Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN ĐẦU CÁ CHẼM (Lates calcarifer)<br />
BẰNG ENZYME FLAVOURZYME<br />
STUDY ON HYDROLYSIS OF THE SEABASS HEAD (Lates calcarifer)<br />
BY FLAVOURZYME<br />
Đỗ Trọng Sơn1, Nguyễn Xuân Duy2, Nguyễn Thị Mỹ Hương3<br />
Ngày nhận bài: 22/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 04/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài báo này, điều kiện thủy phân protein từ đầu cá Chẽm bằng enzyme Flavourzyme đã được nghiên cứu.<br />
Kết quả cho thấy điều kiện thủy phân thích hợp nhất là:tỷ lệ enzyme 0,5% so với khối lượng nguyên liệu, nhiệt độ 500C và<br />
thời gian 6 giờ. Độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân thu được lần lượt là<br />
29,09%, 62,58% và 0,95g/l. Sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm có hàm lượng protein cao (85,97%), hàm lượng<br />
lipit thấp (1,46%) và hàm lượng tro 1,57%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sản phẩm thủy phân protein thu được<br />
từ đầu cá Chẽm chứa hàm lượng a xít amin cao (44,02g/100g chất khô) và tỷ lệ axít amin không thay thế cao (47,71%).<br />
Những kết quả cho thấy sản phẩm thủy phân này có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho động vật nuôi và trong<br />
lĩnh vực thực phẩm.<br />
Từ khóa: đầu cá Chẽm, Flavourzyme, thủy phân, sản phẩm thủy phân protein<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Protein hydrolysis conditions of the Seabass head by Flavourzyme were studied. Results showed that the optimal<br />
hydrolysis conditions as followed: The ratio between Flavourzyme and material, hydrolysis temperature and hydrolysis<br />
time were 0.5% (w/w), 500C and 6 hours, respectively. Degree of hydrolysis, nitrogen recovery and content of ammonia<br />
nitrogen in obtained hydrolysate solution were 29.09%, 62.58% and 0.95 g/l, respectively. Protein hydrolysate of the<br />
Seabass head contained the high protein content (85.97%), low lipid content (1.46%) and ash content 1.57%. The research<br />
results also indicated that the protein hydrolysate included essential amino acids with the high content (44.02 g/100g dry<br />
weight) and the high ratio of essential amino acids (47,71%) . These results suggest that the protein hydrolysate of the<br />
Seabass head can be used for animal feed as well as in food area.<br />
Keywords: seabass head, Flavourzyme, hydrolysis, protein hydrolysate<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá Chẽm (Lates calcarifer) là nguyên liệu có giá<br />
trị cao và có nhu cầu lớn ở thị trường Châu Á. Theo<br />
thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO,<br />
2011), sản lượng cá Chẽm hàng năm của thế giới<br />
đạt gần 400.000 tấn, trong đó sản lượng của Thái<br />
Lan và các nước Châu Á khác chiếm hơn 90%. Việt<br />
Nam là một trong những nước thuộc khu vực Châu<br />
Á có sản lượng xuất khẩu sản phẩm cá Chẽm sang<br />
nước ngoài khá cao. Cũng chính vì lẽ đó, chương<br />
trình xuất khẩu Thủy sản đến năm 2015 và định<br />
<br />
1<br />
<br />
hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT có đề xuất<br />
phát triển nhanh việc nuôi cá Chẽm quy mô công<br />
nghiệp nhằm đưa loại cá này trở thành một trong<br />
các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ chốt, với kim<br />
ngạch xuất khẩu đạt từ 300 - 500 triệu USD vào năm<br />
2015. Chế biến cá Chẽm phục vụ cho xuất khẩu và<br />
tiêu thụ nội địa đã được các nhà máy chế biến thủy<br />
sản quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Quá<br />
trình chế biến cá Chẽm đã tạo ra một lượng đáng<br />
kể nguyên liệu còn lại mà trước đây được coi là phế<br />
liệu, chiếm khoảng 40 - 50%, bao gồm đầu, xương,<br />
<br />
Đỗ Trọng Sơn, 2 Nguyễn Xuân Duy, 3TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
138 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
da và nội tạng. Đây sẽ là một nguồn đầy tiềm năng<br />
để tận dụng sản xuất các sản phẩm hữu ích, trong<br />
đó đặc biệt là sản phẩm thủy phân protein. Do đó,<br />
hướng nghiên cứu tận dụng các nguyên liệu còn<br />
lại từ quá trình chế biến cá Chẽm có nhiều ý nghĩa<br />
thiết thực, không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng<br />
mà còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi<br />
trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định<br />
điều kiện thủy phân thích hợp đối với đầu cá Chẽm<br />
bằng enzyme Flavourzyme, bao gồm xác định tỷ lệ<br />
enzyme thủy phân, nhiệt độ và thời gian thủy phân<br />
để thu dịch đạm thủy phân. Bên cạnh đó, chất lượng<br />
sản phẩm thủy phân ở điều kiện thích hợp sẽ được<br />
đánh giá.<br />
<br />
liệu được cấp đông trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt độ<br />
đầu cá được đạt khi kết thúc quá trình cấp đông là<br />
-200C. Đầu cá đông lạnh được cho vào các túi PE<br />
kín miệng và tiến hành rã đông trong môi trường<br />
nước đến khi rã đông hoàn toàn, sau đó được xay<br />
nhỏ và trộn đều bằng máy trộn trước khi được bao<br />
gói trong các túi PA hút chân không. Các túi này<br />
được bảo quản ở nhiệt độ -200C cho tới khi sử dụng.<br />
1.2. Enzyme Flavourzyme<br />
Enzyme Flavourzyme được cung cấp bởi<br />
Công ty Novozyme của Đan Mạch. Enzyme này<br />
được có nguồn gốc từ Aspergillus oryzae, hoạt<br />
tính 500LAPU/g, điều kiện thích hợp của enzyme là<br />
pH = 5 - 7 và nhiệt độ 50 - 550C.<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Sự thủy phân đầu cá chẽm<br />
Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân protein từ<br />
đầu cá Chẽm bằng enzyme Flavourzyme được chỉ<br />
ra trong hình 1.<br />
<br />
1. Vật liệu nghiên cứu<br />
1.1. Đầu cá Chẽm<br />
Đầu cá Chẽm được cung cấp bởi Xí nghiệp<br />
Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa. Nguyên<br />
<br />
Đầu cá Chẽm xay nhỏ<br />
<br />
Điều kiện thủy phân:<br />
- Tỷ lệ nước/nguyên liệu<br />
- Tỷ lệ enzyme/nguyên liệu<br />
- Nhiệt độ<br />
- pH<br />
- Thời gian<br />
<br />
Thủy phân bằng enzyme Flavourzyme<br />
Bất hoạt enzyme<br />
Lọc<br />
<br />
Phần rắn<br />
(xương)<br />
<br />
Phần dịch lọc<br />
Ly tâm<br />
Dầu cá<br />
<br />
Dịch thủy phân<br />
<br />
Cặn ly tâm<br />
<br />
Sấy phun<br />
Sản phẩm thủy phân protein<br />
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân protein từ đầu cá Chẽm bằng enzyme<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 139<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Đầu cá Chẽm xay nhỏ ở trạng thái đông lạnh<br />
được rã đông, sau đó thủy phân bằng enzyme<br />
Flavourzyme ở pH tự nhiên với tỉ lệ nước/nguyên liệu<br />
là 1/1, tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và thời gian nhất định.<br />
Để xác định được tỷ lệ enzyme so với nguyên<br />
liệu thích hợp cho quá trình thủy phân, tiến hành thí<br />
nghiệm 5 mẫu với các thông số cố định sau: tỷ lệ<br />
nước/nguyên liệu là 1/1, nhiệt độ thủy phân 500C,<br />
pH tự nhiên, thời gian thủy phân 4 giờ. Tỷ lệ enzyme<br />
so với nguyên liệu ở 5 mẫu là 0,1%, 0,3%, 0,5%,<br />
0,7% và 0,9%. Sau khi kết thúc quá trình thủy phân,<br />
enzyme được ức chế ở 900C trong 15 phút. Hỗn hợp<br />
thủy phân thu được cho qua rây để tách riêng phần<br />
rắn (xương) và phần dịch lọc. Phần dịch lọc thủy<br />
phân này được ly tâm với tốc độ 6.000 vòng/phút<br />
ở 40C trong 30 phút. Sau khi ly tâm, thu được 3<br />
phần: Lớp trên cùng là dầu, lớp giữa là dịch thủy<br />
phân và lớp ở đáy là cặn ly tâm. Dịch thủy phân thu<br />
được đem đi xác định độ thủy phân, hiệu suất thu<br />
hồi Nitơ và hàm lượng nitơ amoniac, từ đó chọn tỉ lệ<br />
thích hợp cho quá trình thủy phân.<br />
Sau khi xác định được tỷ lệ enzyme thích hợp,<br />
cố định thông số này và tiếp tục nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của nhiệt độ thủy phân. Tiến hành thí nghiệm<br />
5 mẫu với các thông số cố định sau: tỷ lệ nước/<br />
nguyên liệu là 1/1, tỷ lệ enzyme thích hợp đã xác<br />
định được ở thí nghiệm trước, pH tự nhiên, thời<br />
gian thủy phân 4 giờ. Nhiệt độ thủy phân ở 5 mẫu<br />
là 400C, 450C, 500C, 550C và 600C. Sau khi kết thúc<br />
quá trình thuỷ phân, tiến hành các bước tương tự<br />
như trên, từ đó chọn nhiệt độ thích hợp.<br />
Sau khi xác định được nhiệt độ thích hợp, cố<br />
định thông số này và tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của thời gian thủy phân. Tiến hành thí nghiệm 8 mẫu<br />
với các thông số cố định sau: tỷ lệ nước/nguyên liệu<br />
là 1/1, tỷ lệ enzyme thích hợp và nhiệt độ thủy phân<br />
thích hợp đã xác định được ở 2 thí nghiệm trước,<br />
pH tự nhiên. Thời gian thủy phân ở 8 mẫu là 1 giờ,<br />
2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ và 8 giờ. Sau<br />
khi kết thúc quá trình thủy phân, tiến hành các bước<br />
tương tự như trên, từ đó chọn thời gian thích hợp.<br />
Sau khi xác định được tỷ lệ enzyme, nhiệt độ<br />
và thời gian thích hợp, tiến hành thủy phân đầu cá<br />
chẽm với các thông số thích hợp này, sau đó dịch<br />
thủy phân thu được đem sấy phun cho ra sản phẩm<br />
thủy phân protein.<br />
2.2. Phương pháp phân tích<br />
Hàm lượng nước, tro và protein được xác định<br />
theo phương pháp AOAC (1990).<br />
<br />
140 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
Hàm lượng lipit được xác định theo phương<br />
pháp Folch và cộng sự (1957).<br />
Hàm lượng nitơ ammoniac được xác định theo<br />
phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước.<br />
Độ thủy phân được xác định theo phương pháp<br />
DNFB như đã được mô tả bởi Nguyen và cộng<br />
sự (2011).<br />
Hiệu suất thu hồi Nitơ được xác định theo<br />
Liaset và cộng sự (2002) như sau:<br />
Thu hồi Nitơ (%) = Lượng nitơ tổng số trong sản<br />
phẩm thủy phân (g) x 100/lượng nitơ tổng số trong<br />
đầu cá Chẽm xay nhỏ đem thủy phân (g).<br />
Phân tích thành phần các axít amin được thực<br />
hiện trên hệ thống sắc ký hiệu năng cao HPLC<br />
(Shimadzu, CBM-10A, Japan).<br />
2.3. Phương pháp xử lí số liệu<br />
Số liệu báo cáo là trung bình của 3 lần phân<br />
tích. Kết quả được phân tích thống kê sử dụng phần<br />
mềm SPSS 13.0. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý<br />
nghĩa về mặt thống kê.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ bản<br />
của đầu cá Chẽm<br />
Thành phần hóa học cơ bản của đầu cá Chẽm<br />
được thể hiện trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản<br />
của đầu cá Chẽm<br />
Thành phần<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
<br />
Nước<br />
<br />
61,96 ± 0,01<br />
<br />
Protein<br />
<br />
16,07 ± 0,03<br />
<br />
Lipit<br />
<br />
12,54 ± 0,02<br />
<br />
Tro<br />
<br />
9,11 ± 0,04<br />
<br />
Kết quả cho thấy đầu cá Chẽm chứa các thành<br />
phần cơ bản bao gồm nước, protein, lipit và khoáng<br />
lần lượt là: 61,96%, 16,07%, 12,54% và 9,11%. Kết<br />
quả cho thấy hàm lượng protein cao. Vì vậy, đầu<br />
cá Chẽm có thể sử dụng để thu hồi protein phục<br />
vụ cho các mục đích khác nhau như: Sản xuất dịch<br />
đạm thủy phân để ứng dụng trong sản xuất bột nêm,<br />
nước mắm,<br />
2. Xác định các thông số thích hợp cho quá<br />
trình thủy phân đầu cá Chẽm bằng enzyme<br />
Flavourzyme<br />
2.1. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme<br />
Flavourzyme đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm<br />
Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Flavourzyme đến<br />
quá trình thủy phân được trình bày trong hình 2.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
A<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B)<br />
và hàm lượng nitơ amoniac (C)<br />
<br />
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05)<br />
Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme đến độ thủy phân<br />
(DH) được thể hiện trong hình 2A. Kết quả cho thấy<br />
khi tăng tỷ lệ enzyme từ 0,1% - 0,5% thì giá trị DH<br />
tăng một cách đáng kể từ 14,6 - 25,6%. Tuy nhiên<br />
giá trị DH tăng không đáng kể khi tỷ lệ enzyme tăng<br />
từ 0,5% đến 0,9%. Hiệu suất thu hồi Nitơ được thể<br />
hiện ở hình 1B. Khi tăng tỷ lệ enzyme từ 0,1% đến<br />
0,5% thì hiệu suất thu hồi Nitơ tăng một cách đáng<br />
kể từ 37,39% đến 52,36%. Không có sự khác nhau<br />
có ý nghĩa về sự thu hồi Nitơ ở các mẫu tỷ lệ enzyme<br />
0,5%, 0,7% và 0,9%. Hình 2C chỉ ra ảnh hưởng của<br />
tỷ lệ enzyme đến hàm lượng nitơ amoniac trong<br />
dịch thủy phân. Nhìn chung, khi tăng tỷ lệ enzyme<br />
thì hàm lượng nitơ amoniac có xu hướng hơi tăng<br />
lên. Tuy nhiên, tỷ lệ enzyme từ 0,1% đến 0,5% thì<br />
hàm lượng nitơ amoniac tăng không đáng kể.<br />
Độ thủy phân tăng khi tăng tỷ lệ enzyme có<br />
thể được giải thích: Enzyme Flavourzyme thủy<br />
phân cắt mạch polypeptide để tạo thành các đoạn<br />
peptid ngắn hơn và các axít amin. Khi tăng tỷ lệ<br />
enzyme thì tác dụng cắt mạch sẽ tăng dẫn đến độ<br />
thủy phân tăng. Khi mức độ thủy phân tăng sẽ kéo<br />
theo hiệu suất thu hồi nitơ tăng. Sự gia tăng hàm<br />
lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân khi tỷ lệ<br />
enzyme tăng có thể là do khi độ thủy phân tăng<br />
cũng làm tăng quá trình chuyển hóa các sản phẩm<br />
thủy phân thành NH3 bởi vi sinh vật.<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ<br />
enzyme 0,5% là thích hợp cho quá trình thủy phân<br />
đầu cá Chẽm.<br />
2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến quá<br />
trình thủy phân đầu cá Chẽm<br />
Kết quả thể hiện trên hình 3A cho thấy nhiệt<br />
độ thủy phân có ảnh hưởng lớn đến độ thủy phân<br />
<br />
(DH). Khi tăng nhiệt độ thủy phân từ 400C đến<br />
500C thì độ thủy phân tăng đáng kể từ 23,95% đến<br />
27,75%. Giá trị DH này giảm khi càng tăng nhiệt<br />
độ lên cao. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự<br />
đối với hiệu suất thu hồi nitơ được thể hiện trên<br />
hình 3B. Khi tăng nhiệt độ từ 400C đến 500C thì<br />
hiệu suất thu hồi nitơ tăng đáng kể từ 42,59% đến<br />
59,22%. Sau đó, giá trị này giảm nhẹ khi tăng nhiệt<br />
độ lên 550C (52,82%) và giảm đáng kể khi tăng<br />
nhiệt độ lên 600C (39,50%). Khác với trường hợp<br />
độ thủy phân và hiệu suất thu hồi Nitơ, kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ ammoniac<br />
giảm đáng kể (p < 0,05) khi tăng nhiệt độ từ 400C<br />
đến 500C (1,44 gN/l - 1,01gN/l), giảm nhẹ khi tăng<br />
nhiệt độ lên 550C (0,95 gN/l), sau đó giảm mạnh khi<br />
tăng nhiệt độ lên 600C (hình 3C).<br />
Điều này có thể giải thích khi tăng nhiệt độ thủy<br />
phân thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên do các phân<br />
tử enzyme có động năng lớn hơn, tăng cường khả<br />
năng tiếp xúc giữa enzyme Flavourzyme và cơ chất,<br />
do đó quá trình thủy phân sẽ được tăng cường<br />
và đạt cực đại tại nhiệt độ tối thích của enzyme<br />
Flavourzyme là 500C.<br />
Tuy nhiên khi tăng nhiệt độ thủy phân vượt quá<br />
55oC, hoạt tính của enzyme Flavourzyme bị giảm<br />
dẫn đến độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ<br />
giảm xuống. Khi nhiệt độ tăng từ 400C đến 600C<br />
thì hàm lượng nitơ amoniac giảm. Điều này là do<br />
trong khoảng nhiệt độ này, sự tăng nhiệt độ làm ức<br />
chế hoạt động của vi sinh vật nên hàm lượng nitơ<br />
amoniac giảm.<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thủy<br />
phân thích hợp cho quá trình thủy phân đầu cá<br />
Chẽm là 500C.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 141<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
A<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B)<br />
và hàm lượng nitơ amoniac (C)<br />
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
<br />
2.3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm<br />
Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến quá trình thủy phân đầu cá Chẽm được thể hiện trên hình 4.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân (A), hiệu suất thu hồi Nitơ (B) và hàm lượng nitơ amoniac (C)<br />
Giá trị được trình bày là giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn, các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
<br />
Hình 4A cho thấy ảnh hưởng của thời gian<br />
thủy phân lên độ thủy phân (DH). Kết quả cho<br />
thấy khi tăng thời gian thủy phân từ 1 giờ lên 6<br />
giờ thì giá trị DH tăng đáng kể theo thời gian thủy<br />
phân. Cụ thể, trong 6 giờ đầu độ thủy phân DH<br />
tăng từ 14,45% (1 giờ) lên đến 29,09% (6 giờ).<br />
Độ thuỷ phân ở các mẫu với thời gian thủy phân<br />
6 giờ, 7 giờ và 8 giờ không có sự khác nhau có<br />
ý nghĩa về thống kê. Kết quả này cũng tương tự<br />
như kết quả thủy phân từ đầu cá hồi (Gbogouri và<br />
cộng sự, 2004), đầu cá sardine (Souissi và cộng<br />
sự, 2007). Đối với ảnh hưởng của thời gian thủy<br />
phân đến hiệu suất thu hồi nitơ, kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy khi thời gian thủy phân tăng từ 1<br />
giờ đến 6 giờ thì hiệu suất thu hồi Nitơ tăng đáng<br />
kể từ 44,81% lên đến 62,58%. Điều này phù hợp<br />
với các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã<br />
<br />
142 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
chỉ ra rằng hiệu suất thu hồi nitơ tăng theo thời<br />
gian thủy phân (Liaset và cộng sự, 2002; Aspmo<br />
và cộng sự, 2005). Hình 4C cho thấy hàm lượng<br />
nitơ amoniac có xu hướng tăng theo thời gian<br />
thủy phân.<br />
Thời gian thủy phân tăng dẫn đến các liên kết<br />
peptid bị cắt mạch càng nhiều, tạo ra nhiều peptid<br />
và axít amin. Vì vậy, khi tăng thời gian thủy phân thì<br />
độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng. Hàm<br />
lượng nitơ amoniac có xu hướng tăng theo thời<br />
gian thủy phân là do thời gian thủy phân càng dài<br />
thì vi sinh vật gây thối rữa có điều kiện để hoạt<br />
động hơn nên hàm lượng nitơ amoniac tạo ra càng<br />
nhiều hơn.<br />
Từ kết quả phân tích trên cho thấy thời gian<br />
thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân đầu cá<br />
Chẽm là 6 giờ.<br />
<br />