TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA ALLELE HLADQA1 <br />
<br />
BẰNG KỸ THUẬT POLYMERASE CHAIN REACTION SEQUENCE <br />
<br />
SPECIFIC PRIMERS (PCRSSP) Ở DÂN TỘC KINH <br />
<br />
MIỀN TRUNG VIỆT NAM<br />
<br />
Trần Đình Bình<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
Wang Linlin, Lin Weixiong<br />
Trường Đại học Y khoa Quảng Tây, Trung Quốc<br />
<br />
Hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen) nằm trên <br />
nhiễm sắc thể thứ 6, đây là một hệ kháng nguyên rất phức tạp và đa dạng. Hệ HLA <br />
không những là tiêu chí di truyền của mỗi người, mà đồng thời còn liên hệ chặt chẽ <br />
tới chức năng điều hòa miễn dịch và các bệnh tật khác [13]. Những người không <br />
cùng một loại hình phân bố các allele của HLA thì tính nhạy cảm hay sức đề kháng <br />
với một số bệnh không giống nhau [13]. Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu sự <br />
khác biệt về phân bố allele HLADQA1 trong quần thể người đã phát hiện một số <br />
người mang những allele này sẽ có khả năng nhạy cảm hay đề kháng với một số <br />
bệnh tật nhất định. Trong thực tế, mỗi dân tộc có mỗi bối cảnh di truyền, yếu tố di <br />
truyền khác nhau, cùng một dân tộc nhưng khác nhau về vị trí địa lý... thì sụ phân bố <br />
các alleles của hệ HLA cũng khác nhau[4 11]. Ở Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu <br />
về hệ HLA, nhất là sự phân bố của allele HLADQA1 trên nhiều dân tộc như Hán, <br />
Choang, Bố Y, Duy Ngô Nhĩ, Mãn..., Thái Lan cũng đã có báo cáo về vấn đề này [11], <br />
nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về phân bố allele HLADQA1 ở Việt Nam. <br />
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen Polymerase Chain Reaction <br />
Sequence Specific Primers (PCRSSP) [12] để nghiên cứu tính đa dạng của sự phân bố <br />
81<br />
allele HLADQA1 ở dân tộc Kinh, miền Trung Việt Nam để góp phần nghiên cứu sự <br />
khác biệt về di truyền giữa các dân tộc khác nhau.<br />
<br />
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu: là 214 thanh thiếu niên khỏe mạnh, tuổi từ 736, dân <br />
tộc Kinh, cư trú tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, tỉ lệ nam nữ <br />
1:1. Tuổi bình quân là 14 tuổi.<br />
2. Tách DNA: Trên mỗi đối tượng lấy 2ml máu tĩnh mạch, thêm 0,5ml Natri <br />
citrate 3,8% chống đông và dùng phương pháp chiết tách DNA kinh điển có cải tiến <br />
là Phenol/ Chloroform. Các bước như sau [13]:<br />
Với 2ml máu chống đông, thêm 5ml dung dịch Gelatine 3%, trộn đều, ủ ở <br />
37 C/ 10 phút, tách lấy phần dịch phía trên, ly tâm 3500 rpm/5 phút, bỏ phần dịch phía <br />
o<br />
<br />
trên, thêm 2 ml dung dịch TES 2mM, trộn đều, thêm 0,5 ml dung dịch 10% SDS, trộn <br />
đều, thêm 2ml dung dịch Phenol bão hòa trong TES. Trộn đều, ly tâm 3500rpm?5 <br />
phút, tách lấy phần dịch ở trên, (có thể tiến hành bước này thêm một lần nữa), thêm <br />
2ml dung dịch Chloroform/Isoamylic (v/v:24/1), trộn đều, ly tâm 3500rpm/5 phút. <br />
Tách lấy phần nước trong ở trên, thêm 5ml dung dịch cồn Ethylic 95%, nhẹ nhàng <br />
quay ống nghiệm để các sợi DNA xoắn lại, dùng ống hút nhỏ nhẹ nhàng hút lấy <br />
DNA và bảo quản ở một ống khác trong dung dịch cồn 75%. Khi sử dụng có thể <br />
dùng dung dịch TE hoặc nước cất để hòa tan DNA.<br />
3. Kỹ thuật PCR để phân tích allele HLADQA1.<br />
3.1. Specific Primers: Căn cứ vào bảng các nucleotides của các alleles của hệ <br />
HLA II năm 2002[14] và dựa vào các Primers đặc hiệu của O.Olerup [12], chúng tôi <br />
lấy các Primers đặc hiệu từ Trung tâm nghiên cứu Vi sinh vật học và Công nghệ Sinh <br />
học của Viện Khoa học Trung Quốc (tham khảo bảng 1), bao gồm 9 chuỗi 5’ và 7 <br />
chuỗi 3’ hợp thành 12 đôi Primers đặc hiệu để khuếch đại và phân tích exon thứ 2 <br />
của HLADQA1 allele.<br />
3.2. Primers đối chiếu: Mỗi lần tiến hành PCR đều dùng một đôi Primers đối <br />
chiếu là Ctrl 1 (5’ TAT CAT GCC TCT TTG CAC CAT TC 3’, 23 mer, Tm 660C) ? Ctrl <br />
2 (5’ AAT GCA CTG AAC TCC CAC ATT CC 3’, 23 mer, Tm 700C) để kiểm soát và <br />
đối chiếu phản ứng khuếch đại PCR.<br />
3.3. Kỹ thuật PCRSSP: Dựa vào phương pháp của O.Olerup để tiến hành, cụ <br />
thể là: Mỗi ống tiến hành PCR chứa 10µl gồm có : 75ng tiêu bản DNA , dung dịch <br />
đệm 5 x PCR (50mmol KCl;1.5mmol MgCl2;10mmol TrisHCl (pH 8.3); 0.001%(w/v) <br />
Gelatin)1% BSA;200àl dNTPs chính là các dATP, dGTP, dCTP và dTTP; 0.25àM các <br />
đôi Primers đặc hiệu, 0.05àM đôi Primers đối chiếu và 0.50 IU Taq DNA polymerase. <br />
Tiến hành 30 tuần hoàn, mỗi tuần hoàn như sau: Biến tính 94 oC/30 giây Giảm <br />
nhiệt 62oC/30giây N ối dài 72oC/90 giây. Sản phẩm thu <br />
được sau PCR được tiến hành điện di ở trong thạch Agarose 1,5% với điện áp 100 V <br />
82<br />
trong 15 phút. Xem và phân tích kết quả ở đèn cực tím hoặc ở máy vi tính để chụp <br />
ảnh và bảo lưu kết quả.<br />
4. Xử lý số liệu thống kê: Dùng cách tính tần suất % theo HardyWeinberg [15] <br />
để thống kê và xử lý các kết quả đạt được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
83<br />
Bảng 1: Vị trí, kích thước và tên gọi của các Primers đặc hiệu để khuếch đại allele <br />
DQA1<br />
<br />
TT Tên gọi các Đôi Primers Sản phẩm Các allele thu hoạch<br />
allele đặc hiệu PCR sau PCR<br />
1 DQA1*0101/4 A*5’01+A*3’01 149 bp DQA1*0101, DQA1*0104<br />
2 DQA1*0101/2/4 A*5’02+A*3’01 172 bp DQA1*0101, DQA1*0102 ?<br />
DQA1*0104<br />
3 DQA1*0102/3 A*5’03+A*3’01 149 bp DQA1*0102, DQA1*0103<br />
4 DQA1*0103 A*5’04+A*3’01 172 bp DQA1*0103<br />
5 DQA1*0201 A*5’04+A*3’02 170 bp DQA1*0201<br />
6 DQA1*0301 A*5’05+A*3’03 183 bp DQA1*0301<br />
7 DQA1*0302 A*5’06+A*3’03 183 bp DQA1*0302<br />
8 DQA1*0401 A*5’07+A*3’04 190 bp DQA1*0401<br />
9 DQA1*0501 A*5’02+A*3’05 186 bp DQA1*0501<br />
10 DQA1*0601 A*5’04+A*3’06 117 bp DQA1*0601<br />
11 DQA1* “A” A*5’08+A*3’07 196 bp all DQA1 alleles except <br />
DQA1*0104<br />
12 DQA1*0104 A*5’09+A*3’07 170 bp DQA1*0104<br />
II. KẾT QUẢ<br />
<br />
Kết quả phân tích HLADQA1 từ 214 mẫu máu (xem bảng 2). Đã kiểm tra <br />
được 10 loại allele DQA1, tần suất tìm thấy cao nhất là allele DQA1*0104 (25,8%), <br />
tiếp đó là các allele DQA1*0101 và DQA1*0102 với tần suất tìm thấy lần lượt là <br />
19,4% và 15,7%, các allele DQA1 còn lại đều được tìm thấy dưới 10%. Nhiều alleles <br />
là đồng hợp tử nên tổng số các alleles tìm được là 328 trên số người điều tra là 214 <br />
(lẽ ra phải là 428 alleles). Để kiểm tra alleles là đồng hợp tử thì cần phải tiếp tục <br />
kiểm tra chuỗi DNA. Đề tài này chưa tiến hành xác định các alleles là đồng hợp tử <br />
bàng kỹ thuật đọc chuỗi. Hình ảnh dưới đây là kết quả điện di sản phẩm PCR sau <br />
khuếch đại được phân tích và lưu ảnh ở máy tính BioRad Gel Doc 2000.<br />
Bảng 2: Tần suất các allele HLADQA1 của người Kinh Việt Nam<br />
TT Tên gọi các allele Lượt tìm thấy Tần suất kháng Tần suất allele<br />
(328) nguyên (%) tìm được(%)<br />
1 DQA1*0101/4 75 0.35 0.194<br />
2 DQA1*0101/2/4 62 0.29 0.157<br />
3 DQA1*0102/3 8 0.04 0.020<br />
4 DQA1*0103 96 0.45 0.258<br />
5 DQA1*0201 24 0.11 0.056<br />
6 DQA1*0301 24 0.11 0.056<br />
7 DQA1*0302 6 0.03 0.015<br />
84<br />
8 DQA1*0401 22 0.10 0.051<br />
9 DQA1*0501 7 0.03 0.015<br />
10 DQA1*0601 4 0.02 0.010<br />
<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh kết quả allele dị hợp tử HLADQA1*0102/0103<br />
sau khi điện di trong Agarose sản phẩm của PCRSSP.<br />
112 là 12 cột điện di cho đôi Primers đặc hiệu khuếch đại HLADQA1.<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh kết quả allele dị hợp tử HLADQA1*0101/0104<br />
sau khi điện di trong Agarose sản phẩm của PCRSSP.<br />
112 là 12 cột điện di cho đôi Primers đặc hiệu khuếch đại HLADQA1.<br />
Bảng 3: So sánh tần suất các allele HLADQA1 của người Kinh miền Trung Việt Nam<br />
với các dân tộc khác của Trung Quốc và người Thái Lan hiện đại<br />
Tên allele Người Ngườ Ngườ Ngườ Người Ngườ Ngườ Ngưồ Ngườ Ngườ Người Ngườ<br />
Kinh i Hán i Hán i Hán Choang i Tải i Bố i Duy iMãn i Di Choang i Thái <br />
Việt miền miền Vân Quảng n=146 Y Ngô n=50 n=85 Ba mã Lan<br />
Nam Bắc Nam Nam Tây n=67 Nhĩ n=142 n=140<br />
n=214 n=34 n=27 n=54 n=140 n=18<br />
2 0 4<br />
<br />
DQA1*0101 19.4 11.7 9.6 0 5.0 27.0 20.8 13.6 13.8 15.3 15.2 15.7<br />
85<br />
DQA1*0102 15.7 14.3 23.0 15.9 17.8 32.0 33.1 12.0 14.9 15.3 27.8 15.7<br />
DQA1*0103 2.0 12.0 5.9 7.6 5.4 0 4.6 15.2 8.5 6.7 2.1 5.0<br />
DQA1*0104 25.8 0 0 17.8 22.1 0 0 0 0 0 19.5 0<br />
DQA1*0201 5.6 11.7 4.8 0 0.0 1.0 0.7 19.0 8.6 5.4 0 14.3<br />
DQA1*0301 5.6 27.8 28.5 22.8 35.0 22.0 14.5 14.7 25.5 23.3 12.8 26.0<br />
DQA1*0302 1.5 0 0 0 0.0 0 0 0 0 0 0 0<br />
DQA1*0401 5.1 0.9 0.7 0 1.1 0 0 3.3 1.1 0 2.8 0.0<br />
DQA1*0501 1.5 18.1 15.2 11.5 14.3 9.0 18.0 20.7 13.8 15.9 19.5 12.8<br />
DQA1*0601 1.0 3.5 12.2 24.9 0.0 8.0 6.2 1.6 12.8 18.1 0 16.4<br />
<br />
III. BÀN LUẬN<br />
Cho đến nay, hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA) được coi là hệ kháng <br />
nguyên di truyền phức tạp và đa dạng nhất. Chúng không chỉ có sự phân bố khác <br />
nhau giữa các cá thể khác nhau, mà còn có sự khác biệt giữa các dân tộc do khác nhau <br />
về bối cảnh di truyền, yếu tố di truyền và ngay cả cùng một dân tộc nhưng khác <br />
nhau về vị trí địa lý. Nghiên cứu tính đa dạng của hệ Kháng nguyên bạch cầu người <br />
có vị trí rất quan trọng vì nó là một tiêu chí di truyền học vô cùng chắc chắn, ứng <br />
dụng nhiều trong việc xác định con cái, bố mẹ, trong khoa học hình sự để tìm tội <br />
pham, trong nghiên cứu nhân chủng học, dân tộc học để tìm hiểu nguồn gốc của một <br />
dân tộc...[1]. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây còn khẳng định mối liên hệ <br />
mật thiết giữa HLA và một số bệnh tật như: Đái tháo đường không phụ thuộc <br />
Insulin, Viêm cứng cột sống, Viêm đa khớp dạng thấp, Viêm khớp thiếu niên... Vì <br />
thế nghiên cứu HLA còn có ý nghĩa quan trọng trong phân loại, chẩn đoán và hỗ trợ <br />
chẩn đoán, tiên lượng bệnh, dự phòng và điều trị một số bệnh tật. Theo đà phát triển <br />
mạnh mẽ của Sinh học phân tử, việc nghiên cứu hệ HLA ngày càng đơn giản, thuận <br />
tiện và chính xác. Tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu về HLA vẫn còn khu trú tại các <br />
Viện nghiên cứu, Phòng Khoa học hình sự... còn chưa được sử dụng nhiều trong <br />
bệnh viện và các phòng thí nghiệm y học. Đây có lẽ là nghiên cứu đầu tiên tại Việt <br />
Nam về HLA, dẫu rằng có tài liệu đề cập đến hệ HLA của người Việt Nam nhưng <br />
không ghi rõ nơi nghiên cứu [15]. <br />
Theo kết quả nghiên cứu trên đây, người dân tộc Kinh Miền Trung Việt Nam có <br />
tần suất tìm thấy allele HLADQA1*0104 là cao nhất 25,8%, tiếp đó là các allele <br />
DQA1*0101 và DQA1*0102 với tần suất tìm thấy lần lượt là 19,4% và 15,7%, các <br />
allele khác được tìm thấy với tần suất rất thấp. So sánh với các dân tộc khác ở Trung <br />
Quốc thấy rằng tần suất tìm thấy các allele phân bố khá giống với dân tộc Choang <br />
(đã tìm thấy allele HLADQA1*0104 với tần suất 22,1% và allele HLADQA1*0401 <br />
là 1,1% ). Dân tộc Kinh miền Trung Việt Nam có các allele HLADQA1*0301 và <br />
<br />
<br />
<br />
86<br />
HLADQA1*0501 được tìm thấy rất thấp, đều thấp hơn cả 10 dân tộc ở Trung Quốc <br />
(xem bảng 3). Như vậy, tần suất allele HLADQA1*0401 cao, HLADQA1*0301 và <br />
HLADQA1*0501 thấp có lẽ là đặc trưng phân bố allele HLADQA1 của người Kinh <br />
miền Trung Việt Nam. So sánh với nghiên cứu trên người Thái Lan thấy HLA<br />
DQA1*0101, HLADQA1*0102 có tần suất tương tự nhưng tần suất HLA<br />
DQA1*0501 (12,8%) cũng cao hơn nhiều so với người Kinh miền Trung Việt Nam <br />
(p