực in không thể truyền từ máng mực qua hệ thống lô lên mặt khuôn in rồi sang giấy để tạo thành chữ. * Cần có độ nhớt thích hợp để mực không ngấm quá sâu vào trong thành giấy rồi để lại trên mặt giấy các hạt pigment, chất độn, không được gắn chắc trên mặt giấy và dễ dàng bong khỏi mặt giấy.
- 10 * Phải có tính đồng nhất, các chất tạo thành chất liên kết (như các chất có độ trùng hợp không giống nhau, trọng lượng phân tử khác nhau), được phân bố đồng đều ở mọi điểm trong lòng chất liên kết. * Trong thành phần của chất liên kết phải có chứa một lượng thích hợp chất hoạt động bề mặt để ổn định pigment và chất độn. Các chất phụ gia: là các chất cho thêm vào mực để làm tăng tính in của mực như: làm tăng - giảm tốc độ khô, tăng hay giảm độ bám dính của mực cũng như khả năng ngấm của mực trên bề mặt vật liệu. Thành phần các chất phụ gia bao gồm: - Các muối kim loại như Co, Mg hay các loại dầu để làm thay đổi độ dính. - Các chất làm tăng độ thấm của mực như: neocan... - Các chất làm tăng độ bám dính, độ bóng của mực. Các loại mực in, mực viết có rất nhiều loại, là các hợp chất hữu cơ, khi khô rất bền vững với các tác dụng của dung môi. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với cả phương pháp khử mực truyền thống và phương pháp khử mực có sử dụng enzym do hình thái và phương pháp in có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khử mực. Sự kết hợp khác nhau trong công thức hạt mực, toner và phương pháp in dẫn đến những đặc điểm loại mực khác nhau trong khi phương pháp khử mực truyền thống gặp rất nhiều khó khăn trong việc tách và loại mực. Phương pháp khử mực sử dụng enzym đã cải thiện khả năng loại mực đối với các loại giấy loại, đặc biệt là giấy in laser và in xeographic. Trong giới hạn của đề tài “Nghiên cứu quá trình khử mực giấy loại văn phòng theo phương pháp xử lý kết hợp giữa tác nhân sinh học và hóa học”, đối tượng nghiên cứu để áp dụng là giấy loại văn phòng gia keo bằng tinh bột được in bằng công nghệ in offset và laser không nhuộm màu toàn bộ. I.2.2. Phương pháp khử mực giấy loại I.2.2.1. Các phương pháp khử mực Nhìn chung khử mực giấy loại thường được tiến hành qua nhiều công đoạn như: đánh tơi, ngâm ủ, làm sạch, khử mực, tẩy trắng…Dãy công đoạn khử mực có thể được tiến hành bằng các phương pháp sau:
- 11 - Phương pháp rửa: Hiệu quả đối với hạt mực có kích thước nhỏ hơn 15 µm và mức loại mực đạt 94÷98%, các tính chất cơ lý của bột thu hồi cao, nhưng hiệu suất thấp (chỉ đạt từ 70÷75%). Phương pháp này chỉ được áp dụng ở các nhà máy có năng suất và chi phí đầu tư thấp. - Phương pháp tuyển nổi: Hiệu quả đối với hạt mực có kích thước trong khoảng từ 15 đến 150 µm. Mức loại mực đạt 80÷97%. Tính chất bột tái chế cao, hiệu suất cao từ 75÷97%. Phương pháp này áp dụng cho các nhà máy có năng suất và chi phí đầu tư cao, thường kết hợp các phương pháp rửa và tuyển nổi nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đối với những dây chuyền khử mực giấy loại hiện đại, yêu cầu chất lượng bột cao thường sử dụng cả hai phương pháp rửa và tuyển nổi khử mực. *Phương pháp rửa và phương pháp tuyển nổi được mô tả ở hình 1.3: Hình 1.3: Quá trình loại mực bằng phương pháp rửa và tuyển nổi Với mục đích nâng cao hiệu quả khử mực, các tác nhân sinh học đã được sử dụng để thúc đẩy quá trình tách mực trước khi tuyển nổi và rửa bột. Nhờ xử lý trước
- 12 bằng các tác nhân sinh học, kết quả khử mực đạt cao và hạn chế được ảnh hưởng xấu tới môi trường do giảm được lượng hóa chất sử dụng trong quá trình khử mực. Phần báo cáo này sẽ chỉ đi sâu vào nghiên cứu quá trình này. I.2.2.2. Hóa chất sử dụng trong quá trình khử mực thông thường: Trong các hệ thống khử mực, hóa chất được cho vào có những tác dụng sau: Hóa chất phân tách mực từ giấy và bề mặt giấy Hóa chất loại bỏ và loại mực từ huyền phù bột Hóa chất xử lý nước thải sau quá trình khử mực Hóa chất tẩy trắng bột giấy Các hóa chất chính thường được sử dụng đưa ra ở bảng 1.3 và hình1.4. Bảng 1.3. Các hóa chất chính thường sử dụng trong quá trình khử mực: Hóa chất Mức dùng, Kg Tác dụng / Tấn bột KTĐ NaOH 10÷20 Trương nở xơ sợi, tách long mực in Na2SiO3 10÷30 Đệm pH, phân tán, ổn định H2O2 H2O2 5÷20 Tẩy trắng, phá vỡ liên kết mực Na2S2O4 0÷7 Tẩy trắng Chất hoạt động bề mặt 5÷10 Thu gom mực trong tuyển nổi (xà phòng, axít béo) Chất hoạt động bề mặt 0,5÷2; 5÷10 Thu gom mực trong tuyển nổi (loại đặc biệt) CaCl2, Ca(OH)2 0÷2 Tăng độ cứng của nước (nếu cần) Tác nhân chelat hóa (DTPA) 1÷2 Hạn chế sự phân hủy H2O2 do các ion kim loại chuyển tiếp Polyme 1÷2 Kết bông bùn từ nước trắng trong quá trình cô đặc và tuyển nổi Bột đá 0÷20 Hấp thụ Sticky
- 13 Hình 1.4: Thứ tự bổ sung hóa chất trong dây chuyền khử mực I.3. Quá trình khử mực giấy loại sử dụng enzym I.3.1. Enzym và cơ chế hoạt động của enzym I.3.1.1. Giới thiệu chung về enzym Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học với hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzym. Enzym là chất xúc
- 14 tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất (substrate), enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình xảy ra trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Loài người đã từ lâu dùng enzym để lên men trong sản xuất bánh mỳ, bia, nước chấm… Đầu thế kỷ 19 Kiecgo (Nga) đã tách được chế phẩm gây ra hiện tượng lên men chuyển hóa tinh bột. Khoảng 30 năm gần đây người ta đã tổng hợp được enzym. Hiện nay, thế giới đã sản xuất được mỗi năm hàng triệu tấn chế phẩm enzym các loại đem lại hiệu qủa kinh tế cao và ứng dụng trong nhiều ngành nghề như nông - lâm - ngư nghiệp, dược phẩm .v.v.. Enzym có trong động vật, thực vật và nhiều là vi sinh vật. Enzym có thể có ngẫu nhiên hoặc do hoạt động của các vi sinh vật tiết ra. Ngày nay, chế phẩm enzym rất đa dạng, ví dụ như glucoamylaza,∝-amylaza, β-amylaza,pectate–lyaza, xellulaza…Nhờ kỹ thuật cố định enzym nên có thể sử dụng enzym được nhiều lần. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym và hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym. I.3.1.2.Tính chất của enzym - Enzym có bản chất là protein nên có tất cả thuộc tính lý hóa của protêin. Đa số enzym có dạng hình cầu và không đi qua màng bán thấm do có kích thước lớn. - Enzym tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác, không tan trong ete và các dung môi không phân cực. - Enzym không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzym bị biến tính. Môi trường axít hay bazơ cũng làm enzym mất khả năng hoạt động. - Enzym có tính lưỡng tính. Tùy pH của môi trường mà chúng tồn tại ở các dạng như cation, anion hay trung hòa điện.
- 15 - Enzym chia làm hai nhóm: enzym một cấu tử (chỉ chứa protein) như pepsin, amylase... và các enzym hai cấu tử (trong phân tử còn có nhóm không phải protein). Trong phân tử enzym hai cấu tử có hai phần: • apoenzym: phần protein (nâng cao lực xúc tác của enzym, quyết định tính đặc hiệu) • coenzym: phần không phải protein (trực tiếp tham gia vào phản ứng enzym) có bản chất là những hợp chất hữu cơ phức tạp. I.3.1.3. Cơ chế hoạt động của enzym Trong quá trình xúc tác, chỉ có một phần enzym tham gia trực tiếp vào phản ứng để kết hợp với cơ chất gọi là "trung tâm hoạt động". Cấu tạo đặc biệt của trung tâm hoạt động quyết định tính đặc hiệu và hoạt tính xúc tác của enzym. Một enzym có thể có 2 hoặc nhiều trung tâm hoạt động, tác dụng của các trung tâm hoạt động không phụ thuộc vào nhau. Là một chất xúc tác có nguồn gốc sinh học, về mặt cơ chế hoá học, enzym tác dụng lên cơ chất chỉ khi có tiếp xúc trực tiếp với cơ chất, hay nói cách khác, các cơ chất kết hợp với trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzym-cơ chất. Đây là một giai đoạn cần thiết trong quá trình có sự tham gia của enzym. Enzym Cơ chất Tổ hợp Enzym Sản phẩm Enzym – cơ chất Hình 1.5 Cơ chế xúc tác của enzym Trong đó yêu cầu enzym và cơ chất phải bổ sung về mặt không gian và hóa học, có khả năng hình thành nhiều liên kết yếu với nhau. Chúng liên kết sao cho có thể tạo ra và cắt đứt sự dính nhau được gây nên do biến động nhiệt ngẫu nhiên ở nhiệt độ thường. Một đặc tính quan trọng của enzym là tính đặc hiệu của nó. Enzym chỉ tác dụng lên một số cơ chất và một số kiểu liên kết hóa học nhất định trong phản ứng.
- 16 Chính vì vậy, enzym có tính chọn lọc rất cao và hạn chế được ảnh hưởng đến cấu trúc khác. Tính đặc hiệu của enzym thể hiện như sau: - Đặc hiệu lập thể: Chỉ tác dụng lên một dạng đồng phân quang học. Enzym cũng thể hiện tính đặc hiệu với các đồng phân hình học, chỉ tác dụng lên một dạng đồng phân cis hoặc trans. - Đặc hiệu tuyệt đối: Enzym chỉ có khả năng tác dụng lên một cơ chất nhất định. Cấu trúc trung tâm hoạt động của enzym phải kết hợp chặt chẽ với cấu trúc của cơ chất, một khác biệt nhỏ về cấu trúc của cơ chất cũng làm enzym không thể hiện được tính xúc tác. - Đặc hiệu tương đối: Enzym có tác dụng lên một kiểu nối hóa học nhất định trong phân tử cơ chất mà không phụ thuộc vào bản chất hóa học của các cấu tử tham gia tạo thành liên kết đó. - Đặc hiệu nhóm: Enzym có khả năng tác dụng lên một kiểu liên kết nhất định khi một hay hai cấu tử tham gia tạo thành liên kết này có cấu tạo nhất định. Chính vì cơ chế hoạt động chọn lọc và hiệu quả, enzym đã được sử dụng rộng rãi, trong đó phải kể đến quá trình khử mực giấy loại có sử dụng enzym. I.3.2. Ứng dụng của enzym trong quá trình khử mực giấy loại Sự phát triển nhanh của công nghệ khử mực trong hai thập kỉ qua đã đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp cơ học hay hoá học để cải tiến các mặt của quá trình. Điều này đặt ra là do yêu cầu phải giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm mà vẫn phù hợp với thực tế sản xuất cũng như giải quyết được phần nào các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất với tất cả các nhà máy khử mực hiện nay đó là loại bỏ hạt mực ở giai đoạn cuối cùng để đạt được độ trắng của bột cao nhất và độ bụi có thể nhìn thấy là thấp nhất. Mặc dù bột khử mực có thể giúp giảm giá thành đáng kể trong sản xuất giấy báo và giấy vệ sinh, nhưng nó vẫn có những hạn chế khi tái sử dụng để sản xuất các loại giấy cao cấp hơn như giấy in và giấy viết (thường được dùng khoảng 10÷30% tổng lượng bột cần dùng) [20]. Trong những loại giấy này, những hạt mực nhỏ vẫn có thể nhìn thấy và không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- 17 Do đó, enzym được sử dụng để cải thiện khả năng tách mực của giấy loại. Enzym hiện nay được dùng nhằm vào một hay vài cơ chất có trong mực bảo lưu trong bột sau giai đoạn cuối cùng. Những chất này gồm xenlulo, pectin, hemixenlulo - đặc biệt là xylan, amylo, amylopectin và các cacbonhydrat khác. Chúng tồn tại hầu hết trên bề mặt và bên trong cấu trúc giấy loại hay ở giữa giấy và mực bằng các tinh bột chứa trong chất tráng phủ hay ép gia keo bề mặt. Một vài chất trong số đó đã có sẵn trong gỗ như xenluylô, pectin, hêmixenluylô, đặc biệt là xylan và các cacbonhydrat khác. Còn các chất khác, như amylo và amylopectin thường được thêm vào trong quá trình sản xuất giấy hay giấy hòm hộp để tăng độ bền khô và là chất độn keo dính có giá thành thấp trong quá trình xử lý bề mặt giấy. Quá trình khử mực gần đây đã thu được những hiệu quả rõ rệt khi sử dụng enzym để tách và loại mực. Thông qua việc thuỷ phân tinh bột với cơ chế khử mực ba giai đoạn, phân tán mực đã được cải thiện đáng kể. Đối tượng nghiên cứu khử mực là các loại giấy in hay hỗn hợp của chúng, bao gồm giấy báo cũ, giấy loại văn phòng, tạp chí cũ hay giấy hỗn hợp và bột thay thế. Các thành phần giấy loại trên bao gồm các cơ chất ở trong hay bề mặt giấy , các chất giữa giấy và mực và toner, các hạt mực và toner sẽ bị enzym tấn công. I.3.2.1. Hoạt động của enzym trong quá trình tuyển nổi khử mực giấy loại I.3.2.1.1. Bản chất hóa học của quá trình tuyển nổi khử mực. Để tách loại bỏ mực và các chất độn trong quá trình công nghệ khử mực cần thiết có sự trợ giúp của năng lượng hóa học cho các tác động cơ học ( như đánh tơi, khuấy, nghiền, bơm áp suất cao…). Việc tách mực in trong quá trình khử mực tức là phá hủy mối liên kết mực giấy. Các chất kiềm, đặc biệt là NaOH có khả năng xà phòng hóa và thủy phân axít béo để tạo xà phòng và nước. Quá trình xà phòng hóa làm phá hủy các liên kết hóa học giữa các chất màu với bề mặt xơ sợi. Các phản ứng này cũng loại bỏ các liên kết giữa chất độn với giấy, tạo ra sự thấm ướt các phần tử xơ sợi vừa tách được mực. O O R-C-O-H + NaOH R-C-O-Na + H2O Axít béo KiÒm Xà phòng N−íc Hình 1.6: Mô tả phản ứng xà phòng hoá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu: Xác định nồng độ nước javel cho quá trình khử mẫu phát hoa lan hồ điệp. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BAP, TDZ, NAA đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan hồ điệp lai (Phalaenopsis sp.) in vitro
71 p | 228 | 76
-
Đề tài: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của cộng đồng Châu Âu
73 p | 171 | 62
-
Tiểu luận: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu
73 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam
189 p | 208 | 48
-
Tiểu luận: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiêu khử lưu huỳnh quặng niken Bản Phúc trong lò bằng và lò quay
10 p | 243 | 41
-
Đề tài: Nghiên cứu quá trình xung đột và hòa giải xung đột về môi trường tại khu công nghiệp Sonadezi – Long Thành, Đồng Nai
15 p | 191 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả Nguyễn Biểu, quận 5, TP.HCM trên mô hình Aeroten
75 p | 159 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu sự phản nitrate hóa đạm amôn trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm
72 p | 131 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ GIỐNG KHOAI SỌ (Colocasia antiquorum) "
0 p | 108 | 19
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH XU THẾ BỒI TỤ, XÓI LỞ KHU VỰC CỬA ĐÁY"
7 p | 114 | 16
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xác định khu vực yếu nhất của thân tàu trong khai thác vận hành tàu
81 p | 31 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quá trình ứng dụng sulfur - calcium carbonate composit trong hệ xử lý nitơ hòa tan từ nước thải bằng phương pháp lọc sinh học
96 p | 29 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Quá trình hội nhập kinh tế của miền đông Thái Lan trong dự án hành lang kinh tế phía nam (SEC) thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) (1998-2019)
27 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật môi trường: Nghiên cứu khử một số màu nhuộm hoạt tính bằng phương pháp keo tụ điện hóa
92 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp một số dạng Cu2O, Cu2O/Au nano và khả năng ứng dụng của chúng
81 p | 21 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu động học quá trình khử DDT bằng phương pháp điện hóa và hóa học
28 p | 24 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu đa dạng khu hệ vi khuẩn quanh nấm mục trắng thủy phân lignocellulose và khai thác gen mã hóa cellulase bằng kỹ thuật Metagenomics
27 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn