Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh khối lớp 10 trường Trung học Phổ thông Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Bài viết tiến hành thực nghiệm sư phạm chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh nam – nữ khối 10 năm học 2019 – 2020. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh hiệu quả của chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic đề tài đã xây dựng có tác dụng nâng cao thể lực cho học sinh của Nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh khối lớp 10 trường Trung học Phổ thông Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NGOẠI KHÓA MÔN HỌC AEROBIC CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Như Hiền1, Phạm Như Hiếu2, Nguyễn Hữu Tri2 1 Trường THPT Dương Văn Thì 2 Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài đã tiến hành xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh nam – nữ khối 10 trường THPT Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh nam – nữ khối 10 năm học 2019 – 2020. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh hiệu quả của chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic đề tài đã xây dựng có tác dụng nâng cao thể lực cho học sinh của Nhà trường. Từ khóa: nghiên cứu, xây dựng, chương trình giảng dạy, ngoại khóa, môn học aerobic, học sinh, khối 10,, THPT, Thủ Đức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục mà Đảng và Nhà nước đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông các cấp, bao gồm những vấn đề cơ bản như: đổi mới từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực của học sinh; chuyển đổi kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của học sinh. Aerobic là một môn thể thao được nhiều người yêu thích đặc biệt là thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Aerobic là môn thể dục có sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và các động tác vận động mang tính nghệ thuật cao, đề cao tinh thần đồng đội và sức khỏe người tập ổn định. Tại Việt Nam, phong trào tập aerobic được phát triển mạnh trong các trường học, thu hút khá đông học sinh tham gia tập luyện. Trường trung học phổ thông Thủ Đức được hình thành từ năm 1956, nằm tại địa chỉ 166/24 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM và có điện tích 11.086 m2, chia thành 5 khu, tổng số 53 phòng học. Qua 40 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Thủ Đức đã trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục đào tạo, tạo được uy tín và niềm tin đối với xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục thể chất. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục, tập thể sư phạm trường THPT Thủ Đức luôn kỳ vọng vào một ngôi trường khang trang, chất lượng cao, học sinh có đủ điều kiện, phương tiện học tập, rèn luyện. Chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học aerobic cho học sinh khối 10 trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh” 835
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học aerobic cho học sinh khối 10 trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh - Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học aerobic cho học sinh khối 10 trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu khoa học giáo dục và thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh khối 10 trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Thể dục nhịp điệu là một môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp các bài thể dục theo từng nhịp điệu rõ ràng với âm nhạc và vũ đạo theo kèm. Vì vậy, môn thể thao này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt ở hầu hết các tố chất thể lực nếu muốn đạt hiệu quả tốt trong tập luyện và thi đấu. William & Thomas (2000) đã chỉ rõ, các VĐV thể dục dụng cụ và thể dục nhịp điệu trẻ cần phải có giai đoạn huấn luyện sức mạnh bằng tạ nhưng không làm phì đại cơ là rất cần thiết. Đặc biệt, nói đến các môn thể dục, tố chất linh hoạt (hay sức nhanh động tác), tố chất mềm dẻo được Tạp chí khoa học - Trường ĐHSP TP.HCM, Tập 16, Số 1 (2019) nêu rõ “tố chất mềm dẻo và phối hợp vận động (sự khéo léo) chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong thi đấu”. Ngoài ra, theo Jemni & Cook (2006) thì môn thể dục nhịp điệu còn đòi hỏi cao về tố chất sức bền (hay độ bền cơ bắp) khi thực hiện các vũ đạo phức tạp đòi hỏi tiết tấu nhanh trong thời gian khoảng 3 - 4 phút thi đấu nhưng lại chạm đến giới hạn chịu đựng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn các bài tập ở tất cả các nhóm tố chất vận động như nhóm các bài tập sức mạnh ở hông, quỳ, chống ở các kỹ thuật nhóm A; nhóm các bài mềm dẻo để tăng độ linh hoạt khớp ở bài xoạc, dẻo âm, uốn và trườn; nhóm các bài ơ kỹ thuật nhóm C để phát triển sức mạnh, khả năng bật nhảy; nhóm bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động là bảy bước cơ bản, bật quay... Có thể nói, các bài tập này đáp ứng nhu cầu của học sinh như một vận động viên thể dục Aerobic để phát triển và nâng cao trình độ tập luyện ở lứa tuổi 15. Để hoàn thiện và thay đổi nội dung chương trình giảng dạy môn thể dục Aerobic vào giờ học Thể dục tự chọn cho học sinh khối 10 Trường THPT Thủ Đức TP.HCM và thu được kết quả cao, đề tài đã phỏng vấn với mục đích lựa chọn những bài tập có nội dung phù hợp, nhằm phát triển thể lực cho học sinh. Đề tài tiến hành phỏng vấn 15 giáo viên giảng dạy môn Thể dục Aerobic Trường Đại học TDTT TP. HCM và Trường THPT Thủ Đức TP. HCM, các trường lân cận, thu về được 15 phiếu phỏng vấn hợp lệ. Phiếu phỏng vấn được trình bày tại (phụ lục 1). Kết quả được đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn Thể dục Aerobic vào giờ thể dục tự chọn (là những nội dung có trên 80% số phiếu tán thành). Bao gồm những nội dung sau: ♦ Lý thuyết: - Ảnh hưởng của môn Thể dục Aerobic đến sự phát triển của con người; 836
- - Lịch sử hình thành và phát triển môn Thể dục Aerobic; - Luật thi đấu Thể dục Aerobic; - Tầm nhìn của môn Thể dục Aerobic trong tương lai. ♦ Kỹ thuật cơ bản - Bảy bước cơ bản; - Bảy bước cơ bản kết hợp với tay; 1 pt- Động tác nhún chân tại chỗ; - Lắc hông (biên độ lớn, nhỏ). ♦ Kỹ thuật nhóm A ( Động lực) - Chống đẩy; - Quỳ đổ chống sấp; - Chuối tường. ♦ Kỹ thuật nhóm B (Các động tác tĩnh lực) - Gập bụng phối hợp hai người; - Giữ tư thế chống đẩy 2 phút (plan); ♦ Kỹ thuật nhóm C ( Bật và nhảy) - Bật đá chân cao-trước-ngang-sau; - Bật co gối, bật dạng; - Bật quay 90 độ, bật ôm gối; - Ngồi xổm khép chân bật cao. ♦ Kỹ thuật nhóm D (Mềm dẻo và thăng bằng) - Xoạc dọc (phải, trái); - Trườn dẻo; - Uốn cầu; - Xoay tại chỗ 1 phút (phải – trái). ♦ Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn A. Bài tập phát triển thể lực chung - Bài tập phát triển sức nhanh; - Bài tập phát triển sức mạnh; - Bài tập phát triển sức bền; - Bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động; - Trò chơi bổ trợ. B. Bài tập phát triển thể lực chuyên môn - Bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn; 837
- - Bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn; - Bài tập phát triển sức bền chuyên môn; - Bài tập phát triển khéo léo và mềm dẻo chuyên môn. Để tiến hành phân phối chương trình giảng dạy đề tài tiến hành phỏng vấn 15 giáo viên GDTC (chuyên sâu thể dục) tại Trường THPT Thủ Đức TP. HCM và các trường lân cận về nội dung học tập môn Thể dục Aerobic tự chọn cho học sinh bao gồm những phần sau: + Lý thuyết trong môn Thể dục Aerobic. + Kỹ thuật cơ bản. + Vũ đạo cơ bản. + Kỹ thuật nhóm A (Động lực) + Kỹ thuật nhóm B (Các động tác tĩnh lực) + Kỹ thuật nhóm C (Bật và nhảy) + Kỹ thuật nhóm D (Mềm dẻo và thăng bằng) + Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. + Kiểm tra cuối mỗi học phần. Với kết quả phỏng vấn nội dung học tập môn Aerobic tự chọn cho học sinh khối 10 Trường THPT Thủ Đức TP.HCM, đề tài phát ra 15 phiếu, thu lại 15 phiếu (tỉ lệ 100%), tất cả giáo viên đều trả lời rất phù hợp với từng nội dung học tập môn Thể dục Aerobic. Đề tài tiến hành phân phối lại thời gian giảng dạy môn Thể dục Aerobic tự chọn cho học sinh khối 10 Trường THPT Thủ Đức TP.HCM như sau: Phần lý thuyết: 6 tiết chiếm 10% tổng thời gian. Nội dung lý thuyết được giảng dạy trong giờ học lý thuyết bao gồm các nội dung: ảnh hưởng của môn Thể dục Aerobic đến sự phát triển của con người, lịch sử hình thành và phát triển môn Thể dục Aerobic, luật thi đấu Thể dục Aerobic, tầm nhìn của môn Thể dục Aerobic trong tương lai. Phần thực hành: 48 tiết chiếm 80% bao gồm các bài tập khởi động cơ khớp, các bài tập di chuyển và khởi động bóng. Các kỹ thuật cơ bản, các kỹ thuật nâng cao, các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. Các nội dung ở phần thực hành sẽ được tiến hành từ kĩ thuật cơ bản cho đến những kĩ thuật nâng cao, các kĩ thuật của học phần 3 được kế thừa từ những kĩ thuật cơ bản của học phần 2, lấy kĩ thuật ở học phần số 2 làm tiền đề cho học phần số 3. Vì thời lượng chương trình môn Thể dục Aerobic tự chọn nhiều hơn chương trình theo quy định là 30 tiết, nên các bài tập về sự phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn được sử dụng nhiều hơn. Các bài tập được sử dụng nhiều. Kiểm tra kết thúc: 6 tiết chiếm 10% thời gian chương trình. Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, LVĐ phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt thuận lợi, không ảnh hưởng đến giờ học các môn chuyên ngành của học sinh. 838
- Chương trình học môn Thể dục Aerobic tự chọn được đề tài xây dựng với số tiết là 60, chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ 30 tiết, mỗi tuần tập 2 tiết, mỗi tiết 45 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm được trình bày tại bảng 1: Bảng 1: Nội dung, tiến trình giảng dạy môn Thể dục Aerobic tự chọn cho học sinh khối 10 Trường THPT Thủ Đức TP.HCM Tiến trình môn Thể dục Aerobic (Học kỳ I) Tiến trình môn Thể dục Aerobic (học kỳ II) Nội dung giảng dạy Tuần Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Lý thuyết Ảnh hưởng của môn TD Aerobic đến sự + K - phát triển của con người. Lịch sử hình thành và phát triển môn TD + K - Aerobic Luật thi đấu Thể dục + K Aerobic Tầm nhìn của môn TD Aerobic trong + K tương lai Thực hành Bảy bước cơ bản + - - - - Bảy bước cơ bản kết + - - - - - - - hợp với tay Động tác nhún chân + - - - - - - - - - - K - - - - - - - - - - tại chỗ. Lắc hông( biên độ lớn, + - - - - - - - - K - - - + - - - - - - nhỏ) Chống đẩy. + - - - - - K - - - + - - Quỳ đổ chống sấp. + - - - - - - - - + - - - - K Chuối tường. + - - - - - Gập bụng phối hợp hai + - - - - - - - - người Giữ tư thế chống đẩy 2 + - - - - - phút (plan) Bật đá chân cao- + - - - - - K trước-ngang-sau Bật co gối, bật dạng. + - - - - - - - Bật quay 90 độ, bật + - - - - - ôm gối. Ngồi xổm khép chân + - - - - - - - - bật cao. Xoạc dọc (phải, trái) + - - - Trườn dẻo Uốn cầu Xoay tại chỗ 1 phút (phải – trái) Thi đấu- biểu diễn - - - - - - - - - - - Các bài tập phát triển TLC và - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - chuyên môn Ghi chú: + Nội dung học - Nội dung ôn luyện K Nội dung kiểm 839
- 2.2 Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic cho học sinh khối 10 trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Để có cơ sở đánh giá hiệu quả ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic đến sự phát triển thể lực của học sinh khối lớp 10 trường THPT Thủ Đức, luận văn tiến hành so sánh thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở giai đoạn trước và sau khi thực nghiệm chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Aerobic. Sự kết hợp giữa các nhóm tại các thời điểm khác nhau được tích hợp thành bốn tập hợp: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm; nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm; nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm; nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 2.2.1 So sánh thể lực của học sinh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm * So sánh thể lực của học sinh giữa nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng ở giai đoạn ban đầu: Bảng 2: So sánh thể lực của học sinh lớp 10 trường THPH Thủ Đức giữa nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng ở giai đoạn ban đầu Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm (n=20) (n=20) P TT TEST t (Sig.) δ δ NỮ 1 Bật xa tại chỗ (cm) 158.00 13.02 156.75 8.32 0.36 0.719 2 Chạy 30m XPC (s) 6.19 0.35 6.24 0.27 0.46 0.652 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.64 0.99 12.60 0.54 0.19 0.851 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 830.00 80.49 826.50 75.67 0.14 0.888 NAM 1 Bật xa tại chỗ (cm) 208.75 15.21 208.25 12.90 0.11 0.911 2 Chạy 30m XPC (s) 5.46 0.33 5.50 0.26 0.39 0.699 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.36 0.64 12.35 0.58 0.02 0.984 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 951.75 66.40 957.00 78.60 0.23 0.821 Độ tự do (df) n-1 = 19, t0.05 = 2.09 Qua bảng 2 cho thấy: + Đối với nữ học sinh: Kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ (cm): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 158, nhóm thực nghiệm có X = 156.75, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.36< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy 30m XPC (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 6.19, nhóm thực nghiệm có X = 6.24, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.46< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy con thoi 4x10m (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 12.64, nhóm thực nghiệm có X = 12.60, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.19< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. 840
- Kết quả kiểm tra chạy tùy sức 5 phút (m): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 830, nhóm thực nghiệm có X = 826.5, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.14< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. + Đối với nam học sinh: Kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ (cm): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 208.75, nhóm thực nghiệm có X = 208.25, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.11< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy 30m XPC (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 5.46, nhóm thực nghiệm có X = 5.50, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.39< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy con thoi 4x10m (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 12.36, nhóm thực nghiệm có X = 12.35, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.02< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy tùy sức 5 phút (m): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 951.75, nhóm thực nghiệm có X = 957, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.23< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Tóm lại: Tại thời điểm ban đầu về thể lực của nam và nữ học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có 4/4 test Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (s), Chạy con thoi 4x10m (s), Chạy tùy sức 5 phút (m)) chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với t < t0.05 = 2.09 và P>0.05. * So sánh thể lực của học sinh giữa nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng sau học kỳ 1: Bảng 3: So sánh thể lực của học sinh giữa nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng sau 1 học kỳ học tập Nhóm đối Nhóm thực chứng nghiệm P TT TEST t (Sig.) δ δ NỮ 1 Bật xa tại chỗ (cm) 160.50 8.26 168.50 4.89 3.73 0.001 2 Chạy 30m XPC (s) 6.13 0.31 5.93 0.26 2.23 0.032 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.44 1.00 12.27 0.52 0.68 0.502 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 863.25 72.53 910.75 58.65 2.28 0.028 NAM 1 Bật xa tại chỗ (cm) 211.50 13.77 223.00 12.50 2.77 0.009 2 Chạy 30m XPC (s) 5.39 0.32 4.95 0.24 4.88 0.000 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.11 0.59 12.02 0.61 0.45 0.653 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 990.25 64.65 1038.50 80.85 2.10 0.044 Độ tự do (df) n-1 = 19, t0.05 = 2.09 841
- Qua bảng 3 cho thấy: + Đối với nữ học sinh: Kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ (cm): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 160.50, nhóm thực nghiệm có X = 168.50, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 3.73> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Kết quả kiểm tra chạy 30m XPC (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 6.13, nhóm thực nghiệm có X = 5.93, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 2.23> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Kết quả kiểm tra chạy con thoi 4x10m (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 12.44, nhóm thực nghiệm có X = 12.27, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.68< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy tùy sức 5 phút (m): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 863.25, nhóm thực nghiệm có X = 910.75, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 2.28> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. + Đối với nam học sinh: Kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ (cm): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 211.5, nhóm thực nghiệm có X = 223.0, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 2.77> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Kết quả kiểm tra chạy 30m XPC (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 5.39, nhóm thực nghiệm có X = 4.95, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 4.88> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Kết quả kiểm tra chạy con thoi 4x10m (s): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 12.11, nhóm thực nghiệm có X = 12.02, chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 0.45< tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Kết quả kiểm tra chạy tùy sức 5 phút (m): Trị số trung bình của nhóm đối chứng X = 990.25, nhóm thực nghiệm có X = 1038.50, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với ttính = 2.10> tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Tóm lại: Sau học kỳ 1, giá trị trung bình các test thể lực của nam và nữ học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự chênh lệch với 3/4 test Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (s), Chạy tùy sức 5 phút (m)) có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với t > t0.05 = 2.09 và P0.05. 2.2.2 Đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh tập Aerobic sau học kỳ * Sự phát triển thể lực của học sinh nhóm đối chứng tập Aerobic sau học kỳ 2: Đề tài đã tiến hành so sánh thể lực của học sinh ban đầu và sau học kỳ 2 thu được kết quả qua bảng 4 như sau: 842
- Bảng 4: Sự phát triển thể lực của học sinh nhóm đối chứng sau học kỳ 2 Ban đầu Sau học kỳ 2 P TT TEST W% t X 1 ± δ1 X 2 ± δ2 (Sig.) NỮ 1 Bật xa tại chỗ (cm) 158.00 13.02 160.50 8.26 1.57 1.75 0.096 2 Chạy 30m XPC (s) 6.19 0.35 6.13 0.31 0.92 2.65 0.016 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.64 0.99 12.44 1.00 1.64 11.71 0.001 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 830.00 80.49 863.25 72.53 3.93 8.89 0.001 NAM 1 Bật xa tại chỗ (cm) 208.75 15.21 211.50 13.77 1.31 2.60 0.017 2 Chạy 30m XPC (s) 5.46 0.33 5.39 0.32 1.35 2.90 0.009 3 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.36 0.64 12.11 0.59 2.02 9.93 0.001 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 951.75 66.40 990.25 64.65 3.96 13.92 0.001 Độ tự do (df) n-1 = 19, t0.05 = 2.09 Kết quả bảng 4 cho thấy: + Đối với nữ học sinh: - Kết quả Bật xa tại chỗ (cm): có giá trị trung bình của tại thời điểm ban đầu và sau học kỳ 2 lần lượt là = 158; = 160.5, kết quả cho thấy có sự phát triển với W%=1.57 có sự thay đổi với t=1.750.05. - Kết quả Chạy 30m XPC (s): có giá trị trung bình của tại thời điểm ban đầu và sau học kỳ 2 lần lượt là = 6.19; = 6.13, kết quả cho thấy có sự phát triển với W%=0.92 có sự thay đổi với t=2.65>t0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P
- - Kết quả Chạy 30m XPC (s): có giá trị trung bình của tại thời điểm ban đầu và sau học kỳ 2 lần lượt là = 5.46; = 5.39, kết quả cho thấy có sự phát triển với W%=1.35 có sự thay đổi với t=2.60>t0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t0.05 = 2.09 và P0.05. Đối với nam học sinh lớp 10 thì cả 4 test Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (s), Chạy con thoi 4x10m (s), Chạy tùy sức 5 phút (m) đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với t > t0.05 = 2.09 và P
- Kết quả bảng 5 cho thấy: + Đối với nữ học sinh: - Kết quả Bật xa tại chỗ (cm): có giá trị trung bình của tại thời điểm ban đầu và sau học kỳ 2 lần lượt là = 156.75; = 168.5, kết quả cho thấy có sự phát triển với W%=7.23 có sự thay đổi với t = 9.25 > t0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P
- triển với W%=8.17 có sự thay đổi với t=15.43>t0.05, nên có sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t0.05 = 2.09 và P t0.05 và ngưỡng Sig. < 0.05. Ở nữ học sinh lớp 10, Bật xa tại chỗ có W% = 7.23; Chạy 30m XPC có W% = 5.01; chạy con thoi có W% = 2.65; Chạy tùy sức 5 phút có W% = 13.9. Ở nam học sinh lớp 10, Bật xa tại chỗ có W% = 6.84; Chạy 30m XPC có W% = 10.45; chạy con thoi có W% = 2.70; Chạy tùy sức 5 phút có W% = 8.17. Nhóm đối chứng có sự tăng trưởng hạn chế hơn và chỉ có 3/4 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê. Qua đánh giá xếp loại sau thực nghiệm cho thấy nhóm thực nghiệm có tỷ lệ học sinh xếp loại tốt tăng cao và tỷ lệ học sinh xếp loại không đạt giảm còn rất thấp. Nhóm đối chứng có tỷ lệ học sinh xếp loại đạt thay đổi không đáng kể, tỷ lệ học sinh xếp loại tốt tăng nhẹ và tỷ lệ học sinh xếp loại không đạt giảm ít. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, V/V Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Liên đoàn TD Việt Nam (2009), Tài liệu giảng dạy cho HLV Aerobic. 4. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Nguyễn Trung Kiên (2009), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV Aerobic Gymnastic TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. 6. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao – NXB TDTT Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Thái (2006), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất của nam sinh viên Đại học Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ. 8. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 846
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU CUNG CẦU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
32 p | 599 | 201
-
Giáo trình Nghiệp vụ lữ hành (Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
69 p | 43 | 10
-
Ứng dụng chương trình thể dục thể thao ngoại khóa môn bóng rổ nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học cơ sở Bích Sơn, Bắc Giang
4 p | 99 | 5
-
Đánh giá một số chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm tại Huế
17 p | 76 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn học Võ Vovinam cho học sinh trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển quận Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ
12 p | 32 | 4
-
Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho sinh viên Y1 khoá học 15 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
5 p | 28 | 3
-
Xây dựng chương trình luyện tập ngoại khóa môn cầu lông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Xây dựng
4 p | 23 | 3
-
Xây dựng chương trình dạy bơi ban đầu cho trẻ em 7 - 8 tuổi các tỉnh, thành miền Bắc
5 p | 14 | 3
-
Thực trạng công tác xây dựng chương trình bơi vũ trang trong các trường đào tạo công an nhân dân
4 p | 51 | 3
-
Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn cầu lông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho nam sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
4 p | 25 | 2
-
Xây dựng chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa môn Bóng đá cho sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân
7 p | 3 | 2
-
Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc
12 p | 4 | 2
-
Xây dựng chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ ngoại khóa cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
6 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (Tourism geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
7 p | 63 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng chương trình ngoại khóa môn Karatedo giảng dạy cho sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc trăng
9 p | 30 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Karate vào giờ tự chọn cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 3 | 1
-
Xây dựng chương trình ngoại khóa môn Bơi lội và kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh khối 8, trường Trung học cơ sở Mai Thị Út, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn