Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
lượt xem 210
download
Bạn biết gì về đối thủ cạnh tranh chủ yếu và về bức tranh toàn cảnh về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp?. Có lẽ là không nhiều, nếu bạn không có kế hoạch tìm hiểu thật nghiêm túc và cặn kẽ về các đối thủ của mình thông qua hàng loạt các biện pháp và chiến thuật khác nhau. Bạn có thể nghĩ ra cách làm thông mình và sáng tạo hơn, nhưng việc tham khảo những phương pháp mà nhiều công ty đã áp dụng thành công khi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh Bạn biết gì về đối thủ cạnh tranh chủ yếu và về bức tranh toàn cảnh về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp?. Có lẽ là không nhiều, nếu bạn không có kế hoạch tìm hiểu thật nghiêm túc và cặn kẽ về các đối thủ của mình thông qua hàng loạt các biện pháp và chiến thuật khác nhau.
- Bạn có thể nghĩ ra cách làm thông mình và sáng tạo hơn, nhưng việc tham khảo những phương pháp mà nhiều công ty đã áp dụng thành công khi nghiên cứu về đối thủ dưới đây cũng không bao giờ thừa. 1. Vào vai một người khách mua hàng Bạn hãy mang theo cuốn sổ tay và cây bút rồi ghé thăm cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh và đặt ra cho họ thật nhiều câu hỏi. Việc nhân viên của các công ty này phục vụ bạn như thế nào sẽ hé mở nhiều điều về hoạt động kinh doanh của họ. Bạn đừng làm bộ như muốn mua một mặt hàng nào đó tại cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh, mà hãy thực sự mua một cái gì đó. Chiến thuật này là cách duy nhất để bạn có cơ hội tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và quan trọng hơn là dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 2. Tìm hiểu về các nhà quản lý, điều hành của công ty đối thủ thật chi tiết và kỹ lưỡng Bạn cần phải biết trước đây họ từng học ở trường nào, họ đã làm việc ở đâu, họ tham gia vào ngành này bao nhiêu năm rồi, những ưu điểm và khuyết điểm của họ là gì… Các thông tin này có thể giúp bạn dự đoán những bước đi cùng các dự định trong tương lai của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, một nông dân địa phương sẽ điều hành một công ty cung cấp hạt giống nông nghiệp theo những cách thức hoàn toàn khác so với cách điều hành của một doanh nhân trẻ có bằng MBA.
- 3. Mua cổ phiếu của công ty đối thủ Nếu bạn đang cạnh tranh với một công ty phát hành cổ phiếu đại chúng, bạn nên nghĩ đến việc mua một vài cổ phiếu của đối thủ này. Làm như vậy, bạn sẽ có luôn được các thông tin mới nhất về kết quả hoạt động, tình hình tài chính và chiến lược kinh doanh mới nhất của đối thủ, bởi vì việc cập nhật những thông tin đó là bắt buộc đối với các công ty trên thị trường chứng khoán. 4. Trò chuyện với các khách hàng của đối thủ cạnh tranh Tại sao họ lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh? Nguyên nhân nằm ở chất lượng sản phẩm đó, ở mức giá cả, địa điểm kinh doanh hay ở dịch vụ hậu mãi? Đối thủ cạnh tranh có đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng không? Khách hàng không thích điều gì ở đối thủ cạnh tranh? Họ mong muốn những gì ở đối thủ cạnh tranh? Tại sạo họ không mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn? Trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có được một bản phân tích tổng hợp về các đối thủ cạnh tranh và về chính bản thân bạn nữa. 5. Tận dụng các lợi thế của Internet Các dịch vụ trực tuyến như Dow Jones Interactive sẽ cho phép bạn tìm kiếm hàng nghìn thông tin và tài liệu về các đối thủ cạnh tranh. Việc tìm kiếm là miễn phí, nhưng bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho các ấn phẩm, bài báo trên Dow Jones hay cho các thông báo cập nhập thông tin hàng tháng. Bạn cũng có thể có được
- một lượng lớn thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng một cách đơn giản hơn, đó là chỉ việc ghé thăm trang web của họ. 6. Kiểm tra các thông tin được công bố rộng rãi Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn biết rằng các công ty có tư cách pháp nhân sẽ phải công khai nhiều thông tin cho các cơ quan chính phủ. Việc công bố thông tin cũng là bắt buộc khi công ty lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng, khi nhận giấy phép xây dựng, khi đăng ký nhãn hiệu hay sáng chế…. Nhiều bản tin như vậy có thể được tiếp cận một cách dễ dàng tại các cơ quan chức năng và bạn sẽ biết thêm được nhiều điều về mục tiêu, chiến lược kinh doanh và công nghệ của đối thủ cạnh tranh. 7. Làm quen và trò chuyện với các nhân viên thư viện Nhiều người trong số họ từng là nhà nghiên cứu bậc thầy và có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh. Các nhân viên thư viện luôn sẵn sàng giới thiệu cho bạn nhiều ấn phẩm chứa đựng những thông tin mà bạn mơ ước liên quan các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 8. Tham dự các cuộc hội thảo và triển lãm thương mại Đại diện của các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt ở đó để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ. Hãy tận dụng cơ hội này để tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, cũng như tìm hiểu về chiến lược kinh doanh và cách thức bán hàng của họ.
- 9. Đánh giá các mục tiêu cạnh tranh Một đối thủ cạnh tranh trong nỗ lực mở rộng thị phần có thể sẽ giảm giá sản phẩm; một công ty đang nhắm tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận có thể cắt giảm chi phí; một công ty mong muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng có thể triển khai một chiến dịch tiếp thị rầm rộ. Nếu bạn biết rõ các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có thể lường trước các bước đi cho công ty mình. 10. Nhận thức rõ những cuộc cạnh tranh tiềm ẩn Các chiều hướng cạnh tranh trên thị trường ngày nay thay đổi nhanh đến chóng mặt. Một dây chuyền kinh doanh tầm cỡ quốc gia có thể chưa xâm nhập thị trường địa phương – nhưng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều đó thành hiện thực? Các công ty hiện nay có thể không là đối thủ của bạn, nhưng rất có thể một ngày nào đó trong tương lai họ sẽ chuyển đường hướng kinh doanh và bắt đầu gây sức ép cạnh tranh với công ty bạn. 11. Đừng giao trách nhiệm cho một ai đó giúp bạn bắt kịp các đối thủ cạnh tranh Bạn có thể chỉ định một ai đó cùng làm việc với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ, tiến hành nghiên cứu và thực thi các công việc cần thiết khác. Nhưng trên cương vị một chủ doanh nghiệp, chính bạn là người thích hợp nhất để đánh giá và hành động dựa trên các thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- 12. Phác họa một bức tranh toàn cảnh về sự cạnh tranh trên thị trường Sức ép cạnh tranh có thể là bất cứ điều gì để lôi kéo khách hàng rời bỏ công ty bạn. Ví dụ, các rạp chiếu phim sẽ không chỉ đối đầu với sự cạnh tranh từ một nhà hát vừa khai trương phòng chiếu bóng, mà còn từ các nhà hàng, rạp hát và thậm chí từ truyền hình cáp, đĩa DVD và trò chơi điện tử. Hãy xác định rõ cho bạn một bức tranh tổng thể và chi tiết về từng yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Tóm lại, với sự am hiểu sâu rộng về mức độ cạnh tranh mà công ty phải đối mặt, bạn sẽ có khả năng tìm ra và khai thác tối đa những cơ hội tăng trưởng cho mình. Hoạt động phân tích các đối thủ cạnh tranh nên được bắt đầu càng sớm càng tốt và cần được tiếp diễn trong suốt thời gian bạn tiến hành các hoạt động kinh doanh sau này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH NGÀNH & ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (Phần 1)
5 p | 516 | 206
-
12 lời khuyên khi phân tích đối thủ cạnh tranh
4 p | 497 | 167
-
Một số bước nghiên cứu và phân tích thị trường
1 p | 529 | 128
-
Nghiên cứu và phân tích ... đối thủ cạnh tranh
3 p | 399 | 117
-
Phân tích đối thủ cạnh tranh và khách hàng
21 p | 640 | 113
-
Câu hỏi ôn tập chương 1 môn Phân tích hoạt động kinh doanh
16 p | 396 | 55
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - Chương 3: Nghiên cứu hành vi đạo đức kinh doanh
17 p | 495 | 44
-
Bài giảng nghiên cứu marketing: Chương 7. Xử lý và phân tích dữ liệu - GV. Dư Thị Chung
59 p | 603 | 44
-
Bài giảng Chiến lược Marketing - Chương 6: Phân tích cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh
40 p | 197 | 42
-
Bài giảng nghiên cứu marketing: Chương 6. Đo lường trong nghiên cứu và thiết kế bản câu hỏi - GV. Dư Thị Chung
52 p | 244 | 36
-
Tài liệu Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
20 p | 160 | 31
-
Giáo trình nghiên cứu Marketing: Chương IV. Các thang điểm đo lường trong nghiên cứu marketing - Trường ĐH Đà Nẵng
17 p | 211 | 25
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu - TS. Nguyễn Xuân Hiệp
172 p | 189 | 23
-
Nghệ thuật đàm phán - Bạn biết gì về nghệ thuật đàm phán thương mại với người Mỹ
5 p | 110 | 15
-
Bài giảng Quản trị marketing - Chương 4: Phân tích môi trường & nguồn lực marketing (Đại học Kinh tế Quốc dân)
8 p | 65 | 12
-
Bài giảng Quản trị marketing: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng
127 p | 38 | 8
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing 2: Chương 1 - ThS. Phạm Thị Lan Phương
63 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn