intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói bằng phương pháp HOMA IR

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói bằng phương pháp HOMA IR" nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói bằng phương pháp HOMA IR

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI RỐI LOẠN<br /> GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOMA IR<br /> Hoàng Ngọc Vân*, Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Bá Lương*, Hồ Thượng Dũng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cơ sở: Rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường týp 2.<br /> Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh.<br /> Kết quả: Trong nghiên cứu này, 80 người RLGMLĐ có tuổi trung bình là 64,2 ± 11,1 và 80 người khỏe<br /> mạnh có độ tuổi (61,9 ± 11,9) và phân bố về giới tương đương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: HOMA IR của<br /> nhóm RLGMLĐ cao hơn so với nhóm chứng (5,7 ± 4,7 so với 2,3 ± 1,4, p < 0,001). Tỷ lệ kháng insulin của<br /> người RLGMLĐ là 45,0%.<br /> Kết luận: Người RLGMLĐ có tỷ lệ kháng insulin cao.<br /> Từ khóa: Rối loạn glucose máu lúc đói, kháng insulin, HOMA IR.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY OF THE INSULIN RESISTANCE IN HUMAN WITH IMPAIRED FASTING GLUCOSE BY<br /> HOMEOSTASIS MODEL ASSESSMENT (HOMA IR)<br /> Hoang Ngọc Van, Nguyen Đuc Cong, Nguyen Ba Luong, Ho Thuong Dung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 174 - 178<br /> Background: Impaired fasting glucose is the major factor of type 2 diabetes mellitus.<br /> Objective: To evaluate insulin resistance in human with impaired fasting glucose.<br /> Methods: A prospective descriptive cross section with comparisons.<br /> Results: In this study, the mean age of 80 patients with impaired fasting glucose is 64.2 ± 11.1, the mean age<br /> of 80 healthy controls is 61.9 ± 11.9 and the gender distributions of two previous groups are equal. The results of<br /> the study showed that: HOMA IR is higher in the impaired fasting glucose group than the control group. The<br /> ratio of insulin resistance in the impaired fasting glucose group 45.0%.<br /> Conclusion: The ratio of insulin resistance in human with impaired fasting glucose is high.<br /> Key words: impaired fasting glucose, insulin resistance, HOMA IR.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính trong<br /> một số bệnh lý, bao gồm ĐTĐ týp 2, béo phì,<br /> tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và những bệnh<br /> lý tim mạch khác. Trong thời gian gần đây<br /> kháng insulin đang là vấn đề thời sự không<br /> những trên thế giới mà cả ở Việt Nam.<br /> <br /> Bênh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. CKII. Hoàng Ngọc Vân<br /> <br /> Rối loạn glucose máu lúc đói là tình trạng<br /> glucose máu cao hơn bình thường nhưng<br /> chưa đủ ngưỡng để chẩn đoán ĐTĐ. Những<br /> người rối loạn glucose máu lúc đói hàng năm<br /> có khoảng 3% tiến triển thành ĐTĐ týp 2.<br /> Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự<br /> kháng insulin là nguyên nhân chính và được<br /> xem như là một yếu tố nguy cơ chính của<br /> <br /> *<br /> <br /> 174<br /> <br /> ĐT: 0988881789<br /> <br /> Email:<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> bệnh ĐTĐ týp 2. Do đó việc đánh giá chính<br /> xác kháng insulin là một việc rất quan trọng.<br /> Cụ thể là kháng insulin ở những người có yếu<br /> tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2. Xuất phát từ<br /> những lý do trên chúng tôi tiến hành “nghiên<br /> cứu tình trạng kháng insulin ở người rối loạn<br /> glucose máu lúc đói bằng phương pháp<br /> HOMA IR” nhằm mục tiêu: Đánh giá tình trạng<br /> kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc<br /> đói.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Nhóm nghiên cứu: gồm 80 người rối loạn<br /> glucose máu lúc đói (RLGMLĐ)<br /> Nhóm chứng: Bao gồm 80 người khỏe<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> Nhóm RLGMLĐ: những người được chẩn<br /> đoán RLGMLĐ đến khám và điều trị nội trú tại<br /> khoa nội Tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất,<br /> thời gian từ tháng 01/2010 - 01/2011<br /> Nhóm chứng: bao gồm những người khỏe<br /> mạnh không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái<br /> tháo đường týp 2 đến khám sức khỏe tại khoa<br /> cùng thời điểm.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ của nhóm RLGMLĐ<br /> Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).<br /> Người bị suy tim, suy gan, suy thận nặng,<br /> suy kiệt nặng, đang mắc các bệnh ác tính.<br /> Đang trong bệnh cảnh cấp tính như nhiễm<br /> khuẩn huyết, hôn mê do chuyển hóa hay do<br /> một nguyên nhân khác (ví dụ như nhồi máu cơ<br /> tim, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu...).<br /> Phụ nữ mang thai.<br /> Đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến<br /> chức năng tế bào β, độ nhạy insulin như<br /> corticoid, thuốc ức chế beta, thuốc tránh thai<br /> trong vòng một tháng gần đây...<br /> Bệnh nhân mắc các bệnh: to đầu chi,<br /> Cushing do thuốc, cường chức năng tuyến giáp.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ của nhóm chứng<br /> Có người thân thế hệ cận kề (bố, mẹ đẻ, con,<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> anh chị em ruột) mắc bệnh ĐTĐ.<br /> Các bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết, phụ<br /> nữ đã được xác định có hội chứng buồng<br /> trứng đa nang.<br /> Phụ nữ mang thai, phụ nữ có tiền sử sản<br /> khoa đặc biệt: thai chết lưu, sẩy thai, ĐTĐ thai<br /> kỳ, sinh con to (≥ 4000g) hoặc có tiền sử sinh<br /> con < 2500g.<br /> Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai trong<br /> vòng một tháng gần đây.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu<br /> lúc đói (RLGMLĐ)<br /> Chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói dựa<br /> theo tiêu chuẩn của liên đoàn đái tháo đường<br /> quốc tế (IDF) năm 2005(1).<br /> Chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói khi<br /> glucose huyết tương lúc đói ≥ 5,6 mmol/L<br /> (100mg/dL) và < 7 mmol/L (126mg/dL), phải dựa<br /> vào 2 lần thử trong vòng 3 ngày và tối đa là 1<br /> tuần kể từ lần xét nghiệm đầu tiên.<br /> Xác định tình trạng kháng insulin dựa vào<br /> phương pháp HOMA IR<br /> HOMA IR = [insulin (µU/ml) × glucose<br /> (mmol/L)]/22,5<br /> Năm 1998 Tổ chức Y tế thế giới quy ước<br /> kháng insulin khi chỉ số HOMA IR lớn hơn tứ<br /> phân vị trên của nhóm chứng(4).<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Hỏi tiền sử, khám lâm sàng, đo chiều cao,<br /> cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI), tính chỉ số<br /> vòng bụng/vòng mông (WHR).<br /> Xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c,<br /> cholesterol toàn phần, triglyceid, LDL – C, HDL<br /> – C. Định lượng insulin máu lúc đói (Sử dụng<br /> phương pháp miễn dịch hóa phát quang bằng<br /> máy ELECSYSE - 170 của hãng ROCHE. Đơn vị<br /> đo nồng độ insulin là µU/mL, giá trị trung bình<br /> là 2,6 - 24,9 µU/mL), tính chỉ số HOMA IR.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 175<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> Các thông số nghiên cứu được xử lý theo<br /> thuật toán thống kê ứng dụng trong y sinh học<br /> trên phần mềm SPSS version 16.0.<br /> So sánh sự khác biệt giữa các biến định tính<br /> bằng phép kiểm chi bình phương, với các biến<br /> định lượng bằng phép kiểm t- test.<br /> Sử dụng hàm logarit cơ số tự nhiên (ln) các<br /> số liệu thu được để đưa về dạng phân bố chuẩn<br /> trước khi phân tích, đánh giá.<br /> Ngưỡng giá trị p 0,05).<br /> <br /> Đặc điểm đối tương nghiên cứu<br /> <br /> Giới<br /> <br /> Tình trạng kháng insulin ở người rối loạn<br /> glucose máu lúc đói<br /> <br /> HOMA IR chung<br /> Ln-HOMA IR chung<br /> Ln-HOMA IR nam<br /> Ln-HOMA<br /> IR nữ<br /> <br /> Nhóm<br /> Nhóm chứng<br /> RLGMLĐ<br /> p<br /> (n = 80)<br /> (n = 80)<br /> 5,7 ± 4,7<br /> 2,3 ± 1,4<br /> 1,45 ± 0,66<br /> 0,63±0,29 < 0,001<br /> 1,36 ± 0,62<br /> 0,59±0,22 < 0,001<br /> 1,49±0,71 *<br /> <br /> 0,65±0,31* < 0,001<br /> <br /> Ln: Logarit cơ số tự nhiên. * Sự khác biệt giữa nam và<br /> nữ không có ý nghĩa (p >0,05).<br /> <br /> Nhận xét: Giá trị trung bình HOMA IR của<br /> nhóm RLGMLĐ cao hơn nhóm chứng có ý<br /> nghĩa (p <br /> 0,05). Trong bảng 6 cho thấy có 36/80 người<br /> (45,0%) có kháng insulin.<br /> Tỷ lệ kháng insulin ở người rối loạn glucose<br /> máu lúc đói của chúng tôi thấp hơn một số tác<br /> giả: Novoa FJ, Boronat M (2005) trong nghiên<br /> cứu Novoa ở người Tây Ban Nha rối loạn<br /> glucose máu lúc đói có tỷ lệ kháng insulin là<br /> 65%(9). Theo Carnevale Schianca GP (2003), trong<br /> nghiên cứu Carnevale Schianca ở nguời<br /> Caucasian có rối loạn glucose máu lúc đói, tỷ lệ<br /> kháng insulin là 63%(1).<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ<br /> kháng insulin thấp hơn các tác giả trên có lẽ do<br /> các nghiên cứu trên đều áp dụng tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói của<br /> WHO năm 1999 (glucose máu lúc đói ≥<br /> 6,1mmol/L và < 7mmol/L). Các nghiên cứu trên<br /> đều được thực hiện ở người châu Âu và người<br /> Mỹ. Phần lớn các nghiên cứu thực hiện trên các<br /> đối tượng thừa cân và béo phì. Và có lẽ là do sự<br /> khác nhau về chủng tộc, màu da và chế độ ăn<br /> uống, sinh hoạt.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> máu lúc đói có so sánh với nhóm chứng khỏe<br /> mạnh chúng tôi rút ra kết luận sau:<br /> HOMA IR của nhóm rối loạn glucose máu<br /> lúc đói (5,7 ± 4,7) cao hơn so với nhóm chứng<br /> khỏe mạnh (2,3 ± 1,4) có ý nghĩa với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2