Nghiên cứu văn học địa phương phía Bắc: Phần 1
lượt xem 0
download
Cuốn sách "Văn học địa phương miền núi phía Bắc" phần 1 do NXB Đại học Thái Nguyên xuất bản, trình bày các nội dung chính như sau: Khái quát về văn hóa, văn học địa phương 6 tỉnh thuộc vùng Việt Bắc; văn học dân gian vùng việt bắc nhìn từ hệ thống thể loại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu văn học địa phương phía Bắc: Phần 1
- PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC IIẠNIỈ (Chủ biên) VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC NHÀ XƯÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGƯYÊN NĂM 2015
- MÃ SỐ: — 88---- ĐHTN-2015 Biên mục trên xuất bản phẩm ẹúề Thìf viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Đức Hạnh Văn học địa phương miẻn núi .phía Bắc / Nguyỗn Đức Hạnh ch.b. - Thái Nguyên : Đại học Thái Nguyên, 2015. - 784tr.; 21cm ISBN 9786049152764 1. Văn học 2. Trung học cơ sở 3. Phương pháp giảng dạy 4. Việt Nam 807ệl 12597-dc23 NGH0002p-CIP
- NHỮNG NGƯỜI THAM GIA T H ựC HIỆN: TS. Nguyễn Thị Bích Hường ThS. Phạm Văn Vũ ThS. Nông Lan Hương ThS. Sùng Thị Hương ThS. Nguyễn N hật Huy ThS. Nguyễn Văn Trung 3
- MỤC LỤC Trang DẨN NHẬP..................................................................................7 Chưong 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG 6 TỈNH THUỘC VÙNG VIỆT BÁC 11 1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội cùa 6 tinh miền núi thuộc vùng Việt Bẳc..............................................................................12 1.1.1. Điêu kiện tự nhiên...................................................... 12 112. Đặc điểm tình hình xã h ộ i..........................................16 1.2. Khái niệm “vùng Văn hóa” và đặc trưng của vùng Văn hóa Việt Bắc........................................................................21 1.2.1. Khải niệm “vùng Văn hoá” ........................................21 1.2.2. Đặc trưng cùa vùng Văn hoá Việt Bắc...................... 24 1.3. Văn học địa phương thuộc vùng Văn hóa Việt Bắc........... 35 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của văn học địa phương vùng Việt Bẳc.......................................................... 35 1.3.2. Đặc điểm, thành tựu và hạn chế của văn học đìa phương thuộc vùng Văn hóa Việt Bắc.................................45 1.4. Những điểm tương đồng và khác biệt.................................50 1.4.1. Những điểm tương đồng............................................. 50 1.4.2. Những điểm khác b iệt................................................ 55
- Chương 2. VĂN HỌ C DÂN GIAN VÙNG VIỆT BÁC NHÌN TỪ HỆ THÓNG THỂ LOẠI 58 2.1. Khái quát về văn học dân gian vùng Việt B ắc....................58 2.2 Một số thể loại đặc sắc trong văn học dân gian vùng Việt Bắc......................................................................................... 69 2.2.1. Ca dao, dân ca...............................................................69 2.2.2. Tục ngữ, thành ngữ...................................................... 82 2.2.3. Truyện cổ dân gian...................................................... 85 Chương 3ề VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÙNG VIỆT BẤC NHÌN TỪ HỆ THỐNG THẺ L O Ạ I......................................112 3.1. Khái quát về văn học hiện đại vùng Việt Bắc...................112 3.2. Tác phẩm thơ của các tỉnh nằm trong vùng Vãn hóa Việt Bẳc....................................................................................... 125 3.2.1. Đa tuyến trong giao thoa - tiếp biến văn h ó a .......... 125 3.2.2. Thống nhất trong sự đa dạng của các bản sẳc văn hóa riêng, các cá tính sáng tạo............................................ 139 3.3. Truyện ngắn và ký văn học của các tinh nằm trong vùng Văn hóa Việt B ắ c ..............................................................150 3.3.1. Đa tuyến trong giao thoa - tiếp biến văn h ó a .......... 155 3.3.2. Thống nhất trong sự đa dạng cùa các bản sắc văn hóa riêng, các cá tính sáng tạo............................................ 178 Chương 4. GỢI Ý TH IẾT KẾ BÀI GIẢNG VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG VIỆT B Á C ............................ 182 I GỢI Ý THIÉT KẾ BÀI GIẢNG PHÂN VĂN HỌC DÂN GIAN v ù n g 'VIỆT B Ấ C ............................................... 182
- 1. Gợi ý thiết kế bài giảng truyện dân gian............................. 182 2. Gợi ý thiết kế bài giảng ca dao, dân c a ................................225 3. Gợi ý thiết kế bài giảng thành ngữ, tục ngữ........................ 234 II GỢI Ý THIÊT KÉ BÀI GIẢNG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÙNG VIỆT BẮC............................................................239 1. Gợi ý thiết kế bài giảng tác phẩm th ơ ..................................239 2. Gợi ý thiết kế bài giảng tác phẩm truyện.............................360 3. Gợi ý thiết kế bài giảng tác phẩm ký văn học..................... 425 III GỢI Ý THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TẬP LÀM VĂN VÀ TIÊNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG................................................................441 IV. ĐỌC THÊM........................................................................458 KÉT LUẬN..............................................................................491 PHỤ LỤ C ......................... ....................................................... 498 Phụ lục l ẵ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC c ơ SỞ THUỘC VÙNG VIỆT BẤC................................................................................. 498 Phụ lục 2. THƠ TUYÊN QUANG TỪ 1986 ĐẾN NAY.......506 Phụ lục 3. ĐẶC SẮC TẢN VĂN Y PHƯƠNG.......................650 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ......................................................773 6
- DẪN N H Ậ P Không chỉ từ yêu cầu chuyên môn bời các tiết Văn học địa phương nằm trong chương trinh giảng dạy Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho cấp Trung học cơ sờ (THCS) của từng tinh, việc nghiên cứu giới thiệu tinh hoa Văn học địa phương còn góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về truyền thống Văn hoá, Văn học của quê hương với học sinh cấp THCS, qua đó bồi đắp nhân cách và hướng các em tới các giá trị Văn hoá gan với Chân - Thiện - Mỹ. Để giáo dục các em lòng yêu nước thì trước hết phải góp phần định hướng cho thế hệ trẻ tình yêu thương, gắn bó, tự hào với chính quê hương mình, địa phương minh. Gương mặt Văn hoá của từng địa phương trước hết kết tinh ờ Văn học dân gian địa phương, sau nữa biểu hiện trong tác phẩm Văn học hiện đại xuất sẳc của các tác giả địa phương, gần gũi thân quen, dễ tiếp nhận đối với các em học sinh của địa phương ấy. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Văn học Việt Nam đương đại đã có bước chuyển minh mạnh mẽ. Góp phần vào sự chuyển mình ây là sự khải sẳc của Văn học ở từng đja phương. Đã đến lúc phải nghiên cứu, giới thiệu Văn học địa phương theo một hệ quy chiếu mới: đó là “nền móng”, lả “bệ phóng” để có được những “đỉnh cao” - những tác giả tác phẩm xuất sẳc ờ tầm 7
- quốc gia. Công trình nghiên cứu của chúng tôi góp phẩn hực hiện mục đích ấy. Việc nghiên cứu, giới thiệu Vãn học địa phương của 'ừng tinh ít nhiều đã được thực hiện một cách biệt lập, cục bộ, cắt rời khỏi “vùng Văn hóa” mà nó là một bộ phận hữu cơ. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong cả nước theo góc nhìn “Địa - văn hoả”: đặt văn học địa phương của 6 tinh miền núi phía Bắc vào một chình thể - “vùng Văn hoá Việt Bắc”, chi ra sự tương (ttng, khác biệt, tương giao về văn hoá giữa chúng. Từ cái nhin ấy, chúng tôi thiết kế hệ thống bài giảng phần Văn học địa phuomg cho các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc theo hệ thống thể loại vãn học Trong nhiều năm qua, tình hình giảng dạy phần văn học địa phương cho cấp THCS tại từng tinh thuộc vùng Việt Bắc đã diễn ra một cách tự phát, thiếu tài liệu hướng dẫn giảng dạy có tính quy chuẩn và thống nhất. Các giáo viên Văn tại các truờng THCS của các tình hoặc tự tìm tài liệu giảng dạy, hoặc tiến hành các hoạt động chuyên môn khác vào giờ dạy văn học địa phương. Tình trạng tự phát, tuỳ tiện, không thực hiện đúng chương trình Văn học địa phương 24 tiết do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định đã diễn ra kéo dài và thường xuyên. Nhược điểm này có nguyên nhân khách quan vì chưa có cấp quản lý giáo đục nào ờ từng địa phương đứng ra nhận trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trinh Văn học địa phirơng cho tình mình. Việc thiếu kinh phí để thực hiện công tác biên soạn giáo trình Văn học địa phương cũng là một nguyên nhân có tính phổ biến ờ 6 tỉnh miền núi phía Bắc.
- Yêu cầu đặt ra là phải đặt mảng Văn học địa phương của tùrnỉ tinh vào khu vực Văn học địa phương vùng Việt Bẳc, qua cải nhin đối sánh để làm nổi bật sự tương đồng, khác biệt giữa mảig Văn học địa phương của từng tỉnh với các tinh khác nằm trorg vùng Việt Bắc. Khái niệm “Vùng Văn hoá” cần được sử dụrg làm tiêu chí để giáo viên, học sinh cấp THCS của 6 tinh mién núi phía Bẳc Việt Nam vừa có cái nhìn chuyên biệt với Văr học địa phương cùa tình mình, vừa có cái nhìn tổng thể về vãn học địa phương vùng Việt Bắc. Chi có như vậy, việc giảng dạy phần Văn học địa phương cho cấp THCS thuộc 6 tinh miền núi phía Bẳc mới tránh được tình trạng “thấy cây mà không thấy rừng”, thậm chí mẳc vào nhược điểm “thầy bói xem voi”. Trong bối cảnh đó, có thể thấy việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Văn học địa phương miền núi phía Bắc là vô cùng cần thiết. Cuốn sách vừa mang ý nghĩa là công trình khoa học để nghiên cứu, nhận diện, đánh giá một cách tổng quan về bộ phận văn học địa phương, đồng thời còn là tài liệu hữu ích cho việc dạy - học văn học địa phương trong các nhà trường THCS. Cuốn sách tập trung nghiên cứu và giới thiệu Văn học địa phuơng thuộc 6 tinh nằm trong vùng Việt Bắc, gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang. Văn học địa phương thuộc các tình miền núi phía Bắc khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của công trình. Chúng tôi chi tập trung nghiên cứu các thể loại văn học dân gian như: truyện cổ dân gian, ca dao dân ca, thành ngữ tục ngữ, truyện thơ 9
- dân gian, các thể loại văn học hiện đại như: truyện ngắn, ký văn học, thơ Các tiểu thuyết, kịch bản văn học, các tác phẩm lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học không thuộc phạm vi nghiên cứu cùa công trinh. Các tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại xuất sẩc nhất của từng bộ phận Văn học địa phương được tuyển chọn theo các tiêu chí sau: tác giả xuất sắc là người địa phương, hoặc là người nơi khác nhưng đang sống và viết ờ địa phương; là hội viên Hội nhà văn Việt Nam; đă được nhận các giải thưởng Văn học của Trung ương và địa phương. Tất cả đều phải đáp ứng một tiêu chí quan trọng: tác giả có tác phẩm xuất sắc nhưng phải phủ hợp với tâm sinh lý và trình độ tiếp nhận cùa học sinh cấp học THCS; ưu tiên các tác giả, tác phẩm viết về địa phương mình 10
- C hương 1 K H Á I Q U Á T VÈ VĂN H Ó A , VĂN H Ọ C ĐỊA P H Ư Ơ N G 6 T ỈN H T H U Ộ C V ÙN G V IỆ T BẮC Như phạm vi giới hạn nghiên cứu của công trình, nội hàm của khái niệm văn học địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam bao hàm 6 tinh nằm trong Vùng văn hoá Việt Bắc (theo cách phân vùng văn hoá của GS. Trần Quốc Vượng). Giới hạn này phù hợp với quy mô cấp độ nghiên cứu của công trinh, đồng thời là một trong hai tiêu chí khoa học để khảo sát đối tượng nghiên cứu: vừa theo tiêu chí đặc trưng của Vùng văn hoá Việt Bẳc, vừa theo tiêu chí thể loại văn học. Khái niệm đó bao gồm văn học địa phương của 6 tinh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Các bộ phận văn học địa phương này vừa mang tính thống nhất vì nằm trong một chỉnh thể là Vùng văn hoá Việt Bắc, vừa mang tính đa dạng do lioàn cảnh lịch sừ kinh lé, văn hoá - xã hội của từng địa phưưng quy định, cho nên hướng nghiên cứu sẽ giúp chúng ta vừa có cái nhìn khái quát vừa có cái nhìn chuyên biệt với toàn bộ bộ phận ván học địa phương rộng lcrn, giàu bản sẳc văn hoá này.
- l ềỉ. Điều kiện tự nhiên, xã hội của 6 tỉnh miền núi thuộc vùng Việt Bắc 1.1. / ửĐiều kiện tự nhiên Vùng Việt Bắc nằm trong khu vực Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, có địa hinh là khu vực núi cao nhất của miền Bắc có cấu trúc sơn văn dạng khối, vòm và các cánh cung bao bọc ờ phía Đông do các hoạt động kiến tạo, ờ rìa nền Hoa Nam, được rùng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo vào đại Tân sinh. Đâ/ là khu địa lý tự nhiên nằm ở vị tri có vĩ độ cao nhất của nước ta. Giới hạn phía Bắc cùa khu vực là các dãy núi cao biên cưcng, có độ cao trên dưới 2000m với điểm cực Bắc của đất niớc, phía Đông là chân núi sườn Tây của dãy núi cánh cung sing Gâm; phía Nam là dãy núi thấp Bắc Tam Đảo, phía Tây là rinh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, V.V.. Khu vực Việt Bắc có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ và được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo nên đã hình thành khu vực núi cao nhất trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Do có địa hình núi cao và địa thế chắn gió thuận lợi nên ờ đây có lượng mưa lớn, khí hậu ẩm hơn và bớt lạnh hơn SO với khu Đông Bấc. Chính vi vậy mà thiên nhiên khu vực này có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển: mạng lưới sông suối dày đặc với nhiều dòng sông lớn và lượng nước dồi dào, lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật tốt hơn SO với khu Đông Bắc nhờ có tầng đất dày, giàu bùn, đa dạng sinh vật cao và các hệ sinh thái phong phú. Tuy vậy, do cấu tạo địa chất và địa hỉnh
- mà khu Việt Băc có sự phân hoá rõ rệt mà tiêu biểu nhất là khu vực cao nguyên Đồng Văn - Quản Bạ, nổi tiếng là cao nguyên đá vòi rất thiếu nước, có điều kiện sống vào loại khắc nghiệt nhất nước ta. về địa chất Đặc điềm nổi bật nhất của địa chất khu vực này là được cấu tạo bời các loại đá rất cổ được cấu tạo từ các đại Thái cổ Nguyên sinh và c ổ sinh Trong phạm vi cùa khu có các đới nham tương sông Hông, sông Lô và một bộ phận của đới sông Hiên Các đới nham tương này đêu có nền tàng là các loại đá biến chất mạnh như: Phematit, đá phiến, V V Tiếp đó là đá vôi ờ Băc Hà Đá vòi Đê vôn ờ khu vực sông Chảy, Đồng Văn, Quản Bạ, đá cu ộ i kết ờ Tuyên Quang, V.V.. Đặc điểm thứ hai: trong lịch sử phát triển, khu Việt Bắc đã chịu ảnh hường rất mạnh từ các hoạt động Tân kiến tạo nên có địa hình đồi núi cao, tạo nên các đình núi cao hom 2000m là thượng lun cúa các dòng sông lớn như: sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Nho Quế Do lịch sử địa chất phát triển lâu dài và phức tạp, ờ đây có nhiều mỏ khoáng sản quý nhu: than ờ Hà Giang, sat ờ Cao Băng, mangan, thiêc, titan ờ Tuyên Quang, chi, kẽm ờ Băc Kạn, than, sắt, vàng và quặng đa kim ờ Thái Nguyên, V.V.. Vc đ ịa hình Nét nổi bật của địa hinh khu Việt Bẳc là có các khối núi và dãy núi cao ở biên giới phía Bắc và thấp dần về phía Nam, phù hợp với dòng chảy cùa hệ thống sông ờ đây. Khối núi dạng vòm 13
- ờ thượng nguồn sông Chảy là khối núi hùng vĩ có độ chia cẳt sâu rất lớn, địa hình hiểm trờ, có độ cao trên dưới 2000m. Các cao nguyên đá vôi ờ cực Bắc khu vực này bao gồm các dãy núi đá vôi từ Quản Bạ, Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc... nổi tiếng với địa hình hiểm trờ, đi lại khó khăn, thiếu nước Ở trung tâm của khu là dãy núi cánh cung sông Gâm và tiếp với cánh cung Ngân Sơn là các đinh núi cao từ 1500m đến 2000m (ví dụ: Phja Booc 1578m). Tiếp nối với các khu vực núi cao là vùng đồi núi thấp dưới lOOOm. Địa hình có xu thế thấp dẩn xuống thảnh các dãy đồi và các dãy đồi đan xen thung lũng mở rộng về phía hạ lưu cùa phía Nam (đặc biệt là phía Nam tinh Thái Nguyên) nên giao thông đường thuỳ, đường bộ ờ khu vực đồng bằng Bắc Bộ tiến lên khu Việt Bắc trờ nên thuận lợi. về khí hậu Nét đặc sắc của khí hậu Khu vực Việt Bẳc là ấm và ẩm hơn khu vực Đông Bắc. Có được đặc điểm này là nhờ vai trò chắn gió Đông Bắc của dãy núi cánh cung Ngân Sơn khiến cho mùa Đông ờ đây bớt lạnh hơn cửa ngõ đón gió khu Đông Bắc, đặc biệt các dãy núi phía Bắc tạo nên địa hình chẩn gió thuận lợi. Toàn khu có lượng mưa khá cao và đều, tạo nên độ ẩm lớn. D o quy lu ật đai cao , cá c v ù n g núi k hu V iệ t Đ ắc c ó k h í h ậ u lạnh vào mùa Đông, với nhiều ngày lạnh giá, thậm chí có tuyết rơi mỗi khi gió mùa Đông Bắc mạnh tràn về. Do ờ sâu trong đất liền, khu Việt Bắc ít chịu ảnh hường của bão. 14
- về íhuỷ văn Khu Việt Bấc có mạng lưới sông, suối khá dày đặc V I Ớ nhiều con sông lớn có lượng nước phong phú như sông Hồng, sông Lô và các phụ lưu quan trọng như sông Gâm, sông Chảy, sông Cầu, V .V .. Đây là tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện và phát triển nông nghiệp,công nghiệp. về thồ nhưỡng - sinh vật Do có những điều kiện thuận lợi vê khí hậu và địa hinh, khu Việt Bắc có lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật rất phong phú Ngoài đai rừng chí tuyến chân núi nóng và ẩm phát triển mạnh các cây họ Dầu, còn phát triển đai rừng nhièt đới trên núi như sồi, dẻ và các loại lá kim như: Pơ Mu, Vân Sam, V V Theo đó, các hệ sinh thái ờ khu Việt Bắc cũng rất đa dang, phong phú, kể cả trên các độ cao khác nhau, cũng như các hệ sinh thái thuỷ vực sông hồ Vườn Quốc gia Ba Be (Bắc Kạn) là nơi còn lưu giữ và bảo tồn đa dạng sinh học rât cao với 32 loài thú trong đó có 12 loài quý hiêm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Voọc mũi hếch, Voọc đen má trang; 111 loài chim; 24 loài bò sát Jưỡng cư, 54 loài cá; hom 400 loài bướm, v.v Việt Bắc có các hệ sinh thái rất tiêu biếu như: Hệ sinh thái rừng xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi, ờ độ cao 400 - 700m với các loài nghiến, trai, đinh, lát hoa, dè, Hệ sinh thái rừng xanh mưa mùa nhiệt đới ờ các thung lũng có độ cao thẩp dưới 300m với nhiều tầng cây, chiếm ưu thế là các loài sấu, tlhung, đăng, Hệ sinh thái rừng thương xanh trên núi có độ cao 15
- 200 - 800m với các loài dâu, lát, đinh, sấu Hệ sinh thái rừng ờ độ cao trên 800m có các loài cây dẻ, thích, côm, lòng mảng Điều đáng chú ý là diện tích rừng cùa khu Việt Bấc có thời kì bị khai thác kiệt quệ nay đang được phục hồi dần với tốc độ khá nhanh, một phẩn do điều kiện thuận lợi của thiên nhiên có lớp thổ nhưỡng tốt và dồi dào lượng ẩm (Dần theo Giáo trình Địa lý tự nhiên 2, Đặng Duy Lợi chủ biên). Như vậy, khái niệm khu vực Việt Bắc trong phân vùng địa lý có rộng lớn hom và không phải trùng khít với khái niệm Vùng Việt Bắc từ góc nhìn văn hóa. Bời “Vùng văn hoá” có đường “ranh giới” mang tinh tương đối, có độ “co giãn” cao, không phải bao giờ cũng cố định trong phân khu hành chính, hoậc đo chính xác bằng kinh độ, vĩ độ cùa Địa lý học. Tuy nhiên do vùng văn hoá Việt Bẳc (được xác định bằng tiêu chí văn hoá, gồm 6 tinh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang) lại nằm gọn trong khu vực Việt Bắc, nếu theo phân khu đìa lý (còn thêm bộ phận của các tinh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc), cho nên chúng ta thấy các điều kiện tự nhiên kể trên đã bao trùm cả 6 tinh phía Bắc - nơi có bộ phận văn học địa phương là đối tượng nghiên cứu cúa công trình Các điều kiện tự nhiên ấy kết hợp với các điều kiện xã hội, trải qua tiến trình lịch sử lâu dài sẽ tạo ra truyền thống vãn hoá cho các dần tộc cộng cư trên mảnh đât này. / ẻ7.2. Đặc điểm tình hình xã hội Theo GS. Trần Quốc Vượng trong bài “Vùng Văn hoá Việt Bấc” (Cơ sờ văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004), năm 1947, danh từ này được dùng để chi toàn bộ căn cứ đìa cùa 16
- cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Sau này, dù Khu tự trị Việt Bắc giải thể, danh từ này vẫn tồn tại đến hôm nay Hiện nay nói đến Việt Bấc là nói đến địa bàn 6 tỉnh kể trên Tuy nhiên, ranh giới vùng Văn hoá Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này (dù trong phạm vi nghiên cứu cùa công trinh, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu Văn học địa phương cùa 6 tinh nằm trong khu tự trị Việt Bắc trước đây). Cư dân chủ yếu cùa Việt Bắc chủ yếu là người Tày và người Nùng, có lượng dân số đứng thứ hai sau người Kinh Người Tày và người Nùng thực chất là hai tộc người có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khối Bẳc Việt. Ngoài ra, Việt Bắc cũng còn là quê hương của các dân tộc ít người khác như: Dao, H’Mông, Lô Lô, Sán Chay, Hoa Thời vua Hùng, liên minh giữa nước Âu Việt (tổ tiên của người Tày) với các cư dân Lạc Việt (tổ tiên cùa người Việt) được xây dựng. Đen thời ki Âu Lạc, liên minh này càng bền chặt, phát triển gắn bó chặt chẽ với quá trình xây dựng nhà nước Đại Việt. Đặc biệt, đồng bào dân tộc Tày - Nùng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ biên cương. Họ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 trước C N . N ă m 5 4 3 , c ư d â n v i ệ t B ă c lại ủ n g h ộ c u ộ c khòri n g h ĩa c ù a Lý Bôn chống quân xâm lược nhà Lương. Ở thời Lý, người anh hùng Dương Tự Minh đã cùng cư dân Việt Bắc góp công lcm chống quân xâm lược nhà Tống. Thời nhà Trần với ba lần đánh 17
- tan quân Nguyên - Mông, lịch sử còn ghi lại những chiến công hào hùng của các Tù Trường người Tày - Nùng dẫn dân binh giúp triều đình đánh giặc. Trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh, đồng bào Tày - Nùng vùng Việt Bắc đã tham gia đông đảo dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh: Nông Văn Lịch, Hoàng Thiên Hữu, Dương Thể Chân, Nguyễn Văn Hách, V.V.. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung, đồng bào dân tộc Tày - Nùng đã đứng lên chống giặc và lập nên nhiều chiến công trên mảnh đất này. Trong những năm đen tối và anh dũng trước 1945 ờ Việt Bắc, những người con anh hùng của dân tộc Tày - Nùng như: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Dong, V .V .. đã cùng đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Việt Bắc chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc và tổ quốc. Sau khời nghĩa Bẳc Sơn, Việt Bắc trờ thành căn cứ địa cách mạng nước ta. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bấc trờ thành ATK - “Thù đô giỏ ngàn ” của cả nước. Trong kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), đồng bào dân tộc Tày - Nùng đã kề vai sát cánh cùng với đồng bào các dân tộc khác để đi theo tiếng gọi của Đảng, chiến đấu và lao động xây dựng CNXH trên quê hương Việt Bắc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, các địa phương trong vùng Việt Bắc đã phát triển vuợt bậc, đi tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, văn minh. Với tinh Thái Nguyên - thủ phù Khu tự trị Việt Bẳc trước đây, nay đã trờ thành trung tâm văn hoá - xã hội lớn thứ ba trong 18
- cả nước, chi đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về số lượng các trường Đại học, Cao đẳng cũng như số lượng trí thức có trình độ cao. Sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã gẳn kết 6 tỉnh thuộc vùng Việt Bắc trong một chỉnh thể thống nhất về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng, để cùng trờ thành “phên dậu” phía Bắc cho thủ đô Hà Nội, cho đất nước. Với rất nhiều dân tộc có truyền thống văn hoá đặc sắc, đồng bào các dân tộc vùng Việt Bẳc đã cộng cư, đoàn kết gan bó lâu dài bên nhau trên mảnh đất này, trong đó nổi bật và đông đảo nhất là người Tày - Nùng và người Kinh. GS Trần Quốc Vượng đã sừ dụng mệnh đề “ Tiếp xúc và hội tụ" để diễn tả quá trinh giao thoa - tích hợp văn hoá của đồng bào các dán tộc vùng Việt Bẳc. Quá trình ấy đã diễn ra chậm rãi hàng ngàn năm, rồi đột ngột gia tăng cường độ, phạm vi kể từ 1945 trờ lại đây. Thực trạng này là minh chứng cho quy luật tất yếu của lịch sử, văn hoá học và dân tộc học nhưng vẫn đem lại những tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo ngại. Đáng mừng vì miền núi đang tiến gần, tiến kịp với trình độ văn minh của miền xuôi. Đời sống kinh tế phát triển, dân trí được nâng cao, quá trình đô thị hoá phát triển mạnh. Tính ưu việt của chế độ ta được thể hiện bằng những dường lối chủ trưong đúng dán dành những diều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá - xã hội cho các tinh miền núi nói chung, cho vùng Việt Bắc nói riêng. Đáng lo ngại bời mặt trái của quá trình đô thị hoá, của cơ chế thị truờng đang
- làm mai một dần bản sẩc văn hoá riêng của đồng bào DTTS ờ nơi đây, trong đó có văn hoá Tày - Nùng Qua khảo sát thống kê của chúng tôi, chính ờ những bản làng xa xôi, giao thông khó khăn nhất thì bản sắc văn hoá còn được bảo lưu. Còn ờ nơi đâu giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển thỉ thật đáng buồn vì tình hình có chiều hướng ngược lại. Các làn điệu Sli, Then, Lượn, Páo Dung, Sọong Cô cùa người Tày, người Cao Lan, người Dao chì còn được diễn xuớng tự nhiên trong môi trường đích thực của nó là các bản làng hèo lánh. Còn khi được dàn dựng chuyên nghiệp trên sân khấu thi đó lại là một chuyện khác. Cũng tương tự như thế, văn hoá kiến trúc với những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày, văn hoá ẩm thực với những món ăn nổi tiếng ngàn đời như “khâu nhục”, xôi cẩm, cơm lam, văn hoá trang phục với áo chàm thân thương, tất cà hoặc thưa vắng dẩn hoặc “pha tạp” dần trong đời sổng thường nhật hiện nay. vẫn biết văn hoá luôn ờ trõng trạng thái “động" và “mờ” nhưng vẫn lo ngại và luyến tiếc, bời giao thoa - tích hợp văn hoá là quy luật tất yếu, là học tập tinh hoa văn hoá của người khác đế làm giàu có cho mình, trong khi vẫn gìn giữ được tinh hoa văn hoá của mình mới là điều khó khăn và quý giá. Học tập của “người” để rồi đánh mất “mình”, hoặc nhìn lại không còn nhận ra “mình" nữa thì quả thật đáng buồn. Thay đổi về đời sống văn hoá vật c h ất đ á n g m ừ n g . T h a y đ ổ i đ ế n k h ô n g cò n là m ìn h ờ p h ư ơ n g diện đời Sống văn hoá tinh thần thì đáng lo. Như vậy, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cùng số phận lịch sử của mỗi dân tộc trong tiến trình của nó sẽ làm nên truyền 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - Nguyễn Thanh Phương
19 p | 456 | 40
-
Nghiên cứu khoa học " HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN TRE NỨA Ở XÃ VẠN MAI, HUYỆN MAI CHÂU, HOÀ BÌNH "
10 p | 172 | 24
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Lê Quốc Tuấn
36 p | 141 | 21
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Lê Quốc Tuấn (2016)
36 p | 101 | 12
-
Nghiên cứu khoa học " Điều tra đánh giá sâu hại vườn ươm cây rừng và nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số sâu hại chính tại một số vùng sinh tháI ở miền Bắc Việt nam "
6 p | 102 | 11
-
Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đại học nhìn nhận từ một trường đại học địa phương
8 p | 101 | 9
-
Nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học địa phương
4 p | 38 | 7
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THPT - Module 26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THPT
8 p | 70 | 7
-
Nghiên cứu dạy môn Ngữ văn: Phần 1
294 p | 17 | 6
-
Nghiên cứu địa danh từ phương diện văn hóa dân tộc và trường hợp lai lịch địa danh “Kinh Môn” (Hải Dương)
10 p | 13 | 4
-
Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Văn học năm 2020
7 p | 16 | 4
-
Chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc)
11 p | 91 | 3
-
Thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của địa phương Nam Bộ, hội nhập quốc tế
8 p | 9 | 3
-
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí, trường Đại học Quy Nhơn thông qua hình thức Seminar môn phương pháp dạy học
8 p | 103 | 3
-
Nghiên cứu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học: Phần 1
69 p | 9 | 2
-
Thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học truyền thuyết thời đại Hùng Vương trong chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ
9 p | 14 | 2
-
Mô hình đại học đô thị: Nghiên cứu trường hợp Đại học Công lập Portland
14 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu khoa học giáo dục theo định hướng ứng dụng - Nghiên cứu từ Trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn